Dáng đứng của Em, người anh thư nước Việt

Ng. Dân (Danlambao) - Em, dáng hình mãnh mai ốm yếu. Hình dáng này, đúng ra là ngồi bên cửa sổ đọc sách, học bài, hay thêu thùa may vá, bấm phím cung đàn. Vì em có nét một tiểu thư, cần được an nhàn nơi lầu son trướng gấm.

Vậy mà em lại đứng đây, đứng giữa dòng người xao động trong khung cảnh không thể gọi là nơi chốn yên lành - Giữa mọi người lố nhố và em rất nhỏ nhoi, hai tay giương cao với tấm bảng nét chữ mấy dòng: “Phản đối cho thuê đặc khu kinh tế 99 năm, một hình thức trao đất nước cho giặc”.

Em bé bỏng, em hiên ngang, em gan dạ phi thường. Và em cũng (có thể) ví như những con thỏ hiền lành giữa bầy sói dữ. Em nhập cuộc vào dòng người bất khuất, muốn giữ lấy chủ quyền, muốn bảo vệ non sông. Và em cùng một số người đã bị trấn áp, đánh đập, và bị bắt vào đồn CA để hạch hỏi điều tra.

“Tụi nó” cũng chẳng làm gì được em, ngoài sự đe dọa trấn áp có phần hung hăng man rợ. Bị đói, bị khát, và cả bị tủi nhục… vì là “thân gái dặm trường”. Sau hơn một ngày và nữa đêm khốn khổ, em được ra về.

Em xót xa, uất hận, đau lòng: Đất nước mình mỗi ngày thêm mất dần (đã quá rõ). Dân mình cứ khổ ải, cứ bị đầu độc, và hầu như bao thảm họa chất chồng… từ từ đi vào cái chết.

Cha mẹ em không có lời phiền hà trách cứ - chỉ cảm thấy lo – không xúi bảo và cũng chẳng cản ngăn vì thấy con đã lớn, và nhất là có được ăn học, tự cho con mình hành xử theo ý thức riêng con. Cha mẹ đều già yếu. Cuộc đời ba má trên sáu, bảy mươi năm lăn lộn khắp cùng, va chạm đủ thứ, và khổ sở trăm bề, cũng muốn có một ngày đất nước yên bình, có độc lập tự do, và mong sao có cuộc đời ấm no hạnh phúc - vậy mà không có - cứ mãi xa vời, cứ mãi mất tăm, mất hút. Đất nước, dân tộc này, đau khổ mãi vươn mang.

Em đang học đại học năm thứ 3. Những mong được đỗ đạt ra trường với trình độ học vấn, bằng cấp (từ bao sự hy sinh để vun bồi, hy vọng), đứa con nên người có được cuộc đời êm ấm như mong ước hằng mơ – mơ có công việc làm ăn đỡ vất vả, thêm khấm khá, có tấm chồng với sự thương yêu cùng xây dựng hạnh phúc cuộc đời. Vậy mà, dường như xa vời và hụt hẫng.

Người yêu, hai đứa yêu nhau - một sự lựa chọn cũng khá kỹ càng cân nhắc với nhiều thời gian - Hy vọng ý hợp tâm đồng để cùng chung lo xây dựng. Nhưng rồi, phải tới hồi đổ vở.

Anh ấy, con nhà giàu, học giỏi, một gia đình thành đạt hiển vinh. Hai đứa (cả gia đình hai cha mẹ) hứa hẹn một năm nữa ra trường sẽ tiến hành cưới hỏi. Mọi sắp đặt thuận ý đề huề.

Hôm nay em đã làm cho anh (người yêu) vô cùng tức tối giận dỗi: Tại sao em lại dấn thân vào chốn biểu tình? Em quá quắc, nông nổi, làm mà chẳng hỏi han ý kiến của ai? – gia đình và người chồng sắp cưới - Một việc làm tai hại, dại dột, đúng ra cần phải lánh xa. Em có biết không? Người yêu trong thái độ bực bội và vô cùng tức giận…

Hai đứa tranh cãi và đưa tới hành động “vũ phu”, dù anh chưa phải là chồng nhưng muốn giành quyền áp đặt: anh đã đập chiếc nón bảo hộ vào em với lời đe dọa: “Em nên chấm dứt hành động điên rồ đó đi. Tham gia biểu tình chống đối chỉ có thiệt thân, chỉ thêm vướng khổ. Mất nước là mất chung, đâu phải một mình mình đâu mà đi lo những chuyện bao đồng. Nếu em còn tiếp tục, chúng mình sẽ chia tay, và anh sẽ nói gia đình từ bỏ hôn nhân, bỏ việc cưới hỏi”.

Một đêm không ngủ, chỉ có khóc và âu sầu nghĩ ngợi. Sau cùng thì em quyết định, dứt khoát chia tay một mối tình. Dù rằng một mối tình vun đắp qua một thời gian dài thắm thiết và tin tưởng. Em vẫn tiếp tục con đường mình đang đi: cương quyết vẫn sẽ đi biểu tình đấu tranh cho sự sống còn cho đất nước, cho dân tộc.

Một người như anh (dù có giàu sang vinh hiển đủ đầy) không xứng đáng để cho em chọn làm chồng.
Một vài người bạn nói vui: biết đâu, trong dấn thân đấu tranh (đi biểu tình trong những lần tới) mầy sẽ chọn được người chồng xứng đáng giữa chốn “ba quân”?

Thưa quí vị, chuyện viết kể trên đây là thật chứ không là hư cấu. Và cũng xin có vài nhận xét:

- Đất nước VN hiện nay, tầng lớp thanh thiếu niên (trai tráng) như kể trên, có thể là không ít - hầu như chỉ thích ăn chơi thỏa mãn trong sự vui hưởng hiện có (từ số đông ở giới sang giàu): ích kỷ, hẹp hòi và hưởng thụ. Ai chết mặc ai, và đất nước có ra sao mặc kệ. Lo cho mình cái đã. Dưới chế độ CS luôn được vun bồi tạo nên những thành phần như vậy. Và biết đâu đó là truyền thống theo gương đạo đức, tư tưởng Hồ chí Minh?

- Thành phần giới trẻ khác (cũng từ truyền thống gia đình) như “cô em” trên đây cũng không phải là hiếm lắm trong đất nước hiện giờ. Các em, những người có học, chịu khó tự tìm tòi học hỏi hiểu biết từ nhiều phương cách, các em (phái nữ) mỗi lúc một lộ rõ, một nhiều thêm – phát tiết trở thành những “anh thư” đất Việt.

Người viết cảm thấy vui mừng, và xin kính phục, kính chào em.

14/8/2018

Previous Post
Next Post
Related Posts