Từ câu chuyện bổ nhiệm Giám đốc Sở KH&ĐT Quảng Ngãi nhìn lại việc bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hàng hải - Bộ GTVT

Minh Anh (Danlambao) - Dư luận xã hội hiện nay thực sự rất quan tâm đến vấn đề bổ nhiệm cán bộ. Cán bộ được bổ nhiệm có cần tài, đức, có cần “trí tuệ” không, hay chỉ cần có “tiền tệ, hậu duệ, quan hệ”?!

Câu chuyện bổ nhiệm Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam đang khiến dư luận dậy sóng. Khoan hãy nói đến việc vị giám đốc mới ở tuổi 30 hay là con của Bí thư tỉnh ủy, mà hãy xem việc UBND tỉnh Quảng Nam khi tiến hành quy trình bổ nhiệm có xem xét đầy đủ về tiêu chí tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ không!

Trong thực tế, vị Giám đốc Sở KH&ĐT mới được bổ nhiệm này thiếu hẳn tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính (theo Quyết định số 82/2004/QĐ-BNV ngày 17/11/2004 của Bộ Nội vụ). Như vậy có thể thấy UBND tỉnh Quảng Nam đã bỏ qua quy định cao nhất về bổ nhiệm cán bộ, lại coi nhẹ những quy định mang tính chất điều kiện trong việc bổ nhiệm cán bộ khi một Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu rằng quy định tiêu chuẩn phải có chuyên viên chính cũng chỉ là "tiêu chí phụ".

Hẳn việc bổ nhiệm cán bộ vào một vị trí quan trọng như Giám đốc Sở với rất nhiều ban bệ, cơ quan tham mưu thì làm sao sai quy trình được! Vấn đề là quy trình mà UBND tỉnh Quảng Nam tiến hành có đảm bảo sự trung thực, khách quan hay không?!

Thử hỏi, một Giám đốc Sở, nếu không có trình độ của một chuyên viên chính hay chuyên viên cao cấp, thì sao có đủ kiến thức quản lý để điều hành một lĩnh vực chuyên sâu của địa phương, sao đủ năng lực để thực hiện công tác tham mưu cho cấp trên?!

Nền hành chính nước nhà sẽ đi đến đâu nếu tất cả cấp trưởng của các Cục, Vụ của Bộ/ ngành; các Giám đốc Sở của UBND tỉnh, thành… đều được dễ dãi, bỏ qua các điều kiện cần và đủ trong việc xem xét bổ nhiệm như vậy!

Ngược dòng thời gian 3 tháng trước, tại Bộ Giao thông vận tải cũng có “luỳnh xuỳnh” khi bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, đây là một cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải được xếp hạng như Tổng Cục, khi Bộ này quyết định đưa ông Nguyễn Xuân Sang, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Tp HCM- tương đương với cấp Trưởng phòng, lên thẳng Cục trưởng, trong khi vị này mới chỉ là chuyên viên, thi chuyên viên chính chưa đạt nên không được xếp ngạch.

Giống như UBND tỉnh Quảng Nam, việc bổ nhiệm này trái với Quyết định số 83/2004/QĐ-BNV ngày 17/11/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn vụ trưởng thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ. Như vậy, có thể nói rằng Bộ GTVT cũng đã bỏ qua quy định cao nhất về bổ nhiệm cán bộ, coi nhẹ những quy định tối cần thiết trong việc bổ nhiệm.

Chưa kể đến tính pháp lý của Học vị Tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Sang là do một Viện của Liên bang Nga cấp cần phải được làm rõ, do thời gian làm Tiến sĩ “thần tốc” chỉ có 2 năm (10/2006-12/2008), lại bỏ qua thời gian làm Thạc sĩ, không biết vị này học vào lúc nào, hay cũng “mua” bằng như một số quan chức sính bằng cấp mua bằng từ một số trường như Đại học Nam Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.. đã bị phanh phui trước đây?!

Chưa hết, vào tháng 4/2015, Bộ GTVT cũng bổ nhiệm cho Cục Hàng hải Việt Nam một Cục phó gây sự bất bình trong dư luận. Ông Nguyễn Đình Việt, lúc đó là Giám đốc một Cảng vụ hàng hải, chỉ có bằng tốt nghiệp hệ “Đại học ngắn hạn” tức là tương đương với trình độ Cao đẳng, trong khi tiêu chí bổ nhiệm Cục phó được thông báo phải là người có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.

Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng ở đâu khi bổ nhiệm Cục trưởng, Cục phó của Cục Hàng hải Việt Nam lại bỏ qua hết các tiêu chuẩn, tiêu chí cơ bản nhưng vô cùng quan trọng như vậy đối với cán bộ làm công tác quản lý nhà nước.

Đất nước ta cần những cán bộ, nhất là cán bộ trẻ có tài năng thực sự, “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nhưng vì sự phát triển của đất nước, vì hiệu quả của nền hành chính nước nhà, chính các Bộ trưởng và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành hơn ai hết là người chịu trách nhiệm với công tác cán bộ, và trước hết cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc những quy định, quy chế trong công tác cán bộ.

30/9/2015


______________________________________

Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số 2480/ĐH ngày 5/5/1992 hướng dẫn cấp phát văn bằng tốt nghiệp cho hệ "đại học ngắn hạn" có ghi:

"Đối với các khóa tuyển sinh đại học ngắn hạn từ năm 1990 trở về trước, người tốt nghiệp sẽ được cấp một trong hai loại bằng:

- Bằng tốt nghiệp đại học do Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề phát hành trước năm 1991 có thêm một số dấu hiệu đặc biệt (Trên bìa có dấu nổi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mặt trong có dòng chữ "Hệ đại học ngắn hạn".

- Bằng Tốt nghiệp cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành từ năm 1991 trở đi.

Cả hai loại bằng trên có giá trị hoàn toàn như nhau".

Như vậy, Bằng "đại học ngắn hạn" tương đương với trình độ cao đẳng.



Phóng viên báo bộ ngoại giao ‘làm gián điệp cho Tàu’?

Bạn đọc Danlambao - 2 trang báo mạng nổi tiếng tại Việt Nam vừa phải gỡ bỏ toàn bộ bản tin liên quan đến phiên tòa xét xử một nhà báo ‘làm gián điệp cho Tàu’. Vụ kết án diễn ra trong bối cảnh chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đang chuẩn bị có chuyến viếng thăm Việt Nam vào cuối năm.

Trước đó, truyền thông nhà nước cho hay ông Hà Huy Hoàng, phóng viên báo Thế giới & Việt Nam (cơ quan tuyên truyền thuộc bộ ngoại giao), đã bị kết án 6 năm tù vì buộc tội danh ‘làm gián điệp’ theo điều 80 bộ luật hình sự.

Thông tin vụ việc đã được đăng tải trên 2 tờ báo mạng là Tuổi Trẻ OnlineVNExpress. Tuy nhiên, đến chiều ngày 30/9/2015, đường link của những bản tin này đã không thể truy cập được.

‘Tình báo Hoa Nam’?

Trong phiên sơ thẩm sáng 30/9/2015 tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, ông Hà Huy Hoàng bị cáo buộc vì hành vi ‘cung cấp thông tin cho tình báo Trung Cộng’.

Cáo trạng của viện kiểm sát cho rằng, từ ăm 2009, ông Hoàng có liên lạc và trao đổi thông tin với một người tên Nhạc Xuân, làm ở tạp chí Cầu Thị thuộc ban tuyên giáo Trung Cộng.

Ông Hoàng đã sang Tàu tổng cộng 8 lần, đồng thời cung cấp cho Nhạc Xuân nhiều thông tin liên quan đến tình hình Việt Nam như: ý kiến dư luận về chuyến thăm của Tập Cận Bình, nhóm Pháp Luận Công phá lăng Ba Đình, vụ công nhân Bình Dương biểu tình chống Trung Cộng…

Cáo trạng nói rằng ông Hà Huy Hoàng biết rõ Nhạc Xuân là ‘tình báo Hoa Nam’, nhưng vẫn liên lạc và cung cấp thông tin.

Tại tòa, ông này bác bỏ thông tin này và nói rằng bản thân ông không biết Nhạc Xuân là tình báo. Ngoài ra, các trao đổi giữa hai người chỉ là những thông tin đã được phổ biến trên báo chí, không được coi là thông tin mật.

