Hồ Tàu hay Minh Việt?

Danlambao - Người ta sẽ gọi ông ta là Minh nếu ông ta là người Việt. Gọi là Hồ như cách gọi dành cho người Tàu. Hồ là ai? Minh là ai? Tàu hay Việt? "Cha già" dân tộc nào? Khi mà Hồ Chí Minh được đảng CSVN đem ra làm mẫu mực cho lòng ái quốc thì "lòng" đó dành cho đất nước nào?

Hồ Chí Minh đã chết những vẫn còn nằm đó giữa lòng thủ đô Hà Nội; vẫn ngự trị trên bàn thờ của hàng triệu đảng viên cộng sản và những kẻ cuồng Hồ; vẫn là khẩu hiệu múa may trên vạn nẻo đường; và yêu nước, đạo đức, lẫn cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh" vẫn được nhai đi nhai lại trên từng câu chữ băng rôn, diễn văn, nghị quyết... để đảng cầm quyền soi đường chỉ lối, nắm cổ dân Việt đi theo.

Trong bối cảnh và hiểm họa của một thời kỳ Bắc thuộc mới được thực hiện qua âm mưu Hán hóa Việt Nam bởi Bắc Kinh lẫn Ba Đình, đi tìm câu trả lời cho nghi vấn Hồ là Tàu hay Minh là Việt lại càng trở nên là một điều cần thiết đối với chúng ta. 

Không phải về sau này nghi vấn thật giả về Hồ Chí Minh mới xuất hiện. Bài viết sau đây của tác giả Neal Stanford được đăng tải từ năm 1954, đã đưa ra một số giả thuyết về kẻ được xưng tụng là "cha già dân tộc" Việt Nam này. Danlambao gửi đến các bạn đọc trong thôn bản dịch của anh Trần Quốc Việt.

*

Neal Stanford * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Không chỉ là sự suy đoán vu vơ, tức những tin đồn nhà lãnh đạo phiến loạn Đông Dương, Hồ Chí Minh, đã chết. Những người giữ những chức vụ trách nhiệm và thạo tin ở Washington nghĩ có thể nhà lãnh đạo Việt Minh tài giỏi được đào tạo ở Mạc Tư Khoa này đã bị thay thế bởi một người khác giống hệt ông thay cho ông tại những vùng xa xôi mù sương ở Đông Dương.

Nhiều sự việc xảy ra dường như củng cố giả thuyết như thế - mặc dù người ta đồng ý chúng hầu như không chứng minh được giả thuyết ấy. Thật ra một lý do mà phái thuộc quan điểm chính thức ở Washington muốn người Đông Dương phiến loạn này được mời đến Geneva khi cuộc hội đàm ở đấy đến lúc phải bàn về Đông Dương là thật sự để xem Hồ có phải là Hồ. Họ không nói ông ta không phải là Hồ. Nhưng họ không chắc chắn ông ta là Hồ.

Trước tiên, người ta công nhận Hồ Chí Minh là quyền lực và lực lượng trên toàn cõi Đông Dương-ngay cả trong những vùng những người phiến loạn không chiếm đóng. Ông là người đầu tiên tổ chức phong trào độc lập dân tộc sau Đệ Nhất Thế Chiến và nhiều người Đông Dương vẫn coi ông là nhà lãnh đạo chống thực dân. Ông trở thành điểm quy tụ cho tất cả tinh thần chống Pháp nhờ lòng tận tụy phi thường của ông với công cuộc phá tan ách cai trị của người Pháp.

(Nếu có cuộc trưng cầu dân ý ở Đông Dương vào ngày hôm nay) thì Washington sẽ không thích nhưng chẳng ngạc nhiên khi Hồ Chí Minh giành được sự ủng hộ của đa số nhân dân. Đối với nhiều người Đông Dương ông chống thực dân hơn thân cộng - thật ra chính vì những người bản xứ ý thức về thực dân hơn tỉnh thức trước cộng sản cho nên họ coi Hồ là nhà lãnh đạo quốc gia thay vì là nhà cách mạng cộng sản. Cho nên chính vì Hồ có tiếng tăm và uy tín lớn đến mức những người phiến loạn thấy cần thiết phải tạo ra một Hồ khác nếu Hồ thật biến mất. Cộng sản cần một Hồ, người thật hay, rất có thể, người giả, như một biểu tượng, vừa để đứng đầu phong trào của họ và là điểm quy tụ cho những người Đông Dương.

