Muốn biểu tình thành công phải thay đổi...

Đốc Nguyễn (Danlambao) - Ngày 1/5 và ngày 8/5 tại Hà Nội, Sài Gòn và các nơi khác đã nổ ra cuộc biểu tình đòi lại Biển xanh và sự minh bạch từ nhà nước trước thảm hoạ môi trường, với hàng ngàn người tham gia tạo nên một sinh khí chính trị mới tại Việt Nam làm nức lòng những người ưu tư với vận nước "Một hy vọng đã vươn lên". Thế nhưng ngày 15/5 các cuộc biểu tình đã hoàn toàn bị chận đứng từ trong trứng nước. Như vậy chúng ta đã thất bại hay thành công? Nếu thành công với ý nghĩa gì?

Đứng về phương diện tổ chức thì tôi cho đó là một thất bại nặng nề. Như vậy muốn thành công phải thay đổi từ tư duy đến hành động trong biểu tình.

Binh thư có câu: Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng. Chúng ta hãy xem xét lại cả hai phía như sau:

I. Phía biểu tình (danh xưng nói chung cho tất cả các người tổ chức và người tham gia biểu tình không riêng một phe nhóm nào cả). Muốn lôi kéo tập thể số đông tham gia biểu tình có hiệu quả bắt buộc phải công khai phương án tổ chức, thời gian và địa điểm tổ chức kể cả những công việc hậu cần.

Nhờ có internet nên việc phổ biến này nhanh chóng và hiệu quả. Đây là một lợi thế mà hiện nay nhà cầm quyền CS bó tay trước mặt trận truyền thông này. Thế nhưng đây cũng là một tử huyệt cho người biểu tình. Ví dụ: Trong một trận đấu mà chiến thuật chiến lược của mình công khai cho đối phương biết như kiểu quân tử tàu, thì kết quả trận đấu nắm chắc phần thua không thể tránh khỏi. Đấu tranh chính trị không phải là hình thức biểu diễn chính trị, gây tiếng vang.

II. Phía nhà cầm quyền Cọng sản: bị thúc thủ và bị động trước đòn tấn công của nhóm biểu tình không ngăn chận được sự lan tỏa của mạng truyền thông đành phải dùng thế: "Be bờ ", "Đập rắn đập đằng đầu ", "Đập tan từ trong trứng nước"

Chỉ cần đến thời gian đã định trước nhà cầm quyền cộng sản cô lập bằng mọi giá khu vực biểu tình như những khu thương nghiệp phải đóng cửa và bắt lầm còn hơn bỏ sót những ai vừa có ý định quan tâm đến biểu tình như là vừa đưa phone lên chụp hình là hốt lên xe liền bất kể là ai. Vì thế các cuộc biểu tình ngày 15/5 không thể nổ ra ngoại trừ một vài cá nhân lẻ tẻ gây tiếng vang.

Chính quyền cọng sản hiện nay bị động và lúng túng trong việc xử lý người biểu tình vì chỉ có động thái bắt người câu lưu qua hết giờ biểu tình là phải thả người và không thể nào truy bức hay tiến xa các thủ tục pháp lý trả thù người biểu tình được. Vì bản thân người biểu tình không làm gì phạm pháp. Đây chính là tử huyệt của nhà nước cọng sản.

III. Mục đích các cuộc biểu tình nơi công cộng nhất là các địa điểm chính trị hay đông người là gì?

1)- Để gởi thông tin, thông điệp đến chính quyền và giới truyền thông báo chí dễ dàng tiếp cận và gây tiếng vang.

2)- Để mong muốn tạo nên được sự hiệu ứng (hay cộng hưởng) của đám đông hầu trở thành một khối quần chúng to lớn tác động đến chính quyền.

Đây là lối tư duy lỗi thời có trước thời đại internet bùng nổ vì thế mới có sự kiện Thiên An Môn hàng vạn sinh viên Trung Quốc ra biểu tình bị đàn áp dã man, mà thông tin vẫn không đến được với cộng đồng quốc tế kịp thời được. Khi thông tin nổ ra thì sự việc đã rồi đi vào quá khứ, không còn thời gian tính nữa.

- Với thời đại Internet phổ biến dễ dàng và phổ quát hiện nay, yếu tố thứ nhất gởi thông điệp đến giới truyền thông là không cần thiết vì hiện nay chỉ cần smart phone chúng ta có thể gởi thông điệp và hình ảnh đến khắp nơi trên thế giới từ bất cứ nơi đâu, người hải ngoại tiếp tay là đủ. Do đó biểu tình hay tọa kháng những vị trí chính trị là một thất sách.

Để tạo hiệu ứng đám đông người biểu tình thường đi diễn hành, kêu gọi nhưng lại không nghiên cứu nhắm vào một lực lượng nào khả thể hòa nhập để tạo hiệu ứng đám đông. Những khu phố đông người thường là dễ dàng nhất nhưng là một tập thể không thuần nhất khó lôi kéo họ gia nhập vì thật sự khối đông người này chưa được chuẩn bị tâm lý nhập cuộc, số nhập cuộc cũng chỉ là ăn theo hay nhất thời thôi.

Hình ảnh bà mẹ dẫn các con đi biểu tình giữa trời nắng và bị đánh đập tàn nhẫn làm cho người viết đặt ra câu hỏi:

- Biểu tình như vậy có đảm bảo được sức khỏe của cháu bé và sự an toàn của người biểu tình nói chung về lâu dài hay không trong khi nhân lực của người biểu tình hiện nay còn khá mong manh.

Tại sao còn có những hình thức đấu tranh khác hiệu quả hơn. Tiết kiệm mồ hôi, nước mắt và máu của người biểu tình hơn, có thể loại trừ các lực lượng đàn áp ra ngoài cuộc chiến biểu tình, mà thông điệp biểu tình vẫn gởi đi mạnh mẽ hơn chúng ta không làm?

PHẢI THAY ĐỔI như sau:

- Biểu tình xa luân chiến để tiết kiệm nhân lực cho đến khi thành công.

- Thực hiện bất cứ ngày giờ nào nhất là vào đầu giờ học giờ làm việc. Giờ tan học hay tan sở.

- Đối tượng nhắm tới là sinh viên học sinh và khối công nhân ở các xí nghiệp đây là những lực lượng dễ hòa nhập nếu ta biết đánh thức họ và tạo điều kiện thuận lợi cho họ nhập cuộc.

Vì thế trước mắt chúng ta nên tổ chức tọa kháng hằng ngày tại các cổng trường học (bất kể trường nào thuận tiện cho người biểu tình kể cả cá trường tiểu học) các khu công nghiệp vào giờ nhập và tan học hay tan sở. Những hình ảnh trấn áp người tọa kháng trước mắt học sinh sẽ gây nhiều phản cảm và tác dụng tâm lý sâu xa để cho các em thức tỉnh lòng yêu nước.

Nhà cầm quyền không thể đóng cửa trường học hay khu công nghiệp. Nhà cầm quyền cộng sản cũng không đủ lực lượng để phong tỏa hết tất cả các trường học và khu công nghiệp, cũng khó đàn áp được người tọa kháng nơi đây vì lực lượng mỏng, nhân lực và phương tiện không điều động đủ.

Các bậc phụ huynh nên khuyến khích con em tọa kháng tập thể trong trường vào giờ ra chơi hay giải lao để bắt buộc thầy cô giáo phải gởi thông điệp của các em lên nhà cầm quyền. Không cần các em tọa kháng lâu mất sức khỏe, chỉ cần tọa kháng đồng loạt trong 5-10 phút là đủ và mỗi ngày lập lại như thế bắt buộc nhà nước phải trả lời nguyện vọng chính đáng cho các em mà không thể đàn áp được. Những người tọa kháng bên ngoài luôn luôn hổ trợ các em. Động thái lài hiệu quả hơn là để cho các em biểu tình ngoài đường phố.

Sự thay đổi hình thức đấu tranh này mang nhiều ưu điểm như sau:

- Đánh thức lòng yêu nước của các em thoát khỏi chế độ kềm kẹp;

- Là một hình thức đấu tranh hợp pháp bắt buộc các thầy cô phải nhập cuộc đứng về phía các em. Lại đàm bảo an toàn và sức khỏe cho người đấu tranh. Phụ huynh học sinh là nguồn lực chính đảm bỏ cho các em bày tỏ lòng yêu nước và biển xanh;

- Các lực lượng trấn áp bị vô hiệu hóa vì "Thiên An Môn" chỉ có thể xảy ra trên đường phố chứ không thể xảy ra trên mái trường trong đó có cả chính con em của các lực lượng này;

- Chính quyền và thầy cô giáo không thể kỷ luật đối với các em tọa kháng trong giờ ra chơi của các em được. Các em không vi phạm gì cả.

- Hình ảnh các em tọa kháng tại sân trường là một hình ảnh đẹp nhất và là thông điệp hùng mạnh nhất gởi đến chính quyền bắt buộc phải trả lời trung thực trong thời gian ngắn nhất nếu không muốn khủng hoảng chính trị và giáo dục đi xa hơn nữa. Phụ huynh học sinh phải đấu tranh với nhà trường bảo vệ cho các em biểu tỏ quyền yêu nước của mình.

Chương trình đề nghị:

Bắt đầu tọa kháng ngày hôm nay tại những địa điểm đã trình bày trên, kêu gọi HSSV, công nhân tọa kháng trong giờ ra chơi, giải lao. Lực lượng biểu tình có thể tọa kháng bên ngoài để hộ trợ SVHS, công nhân bất cứ nơi đâu.

Ngày chủ nhật 22/5 Ngày tổng tọa kháng và biểu tình trên toàn quốc bất cứ nơi dâu. Riêng sinh viên học sinh bắt buộc đến trường thì hãy tọa kháng trong giờ giải lao ra chơi.

Nếu không giải quyết chúng ta kêu gọi tổng tọa kháng trong một tháng hay lâu hơn nữa cho đến khi thành công

Đến một thời gian chín muồi, các lực lượng này đã chuẩn bị tâm lý bước xuống đường thì không có ai có thể cản trở được.

Ngoài các cuộc tọa kháng này, các lực lượng biểu tình có thể tiếp tục biểu tình và tọa kháng theo chương trình của mình khắp nơi ai biết được và không ảnh hưởng đến kế hoạch này. Làm như vậy lực lượng chống biểu tình sẽ bị động, không dám phân tán lực lượng vì hở sườn, hở các địa điểm chính trị thì sẽ bị người biểu tình chiếm lỉnh ngay.

Vài hàng góp ý mong các người biểu biểu trong và ngoài nước nghiên cứu và áp dụng.


Previous Post
Next Post
Related Posts