Lật lại hồ sơ vụ án nhà báo Đoàn Hữu Hậu "lừa đảo chiếm đoạt..."

Bài 1: Người hai mặt

- Bị hại tự tố cáo mình bằng 2 lá đơn yêu cầu
- "Gậy bà đập lưng bà"

Hoàng Hà - Thanh Toàn (Danlambao) - Vụ án nhà báo Đoàn Hữu Hậu nguyên Trưởng Văn Phòng Đại diện Báo GĐ&XH tại ĐBSCL (Cần Thơ) đã bị kết án oan sai 1 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Kiên Giang, mà báo chí trong và ngoài nước phản ảnh rầm rộ năm 2013-2014. Biết tin ông Hậu ra tù, bà Đinh Ngọc Diễm tiếp tục đề nghị cơ quan chức năng truy tiếp vụ án. Cây muốn lặng gió chẳng ngừng, NB Đoàn Hữu Hậu yêu cầu Hội đồng Giám đốc Thẩm – TATC xem xét lại Bản án… 

Trước đây chúng tôi có đăng tải loạt bài về vụ án này. Hôm nay chúng tôi tiếp tục tìm chứng cứ hồ sơ vụ án để đưa đến bạn đọc về vụ án oan sai này…

Tóm tắt vụ việc

Tổ phụ bà Đinh Ngọc Diễm ở Thị Trấn Dương Đông huyện Phú Quốc có cho một người thuê, mượn đất cất nhà ở. Khoảng năm 2004 khi đất lên lên cơn sốt, Bà Diễm được ủy quyền đi đòi lại đất. Bà đã đi nhiều nơi, gõ từng cửa, qua nhiều năm, nhưng không được cơ quan nào giải quyết. Năm 2008 tìm đến ông Đoàn Hữu Hậu, lúc này đang công tác ở Phú Quốc. Sau khi trình bày, bà Diễm thỏa thuận thưởng ông Hậu 10% kết quả được xét xử, và chịu mọi chi phí đi lại giao dịch. Hơn 2 năm, ông Hậu đi qua lại tư vấn hướng dẫn làm thủ tục, hồ sơ xem giấy tờ, trực tiếp đến các cơ quan chức năng nộp hồ sơ, đốc thúc giải quyết. Có nhiều người làm chứng, biết rõ việc ông Hậu thỏa thuận giúp đỡ bà Diễm.

Ngày 16/8/2010 Tòa án huyện Phú Quốc tuyên xử bà Diễm được hưởng 50% giá trị QSDĐ, bằng với số tiền 523.000.000 đồng…

Bà Diễm chưa hài lòng, nhờ ông Hậu tiếp tục giúp bà kháng án để đòi được 100% QSDĐ. Ông Hậu khuyên bà nên dừng lại, nhưng Bà Diễm kiên quyết kháng án. Sau đó bà gửi cho ông Hậu 50 triệu đồng của 10% kết quả xử án. 20 triệu đồng tiền chi phí giao dịch, tổng cộng là 70 triệu đồng.

Ngày 29-10-2010 Tòa án tỉnh Kiên Giang xử phúc thẩm, tuyên bác đơn kháng cáo bà Diễm, hủy Bản án sơ thẩm của Tòa án Phú Quốc. Bà Diễm đòi lại 70 triệu, tiền trả công cho ông Hậu trước đây.

Từ Công văn của CATP Rạch Giá

Sau đó bà Diễm gửi đơn yêu cầu đến Công an TP Rạch Giá.

Qua điều tra, xác minh, chứng cứ… tại Công văn số 30 / CV-CATP (AN) ngày 25/01/2011 do Trưởng Công an TP Rạch Giá, Trung tá Phan Bửu Đường ký trả lời đơn khiếu nại bà Đinh Ngọc Diễm, kết luận (trích): Tuy nhiên xét thấy đây là tranh chấp dân sự, CATP Rạch Giá yêu cầu bà Diễm và ông Hậu tự thỏa thuận giải quyết, nếu không giải quyết được thì bà có thể khởi kiện lên Tòa án giải quyết

Công an TP Rạch Giá xác định vụ việc bà Diễm - ông Hậu là tranh chấp dân sự. Tức là không có dấu hiệu phạm tội hình sự. Cũng nên nói rõ hơn là CATP Rạch Giá dưới thời Phan Bửu Đường làm Trưởng CA, có tiếng là “Không bỏ lọt tội phạm”. Nếu ông Hậu mà phạm tội thì không thể “lọt lưới”. Và khi làm việc, đối chiếu với CATPRG, ông Hậu đã giao lại hết hồ sơ chứng cứ quan hệ giao dịch với bà Diễm. Đến khi CQĐT Công an tỉnh Kiên Giang mời ông Hậu làm việc, cũng lại đòi chứng cứ, hồ sơ giao dịch với bà Diễm, mà không qua CATPRG xem lại hồ sơ.

Đến 2 lá đơn yêu cầu của “bị hại”…

Trong hồ sơ vụ án, bà Đinh Ngọc Diễm người “bị hại” có gửi 2 lá đơn yêu cầu đến Viện Kiểm sát và Tòa án tỉnh Kiên Giang. Lá đơn đề ngày 08/01/2014 ghi (Trích): “Tôi xin khẳng định trong lúc tôi bế tắt, không cơ quan nào giải quyết trong vụ khiếu nại đòi đất, thì ông Đoàn Hữu Hậu đã giúp đỡ đăng báo, hướng dẫn tôi làm thủ tục khiếu kiện và thắng kiện 50% bản án số 42/ 2010/ DTST ngày 16/8/2010 Tòa án huyện Phú Quốc. Tôi đã trả tiền bồi dưỡng cho ông Hậu tổng cộng 70 triệu đồng. Nhưng vì ông Hậu không tiếp tục giúp đỡ tôi, nên tôi đòi tiền lại…”

Như vậy rõ ràng bà Diễm thừa nhận 70 triệu đồng là tiền bồi dưỡng trả công cho ông Hậu. Nhưng sau đó bà đòi tiền lại, với lý do “ông Hậu không tiếp tục giúp đỡ tôi, nên tôi đòi lại”(?!) Không tiếp tục giúp đỡ. Có nghĩa không là tiếp tục làm thêm, làm tiếp, làm nữa… Như vậy ông Hậu đã làm xong, làm rồi cái việc phải làm. Lấy lý do “không tiếp tục giúp nữa” để đòi lại tiền trả công trước đây, bà Diễm đã thể hiện một con người tráo trở. Không thể có việc trả công, mà đòi lại. 

Trong đơn bà nêu: “Tôi có nói chuyện với chị Loan vợ ông Hậu là chú Võ văn Đoàn Cán bộ Điều tra có nói với tôi là kêu ông Hậu nộp tiền trả lại, để Công an hướng dẫn làm đơn bãi nại."

Bà Diễm điện thoại cho chị Lâm Kỹ Loan vợ ông Hậu, nói rằng Công an kêu nộp tiền rồi sẽ hướng dẫn làm đơn bãi nại. 

Tin lời bà Diễm, để tránh chuyện rắc rối trong pháp luật, ngày 20/4/2012 chị Loan đem 50 triệu đồng nộp cho CQĐT để được bãi nại. Thế nhưng, thật trớ trêu, số tiền đó được CQĐT ghi trong biên bản là “tang vật vụ án” và ra lệnh nhập kho. Bà nêu: “…. xin quý cơ quan chức năng cho tôi nhận lại 50 triệu đồng mà vợ ông Hậu đã nộp cho cơ quan điều tra… Thật tình thì tôi không phải dụ dỗ chị Loan nộp tiền, mà là ý kiến của chú Đoàn"

Việc làm này của CQĐT, có thể đặt dấu hỏi, có phải chăng bà Diễm đã cấu kết với CQĐT để “gài bẫy” chị Loan, để có tang chứng, vật chứng khởi tố ông Hậu? 

Trong đơn, bà Diễm thú nhận: “Nhưng không ngờ sự việc diễn ra ngoài sức tưởng tượng của tôi… Thật ra tôi không phải là nguyên đơn trong vụ án..."

Bà Diễm không phải nguyên đơn. Cứ cho là như vậy. Vậy thì ai đã gây ra vụ án này. Bà không ngờ sự việc đến như vậy. Có thể bà nghĩ đơn giản chỉ để lấy lại tiền thôi. Nhưng nếu bà không phải là nguyên đơn, thì CQĐT là nguyên đơn vụ án?. 

Lá đơn đề ngày 29/11/2013, bà Diễm nêu (Trích): “ông Đoàn Hữu Hậu cũng nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn làm thủ tục khiếu kiện cho tôi thời gian xét xử sơ thẩm ở Tòa án huyện Phú Quốc… 

Trước đó Công an TP Rạch Giá đã có công văn trả lời với tôi là vụ việc tôi với ông Hậu không có dấu hiệu phạm tội hình sự, bảo tôi có khiếu nại thưa đến Tòa Dân sự để được xem xét. "

Một lần nữa bà Diễm thừa nhận ông Hậu có nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn làm thủ tục để được xét xử ở huyện Phú Quốc… Đã nhiệt tình giúp đỡ bà Diễm, thì sao gọi ông Hậu là lừa đảo. Bà thú nhận là Công an TP Rạch Giá trả lời không có dấu hiệu phạm tội hình sự, đây là vụ việc dân sự.

Trong khi chưa biết phải làm gì, kiện ra Tòa Dân sự hay bỏ qua đi, thì bà Diễm được Công an viên đến nhà. Như trong đơn bà nêu: “ông Trần Đức Long – Công an tỉnh Kiên Giang gặp tôi nêu vấn đề…” Vấn đề ông Long nêu ở đây là xúi giục bà Diễm làm đơn khiếu nại để CA lấy lại tiền cho bà. Chính Công an tỉnh Kiên Giang xúi giục và kết cấu với bà Diễm để tố cáo, khởi tố, truy tố, xét xử ông Hậu. 

