Tại sao cuộc chiến này đẩy TQ vào thế phải lụn bại?

Donguyen (Danlambao) - Việc Quốc Hội Hoa Kỳ vừa thông qua dự luật mà qua đó xem Trung cộng là đối thủ (kẻ thù) có thể thấy rất rõ quan điểm của phần lớn người Mỹ nói chung và hai đảng lớn là cộng hoà và dân chủ nói riêng.

Có thể, Trung cộng sẽ có cách nào đó để vượt qua cuộc chiến này, nhưng tôi cho rằng là rất khó và rất khó, vì các doanh nghiệp TQ đều cần đến thị trường tiêu thụ bên ngoài, họ sống nhờ gia công cho các cty của Nhật - Mỹ - Châu Âu. Hệ thống sản xuất của nền kinh tế Trung cộng đã gắn với cái mác - định vị với cái khâu là khu vực gia công hàng hoá, là công xưởng của thế giới và cũng từ đó nó trở thành quốc gia đánh cắp sáng chế các thành phẩm sáng chế của các quốc gia khác khi nền cái trị độc tài bóp chết cái nguồn khai sáng. Chính người TQ cũng phải thừa nhận điều này (Jack Ma), và hàng hoá của họ (made in china) sản xuất ra ít được chính người dân tin tưởng và ưa chuộng bằng các sản phẩm nhập khẩu hoặc gia công (made by china).

Cho nên, cuộc diễn chiến thương mại khiến cho thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ và có thể tiếp theo là châu Âu mất đi, điều này chắc chắn sẽ làm cho các hoạt động sản xuất gia công bị gián đoạn và đầu tư mới suy giảm.

Như vậy, chính quyền TQ có thể tạm giải quyết bằng cách bưng bít các số liệu, nhưng chỉ đối với cơ sở dữ liệu chính phủ, và hạn chế báo chí nói về tin xấu, cố gắng moi các tin tốt, dùng thêm những can thiệp “cứng” hòng làm giảm cú rơi của chứng khoán, rối loạn thị trường tài chính và khủng hoảng ngân sách (vì vay nợ của doanh nghiệp đối với đồng nhân tệ là lớn và nợ công đã đi qua ngưỡng 300%). Nhưng sẽ không thể hiệu quả đối với cơ sở dữ liệu thông tin ở cấp cơ sở doanh nghiệp khi đến kỳ báo cáo, hoặc giả cố tình làm sai, thì rõ ràng Trung cộng càng đang tạo ra sự rối loạn thông tin từ cấp cơ sở thì càng không thể thống kê và kiểm soát, tình trạng một hệ thống kinh tế dối trá và lừa đảo lẫn nhau nhưng nó sẽ bộc lộ rõ qua cửa ngõ khác của cuộc sống người dân như tình trạng thất nghiệp mà hệ quả là sự bất mãn, rối loạn xã hội, các vấn đề về an ninh trật tự,... có nghĩa, gần như TQ không thể bưng bít dù họ sẽ cố gắng làm nó.

Nếu TQ có cách vượt qua trong cuộc chiến thương mại, thì theo quan điểm mà người Mỹ đã xác nhận, thì TQ có thể nhận thêm các đòn trừng phạt kinh tế mới nặng hơn vì đây là cách thức người Mỹ (Tây phương) phải làm để làm suy yếu TQ, đã có những cái cớ nhưng chưa được sử dụng mà sẽ leo thang dần lên. Chẳng hạn kết quả của phán quyết từ toà án quốc tế mà Phillipines kiện TQ năm 2016, sự phát triển và thiết lập căn cứ quân sự tại nơi tranh chấp là biển Đông, các vấn đề ở Tây Tạng... là những cái cớ để áp dụng.

Mặt khác, nếu chấp nhận thua cuộc thì Trung cộng phải nhượng bộ rất nhiều các vấn đề trong việc mở ra các cơ chế mới trong vận hành hệ thống kinh tế, như tạo ra sự công bằng trong cạnh tranh (tức không bảo hộ), thừa nhận quyền tư hữu, các cấu phần kinh tế ngoài nhà nước ở mức cao hơn như các hội đoàn, các tổ chức phi chính phủ trong nước, hay việc phi quân sự hóa Biển Đông - biển Hoa Đông, chẳng những tháo ngòi nổ tại các khu vực đó, mà còn phải tuân thủ các qui định, luật lệ quốc tế và không xâm lấn lãnh hải không thay đổi thêm hiện trạng, điều này có lẽ rất khó, vì nó tạo tiền đề để các nước có tranh chấp có thể khởi kiện ra tòa quốc tế và đòi hỏi quyền lợi mà Trung cộng phải tuân thủ phán quyết khi đã ở vào thế nhượng bộ.

Trước tiên, người mỹ muốn hạ TQ bằng đòn kinh tế, nếu TQ dưới thời ông Tập Cận Bình cứ cứng đầu, có thể cuộc chiến vũ lực sẽ xảy ra. Vì TQ mới đây tuyên bố đồng thời không giấu diếm về tình trạng hoá quân sự ngoài biển Đông và cao giọng hỗ trợ quân sự Syria – nơi Nga và Phương Tây muốn có ảnh hưởng mạnh, cũng như Trung cộng cố gắng can thiệp để phá hủy hiệp định hòa bình bán đảo Triều Tiên, có thể hỗ trợ Syria là đòn gió, nhưng nó cho thấy rất rõ các nghi ngại của người Mỹ là xác thực và buộc người Mỹ phải hành động.


Previous Post
Next Post
Related Posts