Bản chất độc tài hèn hạ và nô Tàu của ĐCSVN qua những bản án

Nguyên Thạch (Danlambao) - Giờ đây, nếu ai cho rằng người viết chỉ nói ngoa và không tin ĐCS và nhà cầm quyền Việt Nam là tay sai thì cứ thử giương những khẩu hiệu sau đây trước công chúng xem có bị côn an tó về đồn không. "Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam. Đả đảo Trung Quốc chiếm giữ." "Qui hàng giặc ngoại xâm là phản quốc và bán nước"

*

Thời gian gần đây, cũng như xuyên suốt quá trình thời gian dưới sự cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), người dân đã nghiệm ra và kết luận rằng đảng và nhà nước Việt Nam chỉ là một bọn chuyên quyền, chúng sẽ trừng phạt và trả thù nặng cho những ai dám chống lại chúng.

Chúng ta hãy bỏ chút thời gian để nhìn lại vài phiên xử của cái gọi là "Tòa án nhân dân".

1- Vụ án Nhân Văn Giai Phẩm: Bối cảnh sự kiện

Năm 1950, vào giữa cuộc chiến chống Pháp của Việt Minh, Hồ Chí Minh đến Trung Quốc và ký kết thỏa thuận viện trợ quân sự với nhà lãnh đạo cộng sản mới của Bắc Kinh. Khi viện trợ quân sự được đưa vào, thì dòng chảy ồ ạt các thể chế, cải cách và lực lượng cố vấn mang phong cách Trung Quốc cũng từ đó mà tràn vào. Một chiến dịch gấp gáp được khởi động để học tập kinh nghiệm cách mạng của Trung Quốc, và 200.000 bản sao của 43 cuốn sách của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã được dịch và in ra. Các thể chế kinh tế và chính trị Trung Quốc ngày càng phổ biến. Trước năm 1952, có gần 7.000 binh sĩ và cố vấn Trung Quốc hiện diện tại Bắc Bó (một chiến khu phía Bắc). Trong giai đoạn 1949-1954, Trung Quốc huấn luyện và trang bị cho gần 50.000 bộ đội Việt Nam tại các doanh trại ở Vân Nam và Quảng Tây thành lập vào mùa xuân năm 1950. Theo đề xuất của Trung Quốc, Đảng Lao Động mang tính xã hội chủ nghĩa được công khai thành lập vào tháng Hai năm 1951, sự kiện này đã chấm dứt cáo buộc cho rằng Việt Minh là một tổ chức chống thực dân có cơ sở rộng khắp mà lại không có điểm tựa về mặt tư tưởng.[2] Theo như một nhà sử học, Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh, tác phẩm đặt ra cuộc cách mạng ba giai đoạn cho chiến tranh, lại “gần như ăn cắp ý tưởng của chủ nghĩa Mao.”[3] William Duiker đã ghi nhận một cách súc tích rằng đường hướng lãnh đạo của Việt Minh đơn thuần là để “vuốt ve cái tôi của những nhà lãnh đạo Trung Quốc” bởi vì sự trợ giúp của họ là hoàn toàn thiết yếu. (1)

Một số nhân vật trong phong trào:

Bùi Xuân Phái
Cao Xuân Huy
Chu Ngọc
Đào Duy Anh
Đặng Đình Hưng
Đỗ Đức Dục
Hoàng Cầm
Hoàng Công Khanh
Hoàng Huế
Hoàng Tích Linh
Hoàng Tố Nguyên
Hoàng Yến
Huy Phương
Hữu Loan
Hữu Thung
Lê Đại Thanh
Lê Đạt
Nguyễn Bính
Nguyễn Hữu Đang
Nguyễn Mạnh Tường
Nguyễn Thành Long
Nguyễn Tuân
Nguyễn Văn Tý
Như Mai
Phan Khôi
Phan Vũ
Phùng Cung
Phùng Quán
Quang Dũng
Sĩ Ngọc
Thanh Bình
Thụy An
Trần Công
Trần Dần
Trần Đức Thảo
Trần Duy
Trần Lê Văn
Trần Thiếu Bảo
Trần Thịnh
Trương Tửu
Tử Phác
Vĩnh Mai
Văn Cao
Xuân Sách
Yến Lan (2) 

Vụ án Xét lại Chống Đảng có tên chính thức là "Vụ án Tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài"[1] mang mã số X77 [2] là một vụ án chính trị do Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn trực tiếp chỉ đạo đưa đến việc bắt giam không xét xử nhiều nhân vật quan trọng của Đảng Lao động Việt Nam và nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1967 với cáo buộc những người này đi theo Chủ nghĩa Xét lại và làm gián điệp, sau đó từ năm 1973 lần lượt thả ra [cần dẫn nguồn].

Vụ án này được phương Tây cho là bắt nguồn từ cuộc tranh chấp về đường lối chính trị trong nội bộ Đảng Lao động Việt Nam và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một bên là Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, bên kia là Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp. Hồ Chí Minh lúc đầu không ủng hộ phe nào cả nhưng sau chấp nhận đường lối của Lê Duẩn, mở đầu cho các cuộc bắt giữ năm 1963.[3] Theo Trần Đĩnh, nhóm ủng hộ Lê Duẩn còn có Tố Hữu, Lê Đức Thọ, Hoàng Tùng.[4] Tuy nhiên đến thập niên 1990, các tài liệu do nhà sử học Ilya V. Gaiduk phát hiện tại kho lưu trữ mật của Liên Xô cho thấy trong quãng thời gian này, các nhân viên Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội (có khả năng là có cả một số sĩ quan tình báo) quả thực đã liên lạc với một nhóm nhỏ các nhân vật bất mãn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từng bị giáng chức từ nhiều năm trước đó.

2- Vụ án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (sinh năm 1979 tại Khánh Hòa, Việt Nam), được biết nhiều với biệt danh Mẹ Nấm, là một người viết blog, hoạt động xã hội và là người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

Từ năm 2009 đến năm 2016 Mẹ Nấm đã bị bắt giữ nhiều lần do tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, và biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại biển Đông, phản đối công ty Formosa trong vụ là nguyên nhân việc cá chết hàng loạt tại miền Trung. Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam. Theo báo Công an, bà còn là thành viên của các tổ chức “Người Việt yêu nước”, “Tuyên bố công dân tự do”.[1]

Mẹ Nấm bị bắt và khởi tố ngày 10 tháng 10 năm 2016 tại Nha Trang với tội danh theo điều 88 khoản 1 - tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [2][3][4] và bị tòa sơ thẩm kết án 10 năm tù.[5] Ngày 30 tháng 11 năm 2017 tòa phúc thẩm tuyên án giữ nguyên án tù 10 năm của tòa sơ thẩm. (3)

Ngày 3 tháng 9 năm 2009, Mẹ Nấm bị cơ quan an ninh bắt giam và thẩm vấn do in ấn và phát tán 40 cái áo thun có nội dung phản đối Trung Quốc chiếm giữ Hoàng Sa, Trường Sa và phản đối Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên vì môi trường.

3- Vụ án Hoàng Đức Bình: Ngày 06 tháng 02 năm 2018, tòa sơ thẩm Nghệ An đã tuyên án 14 năm tù giam với nhà hoạt động Hoàng Đức Bình với các cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”, “Chống người thi hành công vụ” theo các điều 258, 257 BLHS cộng sản. Anh Nguyễn Nam Phong bị tuyên 2 năm tù giam với cáo buộc “Chống người thi hành công vụ”. (5)

Qua các tòa án điển hình như nêu trên, chúng ta thấy gì? ĐCSVN có quan hệ mật thiết với nước nào? Và sẵn sàng tuân lệnh của ai?.

Câu trả lời cho những thắc mắc trên không phải là cô căn cứ khi các nguồn dư luận cho rằng Hồ Chí Minh là một tên gián điệp cho Tàu Cộng gốc Hẹ dưới tên Hồ Quang cấp bậc Thiếu tá Bát lộ quân do Mao Trạch Đông cài cắm qua bài: "Trung Quốc công bố HCM chính là Thiếu tá Hồ Quang thuộc quân đội Nhân dân Trung Quốc" (4)

Nếu đảng cùng guồng máy cầm quyền VNCS không nô Tàu thì liệu rằng Thi bô Chế Lan Viên có tránh khỏi rộ khám qua 2 câu khẳng định này không:

Bác Mao nào có đâu xa
Bác Hồ ta đó chính là bác Mao.


Chế Lan Viên có thể bình yên để đi vào văn học Nhân bản của miền Nam qua những câu thơ đầy nhân vị như:

Chiêm nương ơi, cười lên đi, em hỡi!
Cho lòng anh quên một phút buồn lo!
Nhìn chi em chân trời xa vòi vọi
Nhớ chi em sầu hận nước Chàm ta?

Hay

Ai đâu trở lại mùa thu trước 
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng? 
Với của hoa tươi, muôn cánh rã, 
Về đây đem chắn nẻo xuân sang!

Ai biết hồn tôi say mộng ảo 
Ý thu góp lại cản tình xuân? 
Có một người nghèo không biết tết 
Mang lì chiếc áo độ thu tàn! (6)


Hoặc nếu Chế Lan Viên ở miền Nam thì sẽ bị ném đá đến vỡ đầu và lánh xa của hơn 1 triệu ngước Bắc di cư khi thi bô họ Chế dám ca ngợi Mao sếnh sáng và Hồ chủ tịt của hắn. 

Thi nô Tố Hữu sẽ ở tù rục xương và sẽ bị cô lập đến chết như Phùng Quán, Trần Dần, Hữu Loan, Nguyễn Tuân, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình... như:

Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ

Trần Dần

Nhưng thi nô vẫn an nhiên giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bộ trưởng, UV/BCT khi dám bán đứng non sông qua mấy câu khẳng định sau:

Bên kia biên giới là nhà, 
Bên nay biên giới cũng là quê hương. 

Bên ni biên giới là mình, 
Bên kia biên giới cũng tình quê hương. 

Tố Hữu 

Có nghĩa là... Nước Tàu từ vạn Lý Trường Thành chạy dài đến Mũi Cà Mau. Nước Việt từ mũi Cà Mau chạy tít tới Vạn Lý Trường Thành... cũng đều là quê hương, cũng đều là tình anh em chung lịch sử.

Nếu ĐCSVN không là tay sai cho Trung Cộng thì sẽ không có chuyện tuyên án trên 49 năm tù giam với những nhà hoạt động đã lên tiếng mạnh mẽ trong thảm họa môi trường biển do nhà máy Formosa gây ra, trong đó 14 năm tù của anh Hoàng Đức Bình,10 năm tù của blogger Mẹ Nấm, 9 năm tù của Trần Thúy Nga, 7 năm tù Nguyễn Văn Hóa, 5 năm tù của Nguyễn Văn Oai, 4 năm tù của blogger Hồ Hải. Cùng với đó là 2 lệnh truy nã với 2 phóng viên tự do tại khu vực thảm họa là anh Bạch Hồng Quyền và anh Trần Minh Nhật. (7)


Giờ đây, nếu ai cho rằng người viết chỉ nói ngoa và không tin ĐCS và nhà cầm quyền Việt Nam là tay sai thì cứ thử giương những khẩu hiệu sau đây trước công chúng xem có bị côn an tó về đồn không.

"Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam. Đả đảo Trung Quốc chiếm giữ."

"Qui hàng giặc ngoại xâm là phản quốc và bán nước"

Qua vô số bằng chứng chứng minh rằng đảng và nhà cầm quyền Việt Nam cộng sản nếu không là lũ tôi tớ, là bọn tay sai của Tàu Cộng thì là gì hả hả hả? 



__________________________________________

Ghi chú:

Previous Post
Next Post
Related Posts