Bà Diễm cảm nhận được hậu quả của nó, như trong đơn: “Được biết từ ngày bị khởi tố đến nay gần 20 tháng, gia đình ông Hậu gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân ông Hậu bị đình chỉ công tác, không có công ăn việc làm, coi như tan tành sự nghiệp. Con cái của ông Hậu bị xã hội dèm siễm, xa lánh... Đứa con gái bị chồng ly dị vì có người cha phạm tội, ảnh hưởng đến lý lịch bên nhà chồng…”

Biết vậy, nhưng vì tiếc tiền, trước Tòa bà Diễm vẫn quanh co, nói đi nói lại cho được phần mình. Đến khi ông Hậu ra tù, đang bị xã hội gần như cô lập, chưa có công ăn việc làm, đang gặp rất nhiều khó khăn, thì bà Diễm lại viết đơn yêu cầu, và đốc thúc Cơ quan Thi hành án đòi xiết số tiền 20 triệu đồng mà bà trả cho ông Hậu trong thời gian 2 năm đi lại từ Rạch Giá qua Phú Quốc lo việc giấy tờ, kiện cáo của bà.

Nội dung trong 2 tờ yêu cầu của bà Diễm gửi Viện Kiểm sát và Tòa án tỉnh Kiên Giang thời điểm Tòa án sắp xử, khác với những gì bà khai báo với CQĐT trước đó. Ngay tại Tòa bà Diễm cũng không nói rõ là sự thật những điều ghi trong đơn, mà lại lòng vòng “nói xuôi nói ngược cho được phần mình” để được nhận lại tiền. Nhưng bà không thể nói khác được những gì nêu trong đơn. Nó đã là chứng cứ rồi.

Các tờ trình của các nhân chứng gửi đến Tòa án tỉnh các ông Nguyễn văn Toàn, Phù Đôn Tùng ở huyện Phú Quốc, ông Đỗ Thanh Nam ở TP Rạch Giá, ông Trương Thanh Hùng - Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Kiên Giang đã trình bày rõ việc bà Diễm có nhờ ông Hậu giúp đỡ làm hồ sơ, hướng dẫn thủ tục khởi kiện ở huyện Phú Quốc, với thỏa thuận thưởng 10% kết quả xử án ở huyện và chịu mọi chi phí trong quá trình làm thủ tục (BL 42,48, 67,68,69) . Đối chiếu những tờ trình này với nội dung bà nêu trong đơn yêu cầu là hoàn toàn hợp lý, đã phơi bày sự thật của vụ việc, đã rõ ai lừa dối ai.

Bằng chính 2 lá đơn của mình, bà Đinh Ngọc Diễm người “bị hại” đã phơi bày sự thật, bản chất sự việc. Bà đã tự tố cáo mình. Vì lòng tham, muốn đạt được nhiều hơn, muốn đẫy hết những mà người bà cho là đang ở đậu trên đất, ra ngoài đường… nên bà đã bị mất trắng. Quả là “Gậy bà đập lưng bà” Và khi đã thua kiện, tiếc tiền đã trả công, bà đã cấu kết với CQĐT tráo trỡ ,vu khống NB Đoàn Hữu Hậu.

Những tài liệu liên quan





(Còn tiếp)

Viên Gạch 4: Năm 1946 HCM đi Pháp – Bạn thân Nguyễn Ái Quốc là Khánh Ký bỗng “mất đột ngột ” “trước mấy hôm” để không gặp Hồ!

Hỏi ông Bùi Tín: “bạn Pháp cũ” của NAQ còn ai?

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - “Lịch sử như cái sân gạch - mỗi số phận người như 1 viên gạch – bọn quỷ như những hố bom, vết đạn – tôi là người đi san hố bom, bịt vết đạn và lựa gạch – Danlambao là ông chủ thầu xây dựng – ý kiến của các bạn như là xi là cát – chúng ta cố gắng cùng nhau đặng xây nên một cái sân lịch sử.”

*

1. Bạn thân NAQ – là Khánh Ký.

“Thời gian: 18 - 12 - 1919

Sự kiện: Nguyễn Ái Quốc gặp Khánh Ký cho biết việc tìm cho Phan Châu Trinh một chỗ làm thợ ảnh ở Pari.

Nội dung sự kiện:

Nguyễn Ái Quốc gặp Khánh Ký cho biết đã gặp tòa soạn báo L'Humanité và báo Le Populaire để tìm cho Phan Châu Trinh một chỗ làm thợ ảnh ở Pari.

Nguồn trích:

- Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử, Nxb.Chính trị quốc gia, 2006, t.1, tr. 79” (1).

“Thời gian: 19 - 12 - 1919

Sự kiện:

Nguyễn Ái Quốc tranh luận với các ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Khánh Ký tại nhà số 6 phố Vila đê Gôbơlanh.

Nội dung sự kiện:

Buổi sáng, Nguyễn Ái Quốc rời khỏi nhà lúc 10 giờ, đến thư viện Xanhtơ Giơnơvievơ.

11 giờ 50, rời thư viện đến hiệu ảnh Păngtêông (Panthéon) rồi đến hiệu sách Lasông ê Rơnu (Lachon et Renouf) mua một quyển sách, sau đó trở lại thư viện.

14 giờ 30, Nguyễn Ái Quốc đến Hạ nghị viện xin gặp Mácxen Casanh; 25 phút sau, rời địa chỉ trên và đi dạo.

16 giờ 30, Nguyễn Ái Quốc mất hút trong đám đông ở gần Cung điện Luvơrơ (Louvre).

17 giờ 35, Nguyễn Ái Quốc về đến nhà.

Buổi tối, Nguyễn Ái Quốc tranh luận với các ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Khánh Ký tại nhà số 6 phố Vila đê Gôbơlanh.

Nguồn trích:

- Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử, Nxb.Chính trị quốc gia, 2006, t.1, tr. 80” (1).

2. Khánh Ký - đang khỏe, bỗng chết “trước mấy hôm” khi Hồ sang Pháp!

“Ngày 25 tháng 6

6 giờ sáng, Cụ Chủ tịch và anh em tuỳ tùng đi thǎm mộ ông Khánh Ký.

Ông Khánh Ký là một người chụp ảnh có tiếng, trước có quen Cụ Phan Chu Trinh và nhiều nhà cách mạng Việt Nam ở Pháp. Tháng trước, ông Khánh Ký có gửi thơ tỏ ý muốn về nước và Cụ Chủ tịch cũng định giúp cho ông về. Chẳng may, trước mấy hôm phái bộ ta đến Pháp thì ông mất.” (2).

"...In 1916-1917, Khanh used his studio to conceal his revolutionary activities. Khanh owned many photo shops in Europe. He assisted the financing of Nguyen Ai Quoc during his time in Paris. 

After Vietnam again gained independence from the French colonialists, in May 1946, Nguyen Dinh Khanh sent a letter to President Ho Chi Minh expressing his wish to return to Vietnam. Khanh also wanted to bring new advancements in photography. 

However, in May that year, he passed away at the peak of his career. In June the same year, President Ho Chi Minh went to France to pay tribute to Mr. Khanh, also known as Khanh Ky. He was in great debt to Mr. Khanh Ky who helped him learn photography during his early days in France." (3)

Ông mất đột ngột vào ngày 31-5-1946. 

Không chỉ là nhà nhiếp ảnh tài danh, Khánh Ký còn là một nhà yêu nước nhiệt thành khi tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Do bị lộ, ông phải lánh sang Pháp một thời gian. Đặc biệt, thời gian ở Pháp, Khánh Ký là người đã truyền nghề ảnh cho Nguyễn Ái Quốc khi Người bắt đầu hoạt động cách mạng ở Pháp. Khánh Ký còn là thành viên Ủy ban Tổ chức Lễ an táng Phan Châu Trinh ở Sài Gòn năm 1926. Bộ ảnh tang lễ Phan Châu Trinh cùng quang cảnh Sài Gòn còn đến ngày nay là do Khánh Ký thực hiện.

…Khánh Ký trở lại Pháp vào năm 1934, tiếp tục kinh doanh trong nghề ảnh. Tháng 5-1946, sau khi nước nhà độc lập, Khánh Ký đã có thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngỏ ý muốn về quê hương để xây dựng đất nước nhưng ý định chưa thực hiện thì ông mất đột ngột vào ngày 31-5-1946. Ngày 25-6-1946, khi ở Pháp tham dự Hội nghị Phong-ten-nơ-blô (Fontainebleau), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến đặt vòng hoa viếng mộ Khánh Ký.” (4)

Nhận xét: Vì sao? “Chẳng may, trước mấy hôm phái bộ ta đến Pháp thì ông mất.”

Bạn NAQ ở Pháp - Còn những ai chết nữa mà ta chưa biết?

3. “Gặp lại hàng loạt bạn Pháp cũ”?

Bùi Tín có viết: “Và khi ông Hồ Chí Minh sang Pháp năm 1946 gặp lại hàng loạt bạn Pháp cũ, có một ai ngỡ ngàng nhận ra là một người Tàu đội lốt ông Hồ Chí Minh đâu?” (5)

Nhận xét: “gặp lại hàng loạt bạn Pháp cũ” gồm những ai hả ông Bùi Tín? 

Khánh Ký có còn để mà “ngỡ ngàng nhận ra là một người Tàu đội lốt ông Hồ Chí Minh đâu?” thưa ông Bùi Tín? Ông có đọc “Nhật ký hành trình của Hồ Chủ tịch – Bốn tháng sang Pháp” không? Ai trong đó là “bạn Pháp cũ” của NAQ?

(Đón đọc: Viên Gạch 5. Lê Văn Sao - “bạn Pháp cũ” của NAQ mất tích – gia đình tan nát!)

Chú Thích:


Bài cùng chuyên mục đã đăng:



Bài thơ gửi những kẻ theo đuôi CS

Quang Dương (Danlambao)

Ngày xưa chúng chê miền Nam là phồn vinh giả tạo
Bây giờ chúng chiếm cả nước rồi thì phồn tạo với giả vinh
Nhìn tới nhìn lui ừ thì cũng có những cung đình
Nhưng toàn của bọn bạo quyền vua quan bán nước


Ngày trước chúng khoe miền Bắc là tự do, độc lập
Chúng chiếm miền Nam rồi thì thêm thống nhất, ấm no
Nhưng nhìn kỹ lại thì mất cả độc lập, thống nhất với tự do
Còn ấm no thì chỉ dành riêng cho đảng Cộng

Riêng người dân thì vật vờ lều tranh vách trống
Cũng chẳng còn lều còn vách mà chui
Lếch thếch lôi thôi đi đứng nằm ngồi
Vất vưởng vật vờ như những bóng ma trong địa ngục

Hậu quả của những tháng năm dài chìm trong khổ nhục
Bị đảng độc tài bóc lột đến tận xương
Cướp đất cướp nhà thuế chợ thuế đường
Trai lao xứ gái tha phương cầu thực

Bọn Cộng này biến sinh từ bọ sâu nhung nhúc
Không, bọn chúng còn thua cả bọ sâu
Sâu bọ có phá người nhưng cam kiếp bọ sâu
Còn cái giống ngợm này lúc nào cũng vênh vênh váo váo

Từ thuở khai sinh vốn đã là tổ sư nói láo
Ai nghe chúng thì bán thóc giống mà ăn
Vậy mà vẫn có người tin chúng khăng khăng
Dâng cho quỷ hết cả gia tài và mạng sống

Nghe mà tức mà muốn ngồi chửi đổng
Sao có kẻ ngu gì ngu lại quá ngu
Tai mắt còn kia mà như đã đui mù
Óc con người mà không bằng con vật

Chẳng nhìn ra cái sờ sờ sự thật
Đảng Cộng là đảng cướp với đảng gian
Chúng đến đâu là đổ nát với hoang tàn
Là khủng bố dã man là kinh hoàng chết chóc

Dính vào chúng như dính chàm nọc độc
Đi với chúng rồi thì bán sất cả linh hồn
Tiếng xấu để đời tiếng rủa còn luôn
Ô uế mãi không bao giờ gột sạch

Hãy sớm nhận ra đâu mới là sinh mạch
Đâu là hố đen cửa tử với đường tà
Cái bả kim tiền cùng cái bẫy vinh hoa
Là đường cát bọc bên ngoài nọc rắn

Hãy nhìn xuống những con người cùng đinh chân chất
Tám mươi bảy triệu dân đang lây lất lầm than
Bởi vì đâu mà cuộc sống quá cơ hàn?
Bởi vì đâu mà oan khiên dậy đất?

Tiếng oán than đã đến hồi bi thương nghẹn uất
Lòng sục sôi sắp đến lúc tràn bờ
Ngọn lửa căm hờn đang chờ dịp phực to
Thiêu đốt sạch bọn cáo Hồ Cộng quỷ

Và quét luôn những đám người ích kỷ
Bám theo đuôi quân Cộng đóm ăn tàn
Một trận thư hùng thừa sức dẹp quang
Những cặn bã quăng vào thùng đựng rác!

Nếu biết điều hãy tránh xa đường ác
Nên biết khôn mà quy chánh cải tà
Còn đợi đến ngày Cộng Sản đã tiêu ma
Thì đừng trách sao không hề nói trước.


4/2016

Quang Dương
danlambaovn.blogspot.com

Vietnam sentenced blogger Nguyễn Ngọc Già to 4 years in prison

Mr Nguyễn Ngọc Già. Photo Laodong Newspaper
CTV Danlambao/Translated by Danlambao's reader - Mr. Nguyen Dinh Ngoc – widely known author/blogger with pen name Nguyễn Ngọc Già on DanLamBao webpage – was suddenly brought to court for a trial by the communist regime in Vietnam on the afternoon of March 30, 2016. Mr. Nguyen Dinh Ngoc was charged with "propaganda against the state" under Article 88 of the penal code.

After 1 year 3 months of being kept at an unknown location by the communist regime of Vietnam, this is the first time the image of blogger Blogger Nguyễn Ngọc Già is to shown to the public.

Through screenshots on Tuoi Tre Newspaper webpage, blogger Nguyen Ngoc Gia looks older than his age of 50, however, he appears very strong in front of the communist regime’s court.

According to the indictment, the arrest of Mr. Nguyen Dinh Ngoc was brought about by a complaint sent to the police from the state-owned company Saigon Postel Corporation (SPC -http://www.spt.vn); SPC accused blogger Nguyen Ngoc Gia of writing and publishing materials on the internet with the intent of maligning the Communist Party of Vietnam’s reputation.

On December 27, 2014, blogger Nguyen Ngoc Gia’s home was searched by the police and he was arrested at his home in District 7 in Saigon.

22 of blogger Nguyễn Ngọc Già’s articles were posted on websites such as DanLamBao, Đàn Chim Việt, RFA, etc. The communist regime in Vietnam accused blogger Nguyễn Ngọc Già of "slanderously misrepresenting, defaming the Communist Party of Vietnam and the country of Vietnam; and defaming and distorting the truth about the communist party’s leaders".

A source has informed Danlambao webpage that blogger Nguyễn Ngọc Già’s trial hearing started at 2pm and ended at 4pm on the same day; total time for the hearing was 2 hours. Mrs. Lưu Thị Bích Hằng – wife of blogger Nguyễn Ngọc Già - and his son Nguyễn Đình Mạnh Duy were present at the hearing, however, other family relatives were not allowed to be at the hearing.

At the end of the brief trial – presided over by a judge named Vũ Phi Long - the communist regime sentenced Mr. Nguyen Dinh Ngoc (blogger Nguyễn
Ngọc Già) to 4 years in prison and 3 years on probation.

Who is blogger Nguyễn Ngọc Già?

Mr Nguyen Dinh Ngoc (aka blogger Nguyen Ngoc Gia) in white shirt, in front of communist court. Photo: Tuoi Tre Newspaper
Using his pen name, blogger Nguyễn Ngọc Già joined the fight for democracy in the last few years. But blogger Nguyễn Ngọc Già’s life is still of a mystery to many readers inside and outside of Vietnam. He was one of the bloggers who has published articles very steadily. In his articles blogger Nguyễn Ngọc Già has masterfully analyzed political events with high degree of accuracy.

Many of blogger Nguyễn Ngọc Già’s essays are highly valued by activists who are fighting for democracy and human rights (especially in the area of protecting rights of prisoners of conscience) in Vietnam.

Blogger Nguyễn Ngọc Già’s real name is Nguyễn Đình Ngọc. He was born on February 13, 1966 in Quang Nam province and is the youngest son in a family of 10 children.

In 1996, after completing a graduate degree in Economics Program at the University of TP.HCM, he started working for TP.HCM Television Station and served as deputy head of the department of project and planning.

Due to disagreements with the communist regime, in 2008, he quit his job at TP.HCM Television Station after 12 years.

He then started working in real estate business in Saigon.

In 2009, he secretly used the pen name Nguyen Ngoc Gia to write and publish articles about corruptions, social injustices, fighting for prisoners of conscience’s rights, promoting freedom, democracy, human rights, ect.

In 2013, he began to collaborate on a regular basis with DanLamBao webpage. Readers from everywhere are highly attracted to his articles and posted hundreds of comments about his articles.

Due to the arge degree of influence, in 2014 Mr. Nguyễn Ngọc Già’s anonymous email account was repeatedly attacked and he had to constantly change email account.

On December 27, 2014, the police obtained an emergency search warrant to conduct a search of his home and then arrested him at his home, located at the address 2EP1-11 (G11-4) Skygarden 1, Block 6, Tan Phong Ward, District 7 in Saigon.

During the period of being detained at a secret location, his youngest son Nguyễn Đình Vĩnh Khang – who was 19 years old - died in a car accident.

On March 30, 2016, in a trial lasting 2 hours, the communist regime in Vietnam sentenced blogger Nguyen Ngoc Gia to 4 years in prison and 3 years on probation.


Lộ diện thêm một "cháu gái" của Hồ Chí Minh sau nhiều năm giấu mặt

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Hồ Chí Minh như thế nào chắc chúng ta ai cũng biết quá rõ về ông ta. Một người có rất nhiều tên, tánh tình rất thâm độc đúng như người Trung Cộng hiện nay. Cũng có nguồn tin nói HCM thì muôn mặt, lúc thì Nguyễn Tất Thành, lúc thì Hồ Quang, lúc thì Hồ Tập Chương, nhưng người cuối cùng đóng vai này lấy chết tên là Hồ Chí Minh. 

Trên mạng Internet thấy tất cả có 4 khuôn mặt khác nhau, tuy giống hơi na ná. 

Nhìn kỹ thấy người thì thấp, người thì cao hơn, người thì tai to, người thì tai nhỏ hơn, khuôn mặt cũng thế, người thì mặt xương xương, người thì mặt có da thịt hơn. Nói chung những khuôn mặt đó khác nhau hoàn toàn nhiều điểm (1).

Từ khi có Internet đến nay, mọi giả dối, mọi nếp sống phung phí nhưng đóng kịch của Hồ được phơi bày như thích dùng thuốc lá ngoại Philip Moris cứ đốt hết điếu này đến điếu khác và được CSVN tuyên truyền là Bác tiết kiệm từng chiếc que diêm, đúng ra hút liên tục hết điếu này đến điều khác thì đâu cần phải đốt que diêm khác cứ mồi lại điếu cũ là xong, uống toàn rượu Whisky nhập, tệ nhất cũng phải là rượu Mao Đài Trung Cộng. 

Là người VN ai cũng biết độ khát máu của HCM trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất năm 1954, tết Mậu Thân năm 1968, và câu hiếu chiến để đời của Hồ: "Thà đốt hết dãy Trường Sơn và hy sinh tới người lính cuối cùng cũng phải chiếm cho được miền Nam". 

Nói đến chuyện tình cảm thì Hồ rất nổi trội trong việc này. đi đâu cũng có vợ có con đó. Ở nước nào cũng có vợ ở nước đó, Pháp, Liên Sô, Tàu, bí danh ông Ké bên đất Thái. Và cũng nổi tiếng là người chạy làng, vì dám chơi mà không dám chịu, không dám nhận vợ, nhận con. 