Ông Hoàng cũng cáo buộc cơ quan điều tra cố tình làm sai lệch lời khai. Tuy nhiên, tòa đã bác bỏ chi tiết này.

“Bị cáo Hoàng cho rằng cáo buộc của viện kiểm sát là không có cơ sở. Bị cáo không có suy nghĩ, ý chí chống lại nhà nước Việt Nam và nếu tòa kết tội bị cáo thì phải chứng minh bị cáo có ý định chống lại nhà nước”, bản tin trước khi bị xóa trên báo Tuổi Trẻ Online cho biết.

Gián điệp ‘tép riu’

Phiên tòa kết thúc trong buổi sáng ngày 30/9/2015, ông Hà Huy Hoàng bị tuyên phạt 6 năm tù giam.

Theo điều 80 bộ luật hình sự, tội danh làm gián điệp có thể nhận mức án lên đến chung thân hoặc tử hình. 

Mặc dù là phóng viên cho tờ báo thuộc bộ ngoại giao, nhưng vị trí như của ông Hà Huy Hoàng cũng khó có thể tiếp cận được các thông tin quan trọng. 

Xét cho cùng, nếu phạm tội thật thì ông Hà Huy Hoàng cũng chỉ là một gián điệp ‘tép riu’. Còn những tên gián điệp cỡ bự khác, những kẻ đang điều hành cả một mạng lưới tình báo rộng khắp Việt Nam lại vẫn nhơn nhơn tự đắc trong hàng ngũ chóp bu Ba Đình.

Chế độ CSVN thường không công bố chi tiết liên quan đến các vụ án làm gián điệp, nhất là gián điệp cho Tàu. Cho nên, việc một số tờ báo nhanh chóng đưa tin, sau đó phải vội vàng tháo gỡ là điều gây nhiều chú ý.

Hành động này cho thấy ban tuyên giáo CSVN đang cố gắng không làm phật lòng quan thầy Trung Cộng, nhất là vào thời điểm sắp diễn ra chuyến thăm của Tập Cận Bình vào cuối năm.

Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com



Nguyên bộ trưởng Việt Nam: Sang Campuchia thấy nó hoạt động Đảng phái vui lắm!

Nguyễn Sự Thật VN (Danlambao) - Sáng nay mở báo Vietnamnet thấy bài: "Sau Thái Lan 100 năm, bị Campuchia vượt mặt", cũng mới cách đây 2 ngày Vietnamnet có bài: "Còn lâu mới bằng Malaysia, đừng mơ bằng Singapore", người việt ta có câu: "Ý tại ngôn ngoại" phải chăng Vietnamnet muốn nhắn gửi tới chúng ta điều gì? Ở một xứ sở "Dân chủ gấp ngàn lần Tư sản" này thì những nhà báo cừ khôi thường giỏi viết làm sao để cái ý chánh đặt ở ngoài lời văn. Người đọc cần phải để ý suy nghĩ mới tìm ra được.

Còn nhớ, chỉ mới 2 thập kỷ trước, nghe tới Campuchia thì người Việt nào cũng phải dùng mình ớn lạnh, một Campuchia hoang tàn do nội chiến, ấy vậy mà đến nay, nhiều lĩnh vực Việt Nam của chúng ta đã thua xa Campuchia: "Ô tô điện do Campuchia sản xuất có tên là Angkor EV 2013 được công ty Heng Development Company có trụ sở tại Kandal, Campuchia trình làng gần đây đã khiến cho thế giới phải trầm trồ, thán phục và không ít người người dân Việt Nam luôn mong muốn có một chiếc xe hơi vừa túi tiền phải... “phát thèm”." (Bài: Ôtô 5.000 USD của Campuchia khiến dân Việt 'phát thèm', Vietnamnet, 24/08/2015) Đó là về kinh tế!

Ôtô 5.000 USD của Campuchia

Còn về Chính trị? Về Chính trị của Campuchia, trên báo, đài của Việt Nam chúng ta thường được nghe về Campuchia với những phức tạp tới mức hỗn loạn của sự đa đảng. Tuy nhiên, chúng ta đều biết: kinh tế và chính trị luôn song hành cùng nhau, có một nền chính trị tốt sẽ là tiền đề để kinh tế phát triển, ngược lại khi kinh tế phát triển thì sẽ là cơ sở để ổn định chính trị hơn. Nhớ lại một câu chuyện có thật cách đây 2 năm, khi đó chúng tôi có mấy ông bạn đi bộ buổi tối với nhau, một ông nguyên là Bộ Trưởng một bộ của Việt Nam, mới nghỉ hưu được mấy năm, ông vừa cùng mấy cặp "vợ chồng hưu" sang du lịch Campuchia về, ông kể: Sang Campuchia thấy nó hoạt động Đảng phái vui lắm! Làng này ủng hộ đảng này thì treo cờ của đảng này, làng kia ủng hộ đảng kia thì treo cờ của đảng kia, không khí thật là vui vẻ, hồ hởi đầy sức sống, chứ không như ở ta.

Phải chăng trong cái chính trị đa đảng buổi ban đầu, nó được thể hiện ra bên ngoài để nếu người không thiện cảm sẽ thấy "phức tạp tới mức hỗn loạn", nhưng một người đã cáo lão từ quan, bình tĩnh hơn thì thấy: "không khí thật là vui vẻ, hồ hởi đầy sức sống"? Điều gì khác biệt so với Việt Nam để Campuchia phát triển vượt bậc trong 20 năm qua? Hun Sen liệu có hơn Nguyễn Tấn Dũng? Tôi cho rằng Hun Sen không thể hơn (cá nhân) Nguyễn Tấn Dũng! Nhưng chính phủ của Hun Sen thì hơn chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng, nền kính tế của Hun Sen thì hơn nền Kinh tế của Nguyễn Tấn Dũng bởi: Hun Sen còn chịu áp lực của sự Đa Đảng! Nguyễn Tấn Dũng không chịu điều đó! (Tất nhiên, có một số mặt Campuchia còn thua Việt Nam, vì họ mới có 20 năm hòa bình, tuy nhiên không lâu nữa họ sẽ vượt.)

Cũng may là Khối Asean đã mở cửa chào đón Việt Nam, chứ họ cứ theo lệ cũ: Không chơi với nước độc đảng thì Việt Nam biết làm bạn với ai? Trung Quốc ư? Không được, chơi với Hổ dữ thì có ngày bị Hổ ăn thịt! Cu Ba ư? Không được, hiện tại thì xa xôi, mai này thì đùng một cái họ từ bỏ độc đảng thì đâu còn là bạn (ở phương Tây, mọi chuyện đều có thể xảy ra rất chóng vách!) Bắc Hàn ư? Hẳn Nguyễn Phú Trọng không muốn có một người con như Kim Jong Un? Hẳn Bộ Chính trị Việt Nam không muốn mình là người cầm sổ ở cái ảnh này? Không biết đến hôm nay cái đầu của những người trong ảnh có còn ở trên cổ của họ?


Là người yêu bóng đá, nhiều lúc tôi thấy cũng may là Việt Nam ta có 10 nước Asean ở bên cạnh, cùng có nền bóng đá yếu gần như nhau, nên cuộc đua (dù yếu) nhưng vẫn quyết liệt, và như vậy bóng đá Việt Nam khi đá với 1 trong 10 nước Asean vẫn còn nhiều khán giả. Giả sử bây giờ 10 nước Asean mà đều mạnh như bóng đá Nhật Bản (mà Việt Nam ta vẫn thế hoặc kém hơn) thì xem chán thấy mồ!

Kinh tế và Chính trị cũng như vậy!

Việt Nam là nước kém phát triển, nhưng bù lại ở bên cạnh Việt Nam còn có khối Asean cũng là vùng trũng của thế giới, cho nên ta vẫn còn bạn bè, đối tác sêm sêm. Họp thế giới chả nói, chứ họp mấy nước Asean thì Việt Nam vẫn có vị thế, nhìn lãnh đạo ta ung dung tự tại khi bắt tay đối tác, thấy cũng vinh dự. Nhưng cứ như mấy bài báo trên Vietnamnet thì thử hỏi, tình cảnh đó còn được bao lâu? Nếu hôm nay các nhà Lãnh đạo Việt Nam không tỉnh táo, vẫn khư khư một gióng giữ cái nền chính trị độc đảng, ổn định trong sự kìm kẹp này thì sẽ có một ngày Việt Nam không còn bạn bè để mà bắt tay!

Không biết Lãnh Đạo Việt Nam có nghĩ tới ngày đó?