Thứ hai, Hồ Chí Minh, trong thời gian dài, đã không xuất hiện cả trên tin tức và trên ảnh tin tức. Có những tin đồn ông đang ở Bắc Kinh, ông trở lại Mạc Tư Khoa, ông đang ẩn náu tại Vân Nam. Ông không biến mất khỏi tin tức, nhưng ông tan biến vào miền quê Châu Á xa xôi và suốt trong nhiều tháng trời chỉ còn là một cái tên. Rồi mùa xuân hay mùa đông vừa qua này Hồ - hay người nào đấy Việt Minh gọi là Hồ - xuất hiện ở Bắc Kỳ và nhân danh chế độ phiến loạn bắt đầu ra những tuyên bố và ra mặt nhiều lần. Sự biến mất của nhà lãnh đạo Việt Minh, sự vắng mặt lâu của ông, và sự xuất hiện trở lại bất ngờ của ông, tự chúng sẽ không chứng minh được giả thuyết rằng đây là Hồ giả người mà đã trở lại như là biểu tượng chống thực dân Pháp và nhà lãnh đạo cộng sản đầy mưu mẹo. Nhưng người ta còn nhận thấy những điều khác.

Điều thú vị và có thể quan trọng là những hình mới đây của Hồ - những hình chụp ông kể từ khi ông xuất hiện trở lại - không giống hệt lắm những hình chụp trước khi ông biến mất. Nghiên cứu những hình hiện nay và vừa qua cho thấy những sự khác nhau về diện mạo mà sẽ thật khó giải thích khi chỉ mới có nhiều tháng trôi qua. Ít nhất dưới mắt của những người đã quen biết Hồ trong quá khứ và bây giờ xem xét những hình hiện nay của ông, họ cũng có sự hoài nghi thật sự là người đã biến mất chính là người xuất hiện trở lại trên báo chí và hình ảnh. Về Hồ mới này là ai - nếu đúng là một Hồ mới - ta chỉ có thể suy đoán. Có thể biết đâu là anh hay em của Hồ - nhưng không có tài liệu nào nói ông có anh hay em rất giống ông. Có thể biết đâu là một người giả có vẻ mặt khá giống với người thật để đánh lừa hầu hết mọi người và như thế duy trì huyền thoại Hồ Chí Minh.

Đã có sự gia tăng bạo lực và khủng bố trong vùng Việt Minh chiếm đóng mà chứng tỏ Tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành quyền lực thực sự trong những người phiến loạn. Ông và các đồng nghiệp của ông đàn áp đối lập, ngay cả khuyết điểm nhỏ nhặt nhất, một cách tàn bạo mà chứng tỏ một chế độ quân phiệt mà về mức độ nào đấy không hợp với tính cách của Hồ Chí Minh.

Cho đến bây giờ không viên chức Mỹ nào có bằng chứng nhà lãnh đạo phiến loạn, Hồ, không phải là Hồ, hay bằng chứng ông hoặc đã chết, bị thủ tiêu, hay bị thay thế. Nhưng họ thật sự tin họ có đủ chứng cứ gián tiếp để nêu lên một nghi ngờ hợp lý về lý lịch của Hồ hiện nay. Có lẽ nếu có thể đồng ý rằng Hồ Chí Minh tham gia vào cuộc hội đàm Geneva với tư cách đại biểu của Việt Minh thì người ta có thể kiểm tra xem có đúng Hồ hiện nay là Hồ thật. Còn bây giờ ta chỉ có thể nói có sự hoài nghi-mơ hồ, không chắc chắn - những vẫn là sự hoài nghi về lý lịch của ông.

Washington, 28/4/1954.


Nguồn:

Báo The Christian Science Monitor số ra ngày 28 tháng Tư năm 1954, trang 18. Tựa đề nguyên tác “Who is Ho?”

(Bài tiếng Anh đã được tác giả xin phép để đăng trên Danlambao)

Bản tiếng Việt:

Previous Post
Next Post
Related Posts