Còn độ lăng nhăng thì khỏi bàn. Hồ thích nhất là các cháu thiếu nhi được mệnh danh là cháu ngoan bác Hồ. Hễ sáp vào là hôn miệng các cháu đến nỗi qua Indonesia bị cánh cáo là Hồ nên tôn trọng phong tục tập quán của người Hồi Giáo không hôn miệng các cháu gái khi qua thăm. 

Ngoài Huỳnh Thị Thanh Xuân ra còn một người bây giờ mới lộ diện trước đây đã từng được Hồ chiếu cố mỗi khi vào thăm, người đã từng thân thiết khi gọi Hồ là "Minh Thúc", có nghĩa là Chú Minh. Bà ta tên thật là Hồ Mộ La, được Hồ Chí Minh gọi là Mộ Lan, người có hình ở phía dưới. 


Bà vẫn còn giữ được mấy hàng chữ Hồ đánh máy gởi cho Bà để làm kỷ niệm và cho đăng lên báo Tiền Phong, một cơ quan ngôn luận của đoàn thanh niên CS HCM. (2

Và dưới đây là nguyên văn bức thư HCM đánh máy gởi cho bà, tuy có vài hàng ngắn ngủi, nhưng lại sai chính tả quá nhiều. 


Thế mới biết HCM là ai, tại sao chữ Tàu lại rành rẽ nói và viết rất thành thạo, nhưng chữ Quốc Ngữ VN thì viết và đánh máy sai bét. 

Còn chuyện Hồ có máu tốt không thì bức thư đánh máy gởi cho Cháu Mộ Lan cuối thư cũng có chữ hôn cháu là bằng chứng không thể chối cãi được. Xin dẫn nguồn báo Tiền Phong dưới đây để độc giả nhận định. 

31.03.2016


___________________________________

Chú thích:

Đôi dòng gởi đến người tù không tội Nguyễn Ngọc Già

Nguyên Thạch (Danlambao) - Nơi trại tù, tôi tin chắc anh sẽ cảm nhận được rằng chúng tôi vẫn luôn ở bên anh. Một người ngã xuống, ngàn người sẽ đứng lên, chúng tôi sẽ nối bước các anh những thanh niên hào hùng vì dân tộc, sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến ngày không còn bóng dáng cộng sản trên quê hương chúng ta. Chúc anh Nguyễn Ngọc Già giữ gìn sức khỏe và vững tâm vì ngày tàn của những tên bạo chúa sẽ không xa.

*

Hơn năm trước khi nghe tin anh bị bắt, tôi luôn miên man trong cảm giác buồn buồn, thôn nhà Danlambao tuy đông đảo nhưng với tôi thì có vẻ thiếu vắng một thứ gì mà tôi trân quí. Phần anh thì chắc chắn là sẽ chẳng khá gì hơn vì mỗi chiều nơi góc tù nào đó nhớ về thôn xa, anh muốn viết đôi lời cho đất nước, cho quê hương, cho các chiến hữu vẫn còn đang miệt mài tranh đấu nhưng bọn hung tàn đã bắt anh phải bẻ bút ít ra là trong suốt thời giam giam hãm và giờ đây chúng tôi biết được tin đau lòng là chúng tôi sẽ vắng bóng anh trong 4 năm tù và 3 năm kềm kẹp theo như phiên xử lén lút chóng vánh của bọn tà quyền ngày 30 tháng 03 năm 2016.

Mùa Xuân của đất nước vẫn còn xa vắng vì đàn én vẫn còn mãi phương nao chưa tụ họp để đủ sức tạo sắc cho chuỗi dài tháng năm hạnh phúc cho đời. Những cánh én lẻ loi vốn dĩ cô đơn lại càng lẻ loi hơn khi bọn thợ săn hung hãn bắn hạ từng con một để dâng lên bàn tiệc của quan thầy. Chúng hả hê uống máu đỏ thịt tươi của những tấm thân hao gầy mòn mỏi cho một quê hương Việt Nam Độc lập, Tự do, Dân chủ và hưng thịnh.

Chúng là những đoàn quân hèn hạ sẵn sàng cúi đầu vâng lời tên chủ tham tàn hiểm độc mà chúng nguyện sẽ là những tên tôi tớ trung thành, sẵn lòng "Hèn với giặc - Ác với dân". Lịch sử hơn 4.000 năm, không thời nào xuất hiện một tập thể HÈN như ĐẢNG CSVN mà tên dẫn đầu là Hồ Chí Minh cùng những đồ đệ một giuộc Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, ĐM, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Văn Linh, Nông Đức Mạnh... và hôm nay là tên cực kỳ lú lẩn nhưng vô cùng hiểm độc Nguyễn Phú Trọng.

Nhìn anh, nghĩ đến mình, chúng ta sẽ lần lượt chuyển trại từ nhà tù lớn đến những nhà tù nhỏ cay nghiệt hơn, hiểm độc hơn để chúng triệt tiêu những tiếng nói nhằm gióng lên những âm thanh thét gào cảnh tỉnh đến toàn dân về chuỗi hành động phản bội dân tộc và BÁN NƯỚC của đảng CSVN một bè lũ PHẢN QUỐC. Đảng CSVN muốn là một chuyện nhưng đảng có giam hãm được 90 triệu con tim Việt Nam hay không, đó là một chuyện khác. 

Nơi trại tù, tôi tin chắc anh sẽ cảm nhận được rằng chúng tôi vẫn luôn ở bên anh. Một người ngã xuống, ngàn người sẽ đứng lên, chúng tôi sẽ nối bước các anh những thanh niên hào hùng vì dân tộc, sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến ngày không còn bóng dáng cộng sản trên quê hương chúng ta. Chúc anh Nguyễn Ngọc Già giữ gìn sức khỏe và vững tâm vì ngày tàn của những tên bạo chúa sẽ không xa.

31.03.2016

Nguyễn Phú Trọng chính là tội đồ phản dân tộc

Lê Hải Lăng (Danlambao) - Ông Trọng tự trưng bày, tự khoa trương bộ mặt tái cử chức TBT do ông và đồng bọn ma giáo dùng mọi thủ thuật đê hèn dàn dựng. Khi ông nắm chắc trong tay quân đội, công an và bọn sâu bọ tham nhũng. Ông đã thành công. Thế là ông ra tay làm tay sai lộ liễu. Ông đón tiếp đoàn tướng tá Trung cộng “hồ hởi” ca ngợi “hữu nghị” để rồi “nhất trí kiềm chế không để xung đột”. Điều đó chứng tỏ ông để giặc có sức mạnh muốn làm gì ở biên giới, muốn xây dựng bao nhiêu pháo đài quân sự ở HS/TS thì xây.

Nếu thật sự hai nước tôn trọng tình hữu nghị thì làm gì có chuyện “nhất trí kiềm chế”. Nếu gọi là “không để xung đột” trong lúc Trung cộng một mình mặc sức bắn giết ngư dân VN, tha hồ thiết lập căn cứ trên các hòn đảo thuộc chủ quyền VN “thế nó là cái gì” ông bán nước có môn bài đầy đủ “Phải là người Bắc có ný nuận”? Rõ ràng là ông nói với giặc cướp là ông lo kiềm chế dân chúng không được chống bạn vàng của ông. Ông lo kiềm chế không ai được đề cập chuyện kiện TC ra tòa án quốc tế. Ông lo kiềm chế không ai được tạo dựng các cơ sở tự trị khắp đất nước ngoài người Tàu ra. Ông lo kiềm chế và trị tội bắt bỏ tù nặng nề những ai cương quyết đứng dậy chống quân Trung cộng xâm lăng. Ông chủ động mời giặc Tàu vào Cam Ranh, để giặc dùng bàn đạp khống chế biển Đông. 

Ông dùng luật rừng và tòa án trong tay ông để phạt tù Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh thêm 5 năm ngồi bóc lịch chỉ vì lên tiếng chống Trung cộng và bộ máy tay sai phá tán gia tài mẹ VN. Là một người có học về đảng nhưng không có bằng cấp và hiểu biết về xã hội văn minh. 

Ông đã quá hèn hạ khi ngồi lại chức TBT không còn ai tranh giành, thế mà ông quyết một lòng trả thù Nguyễn Ngọc Già bằng bản án 4 năm tù và 3 năm quản chế. Blogger Nguyễn Ngọc Già viết trong một bài báo nêu quan điểm: “Nguyễn Phú Trọng: Kẻ phản bội, bất nhân và bất nghĩa. Với phát ngôn đập chuột tránh vỡ bình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vốn từng là một giáo viên, lại tự phô bày sự man trá - một điều thật thô bỉ và tủi nhục cho bất cứ ai đang đứng trên bục giảng. Càng đáng tủi nhục cho ĐCSVN, bởi ông Nguyễn Phú Trọng lại mang danh giáo sư – tiến sĩ và nắm chức vụ Tổng bí thư. Tuy nhiên điều đáng nói hơn, ngay với những người mà Trọng gọi là đồng chí, ông ta hiện nguyên hình là một kẻ phản bội, bất nhân và bất nghĩa.”

Ông Trọng mỗi lần đi mị dân cái gọi là đi thăm cử tri. Ông thường hô to là dân bàn dân kiểm tra đảng và nhà nước. Miệng ông nhổ toẹt ra như thế ông lại liếm lời lại. Ông đứng đầu đảng ông ra lệnh bắt bỏ tù tất cả những ai góp ý kiến phản biện. 

Ông há mồm nói: “không để lọt những người xu nịnh vào BCHTƯ” có nghĩa là ông thích nghe chỉ trích. Thế thì tại sao ông bỏ tù Ba Sàm, Nguyễn Ngọc Già chỉ vì những người này phản biện đường lối chính sách sai lầm cuả đảng ông lãnh đạo. 

Ông lu loa: “Loại khỏi danh sách ứng cử viên cơ hội chính trị”, thế thì ông hãy tự rờ vào gáy, ót cuả mình có phải ông lươn lẹo cơ hội chính trị ngồi lại ghế. Hay là ông tự xác định ông chỉ là kẻ ngồi ghế bù nhìn để thiên triều Bắc Kinh sai khiến chạy lòng vòng trong cái quỹ đạo cuả nó. 

Ông phét lác: “Không để lọt phần tử xấu vào cơ quan nhà nước”. Bớ giời ơi! Hơn 4 triệu rưỡi con giòi ung thư đục khoét tận cùng thân thể xác mẹ VN từng giờ từng phút, đó là phần tử tốt à, hay là người CS phải thế mới tốt. 

Ông đắc ý: “Không chủ quan, bằng lòng với những gì đã có”. Tàu cộng nó xây quân sự, sân bay trên biển đảo nước ông, ông ung dung ngồi họp đảng, chứ ông có suy tư lo lắng gì cho tiền đồ Tổ quốc. Ông không bằng lòng với những gì đã có, ông mới trụ lại để đua nhau chia ghế tham nhũng, chia nhau tiền thưởng TC ban cho để bán nước. Ông cứ ra chỉ thị cho báo đảng, tuyên giáo tập trung chửi xã hội Mỹ xấu xa thế này thế kia, chửi người yêu nước là phản động... nhưng ông cứ khuyến khích cho con cha cháu ông xuất ngoại qua Mỹ du học. 

Chụp mũ người yêu nước là phản động. Ghép tội để bắt tù những người yêu nước. Thế mới có chuyện người Tàu vẻ thêm một ngôi sao trên lá cờ của họ đưa vào phổ biến trong trường học, viện Khổng Tử tại VN. Hơn ai hết họ cám ơn tình hưũ nghị do đảng CSVN cùng bước chung trên một lộ trình tiếp quản thêm một tỉnh lỵ. 

Ông Trọng thăm và làm việc tại Bến Tre. Ông đi thăm một hộ kinh doanh tủ thờ tại Tiền Giang sáng 16-3-2016. Ông thương dân cái nỗi gì, trong lúc trước khi đi lại không mang búa liềm cho dân cắt lúa cỏ khô cháy, và ông cũng chả mang theo nước suối Lê Nin tưới cho ruộng đồng tốt xanh lại để rồi “thiên tai là đập thượng nguồn” “thiên tài nước mặn là tài đảng ta”. 

Ông “Không ngủ quên trên vòng nguyệt quế”. Thế thì bao giờ ông ngủ quên trên tủ thờ từ Tiền Giang đưa về Chiết Giang để cho dân tộc thoát họa diệt vong trong vòng tay Đại Hán. 

31.03.2016

Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam phải cải cách thể chế


...Nghị quyết của Chính phủ về nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2014 đã có mục phải giảm thông quan qua cảng Việt Nam xuống 12 ngày. Nghị quyết của Chính phủ 12/3/2015 qui định thời thông quan xuống còn 10 ngày. Thế nhưng Hiệp định TPP đã yêu cầu đến năm 2018 thời hạn thông quan phải là 48 giờ. Việc giảm từ 10 ngày xuống 48 giờ là một sự nhảy vọt đòi hỏi phải có sự cải cách, phải có sự đào tạo nhân lực, phải có sự điều hòa giữa các cơ quan hết sức có hiệu quả thì mới có thể thực hiện được. Nếu không thực hiện được cái này thì Việt Nam sẽ không được hưởng lợi các ưu đãi của thương mại tự do thế giới. Tôi nghĩ việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do đó và việc cam kết cải cách thể chế là một hướng đúng đắn mà Việt Nam phải có quyết tâm thực hiện để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh để được hưởng lợi trên các hiệp định thương mại tự do đó... - Ts Lê Đăng Doanh.


*

TS Lê Đăng Doanh trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành (Danlambao) - Kinh tế Việt Nam đang trải qua những khó khan rất gay gắt, nợ công, nợ xấu đã ở mức báo động. Ngân sách thu không đủ chi. Năng lực cạnh tranh yếu kém. Trong khi đó tình trạng tham nhũng, lãng phí hầu như không kiểm soát nổi.

Từ Hà Nội, TS Lê Đăng Doanh khẳng định muốn nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam phải cải cách thể chế.

Cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện. Nội dung như sau - Mời quý vị cùng nghe:



Trần Quang Thành: Xin chào Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Lê Đăng Doanh: Xin chào ông Trần Quang Thành

TQT: Thưa TS Lê Đăng Doanh,

Trong thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong dư luận xã hội đang rộ lên nỗi lo ngại là nợ công, nợ xấu ngày càng vượt trần quá mức qui định. TS Lê Đăng Doanh bình luận vấn đề này như thế nào?

LĐD: Trong kỳ họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trong kỳ họp của Quốc hội, Bộ trường Tài chính có trình bày báo cáo về tình hình ngân sách nhà nước và tình hình nợ công. Trong đó chính bản thân Bộ trưởng Tài chính đã nói là ngân sách nhà nước đang leo dây. Nếu dây mà đứt thì rất khó khăn. Chủ tịch Quốc hội cũng đã dùng những ngôn từ rất gay gắt và xã hội thật sư lo lắng về tình hình bội chi ngân sách và vấn đề nợ công.

Bộ trưởng Tài chính đã nói rõ là thu ngân sách không đủ để chi thường xuyên và trả nợ công. Vì vậy để trả nợ cũ bằng cách vay nợ mới để trả thì số nợ ngày càng tăng lên, chứ không phải là giảm đi. Bởi vì phải vay thêm nợ để trả phần nợ trước, rồi lại phải vay tiếp. Đấy là một tình hình rất đáng lo ngại.

Thêm phần nữa dư luận hết sức lo ngại là nợ của chính phủ đã vượt qua ngưỡng an toàn. Tức là vượt qua ngưỡng 50% GDP như Quốc hội đã qui định. Bây giờ nó lên đến mức 50,30%. Ngoài ra mức chi thường xuyên của Việt Nam quá cao. Quốc hội cũng đã chỉ ra lý do là bộ máy quá cồng kềnh; chi tiêu quá lãng phí trong đó có chi thường xuyên mà các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra như là đi nước ngoài quá nhiều. Năm 2015 đi hơn 2.200 đoàn và hiệu quả như thế nào thì không rõ. Đặc biệt hiệu qủa về đầu tư công thấp. Có hiện tượng chỉ số ICEOR - chỉ số vồn cần thiết phải đầu tư để tạo ra mức tăng trưởng GDP mới thì ngày càng tăng lên - Trong khi đó chỉ số TSP - tức là chỉ số về năng suất lao động thì ngày càng giảm đi - Như vậy chúng ta đang phải đầu tư ngày càng nhiều tiền hơn mới tạo ra tổng sản lượng quốc nội mới; trong khi đó năng xuất lao động của chúng ta ngày càng giảm đi.

Vì vậy những vấn đề về kinh tế, về tài chính thật sự đáng báo động. Cần phải có sự phân tích, phải có sự đánh giá tổng thể và phải có những biển pháp cải cách kịp thời trước khi tình hình trở nên quá muộn.

TQT: Thưa TS Lê Đăng Doanh,

Trong phiên họp thường kỳ tháng 3/2016. Và cũng là phiên họp kết thúc nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. ông lại đánh giá khác. Ông nói tình hình kinh tế trong thời gian vừa qua rất là lạc quan, tiến triển rất là tốt đẹp.

Vậy sự đánh giá giữa Quốc hội và Chính phủ có gì khác biệt. Ngay kể cả Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới rồi phát biểu cũng tỏ rất lo ngại về tình hình kinh tế hiện nay. Những sự đánh giá như vậy có điều gì để chúng ta đáng suy nghĩ không ạ?

LĐD: Rõ ràng tình hình kinh tế rất là khó khăn. Tình hình kinh tế của quí I năm nay đã xấu đi một cách rất rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng GDP của quí I thấp hơn quí I năm 2015. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp là -0,3%. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp cũng chỉ khoảng 6%. Tức là thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng trước đây là 8%. Vì vậy triển vọng tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ là khó khăn. Chỉ số lạm phát quí I tăng vọt lên và lên đến mức 1,52%. Với triển vọng khô hạn sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long lại giảm sút có khả năng làm cho giá gạo tăng lên. Năm nay giá dầu khó có khả năng giảm thấp. Năm 2015 Việt Nam đã được lợi về việc giảm giá dầu cho nên lạm phát thấp và những sản phẩm Việt Nam nhập từ nước ngoài như phân bón, xăng dầu, chất dẻo đều có giá thấp, vì vậy Việt Nam hưởng lợi. Năm nay yếu tố đó không có cho nên Việt Nam năm 2016 có rất nhiều khó khăn đòi hỏi phải có sự cải cách và có quyết tâm rất lớn để bảo đảm được mức độ tăng trưởng; để bảo đảm được công ăn, việc làm và bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2016 này.

TQT: TS Lê Đăng Doanh có bình luận gì về dư luận báo chí nói đến Ngân hàng Thế giới có khả năng cắt vốn viện trợ ODA cho Việt Nam trong năm 2017 và nhiều nước cũng đã bắt đầu thông báo từ giảm dần đến cắt bỏ viện trợ ODA cho Việt Nam?

LĐD: Việt Nam đã gia nhập khối các nước có thu nhập trung bình thấp và GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2015 đã đạt 2.109USD/người. Trong bối cảnh kinh tế thế giới giảm sút, nguồn vốn ODA của các nước bị phân tán. Có những nước đã đề nghị họ phải tính vào nguồn ODA của họ khoản chi cho người tị nạn đến nước họ. Như vậy tức là nguồn tổng ODA sẽ giảm sút cho nên cách có thể tham gia vào nguồn vốn ODA sẽ trở nên rất là khó khan. Ví dụ như các nước cam kết sẵn sảng cung cấp vốn ODA cho các dự án vê khắc phục biến đổi khí hậu, về khô hạn, nước biển dâng cao v.v… Nhưng mà để tham gia vào những dự án đó phải tự xây dựng lại, phải tự thành lập ban điều hành dự án và phải ứng một phần vốn từ ngân sách nước mình. Hiện nay không còn có khả năng tự vẽ ra một dự án rồi các nước sẽ có thể cấp vốn.

Trong tình hình ngân sách Việt Nam khó khăn như thế này thì khả năng Việt Nam thu hút được nguồn vốn ODA bằng cách tự ứng vốn trước và vận hành một cách có hiệu quả khả năng cạnh tranh các dự án của các nước khác là hết sức khó khăn.

Vì vậy cho nên hoàn toàn có lý khi sắp tới đây nguồn vốn ODA có thể dự báo sẽ giảm sút. Ngân hàng Thế giới cũng đã báo là họ sẽ phải giảm đi các nguồn vay ưu đãi và nếu Việt Nam vay thì sẽ phải chịu một cái lãi suất cao hơn có thể là gấp đôi trước đây và thời gian ân hạn tức là thời gian Việt Nam được hưởng không phải trả lãi sẽ rút ngắn lại. Có nghĩa là Việt Nam sẽ phải thực hiện các dự án đó một cách có hiệu quả hơn rất nhiều để có thể sử dụng nguồn vốn ODA này một cách hợp lý. Cho đến nay Việt Nam sử dụng nguồn vốn ODA này không có hiệu quả. Rất nhiều dự án kéo dài và việc vay vốn xây dựng bị đẩy lên cao rất nhiều. Điển hình như dự án đường sắt trên cao ở thủ đô Hà Nội đã kéo dài quá nhiều và lượng vốn đã nâng cao lên hơn gấp đôi. Đây không phải là một trong những trường hợp cá biệt mà còn rất nhiều ví dụ khác có thể nên lên.

TQT: Theo TS Lê Đăng Doang muốn vượt qua những trở ngại, những khó khăn kinh tế Việt Nam đang gặp phải hiện nay thì điều kiện trược tiên phải là gì?

LĐD: Việt Nam đã cam kết tham gia vào các hiệp định thương mại tự do trên thế giới một cách rất sâu rộng. Việt Nam sẽ phải cải cách rất mạnh thể chế để có thể được hưởng những ưu đãi của các hiệp định thương mại đó.

Ví dụ Nghị quyết của Chính phủ về nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2014 đã có mục phải giảm thông quan qua cảng Việt Nam xuống 12 ngày. Nghị quyết của Chính phủ 12/3/2015 qui định thời thông quan xuống còn 10 ngày. Thế nhưng Hiệp định TPP đã yêu cầu đến năm 2018 thời hạn thông quan phải là 48 giờ. Việc giảm từ 10 ngày xuống 48 giờ là một sự nhảy vọt đòi hỏi phải có sự cải cách, phải có sự đào tạo nhân lực, phải có sự điều hòa giữa các cơ quan hết sức có hiệu quả thì mới có thể thực hiện được. Nếu không thực hiện được cái này thì Việt Nam sẽ không được hưởng lợi các ưu đãi của thương mại tự do thế giới. Tôi nghĩ việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do đó và việc cam kết cải cách thể chế là một hướng đúng đắn mà Việt Nam phải có quyết tâm thực hiện để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh để được hưởng lợi trên các hiệp định thương mại tự do đó.

TQT: Xin cảm ơn TS Lê Đăng Doanh.


Nhận định của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về bản án của chế độ đối với blogger Nguyễn Ngọc Già

MLBVN - Vào ngày 30-03-2016, tòa án Hồ Chí Minh đã kết án ông Nguyễn Đình Ngọc, tức blogger Nguyễn Ngọc Già, 4 năm tù và 3 năm quản chế. Ông Ngọc bị gán ghép là “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 88 BLHS.

Việc bắt giữ, giam cầm rồi kết án blogger Nguyễn Ngọc Già đã chỉ ra các sai phạm của hệ thống pháp lý cũng như bản chất của chế độ độc tài CSVN:

1. Những thông tin sơ sài về những điều blogger Nguyễn Ngọc Già vi phạm được loan tải trên truyền thông lề đảng đã thể hiện sự bất nhất và sai sự thật:

- Theo như bản tin trên Tuổi Trẻ Online: "...bị cáo Ngọc bắt đầu lên các trang mạng phản động từ nước ngoài thu thập nhiều thông tin vu khống xuyên tạc, nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam, nói xấu, xuyên tạc vu khống các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam rồi gửi đến các trang mạng Danlambao, Đàn chim Việt, Mười hai bến nước, RFA..." (1)

Nếu theo tường trình này thì blogger Nguyễn Ngọc Già chỉ thu thập thông tin và chuyển tải thông tin chứ không phải là tác giả của những thông tin mang nội dung bị kết án là xuyên tạc nói xấu đảng và nhà nước cộng sản.

- Theo báo Lao Động: "...Ngọc thu thập những bài viết trên mạng Internet, rồi biến thành bài viết của Ngọc nhằm xuyên tạc, chống Nhà nước..."

Tức là theo tường thuật của báo này, blogger Nguyễn Ngọc Già đã dùng những bài viết của người khác, sửa đổi để biến thành những bài viết ký tên tác giả Nguyễn Ngọc Già.

Hai thông tin trên cho thấy sự bất nhất và chỉ dấu cho thấy có nhiều điều sai sự thật, ngụy tạo, gán ghép... được dựng lên trong bản cáo trạng dành cho blogger Nguyễn Ngọc Già.

2. Theo cáo trạng dành cho Blogger Nguyễn Ngọc Già thì ông bị bắt bởi vì 2 ngày trước đó, ngày 25-12-2014, "Công ty cổ phần bưu chính viễn thông Sài Gòn có công văn gửi cho cơ quan công an TP. HCM về việc phát hiện thuê bao internet tại nhà của ông Nguyễn Đình Ngọc sử dụng đã phát tán trên intetnet các bài viết nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam." (1)

Điều này có nghĩa là Công ty cổ phần bưu chính viễn thông Sài Gòn đã đọc nội dung thư từ của những người sử dụng hệ thống internet thuê bao của công ty này. Đây mà hành vi vi phạm quyền riêng tư của công dân và thể hiện rõ vai trò của công ty là cánh tay nối dài của công an để theo dõi người dân.

3. Theo thông tin về phiên tòa thì "Xét nhân thân của bị cáo tốt, chưa từng có tiền án tiền sự, bà nội của bị cáo là Mẹ Việt Nam anh hùng, cha bị cáo có 50 năm tuổi Đảng, mẹ bị cáo là cơ sở cách mạng, bị cáo cũng thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải nên hội đồng xét xử đã tuyên Ngọc 4 năm tù." (1)

Những yếu tố về bà nội, cha là đảng viên, mẹ là "cơ sở cách mạng" được dùng cho quyết định xử tù bao lâu cho thấy không có chuyện mọi công dân Việt Nam được bình đẳng trước pháp luật và hệ thống toà án.

4. Từ ngày bị bắt giam cho đến khi bị kết án, toàn bộ thông tin về blogger Nguyễn Ngọc Già cũng như bản cáo trạng dành cho ông đã bị giấu kín, ngay cả thông tin ai là luật sư biện hộ cho ông, có luật sư hay blogger Nguyễn Ngọc Già phải tự biện hộ... cũng không được báo chí công bố. Việc không công bố cáo trạng để trình bày những chứng minh cụ thể blogger Nguyễn Ngọc Già đã xuyên tạc, nói xấu đảng và nhà nước CSVN như thế nào đã chứng tỏ việc kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế đối với ông là một áp đặt sai trái và bất công.

Qua việc bắt giữ, tạm giam, giấu nhẹm dữ kiện, thông tin bất nhất và nội dung xét xử, kết án blogger Nguyễn Ngọc Già, một lần nữa đã vạch trần bản chất tự tung tự tác và rừng rú của hệ thống pháp lý cũng như những cá nhân, bộ phận thi hành luật pháp tại nước CHXHCN Việt Nam.




Chú thích:


Blogger Nguyễn Ngọc Già bị kết án 4 năm tù giam

Ông Nguyễn Đình Ngọc - tức blogger Nguyễn Ngọc Già (áo trắng) trước toà án chế độ cộng sản. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ.
CTV Danlambao - Ông Nguyễn Đình Ngọc – một tác giả quen thuộc trên Danlambao với bút danh Nguyễn Ngọc Già – vừa bất ngờ bị chế độ CSVN mang ra xét xử vào chiều nay, 30/3/2016, với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự.

Sau hơn 1 năm 3 tháng hoàn toàn không có tung tích, đây là lần đầu tiên hình ảnh của blogger này được xuất hiện trước dư luận. 

Bức ảnh chụp qua màn hình trên báo Tuổi Trẻ cho thấy blogger Nguyễn Ngọc Già trông già hơn so với độ tuổi 50 của mình, tuy vậy, ánh mắt ông vẫn tỏ ra cương nghị trước toà án cộng sản.

Theo cáo trạng, vụ bắt giam đối với ông Nguyễn Đình Ngọc xuất phát từ công văn của công ty cổ phần bưu chính viễn thông Sài Gòn gửi cơ quan CA, trong đó tố cáo ông Ngọc đã “phát tán trên intetnet các bài viết nói xấu Đảng và Nhà nước”.

Ngày 27/12/2014, ông bị khám xét và bắt khẩn cấp tại nhà riêng tại quận 7, Sài Gòn.

Dưới bút danh Nguyễn Ngọc Già, ông đã gửi đi nhiều bài viết có sức công phá mạnh mẽ đối với chế độ độc tài cộng sản đang nắm quyền tại Việt Nam. 

Trong đó, 22 bài viết của ông được đăng trên các trang mạng như Dân Làm Báo, Đàn Chim Việt, RFA… bị chế độ CS cáo buộc là đã “vu khống xuyên tạc, nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam, nói xấu, xuyên tạc vu khống các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam”.

Nguồn tin gửi đến Danlambao cho hay, phiên toà được bắt đầu lúc 14 giờ và kết thúc lúc 16 giờ chiều cùng ngày, tức chỉ vỏn vẹn 2 tiếng đồng hồ. Bà Lưu Thị Bích Hằng - vợ ông Ngọc cùng con trai là Nguyễn Đình Mạnh Duy có mặt trong phiên toà, tuy nhiên, những thân nhân khác trong gia đình không được tham gia phiên xử.

Kết thúc phiên toà chớp nhoáng, chế độ CSVN - thông qua viên thẩm phán Vũ Phi Long - đã kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế đối với ông Nguyễn Đình Ngọc. 

Nguyễn Ngọc Già là ai?

Blogger Nguyễn Ngọc Già. Ảnh: Lao Động.
Tham gia đấu tranh bằng ngòi bút trong suốt nhiều năm trời, thân thế của blogger Nguyễn Ngọc Già vẫn là điều bí mật đối với bạn đọc trong và ngoài nước. Ông là một trong những blogger viết rất đều đặn, với những loạt bài phân tích thời sự chính trị đầy công phu với độ chính xác cao.

Nhiều bài góp ý của ông có giá trị rất cao đối với các hoạt động tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ tù nhân lương tâm.

Blogger Nguyễn Ngọc Già tên thật là Nguyễn Đình Ngọc, sinh ngày 13/2/1966 tại Quảng Nam, là con trai út trong gia đình có 10 người con.

Năm 1996, sau khi hoàn tất chương trình cao học kinh tế tại đại học tổng hợp TP.HCM, ông vào làm việc tại đài truyền hình TP.HCM và giữ chức phó trưởng phòng kế hoạch dự án.

Do bất đồng quan điểm với chế độ CS, năm 2008, ông từ bỏ công việc tại đài truyền hình TP.HCM sau 12 năm công tác.

Ông chuyển sang kinh doanh nhà đất tại Sài Gòn.

Năm 2009, ông bí mật sử dụng bút danh Nguyễn Ngọc Già để phổ biến những bài viết tố cáo tham nhũng - bất công xã hội, đấu tranh cho các tù nhân lương tâm, cổ võ tự do, dân chủ, nhân quyền…

Năm 2013, ông bắt đầu tham gia cộng tác thường xuyên với Dân Làm Báo. Các bài viết của ông đã thu hút sự quan tâm rất lớn, với hàng trăm lời bịnh luận của độc giả khắp nơi.

Do mức độ ảnh hưởng quá lớn, năm 2014, email liên lạc ẩn danh của blogger này đã nhiều lần bị tấn công, khiến ông liên tục phải thay đổi email.

Ngày 27/12/2014, ông bị CA tiến hành khám xét và bắt khẩn cấp tại nhà riêng, địa chỉ 2EP1-11 (G11-4) Skygarden 1, Khu phố 6, Phường Tân Phong, Quận 7, Sài Gòn.

Trong thời gian giam giữ, người con trai út của ông là Nguyễn Đình Vĩnh Khang đã qua đời do tai nạn khi mới 19 tuổi.

Ngày 30/3/2016, trong phiên sơ thẩm kéo dài 2 tiếng đồng hồ, chế độ cộng sản đã kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế đối với blogger này.

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

Lối về quê cũ


Tôi trở về thăm Quảng Trị
Đứng bên ni bờ sông Thạch Hản
Đếm lại nhịp chân đời tỵ nạn
Thương quê nghèo da diết lắm em ơi
Xa quá lắm rồi
Cổ Thành tơi bời khói súng
Máu thịt ngày nào loang vết giữa cồn sông
Trên “Đại lộ kinh hoàng”
Bà con tôi gánh gồng chạy tránh vùng giao chiến
Địch rót pháo chận đường
Xương máu đổ tang thương
Bao tháng năm xa xứ dặm trường
Tôi trở về thăm bước đi chao đảo
Đếm từng mảnh vụn quê hương
40 năm dưới tay một đảng láo lường
Để giặc lấy biển đảo, cắm chốt phố phường
Đạo đức suy tàn như con đường đi trơ đá
Vẫn gặp những người mang đôi dép Trị Thiên
Đội nón cối, tai bèo đốt Trường Sơn khói lửa
Hôm nay họ ăn trốc ngồi trên tha hồ cướp của
Quê tôi không có mưa rồng nắng lụa
Mỗi nụ cười ánh mắt nặng khổ đau
Đất của bể dâu
Cát cày sâu đầy sỏi đá
Quê tôi như rứa
Hạnh phúc nằm trong chợp mắt chiêm bao
Những lúc hứng gió Hạ Lào
Rít rát từng mảnh da thớ thịt
Những đêm đông mù mịt
Rét lạnh căm căm chiếu mền không đủ ấm
Sáng, chiều, trưa muối mè, cơm gạo hẩm
Bát chè xanh sâu đậm khổ cuộc đời
Bạn bè tôi ơi
Có những người ra đi biền biệt
Mang tâm tình thương tiếc tận hồn sâu
Tôi đứng nơi đây lồng lộng khói lam chiều
Tiếc nuối tuổi mặc áo học trò
Bắt bướm, ép lá thơm vào trang vở học
Nhớ những ngày miền Nam đong đầy Tự Do Dân Chủ
Quê tôi có những địa danh đi vào lịch sử
Đường về Ái Tử
Dốc ngược La Vang
Trạm dừng chân Tân Sở
Quê tôi có Hải Lăng hai mùa lúa
Hương Hóa, Gio Linh, Ba Lòng, Cam Lộ
Trung Lương, Mai Lĩnh, Triệu Phong
Quê tôi nghèo như lòng bàn tay tôi trắng
Tôi về đây nghe trái hồn nằng nặng
Nhớ những ngày xa xót cảnh phân ly
Những tiếng nói thầm thì
Đôi bạn cũ ngẩn ngơ tìm nhận mặt
Quảng Trị ơi mưa buồn lất phất
Tôi đếm lại từng đốt lóng tay những gì đã mất
Có những thanh niên chật vật xuất khẩu lao nô
Có những cô gái dại khờ
Mang tuổi thơ ra nước ngoài làm đĩ
Có những người nông dân sống bất đắc dĩ
Mất đất mất hết quyền làm người
Xã hội chủ nghĩa là cái chi chi
Lấy đất nước làm cuả riêng một đảng
Quảng Trị ơi! Quê hương mình ơi!
Đường về quê rưng lệ nhớ cả đời
Đảng có bạc vàng đô la làm nên núi
Xây lâu đài trên nổi khổ sinh linh
Điện ngọc cung đình
Đảng vươn lên dựng thành trì vua chúa
Đảng cha, đảng con nối nhau nhảy múa
Bà con tôi cơm độn khoai từng bữa
Từng lứa tuổi thơ ngây
Đi học qua sông phải trèo giây
Mẹ tự tử cầm tờ giấy nghèo trong tay cho con được sống
Quê hương ơi Việt Nam ơi đất trời lồng lộng
70 năm dưới họng súng đảng thế này
Phải đứng dậy làm chủ đi thôi
Đủ quá đi rồi. Không thể mãi làm kiếp bồi tôi giặc đỏ
Cộng sản về đây xây, phá, đạp đổ
Bán đứng từng thước đất, biển đảo quê hương
Tôi trở về thăm mang bao nỗi vấn vương
Nhìn giặc đảng nội xâm, ngoại xâm mọi miền đất nước

Kiện toàn là gì?

Bùi Quang Vơm (Danlambao) - "...Trước hết phải nói một chút là những người làm tuyên giáo, lý luận của đảng rất hay sáng tạo ra những từ mới. Mỗi khi khó diễn đạt, mỗi khi cần che đậy điều gì đấy, họ đều dùng cách tạo ra từ mới, và họ giữ quyền diễn giải ngôn từ đó. Thí dụ như những cái đuôi XHCN được thêm tuỳ tiện vào mọi chỗ. Cứ cái gì muốn có mặt sự giám sát hay chỉ đạo của đảng là thêm cái đuôi ấy vào, tạo ra cái loại từ chưa hề có trong từ điển trước đó. Chẳng hạn Thị trường XHCN, Nhân quyền XHCN, Dân chủ XHCN v.v... khi có thêm đuôi XHCN, nghĩa của từ gốc không còn đúng nữa, có khi ngược lại. Nhưng không có từ điển nào, không có giáo sư tiến sĩ nào, và cũng chẳng có nhà lãnh đạo nào, giải nghĩa. Gần 35 năm nay, Thị trường XHCN vẫn không ai hiểu là cái gì, và không ai thấy ở đâu. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói "có có đâu mà tìm".

*

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo của các cơ quan Nhà nước tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước. (Vnexpress.vn)

- Sáng 21-3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của Quốc hội Khóa XIII- trong đó nhấn mạnh nội dung quan trọng là Quốc hội sẽ tiến hành kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước.

Bắt đầu từ sáng ngày 30/3, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm. Sau đó, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội mới. Một ngày sau, Chủ tịch Quốc hội mới sẽ tuyên thệ.

Tiếp đó, chiều 31/3, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch nước đương nhiệm. Sau đó, Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới. Sáng 2/4, tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ trước Quốc hội.

Đến sáng 6/4, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng đương nhiệm. Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng mới. Ngày 7/4, tân Thủ tướng sẽ tuyên thệ tại Quốc hội. 

Vậy "kiện toàn" ở đây là gì?

Trước hết phải nói một chút là những người làm tuyên giáo, lý luận của đảng rất hay sáng tạo ra những từ mới. Mỗi khi khó diễn đạt, mỗi khi cần che đậy điều gì đấy, họ đều dùng cách tạo ra từ mới, và họ giữ quyền diễn giải ngôn từ đó. Thí dụ như những cái đuôi XHCN được thêm tuỳ tiện vào mọi chỗ. Cứ cái gì muốn có mặt sự giám sát hay chỉ đạo của đảng là thêm cái đuôi ấy vào, tạo ra cái loại từ chưa hề có trong từ điển trước đó. Chẳng hạn Thị trường XHCN, Nhân quyền XHCN, Dân chủ XHCN v.v... khi có thêm đuôi XHCN, nghĩa của từ gốc không còn đúng nữa, có khi ngược lại. Nhưng không có từ điển nào, không có giáo sư tiến sĩ nào, và cũng chẳng có nhà lãnh đạo nào, giải nghĩa. Gần 35 năm nay, Thị trường XHCN vẫn không ai hiểu là cái gì, và không ai thấy ở đâu. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói "có có đâu mà tìm".

Cái từ "kiện toàn" này tuy không phải là từ mới, nhưng nghĩa của nó thì hoàn toàn khác hẳn nguyên nghĩa được giải thích trong từ điển tiếng Việt phổ thông.

"Kiện toàn" thông thường là hoàn thiện một cái gì đó theo nghĩa bù những cái còn thiếu, chỉnh sửa những cái không đúng, chưa hợp lý, tức là không phá bỏ cái cũ, nhưng làm cho nó trở nên hoàn hảo hơn, thích ứng với nhiệm vụ, chức năng cuả nó hơn để nó có thể có sức bền lâu dài hơn.

Bộ máy mới cuả nhà nước gồm "bộ ba" Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng mới, được ép cho ra đời ngày 7/04 là một bộ máy mới hoàn toàn, ra đời sau công việc phế truất cái cũ, nhưng lại chỉ tồn tại có hai tháng, đến khi Quốc hội 14 được bầu ra vào ngày 22/05. Như vậy chẳng có gì dính với từ "kiện toàn" mà các vị tiến sĩ của đảng đặt ra ở đây. Cái chữ "kiện toàn" này là một loại cưỡng từ, kiểu nói lấy được xưa nay của hệ thống tuyên truyền quốc doanh. 

Theo luật, bộ máy nhà nước này, dù vừa ra đời, sẽ bị miễn nhiệm trước khi Quốc hội 14 bầu ra bộ máy nhà nước mới. Trước tiên, Quốc hội 14 sẽ bầu ra Chủ tịch, và Ban thường vụ Quốc hội 14, sau đó Thường vụ Quốc hội sẽ đề nghị Quốc hội bãi miển Chủ tịch nước cũ và đề cử Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới. Tân Chủ tịch nước khi đó mới đề nghị Quốc hội bãi nhiệm Thủ tướng cũ và đề cử Quốc hội bầu Thủ tướng mới. Thủ tướng mới sẽ trình danh sách chính phủ mới để Quốc hội bầu.

Việc kiện toàn trái luật trên đây là cách làm mà nhà báo Bùi Tín gọi là "lộn tùng phèo", và luật sư Lê Quốc Quân thì gọi là "đảo chính vi hiến". Theo người viết thì phải là cả hai, là một cuộc đảo chính nhưng theo cách lộn tùng phèo.

Lộn tùng phèo, vì cái trên lộn xuống dưới, cái dưới lộn lên trên, cái sau lộn ra trước. Sinh con rồi mới sinh cha.

Quốc hội 14 theo chương trình ngày 22/5 mới bầu, nhưng Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường vụ quốc hội ngày 31/03 đã ra đời. Quốc hội 14 phải đến tháng 7/2016 mới họp phiên đầu tiên để bầu Chủ thịch nước, Thủ tướng và thành viên Chính phủ, nhưng tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày 2/4 đã tuyên thệ nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 6/4 đã bị bãi nhiệm và ngày 7/04, thủ tướng mới Nguyễn Xuân Phúc đã nhậm chức. Chuyện ngược đời. Vậy là sinh con rồi mới sinh cha.

Các vị này dẫu có được "bầu ép" vội vã như vậy, nhưng theo luật, vẫn phải ứng cử đại biểu vào Quốc hội 14. Để rồi vào phiên họp thứ nhất tháng 7/2016, sẽ "kiện toàn" lại một lần nữa. Như vậy là Chủ tịch Quốc hội mà không biết mình có trúng đại biểu không. Chủ tịch nước mà không biết liệu có lọt vào Quốc hội không. Và Ngài thủ tướng nữa, chắc gì đã đủ phiếu để được làm đại biểu. Điều gì sẽ xảy ra, nếu các vị này không được bầu vào quốc hội 14. Và nếu có được vào thì sao? Bà Ngân có thể đắc cử, nhưng ông Trần Đại Quang chắc gì đã trúng Chủ tịch nước với bộ đồng phục công an, trong khi công an là loại ngườibị ghét nhất và ghê tởm nhất. Đặc biệt là ông Phúc chắc 100% là trượt ghế Thủ tướng, vì dân người ta bảo ông này, nếu vào cái ghế Thủ tướng, thì còn vượt xa ông Dũng.

Nhưng cũng có thể gọi đây là một cuộc đảo chính, theo nghĩa là một vụ truất quyền hay tước quyền không do tự nguyện. Đến bây giờ, không thấy có ông nào có đơn xin từ nhiệm, trong khi, ông Dũng, hôm giao ban Chính phủ lần cuối ngày 26/03 nói rằng "đảng cho ông thôi nhiệm", chứ không phải ông xin thôi. Ông này trước nay vẫn vậy. Hồi vụ Vinashin, đại biểu Dương Trung Quốc gợi ý ông từ chức, thì ông trả lời rằng đảng phân công, đảng giao thì phải làm, chứ ông không xin, đảng cho rút thì rút, ông chẳng việc gì phải từ chức. Bây giờ, phải từ nhiệm trước nhiệm kỳ cũng vậy, ông không xin. Và chắc là cả ông Sang lẫn ông Hùng, chẳng ai xin, nghĩa là cùng bị ép từ nhiệm 3 tháng trước khi hết nhiệm kỳ.
Điều 73, 87, 88 Hiến Pháp 2013 đều quy định, nhiệm kỳ của Chủ tịch Quốc hội, của Chủ tịch nước, và của Thủ thướng Chính phủ trùng với nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chức vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu xong các chức vị đó.

Nhưng ông Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định, "nhiệm kỳ là 5 năm, nhưng theo luật, nếu các chức danh không có đơn từ nhiệm, Quốc hội vẫn có thể miễn nhiệm". Kể cả khi các chức vụ này không phạm khuyết điểm gì, không vi phạm pháp luật và vẫn đang còn đủ tư cách đại biểu? Ông có thể chỉ ra điều nào trong hiến pháp 2013 quy định như vậy.?

Rõ ràng đây là sự phế truất cưỡng bức. Dù nhân danh gì thì thực chất vẫn là cưỡng bức, thực chất là tước đoạt. Dù chẳng có biểu hiện chống đối, việc các ông im lặng cũng nói lên tất cả.

Lập ra một chính phủ mới, một bộ máy nhà nước mới không tuân thủ trình tự quy định của pháp luật, không do sai phạm nghiêm trọng hay vi phạm pháp luật của bộ máy nhà nước đó, thực sự là một cuộc đảo chính. Nhưng có phải là một đảo chính vi hiến không lại tuỳ thuộc hiến nào, tức là hiến pháp nào. Hiến pháp đúng nghĩa là ý chí và tâm nguyện của toàn dân, nhưng hiến pháp Việt Nam từ ngày có đảng đến giờ, chỉ là ý chí cuả đảng cộng sản, gồm 4 triệu đảng viên, là bộ phận rất nhỏ trong số 94 triệu dân. Hiến pháp ấy vừa nói rằng hiến pháp là "định chế pháp luật cao nhất của nhà nước XHCN Việt Nam", và "đảng cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật". Nhưng lại quy định tại điều 4 rằng, "nhà nước thừa nhận đảng cộng sản, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Cái cao nhất lại chịu sự "lãnh đạo" cuả cái nằm trong nó. Đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân đẻ ra vi hiến của chế độ. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, nhưng là chỗ "thể chế hoá cương lĩnh đảng", và "hiến pháp là thiết chế quan trọng thứ hai sau cương lĩnh".(lời ông Trọng).

Vì vậy, chuyện Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng được lập ra trước ngày bầu cử Quốc hội, không hề vi hiến. Cái thực chất của nghịch lý này là việc không đồng nhất giữa quyền lực tối cao của một đảng với quyền lực tối cao của một dân tộc. Đó là sự không trùng khớp, sự vênh nhau về thời gian của Đại hội đảng và bầu cử Quốc hội. Giữa khoảng trống này, là lúc Nhà nước nằm ngoài đảng, nằm ngoài kiểm soát của bộ chính trị. Ông Sang, Ông Dũng không còn là TW uỷ viên, có quyền gì nhân danh nguyên thủ để đón tiếp Tổng thống Mỹ sắp tới. Vì vậy mà đảng buộc phải bất chấp hiến pháp. Phải gạt các ông ra, và phải "kiện toàn bộ máy", trước khi OBAMA đến. Đây hẳn nhiên không phải lần đầu, và không thể là lần cuối cùng. Vấn đề là phải đồng nhất hoá Đảng và Quốc hội. Hoặc là đảng thừa nhận quyền tối cao cuả Quốc hội và hoạt động như mọi tổ chức chính trị khác và chấp nhận đa nguyên hoá sinh hoạt xã hội, giống như việc đa sở hữu hoá trong kinh tế thị trường. Hoặc phải giải tán Quốc hội, huỷ chế độ Quốc hội lập hiến, chính thức hoá chế độ đảng lập hiến, chính xác là đảng cộng sản lập hiến. Không thể cùng lúc tồn tại hai cái cao nhất, vưà có Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện vừa có Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của dân, do dân, và vì dân. Đây là mâu thuẫn có tính cách mạng, phủ định lẫn nhau.

Cái thực tế chua xót có lẽ đáng kể nhất phải là ông Trương Tấn Sang và Ông Nguyễn Sinh Hùng. Hai ông này chỉ là vật hy sinh để ông Trọng và ông Phúc gạt bằng được ông Dũng ra khỏi quyền lực. Nhưng hai ông bị bãi nhiệm khi đang còn quyền đương nhiên theo hiến pháp, mà không do sai phạm, là sự sỉ nhục đối với một đời cống hiến. Và điều cũng đáng nói là danh dự của cả gần 500 đại biểu đã bỏ phiếu cho nhiệm kỳ 13, cũng bị xúc phạm và tước đoạt thô bạo, bằng chứng cho sự lạm dụng quyền lực, và sự thiếu hụt của một nền văn hoá chính trị, tất có ở một chế độ độc đảng.

Không biết ai là thủ phạm của trò chơi gian lận thô bạo này. Nhưng là ai thì kẻ đó phải có lá gan rất to, to lắm.

Paris 30/03/2016