30/9/2015




Nhật Bản: Tân hội viên thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ?

Shannon Tiezzi * Samsung (Danlambao) dịch - Đại Hội Đồng LHQ đã bước vào ngày tranh luận thứ hai vào hôm thứ Ba. Sau các bài diễn văn của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Park Geun-hye vào hôm thứ Hai, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới phiên ngày hôm nay. Trong bài diễn văn của mình, ông Abe trình bày viễn kiến của Nhật với LHQ và kết thúc bằng lời kêu gọi cho Đông Kinh được ban cấp một ghế trong Hội đồng Bảo an LHQ.

Ông Abe tuyên bố: "Nhật Bản muốn trở thành một hội viên thường trực trong Hội đồng Bảo an và đóng góp cân xứng với vị thế đó".

Thật vậy, phần lớn bài diễn văn của ông Abe đọc giống như một lá thư ngỏ cho cuộc vận động giành quyền hội viên thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ. Ông Abe nói rằng: "Nhật Bản có lịch sử về trợ giúp kiến thiết quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới. Hơn bao giờ hết, Nhật Bản muốn cống hiến kho tàng kinh nghiệm ấy".

Abe lưu ý rằng Nhật Bản đã và đang là một quốc gia ban tặng sự trợ giúp nhân đạo tích cực. Ông còn cam kết hàng trăm triệu đô la yểm trợ các dự án giúp đỡ trên toàn thế giới, từ giúp đỡ Serbia và Macedonia giải quyết khủng hoảng người tỵ nạn hiện nay ở Ân châu tới xây dựng các hệ thống cung cấp nước và cống rãnh ở Iraq. Trong một thí dụ cụ thể ở cấp độ cá nhân, ông Abe đã nêu trường hợp một bà mẹ trong lúc chạy nạn bạo động ở Syria đã mang theo một máy tính xách tay do Nhật gửi tặng để lưu trữ thông tin sức khỏe của đứa con sơ sinh bà.

Mặc cho các khủng hoảng gần đây, ông Abe trình bày một tương lai tươi sáng của LHQ. Trong bài diễn văn, ông Abe phần lớn tránh thảo luận về các rắc rối gây trở ngại cho nỗ lực ban hành các nghị quyết, từ cuộc nội chiến ở Syria (và hậu quả khủng hoảng người tỵ nạn) cho tới sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo IS. Abe thậm chí tránh không nhấn mạnh tầm quan trọng của luật quốc tế, một đề tài thường thấy trong những bài diễn văn công kích hành động của Nga ở Ukraine và Trung cộng ở biển Đông.

Điểm xung đột quốc tế duy nhất được đề cập trong bài diễn văn là Bắc Triều Tiên. Ông tuyên bố: "Nhật sẽ điều hợp làm việc với các quốc gia liên hệ nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề tồn đọng như bắt cóc, nguyên tử và hỏa tiễn".

Thay vì gây thêm tranh cãi bằng việc bàn thảo về các đề tài làm phân hóa LHQ, ông Abe tập trung quan tâm về các hậu quả nhân đạo của các khủng hoảng đó và về những gì Nhật Bản có thể làm hầu giải quyết. Ông dùng các hứa hẹn để biện luận rằng Nhật Bản sẽ là một sự tăng cường đầy giá trị cho câu lạc bộ biệt lập nhất đó của LHQ.

Ông Abe tuyên bố: "Nhật Bản nghiêm khắc bảo trọng chính mình như là một quốc gia yêu chuộng hòa bình" kể từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Thế giới II. Ông nêu rõ các đóng góp của Nhật Bản cho các hoạt động gìn giữ hòa bình và thiện chí làm việc hơn nữa nhằm san bằng khoảng cách giữa việc hoạch định và hoạt động thực tế. Abe chỉ đề cập tới các luật an ninh mới gây tranh cãi của Nhật một lần duy nhất trong bối cảnh này. Ông nói các cuộc cải cách luật an ninh sẽ giúp Nhật Bản đóng góp đa dạng hơn cho các hoạt động gìn giữ hòa bình.

Abe còn nhấn mạnh rằng sách lược mà Nhật Bản ưa chuộng để giải quyết các vấn đề quốc tế là giao quyền sở hữu chủ lại cho các địa phương và để họ "xác định nẻo đi của đời họ". Đề cập tới các cuộc đối thoại vừa qua với các quốc gia Phi châu và Hải đảo Thái Bình Dương ông Abe nói Nhật Bản "luôn thực hiện mọi nỗ lực để trở thành một quốc gia lắng nghe tích cực tiếng nói của các thành phần liên hệ."

Abe kết thúc bài diễn văn rằng: "Là một quốc gia đóng góp tiên khởi cho hòa bình dựa trên nguyên tắc hợp tác quốc tế, Nhật Bản quyết định tiến hành cuộc cải cách Hội đồng Bảo an ngõ hầu biến LHQ thành một cơ quan thích hợp hơn cho thế kỷ 21, và sau đó, với tư cách một hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an, sẽ thực hiện các trách nhiệm đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và thịnh vượng thế giới".

Abe không hề cô đơn trong cuộc vận động tăng cường số quốc gia hội viên thường trực trong Hội đồng Bảo an bởi vì còn ba nước khác cũng bộc lộ ước vọng cải tổ, đó là Đức, Brazil và Ấn Độ. Bộ tứ này đã gặp gỡ nhau bên lề cuộc họp cấp cao LHQ và nhất trí rằng nay đã tới thời điểm tái tục cuộc vận động. Theo tờ Thời báo Ấn Độ (Times of India), "Hoàn cảnh trên thế giới đã thay đổi kể từ sau cuộc hội nghị của nhóm Tứ Cường này hồi năm 2004".

Dù vậy, nhóm Tứ Cường biết hết sức rõ rằng việc vận động gia tăng con số các quốc gia hội viên thường trực bây giờ cũng khó khăn không kém cuộc vận động trong quá khứ. Nỗ lực phản đối việc ban cấp thêm tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo an của Pakistan, Trung cộng, Đại Hàn cũng ngang bằng với nỗ lực gia nhập của Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil và Đức.


30/09/2015




Ngày sinh Hồ Chí Minh?

Trần Gia Phụng (Danlambao) - Hiện nay, theo đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), ngày sinh chính thức của Hồ Chí Minh (HCM) là ngày 19-5-1890. Tuy nhiên, có tài liệu cho biết HCM có nhiều ngày sinh khác nhau.

Tài liệu thứ nhất

Theo tài liệu ông Lê Thanh Cảnh, một người cùng học lớp với HCM ở trường Quốc Học (Huế), thì HCM lúc đó có tên là Nguyễn Sanh (Sinh) Côn (Cung) đậu Tiểu học năm 1907, và nhập học lớp nhứt niên trường Quốc Học vào đầu niên khóa năm nầy, vào giữa tháng 9-1907. Nhứt niên là năm thứ nhứt bậc trung học tức lớp 6 ngày nay. Cũng theo tài liệu nầy, tháng 4-1908, tại Huế xảy ra những cuộc biểu tình xin giảm xâu hạ thuế mà dân chúng thường gọi là Trung Kỳ dân biến. Nguyễn Sanh Côn tham gia cuộc biểu tình nầy và bị truy nã, phải bỏ học, bỏ trốn khỏi Huế. Lúc đó Nguyễn Sanh Côn (Nguyễn Sinh Cung) khoảng 18 tuổi. (Lê Thanh Cảnh, tạp chí Hoài niệm Quốc Học, Huế: 1956, tt. 37-39.)

Vào đầu thế kỷ 20, người Việt còn dùng âm lịch để tính tuổi. Tuổi âm lịch gọi là tuổi ta. Tuổi dương lịch gọi là tuổi tây. Tuổi ta hay tuổi âm lịch lớn lơn tuổi tây hay tuổi dương lịch một tuổi. Tác giả Lê Thanh Cảnh không cho biết tuổi Nguyễn Sinh Cung lúc đó là tuổi âm lịch hay tuổi dương lịch. Vì vậy không biết Nguyễn Sinh Cung, sau có tên là HCM sinh năm 1890 hay 1891?

Sau biến cố ở Huế, Nguyễn Sinh Cung vào Quảng Nam, Quảng Ngãi, đến Bình Thuận. Tại Bình Thuận, Nguyễn Sinh Cung dùng tên mới là Nguyễn Tất Thành xin vào dạy Quốc ngữ ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) khoảng tháng 9-1910. (Hồ Tá Khanh, Thông sử công ty Liên Thành, Paris: 1983, tr. 34.)

Tài liệu thứ hai

Sau Phan Thiết, Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn, lấy tên là Ba, xin làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche-Tréville và theo tàu nầy đi Pháp, rời Sài Gòn ngày 5-6-1911. Ông đặt chân đến Marseille, hải cảng miền nam nước Pháp ngày 6-7-1911. (Lê Thị Kinh, Phan Châu Trinh (1872-1926) qua những tài liệu mới, quyển 2, tập 1, Nxb. Đà Nẵng, 2001, tr. 210.)

Chỉ hơn hai tháng sau, ngày 15-9-1911, tại Marseille, Nguyễn Tất Thành viết tay hai lá đơn bằng tiếng Pháp, cùng nội dung, chỉ khác tên người nhận; một gởi cho tổng thống Pháp và một gởi cho bộ trưởng bộ Thuộc địa Pháp, xin đặc ân để được vào học Trường Thuộc Địa Paris (École Coloniale de Paris). Sau đây là bản dịch lá đơn của Nguyễn Tất Thành:

Marseille, ngày 15 tháng Chín năm 1911

Kính gởi Tổng thống Cộng Hòa,

Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của Ngài ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Địa.

Tôi hiện đang làm công nhân trong công ty Chargeurs Réunis (tàu Amiral Latouche-Tréville) để sinh sống.

Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học hỏi. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được những ích lợi của nền học vấn.

Tôi người gốc tỉnh Nghệ An, xứ An Nam.

Trong khi chờ đợi câu trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi của Tổng Thống, xin Ngài nhận trước nơi đây lòng biết ơn của tôi.

Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892,
con của ông Nguyễn Sinh Huy (Phó bảng).
Học sinh Pháp văn, Quốc ngữ và chữ Hán.

Ở đây, khoan bàn đến chuyện nội dung lá đơn, mà chỉ xin lưu ý là vào cuối đơn, Nguyễn Tất Thành tức HCM tự ghi là ông ta sinh năm 1892. Đây là tài liệu thứ hai về năm sinh của HCM.


Tài liệu thứ ba

Trong bài báo nhan đề “Les Vietnamiens dans la franc-maçonnerie coloniale”, tạp chí Revue française D'Histoire d'Outre-mer, tam cá nguyệt 3, 1998, Paris: Société Française d'Histoire d'Outre-mer, tr. 105, Jacques Dalloz viết: “Au début de 1922, il s'est présenté l'initiation de la loge la Fédération universelle (Paris GODF), recommandé par le graveur Boulanger. Sa fiche indique: “Nguyen Ai Quấc, né le 15-2-1895 (Annam), retoucheur en photo, dessinateur”. Xin tạm dịch: "Vào đầu năm 1922, do sự giới thiệu của một nhà chạm trỗ tên là Boulanger, ông ta dự lễ gia nhập của tổ Fédération universlle (Paris GODF). Phiếu của ông ta ghi là: “Nguyễn Ái Quấc, sinh ngày 15-2-1895 (An Nam), thợ tô sửa hình, thợ vẽ.” [Chữ An Nam vào thời đó chỉ Trung Kỳ.]

Sau bài báo kể trên, Jacques Dalloz còn xuất bản sách Francs-maçons d'Indochine, Paris: Éditions Maçonniques de France, 2002. Sách nầy trình bày đầy đủ những nhân vật Tam Điểm ở Việt Nam, trong đó có Nguyễn Ái Quấc tức HCM cũng với ngày tháng năm sinh vừa kể.

Trong đơn xin vào học Trường Thuộc Địa Paris, Nguyễn Tất Thành tức HCM, tự ghi là sinh năm 1892. Nay trong hồ sơ gia nhập hội Tam Điểm ở Paris, Nguyễn Ái Quấc (Quốc) tức là HCM, tự ghi là sinh năm 1895. Hai năm sinh trên đây do chính HCM tự tay ghi, nhưng lại khác nhau. Rồi HCM sẽ còn chọn thêm một ngày sinh khác nữa như sau.

Tài liệu thứ tư

Tại Hà Nội, ngày 6-3-1946, tại số 38 đường Lý Thái Tổ, với tư cách chủ tịch chính phủ Liên hiệp kháng chiến, HCM ký thỏa ước Sơ bộ với Pháp, gồm 2 điều chính: 1) Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do (état libre), có chính phủ riêng, nghị viện riêng và tài chính riêng trong Liên Bang Đông Dương (LBĐD) và trong Liên Hiệp Pháp (LHP). 2) Việt Nam sẵn sàng tiếp đón quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa để giải giáp quân đội Nhật. 

Dầu đã thề chống Pháp đến cùng trong ngày thành lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (2-9-1945), HCM vẫn ký thỏa ước theo đó điều 1 ghi rằng Việt Nam nằm trong LBĐD và trong LHP. Như thế, về hành chánh, Việt Nam dưới quyền của cao ủy Pháp, người đứng đầu LBĐD.

Ngày 18-5-1946, đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu, cao ủy Pháp tại Đông Dương, đến kinh lý Hà Nội. Trên danh nghĩa, D’Argenlieu là cao ủy, đại diện chính phủ Pháp tại Đông Dương, đứng đầu LBĐD. Theo thỏa ước Sơ bộ ngày 6-3-1946, Việt Nam là một quốc gia trong LHP và trong LBĐD. Trong nghi thức hành chánh và giao tế, khi đón tiếp cao ủy đại diện chính phủ Pháp, đứng đầu LBĐD, chính phủ Việt Nam phải treo cờ chào mừng D’Argenlieu.

Tuy nhiên, nếu treo cờ chào mừng quan Tây đến Hà Nội, thì hoặc bị dân chúng chê cười, hoặc bị dân chúng phản đối vì lúc đó dân chúng rất căm thù Pháp và nhất là dân chúng chưa quên việc HCM thề cương quyết chống Pháp đến cùng ngày 2-9-1945.

Nhà nước Việt Minh CS liền tuyên truyền rằng treo cờ trong ba ngày từ 19 đến 21-5-1946 là để mừng sinh nhựt chủ tịch HCM là ngày 19-5. Mừng sinh nhựt thì treo cờ một ngày mà thôi, chứ treo chi tới ba ngày là thời gian D’Argenlieu có mặt ở Hà Nội? Hơn nữa, trước đây, trên đường hoạt động chính trị, HCM không bao giờ nói chuyện sinh nhựt của mình, thì tại sao nhân cuộc thăm viếng của D’Argenlieu lại có chuyện sinh nhựt HCM?

Vì các lẽ đó, dân chúng cho rằng HCM ngụy tạo sinh nhựt để có lý do treo cờ nhằm đón tiếp D’Argenlieu vì D’Argenlieu đứng đầu LBĐD, mà Việt Nam nằm trong LBĐD, có nghĩa là D’Argenlieu là lãnh đạo của HCM nên HCM phải ra lệnh treo cờ để đón tiếp quốc trưởng. Từ đó, ngày 19-5 được CSVN xem là ngày sinh chính thức của HCM.

Tài liệu thứ năm

Ngày 11-4-2001, trong bài nói chuyện về HCM tại Trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục Hà Nội, một cán bộ CS tên là Sơn Tùng cho biết rằng vào năm 1950, ông đã gặp ông Cả Khiêm tức Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là Nguyễn Tất Đạt, anh của Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành tức HCM. Nhân dịp nầy, ông Cả Khiêm giao cho ông Sơn Tùng cuốn Tất Đạt tự truyện, trong đó có đề cập đến HCM. Dựa vào tài liệu của ông Cả Khiêm, Sơn Tùng quả quyết rằng HCM sinh năm 1891. (Minh Võ, Hồ Chí Minh nhận định tổng hợp, Virginia: Nxb. Tiếng Quê Hương, 2003, tr. 400.)

Gần đây, theo sách Đèn cù của Trần Đĩnh, California: Người Việt Books, 2014, chương mười bốn, tr. 169, tác giả nầy cho biết rằng vào đầu năm 1960, Tố Hữu thành lập nhóm viết tiểu sử HCM với danh nghĩa là Ban Nghiên cứu lịch sử đảng, gồm có Phạm Bình, Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh, Trần Đĩnh. Tố Hữu cử hai nhà văn đến tận quê của HCM ở Nghệ An để sưu tầm tài liệu. Báo cáo của cuộc sưu tầm cho biết rằng HCM sinh năm 1891 (tân mão). Báo cáo nầy cho rằng đó là lời của của ông Cả Khiêm, anh trai của HCM, “nói thế, có bằng chứng hẳn hoi trong gia đình và họ hàng”. 

Ban viết tiểu sử trình lên cho HCM, thì HCM trả lời rằng “người ta thế nào thì cứ để thế không sửa sai gì hết”. Điều đó có nghĩa là HCM không muốn sửa đổi ngày tháng năm sinh đã được đưa ra trước đây tức ngày 19-5-1890. Nhóm viết tiều sử cho rằng HCM muốn giữ năm 1890 cho dân chúng dễ nhớ số tròn.

Chuyện một lá số tử VI

Tài liệu của ông Sơn Tùng năm 2001 và tiết lộ trong sách Đèn cù năm 2014 dựa trên bằng chứng trong gia đình của ông Cả Khiêm, anh ruột của HCM, phù hợp với một lá số tử vi trong sách Tử vi đẩu số tân biên do Vân Đàng Thái Thứ Lang soạn và ấn hành ở Sài Gòn năm 1957. 

Trong sách nầy, lá số không đề tên đương số, mà tác giả Vân Đằng chỉ ghi chú như sau: “Số gian hùng. Năm Bính Thân – 1956 - 66 tuổi. Đã có sự nghiệp lớn lao. Nhưng hại dân hại nước.” [66 tuổi theo lá số tử vi là tuổi âm lịch, tương đương 65 tuổi dương lịch.]

So sánh tuổi tác của các lãnh tụ chính trị Việt Nam lúc đó (65 tuổi năm 1956), ai cũng đều cho rằng đây là lá số tử vi của HCM. Theo lá số nầy, đương số sinh ngày 6 tháng 6 năm tân mão. (Vân Đằng Thái Thứ Lang, Tử vi đẩu số tân biên, Sài Gòn: Tín Đức Thư Xã, 1957, phụ bảng D cuối sách.) Ngày 6 tháng 6 năm tân mão tức ngày 11-7-1891.

Bỏ qua một bên chuyện tử vi của đương số vì không phải là chuyện lịch sử. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào tác giả Vân Đằng Thái Thứ Lang biết được giờ, ngày, tháng và năm sinh của đương số để an sao lá số tử vi nầy?

Có nguồn tin cho rằng tác giả Vân Đằng Thái Thứ Lang thuộc một gia đình văn học khoa bảng Hán học, phụ thân là vị cử nhân Hán học, đã từng giảng dạy tại Đại học Văn khoa Sài Gòn trước 1975, hai bác ruột đều là cử nhân, ông nội là vị tiến sĩ Hán học, ông cố là vị phó bảng Hán học… Gia đình của tác giả Vân Đằng Thái Thứ Lang lại là chỗ quen biết thân tình với gia đình Nguyễn Sinh Sắc. Nhờ vậy, biết rõ giờ, ngày tháng năm sinh của các con ông Sắc, nên tác giả Vân Đàng Thái Thứ Lang mới an sao được lá số tử vi nầy. Tác giả sách Tử vi đẩu số tân biên không đề tên thật trên sách, vì vậy ở đây xin tôn trọng ý muốn của tác giả. Xin tồn nghi về chuyện ngày tháng năm sinh của đương số để tìm hiểu thêm. 

Kết luận

Qua các tài liệu trên đây, HCM nhiều lần tự khai ngày tháng năm sinh hoàn toàn khác nhau, nên không biết ngày nào là đúng ngày sinh HCM. Điểm cần chú ý là vào thời HCM ra đời, việc làm giấy khai sinh chưa được phổ thông và người Việt còn dùng âm lịch, chưa dùng dương lịch. Vào thời nầy, rất ít người được gia đình làm giấy khai sinh khi mới ra đời và sổ sách giấy khai sinh còn đơn giản, không lưu trữ được, nên rất dễ giả mạo. Việc đối chiếu, so sánh giữa âm lịch và dương lịch còn khó khăn. Đó là hoàn cảnh thuận lợi cho những người muốn che giấu nhân thân, gặp đâu khai đó, tự ý khai báo khác nhau về lý lịch của mình trong khi hoạt động.

Vì vậy, khi làm đơn xin vào các cơ quan hay tổ chức của Pháp, HCM tự ý khai ngày tháng năm sinh dương lịch khác nhau tùy theo điều kiện do hoàn cảnh đòi hỏi, và nhất là còn tùy bản chất của một người chuyên thay tên đổi họ nhằm đánh lừa xã hội. Như thế, năm sinh HCM thì có thể là 1891, nhưng ngày tháng sinh HCM chắc chắn không phải là 19-5 và vẫn còn là một bí ẩn.

(Toronto, 26-9-2015)




Bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương không phải là lối thoát cho Việt Nam

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Chỉ chưa đầy một ngày sau khi hãng thông tấn Reuter loan tin Hạm Đội Ba của Hoa Kỳ sẽ phụ một tay với Hạm Đội Bảy trong việc gìn giữ an ninh hàng hải tại châu Á Thái Bình Dương, Chủ tịch Cộng Sản Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, với biệt danh là “Tư Xâu”, lật đật mạnh dạn lên tiếng tại Liên Hiệp Quốc thừa nhận chính thức hành động xây lấn đảo và thiết lập phi trường quân sự của Trung Cộng trên các đảo còn đang tranh chấp kiện tụng tại quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam là vi phạm các công ước quốc tế về biển đảo và làm tình hình trong vùng trở nên căng thẳng thông qua hãng thông tấn Associated Press vào ngày 28 tháng 9.

Ông Sang nhân cơ hội kêu này gọi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương để hai nước Hoa Kỳ-Việt Nam nhanh chóng hoàn tất quá trình bình thường hóa cũng như tạo khả năng cho Việt Nam gia tăng khả năng phòng thủ quốc phòng trước sự lấn hiếp của Trung Quốc.

Lời tuyên bố công kích Trung Cộng của ông Sang được các nhà phân tích cho là đã quá muộn màng vì động thái xây lấn lập đảo nhân tạo của Trung Quốc không phải chỉ xảy ra mới đây và chính sự nhu nhược, thậm chí làm ngơ của Cộng Sản Hà Nội trong suốt thời gian qua tạo điều kiện thuận lợi lúc đầu để Trung Cộng ngày một lấn tới để tình hình biển Đông thêm tồi tệ. 

Philippine là quốc gia gần như phải thay thế Việt Nam trong mọi hoàn cảnh thông qua ngoại giao phản đối công khai và quyết liệt trước mọi bước tiến hung hăng của Trung Cộng tại biển Đông. Chính thái độ quyết liệt của Philippine khơi dậy sự can đảm cho lãnh đạo các nước trong vùng Đông Nam, vốn còn run sợ trước sức mạnh Trung Cộng hoặc còn chịu nhiều ảnh hưởng của sức mạnh Trung Cộng. 

Tuy nhiên, sự can đảm của Philippine vẫn không làm cho Cộng Sản Hà Nội giảm bớt run sợ trước Trung Cộng và Hà Nội đã làm hết mình để ráng thắt chặt mối quan hệ cùng ý thức hệ với Trung Cộng nhằm tạo chỗ dựa chính trị để đảm bảo cho sự độc tài toàn trị của Đảng Cộng Sản lên mọi ngõ ngách của xã hội Việt Nam.

Những người cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam từ Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, và Nguyễn Phú Trọng vẫn không nhìn thấy được hiểm họa Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ bị chính người đồng chí cùng ý thức hệ là Trung Cộng tiêu diệt nhanh hơn rất nhiều so với hiểm họa bị lật đổ do diễn tiến hòa bình từ hướng thế giới phương Tây và Hoa Kỳ đem lại vì hiểm họa này phụ thuộc quá nhiều vào sự chuyển đổi tâm trí nhận thức của tám mươi triệu dân, điều mà không thể một sớm một chiều có thể xảy ra được. 

Đường lối thực dân và bành trướng của Trung Cộng không có bè bạn mà chỉ có nạn nhân - và Trung Cộng cần phải lợi dụng tối đa sai lầm này của Cộng Sản Hà Nội để chiếm đoạt biển đảo tài nguyên của Việt Nam tại biển Đông. 

Các hiệp định về biên giới vội vã cho xong để chiều lòng Trung Cộng kiếm bình an làm Việt Nam mất ngay chính thác Bản Giốc danh tiếng lẫn ải Nam Quan lịch sử và hàng ngàn cây số vuông dọc theo chín tỉnh biên giới mà những cột mốc biên giới cũ còn sờ sờ ra đó chưa kịp tháo bỏ để lấp liếm.

Hiệp định khai thác chung vịnh Bắc Bộ, rồi các hiệp định kinh tế song phương, các hiệp ước thắt chặt tình hữu nghị giữa các ban, các ngành của chính phủ hai nước làm cho Việt Nam có một bộ mặt từ xã hội đến chính trị gần như là một tỉnh của Trung Quốc.

Thật không ngờ, chính động thái nhu nhược của giới cầm quyền Cộng Sản Hà Nội trước sự lấn hiếp biển đảo biên cương từ phía Trung Cộng lại dấy lên làn sóng phản kháng chống đối vị thế lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng Sản mạnh mẽ và dữ dội do xuất phát từ tinh thần quốc gia dân tộc thuần túy sẵn có. Để đối phó, những cuộc đàn áp bắt bớ gia tăng không ngừng nghĩ khiến nhận thức dân chủ dân quyền của người dân ngày một phát triển mạnh. 

Nói một cách khác, chính sự nhu nhược của giới cầm quyền Cộng Sản tại Hà Nội trước tham vọng thực dân bành trướng của Trung Cộng lại là điều kiện cho diễn tiến hòa bình ngày một diễn tiến nhanh hơn đến mức không ngờ!

Qua đến năm 2010 thì Đảng Cộng Sản Hà Nội cảm thấy áp lực của công luận đã dần dần mạnh hơn áp lực của họng súng của Công An đi đàn áp nên bắt đầu muốn có thay đổi trong đối sách, cứng rắn hơn với Trung Cộng để ứng phó với tình hình.

Về mặt nhân sự, muốn cứng rắn hơn với Trung Cộng thì nội bộ trung ương lãnh đạo Đảng Cộng Sản Hà Nội phải có những đấu đá nội bộ nghiêm trọng nhằm loại bỏ dần các nhân vật còn chịu ảnh hưởng nặng quan điểm sai lầm đã nêu trên, tức là coi Trung Quốc là chỗ dựa vững chắc về chính trị, để đạt được một trung ương với dàn nhân sự lãnh đạo đồng ý trở cờ cứng rắn hơn với Trung Cộng. 

Cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng Sản Hà Nội xảy ra khốc liệt cho đến nay chưa ngã ngũ mà quan trọng nhất là quyết tâm bứng đi nhân vật then chốt nhất của quân đội, bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh vẫn chưa thật sự thành công mỹ mãn. Ông Thanh được cho là đang ngăn cản sự hợp tác sâu rộng hơn giữa quân đội đối với bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ nên đã không có mặt trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Chuyến đi thăm của ông Trọng sang Hoa Kỳ cho thấy rõ cuối cùng thì cộng sản Hà Nội cũng đã đi đến chỗ đồng thuận tiến hành một đường lối cứng rắn hơn với hiểm họa bị thôn tính bởi Trung Cộng cho nên lời tuyên bố chỉ trích Trung Cộng của ông Sang cũng nằm trong nỗ lực mà Hà Nội muốn gởi đến Hoa Kỳ là họ đã sẵn sàng thay đổi đường lối và cần hậu thuẫn về quân sự từ Hoa Kỳ, mà trong đó, họ cần nhìn thấy Hoa Kỳ giúp đỡ Việt Nam canh tân quân đội, hỗ trợ súng đạn. 

Để điều này được dễ dàng và được tiến hành một cách sâu rộng thì Hoa Kỳ cần bãi bỏ cấm vận vũ khí sát thương vốn bị áp đặt lên Hà Nội 40 năm nay.

Thế nhưng, Cộng Sản Hà Nội lại một lần nữa sai lầm trong lối nghĩ chiến lược của mình vì, cho dù có vũ khí sát thương, Việt Nam vẫn không thể đối đầu trực diện quân sự với Trung Cộng ở mọi mặt Không - Địa - Hải dù là ở khu vực nhỏ hay trên bình diện lớn. 

Cho nên, nếu Việt Nam muốn tìm kiếm cho mình một chiến thắng quân sự tại biển Đông trong trận chiến sắp tới đây, Việt Nam sẽ không bao giờ nhìn thấy được chiến thắng đó cho dù sẵn sàng đổ máu và có nhiều vũ khí sát thương đem ra sử dụng. Và ngày nào, Việt Nam cứ lao vào cũng cố sức mạnh quân sự thì dân tộc Việt vẫn tiếp tục đâm thuê chém mướn một cách vô ích.

Trước ánh mắt các siêu cường, sức mạnh của Việt Nam thật sự nằm ở tài nguyên kinh tế, địa hình và dân trí chứ không phải nằm ở sức mạnh quân sự như lối nghĩ trước giờ. 

Việt Nam chỉ cần một thể chế chính trị bầu cử hợp hiến toàn dân tam tam quyền phân lập và mở rộng vòng tay chào đón thế giới phương Tây vào phát triển bình đẳng theo qui chế thị trường tự do định hướng nhân bản của chính thể Việt Nam Cộng Hòa.

Thời đại Mông Cổ bạo ngược đã trôi qua và Việt Nam không cần phải có súng đạn vũ khí sát thương mới có thể tự vệ. Điều mà Việt Nam cần cho độc lập và thịnh vượng là nền dân trí dân chủ của Việt Nam Cộng Hòa.

30/9/2015




Một người làm quan, cả họ được nhờ

Samsung (Danlambao) - Theo một bản tin đăng trên tờ Tuổi Trẻ Online ngày 29/09/2015, sau khi bị công luận làm rùm beng vụ "cả họ tham gia bộ máy lãnh đạo huyện", thì Quỷ ban Nhăn răng huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã hủy bỏ năm trên tổng số sáu quyết định điều động, bổ nhiệm cán sự. (*)

Chính tên tên đứng đầu cái gọi là Trưởng ban Tổ chức Thành quỷ Hà Nội là Nguyễn Đức Toàn xác nhận vụ này là có thật.

Sáu tay "quan phụ mẫu" được điều động về huyện Mỹ Đức gồm:

1. Lê Anh Đức (con trai của Lê văn Sơn, đương nắm giữ chức Trưởng ban tổ chức huyện) về làm việc tại ban quản lý dự án huyện.

2. Nguyễn văn Hưng (con trai của Nguyễn văn Hậu, phó chủ tịt huyện) về làm việc tại phòng nội vụ.

3. Nguyễn văn Hùng (cũng con trai của tay phó chủ tịt huyện nêu trên) về làm việc tại phòng tài chánh kế hoạch.

4. Lê Quang Hưng (con trai của Lê văn Cành, phó chủ tịt huyện) về làm việc tại phòng nội vụ.

5. Nguyễn thị Ngọc Duyên (con dâu của Lê văn Sang - bí thư huyện quỷ) về làm việc ở phòng quản lý đô thị.

6. Nguyễn Minh Hoàng (con trai của Lê thị Vĩnh - trưởng phòng tài chánh kế hoạch) về công tác tại phòng tài chánh kế hoạch.

Sau khi sự việc đổ bể, nhằm để xoa dịu nỗi bực tức của đồng bào trong huyện tên trưởng ban tổ chức thành quỷ Hà Nội Đào Đức Toàn đã nhìn nhận rằng sự điều động cán sự này là sai trái, nhạy cảm, thiếu thận trọng, dễ dẫn đến việc công luận cho rằng không khách quan.

Toàn nói: "Thực tế là không khách quan, vì trong hàng chục cán bộ tại sao không điều động mà lại điều động toàn con em nhà mình về công tác tại huyện thì người ta nói ưu tiên con em là có cơ sở. Việc điều động này cũng chưa rõ tiêu chí, tiêu chuẩn".

Sau đó, do áp lực của Thành quỷ Hà Nội, huyện Mỹ Đức đã phải hủy bỏ 5/6 sự điều động nêu trên.

Điều hề nhất trong vụ này là trong khi người dân trên khắp lãnh thổ Việt Nam đều biết, thì tên Toàn không biết đến nạn mua bán chức quyền, nạn ô dù hoặc con ông cháu cha trong các cơ quan nhà nước.

Vụ này chỉ là bề mặt của vấn nạn lợi dụng quyền hành để mưu tìm lợi ích cá nhân và bè phái. Tệ nạn này không chỉ xảy ra ở cấp hành chánh địa phương thấp nhất mà còn lên đến cấp hành chánh tỉnh, thành phố và trung ương. Chúng ta biết là hiện không thiếu gì con em của những tên lãnh đạo cao cấp được cha anh của chúng "cơ cấu" vào các chức vụ béo bỡ, ăn trên ngồi trốc. Trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam qua các thời đại, chưa bao giờ mà quan niệm con ông, cháu cha hoặc "con quan thì lại làm quan, con sãi ở chùa lại quét lá đa", thể hiện sắc nét như dưới thời cộng sản.

Xưa nay mỗi khi đề cập đến những chuyện gian dối, khuất tất thì chúng ta thường nghe câu thành ngữ là "một lần bắt gặp, năm bảy lần không". Những sự việc như vụ bổ nhiệm cán sự của huyện Mỹ Đức xảy ra hầu như ở khắp mọi nơi, chỉ có điều là chúng chưa bị phanh phui ra mà thôi. Với một cơ chế hành chánh thiếu tính công khai, minh bạch, vô tư và khách quan như vậy, thì chuyện phòng chống và bài trừ tham nhũng tại Việt Nam là điều không tưởng.

29/09/2015





Tuỳ viên Tàu vào tận bộ quốc phòng 'uỷ lạo' tướng Thanh

Đại tướng tiếp đại tá Tàu
Hoàng Trần (Danlambao) - Đại tướng Phùng Quang Thanh vừa có cuộc gặp gỡ với đại tá Chân Trung Hưng, tuỳ viên quân sự quốc phòng Trung Cộng tại Việt Nam.

Buổi tiếp đón diễn ra hôm 29/9/2015 tại trụ sở bộ quốc phòng – nơi ông Thanh đang ‘tịnh dưỡng’ kể từ khi về nước hồi cuối tháng 7/2015.

Đại tướp tiếp đại tá

Theo báo Quân đội Nhân dân, mục đích cuộc gặp là do đại tá Tàu Chân Trung Hưng ‘đến chào xã giao nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác’ tại Việt Nam. 

Về cấp bậc, việc một đại tướng phải đích thân tiếp đón một đại tá là điều khó hiểu trong thông lệ ngoại giao quân đội.

Phải chăng, ngoài mục đích ‘chào xã giao’, đại tá Chân Trung Hưng còn mang đến một thông điệp ngầm gửi đến tướng Thanh?

Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh dự kiến sẽ có chuyến đi Bắc Kinh vào giữa tháng 10/2015 để gặp Thường Vạn Toàn, bộ trưởng quốc phòng Trung Cộng.

Đây sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Thanh sau nhiều tháng bị cho ngồi chơi xơi nước.

Do đó, cuộc gặp với đại tá Chân Trung Hưng là cơ hội để ông Thanh bắn đi những tín hiệu ngầm gửi đến Bắc Kinh – chiếc phao duy nhất có thể đảm bảo cho tương lai chính trị cho ông này.

Trong quá khứ, mỗi khi xảy ra xung đột lớn về mặt nhân sự, bộ chính trị CSVN thường chuyển sang ‘đi đêm’ với Trung Cộng để củng cố quyền lực.

Kịch bản này từng xảy ra hồi năm cuối những năm 80, người tiền nhiệm của ông Thanh là đại tướng Lê Đức Anh đã ngấm ngầm cấu kết với Trung Cộng trong cuộc chiến Gạc Ma 1988.

Sau khi ký kết thoả ước Thành Đô 1990, Lê Đức Anh từ vị trí bộ trưởng quốc phòng nhảy lên giữ chức chủ tịch nước.

Đại tướng Phùng Quang Thanh và đại tá Chân Trung Hưng, tùy viên quốc phòng Trung Cộng


Bàn tay Trung Cộng

Trước khi ‘sang Pháp chữa bệnh’, ông Phùng Quang Thanh từng được đánh giá là ứng cử viên nặng ký cho chức vụ chủ tịch nước vào năm 2016. 

Đây cũng là thời điểm mà thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng đang có tham vọng sẽ trở thành tổng bí thư.

Dù vậy, chức vụ mà ông Dũng nhắm đến không được thừa nhận là nguyên thủ quốc gia. Nếu muốn trở thành một tổng bí thư quyền lực nhất trong lịch sử CSVN, ông này sẽ cần kiêm nhiệm thêm chức vụ chủ tịch nước.

Việc ‘nhất thể hoá’ chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước đã được áp dụng tại Trung Cộng từ thập niên 90. Đối với đảng CSVN, mô hình này cũng được nêu ra từ thời TBT Lê Khả Phiêu nhưng không được chấp nhận.

Từ đây cho đến khi đại hội đảng 12 bắt đầu, vấn đề ưu tiên nhất của ông Dũng vẫn là loại bỏ Phùng Quang Thanh.

Dù vậy, ngay cả khi quyền lực suy yếu, Phùng Quang Thanh với quyết tâm bám ghế cao độ vẫn đang âm thầm ‘vận dụng’ bài học từ Lê Đức Anh để lại.

Giữa những người cộng sản, không hề có khái niệm gọi là tình đồng chí hay chủ quyền quốc gia. Tất cả chỉ được đo bằng quyền lực và đồng tiền.

Do đó, nếu không lật đổ được chế độ độc tài cộng sản, tương lai đất nước sẽ vẫn tiếp tục bi đát theo sau những cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ chóp bu Ba Đình.




Phụ huynh - nguồn thu bất tận của trường tiểu học Võ Thị Sáu (TP.HCM)?

Ảnh: Dân Làm Báo
CTV Danlambao - Hàng năm, hầu hết các phụ huynh đều phải đối diện với việc thu tiền từ trường học của các con, và năm nay, ngoài việc tăng giá bảo hiểm y tế một cách chóng mặt, nhiều phụ huynh tại trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TpHCM) phải kêu trời với mức phí quá cao tại đây.

Qua tìm hiểu thông tin Danlambao được biết, trường tiểu học Võ Thị Sáu là trường công lập, nhưng mức kêu gọi đóng góp chi phí và quỹ hội cùng việc mua sắm các trang thiết bị đều dựa trên tiêu chuẩn của các trường dân lập. 

Điển hình như năm học 2014 – 2015, phòng Giáo dục quận 7 đã nhận được ý kiến phản hồi từ phụ huynh về mức phí thu 6 triệu/học sinh lớp mới, và 4 triệu/học sinh lớp cũ là quá cao nhưng sự việc vẫn tiếp tục lặp lại. 

Với những người khá giả, có điều kiện sống trong khu Phú Mỹ Hưng có lẽ đây là chuyện bình thường? Nhưng thực tế là có khá nhiều gia đình nghèo, điều kiện không sung túc đăng ký học đúng tuyến cũng phải đóng góp với mức phí trên nên họ rất bức xúc. 

Trong năm học 2015 – 2016, mức thu quỹ phụ huynh của trường tiểu học Võ Thị Sáu lên tới 3, 4 triệu đồng/người. Trả lời với báo chí, bà Nguyễn Hà Phương Thanh – Hiệu trưởng trường Tiểu học Võ Thị Sáu cho rằng: “các khoản thu chi là do phụ huynh tự vận động”. 

Các khoản thu chi từ hội phụ huynh của lớp 1 trường tiểu học Võ Thị Sáu.
Ảnh và chú thích: Vnexpress
Nhưng thực tế ít người biết rằng Hội trưởng Hội PHHS của trường Võ Thị Sáu hiện nay là người đã được Ban Giám hiệu chỉ định trước, và phụ huynh này chuyển từ trường Lương Thế Vinh qua. Việc chỉ định và áp đặt trước này dẫn tới một số hội trưởng Hội phụ huynh các khối lớp luôn ở trạng thái bị động và áp đặt. 

Bên cạnh đó, các phụ huynh không được báo cáo cụ thể nhiều khoản chi không có hóa đơn cụ thể, được báo cáo lại rất sơ sài. 

Theo thông tin từ Sở Giáo dục TpHCM, trường Tiểu học Võ Thị Sáu là trường được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước với số tiền khoảng 73 tỷ đồng, khánh thành từ năm học 2014 – 2015. Và là một trường công lập. 

Việc tận thu từ phụ huynh không phải là chuyện mới xảy ra lần đầu tại Việt Nam, vấn đề là tại sao Sở Giáo dục TpHCM, Phòng giáo dục Quận 7 lại im lặng khi nhận được ý kiến phản hồi từ năm ngoái? 

Nhà nước bỏ ra 73 tỷ đồng để xây dựng trường học như một kiểu đầu tư thu lợi từ các phụ huynh - những con bò sữa tiềm năng của ngành giáo dục Việt Nam? 

Và sẽ ra sao nếu các trẻ em nghèo theo học tại những ngôi trường như trường Tiểu học Võ Thị Sáu? 

Nếu phụ huynh không lên tiếng, nạn tận thu này bao giờ mới chấm dứt? 

Hiện đã có tình trạng một số trường học sử dụng các biện pháp cách ly, “xử lý” với các giáo viên hay những em học sinh mà phụ huynh có ý kiến phản đối về những bất cập trong môi trường giáo dục, phải chăng đây là lý do khiến hầu hết các bậc làm cha mẹ e ngại khi lên tiếng đảm bảo quyền lợi, công bằng cho chính bản thân và con em mình?

Một số hình ảnh trường tiểu học Võ Thị Sáu. Ảnh: Dân Làm Báo




29/9/2015


___________________________________

Đọc thêm:

Nghi giáo viên lên...tivi, lãnh đạo trường cấp 2 Ba Đình họp đòi kỷ luật!
Ngôi trường mỗi lớp phải đóng quỹ 160 triệu đồng



3 nhóm hacker lừng danh tuyên chiến với chế độ CSVN

Bạn đọc Danlambao - Liên minh 3 nhóm hacker khét tiếng gồm: Anonymous, AntiSec và HagashTeam vừa mở đợt tấn công nhắm vào các trang web của chế độ CSVN.

Các cuộc tấn công nhằm đáp trả hành vi kiểm duyệt internet và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Việt Nam.

Đứng cùng người dân Việt Nam bị áp bức

Trong cuộc trao đổi với HackRead qua Twitter, đại diện một trong 3 nhóm hacker này khẳng định ‘Anonymous đứng cùng những người dân Việt Nam bị áp bức’

“Anonymous là một khái niệm phức tạp, được thành lập nhằm cổ vũ tự do bày tỏ chính kiến và được xem như là trụ cột chính”. 

“Chúng tôi cảnh báo nhà cầm quyền CSVN hãy thả tất cả những nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger và những người bảo vê nhân quyền đang bị cầm tù”, Anonymous tuyên bố.

Thực tế cho thấy đây không chỉ là những lời đe doạ miệng.

Trong đợt tấn công cảnh cáo đầu tiên, ít nhất 6 trang web có đuôi tên miền .gov.vn – thuộc sở hữu của các cơ quan, tổ chức nhà nước Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các nhóm hacker này.

Các trang web này bị thay đổi giao diện kèm theo thông điệp lên án nhà cầm quyền CSVN vì đã không trả tự do cho bất cứ tù nhân lương tâm nào trong đợt ân xá vào dịp 2/9 vừa qua.

Trừng phạt vì không thả tù chính trị

Thông điệp do nhóm AntiSec để lại sau khi tấn công vào trang web của chế độ CSVN


Dưới đây là toàn bộ nội thông điệp do 3 nhóm Anonymous, AntiSec và HagashTeam để lại sau khi tấn công các trang web thuộc sở hữu của chế độ CSVN:

“Lợi dụng những điều khoản pháp luật nhập nhằng và thiếu chuẩn mực, suốt nhiều năm qua, cơ quan hành pháp Việt Nam vẫn duy trì hành vi trấn áp mạnh tay đối với những nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger và những nhà bảo vệ nhân quyền.

Bộ luật hình sự năm 1999 được áp dụng nhằm chống lại những người đã dám lên tiếng nói tố cáo hành vi lạm dụng quyền lực và nạn tham nhũng.

Nhà cầm quyền CSVN đã công bố đã thả hơn 18,200 tù nhân vào dịp kỷ niệm ngày quốc khánh lần thứ 70, nhưng không một ai trong số này là tù nhân chính trị.

Trong số tù nhân được thả đều là những tội phạm giết người, buôn bán chất ma túy, ngoài ra không một ai bị kết án về cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” hoặc“âm mưu nhằm lật đổ chính quyền”. Hai tội danh cáo buộc này thường được chế độ CSVN áp dụng nhằm đối phó với những người bất đồng chính kiến.

Trong buổi họp báo tại Hà Nội, thứ trưởng bộ công an, Lê Quý Vương nói: “Chủ tịch nước Việt Nam quyết định thả 18,198 tù nhân, nhưng sẽ không thả những người có liên quan đến an ninh quốc gia".

Ông này cũng nhắc lại rằng, vào năm 2009, chủ tịch nước cũng đã đặc xá chi 20,599 tù nhân.

Ông Giang Sơn, đại diện chủ tịch nước nói. “Đặc xá phản ánh tính nhân đạo của nhà nước ta, và nhằm mục đích thuyết phục họ trở thành những công dân có ích".

Các tổ chức nhân quyền và các chính phủ Phương Tây thường chỉ trích nhà cầm quyền CSVN vì hành vi đàn áp những người bất đồng chính kiến trong cầm tù.

Anonymous là một khái niệm phức tạp, được thành lập nhằm cổ vũ việc tự do bày tỏ chính kiến và được xem như là trụ cột chính. 

Chúng tôi không mang đến những kẻ cướp. Chúng tôi cũng không mang lại những kẻ cầm đầu băng đảng. Nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại tự do cho những người bị bỏ tù một cách bất công chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình.

Khi bạn đang bị tra tấn bởi quân đội, bị đánh đập bởi công an một cách vô tội vạ . Khi sắc tộc của bạn đang bị áp bức, giới tính đang bị lạm dụng, tôn giáo bị đối xử tồi tệ, hoặc bị kết án chỉ vì câu nói “vâng” nhân danh tình yêu. Khi đó, bạn chính là người phải đòi hỏi về nhân quyền.”

Khắc tinh của độc tài

Anonymous, AntiSec và HagashTeam đều là những nhóm hacker lừng danh quốc tế, được coi là khắc tinh của những chế độ độc tài bạo ngược.

Trong số này, nổi danh nhất là nhóm Anonymous với những cuộc tấn công nhắm vào các tổ chức khủng bố tàn ác như IS, Al-Qaeda…

Đây cũng là lần đầu tiên liên minh 3 nhóm hacker này tuyên chiến với chế độ độc tài CSVN.

Theo các tài liệu rò rỉ từ Wikileak, bộ côn an CSVN đã chi hàng triệu đô-la để mua các phần mềm do thám người dân. Cơ quan này cũng chính là thủ phạm gây ra các cuộc tấn công nhắm vào những trang web đối lập và giới bất đồng chính kiến.

Các cuộc chiến này thường tỏ ra không cân sức, giới đối lập Việt Nam vẫn phải vất vả chống đỡ các cuộc tấn công ác ý.

Tuy vậy, lời tuyên chiến mới đây của liên minh 3 nhóm Anonymous, AntiSec và HagashTeam đã giúp thay đổi cục diện một cách đáng kể.

Trước các đối thủ 'sừng sỏ' như trên, lực lượng an minh mạng CSVN có thể rơi vào tình thế khốn đốn, ít nhất cũng không thể giở thói ngang ngược như trước đây. Quả đúng là 'gậy ông đập lưng ông', CSVN đang thất bại trên mọi mặt trận.




Anh hiểu lòng em...

Võ Đại Tôn (Danlambao) - Cảm xúc khi nhìn hình ảnh hoạt cảnh Dân Oan trong ngày hội ngộ “Thương Quá Việt Nam” do Hội Phụ Nữ VNPNVNTD tại Đức Quốc tổ chức ngày 12.9.2015. Thân tặng em D.D. và các Bạn Trẻ trong hoạt cảnh Dân Oan.

Anh vẫn biết lòng em luôn thổn thức
Thương triệu người mang kiếp sống Dân Oan.
Bao năm rồi trong bóng tối lầm than
Không thấy được ánh mặt trời Nhân Vị.
Bị giam cầm khi kêu gào Công Lý
Chốn tù lao vây kín lẽ Dân Sinh.
Người Đấu Tranh luôn phải nhận nhục hình
Còn Tôn Giáo - cấm hoằng dương Đạo Pháp.
Tín Ngưỡng Con Người, thