Cây Thánh Giá ở Long Tan Việt Nam

VNCH-Ngoc Truong (Danlambao) - Sau một thời gian thương lượng với Úc, Hà Nội bí mật giao trả thánh giá Long Tân cho chính phủ Úc trong tháng 11, 2017, trước thềm hội nghị APEC. Hà Nội cũng muốn mọi việc tiến hành trong im lặng và không thông báo trên truyền thông.

Ngày 5 tháng 12, 2017 chính phủ Úc chính thức công bố - biểu tượng này được trưng bày tại Viện bảo tàng tưởng niệm chiến tranh Reg Saunders, thủ đô Canberra.

Từ lâu CS Việt Nam rất lấy làm khó chịu sự hiện diện của thánh giá tại Long Tân, tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa) Nam Việt Nam.

Thập tự giá đúc bằng bê tông, được các quân nhân Úc chiến đấu tại Việt Nam dựng lên năm 1966, để tưởng niệm các đồng đội ngã xuống trong trận đánh với quân đội CS Bắc Việt và các đơn vị CS địa phương.

Năm 2016, CS Việt Nam không cho phép các cựu chiến binh Úc và gia đình, thân nhân những quân nhân tử trận tới thăm Long Tân nhân ngày chiến sĩ trận vong của Úc (ANZAC day). Nhiều cựu chiến binh rất bất mãn khi bị CS ngăn cản không cho vào khu rừng có thánh giá và bia đồng tưởng nhớ các chiến sĩ Úc tử trận. Bộ Ngoại giao Úc trong năm 2016, cũng báo trước rằng các chuyến viếng thăm có thể bị giới chức CS Việt Nam hủy bỏ bất cứ lúc nào.

Phía CS nói rằng không muốn có sinh hoạt rần rộ trong khu vực vì vấn đề "nhạy cảm", nhưng chính quyền địa phương vẫn thu tiền $12 mỗi đầu người khi vào vòng ngoài khu vực, một số cựu quân nhân Úc than phiền: "Chúng lấy tiền nhưng lại không cho ai vào!"

Lý do CS "nhạy cảm" với trận chiến Long Tân 1966:

Lính Úc tuần tiểu.

Ngày 18 tháng 8 năm 1966, Đại đội D thuộc Tiểu Đoàn 6 RAR (Royal Australian Regiment) với 105 quân nhân Úc, cùng với 3 quân nhân pháo binh New Zealand, tiến vào đồn điền cao su Long Tân. Họ thay Đại đội B truy kích lực lượng địch, trước đó một ngày đã tấn công căn cứ hành quân của Úc tại Núi Đất, tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa).

Khoảng 3 giờ 30 chiều, lính Úc tuần tiểu nổ súng vào một nhóm VC lọt vào vòng dây khiến một tên VC bị thương, những tên còn lại tháo chạy.

Lính Úc tiếp tục tiến quân, ba trung đội 10, 11, 12 thuộc Đại đội D chiếm các vị trí xung quanh rừng cao su.

Ngay sau 4 giờ chiều, 28 người của Trung đội 11 bị tấn công nặng nề từ nhiều hướng khác nhau, một số tử thương, số còn lại bị hỏa lực địch kềm chặt.

Khi trời đổ mưa lớn, pháo binh yểm trợ từ căn cứ Núi Đất rót tới, quân Úc đối mặt với lực lượng địch trang bị mạnh hơn và quân số cũng đông hơn.

Về sau tin tình báo cho biết quân Úc phải đối đầu với lực lượng hỗn hợp của Trung đoàn 275 và Tiểu đoàn lưu động D445 địa phương, cùng một tiểu đoàn của Bắc Việt tăng cường - tổng cộng từ 1.500 đến 2.500 cộng quân.

Tù binh Bắc Việt với đầy đủ quân phục.

Trung đội 10 cố tiến tới điểm hẹn với các chiến hữu đang bị kẹt dưới hỏa lực địch - họ đánh chận và triệt hạ một nhóm trước khi chính họ cũng bị tấn công từ ba phía và máy truyền tin bị hư hại.

Hiệu thính viên bất chấp nguy hiểm trước hỏa lực của đối phương, đã khôi phục lại máy truyền tin, sau đó Trung đội 10 được lệnh rút lui dưới sự yểm trợ của pháo binh bạn.

Trong khi đó, các lực lượng CS xông tới Trung đội 11 thật gần để vô hiệu tầm yểm trợ của pháo binh. Có lúc đạn trọng pháo nổ cách quân Úc dưới 100m.

Hai trực thăng của Phi đoàn 9 RAAF (Royal Australian Airforce) bay qua cơn mưa xối xả, gần như không thấy đường, thả xuống các thùng đạn dược tiếp tế cho Trung đội 11 đang chịu áp lực địch rất nặng.

Trung đội 11, vừa được tiếp tế xong, bắt đầu rút lui, gặp lại một số binh sĩ Trung đội 12 vừa chạm địch gần đó, rồi tập hợp chung với phần còn lại của Đại đội D.

Lực lượng Úc khai triển vị trí phòng thủ khi cộng quân địch tiến tới gần, chúng tung những đợt tấn công biển người khắp đồn điền cao su.

Sau vài giờ quyết chiến dữ dội, Đại đội B tiếp viện kéo tới, có Đại đội A hộ tống trên các thiết quân vận (Armoured personnel carrier) từ căn cứ Núi đất đến.

Lính Úc tháp tùng M113 thiết quân vận (cũng gọi là thiết vận xa.)

Ba tiếng rưỡi sau khi cuộc tấn công bắt đầu, cộng quân thình lình ngưng chiến và trận đánh dừng lại cũng nhanh như khi bắt đầu.

Hai ngày tiếp theo là hành quân truy kích và thu dọn chiến trường, số cộng quân tử trận rất cao, cấp cứu người bị thương và thu hồi xác các chiến binh tử trận.

Mười tám quân nhân Úc thiệt mạng - 17 của Đại đội D và 1 thuộc Thiết đội 1 quân vận. Hai mươi mốt người bị thương.

Hai trăm bốn mươi lăm cộng quân bị bắn hạ ngay chiến trường, các tài liệu tịch thu sau này cho thấy hàng trăm cộng quân bị giết hoặc bị thương.

Tổng kết trận đánh, quân số của Úc kém 20 lần so với quân số cộng quân, nhưng chống trả mãnh liệt, đồng thời yểm trợ hùng hậu của pháo binh và tiếp tế đạn dược bằng trực thăng, đã đánh bại cuộc tấn công của lực lượng hỗn hợp CS.

Căn cứ Núi đất giữ vững phòng tuyến, giúp chương trình bình định của chính phủ khôi phục lại chính quyền địa phương, đồng thời giữ an ninh khu vực Phước Tuy (Bà Rịa) không để cộng quân quấy nhiễu.

Thất bại trong cuộc tấn công quy mô nói trên là điều Hà Nội không muốn nhìn nhận. 

Tuyên truyền của CS trên wikipedia tiếng Việt, vẫn rêu rao chiến thắng Long Tân và sửa đổi số lượng cán binh tử thương, bị thương. Đồng thời cũng nói là tổng số quân CS tấn công thấp hơn con số thực sự được Úc, hoặc phái đoàn quân sự Hoa Kỳ, hay phái đoàn quân sự VNCH kiểm nhận qua tài liệu tịch thu trong các cuộc hành quân khác trong vùng, hoặc do cung khai tù binh CS bị bắt trong các trận đánh khác.

Thánh giá Long Tân trưng bày tại Bảo tàng Reg Saunders.

Sau 50 năm, thánh giá Long Tân vẫn tồn tại, Hà Nội dù ghét vẫn không dám triệt hạ, chúng biết có ngày chúng phải nhờ vả đến Úc, hay các quốc gia Tây phương.

Quả thật, Hà Nội bây giờ hòa dịu hơn với Tây phương để giao thương dễ dàng, cũng như muốn vay mượn, xin xỏ viện trợ của Úc và các quốc gia tự do, chúng phải nhún nhường yêu cầu Úc nhận lại biểu tượng của trận đánh, tiêu diệt gần 300 thanh niên Việt Nam vì bị tuyên truyền, mù quáng tin theo chủ nghĩa CS và vùi thân giữa rừng cao su xa xôi một cách vô nghĩa. 

Nghèo đói, tham nhũng vẫn tiếp diễn. CS ngày nay thản nhiên bán nước cho Trung cộng, ra tay bóc lột dân Việt rồi ôm tiền bỏ trốn sang Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Úc.

Cuộc chiến 20 năm vừa rồi, có ích lợi gì cho ai, dân chúng được gì?

Triệu người đã chết để làm gì? 

Chẳng qua là sự lừa dối cả một dân tộc, do tập đoàn tay sai vô thần CS nham hiểm dựng nên qua bộ máy tuyên truyền theo kiểu Nga, kiểu Trung cộng, áp đặt độc tài, tiêu diệt dân chủ, tự do và tàn bạo dã man đối với toàn dân.

2017-12-07


__________________________________________

Ghi chú:

Bạn đọc tra cứu Wikipedia tiếng Việt cẩn thận các thông tin bị xuyên tạc, nói không đúng sự thật, hay chỉ nói một phần sự việc - các đề tài: chính trị VN, cũng như đề tài quân sự, chiến tranh Việt Nam. 

Tôi có thử vài lần, bọn bồi bút ăn lương của CS VN liên tục canh chừng wiki tiếng Việt, đưa lập luận theo kiểu tuyên truyền, chỉ cho người tra cứu hiểu và nhìn theo cái nhìn của CS.

Tham khảo:

Previous Post
Next Post
Related Posts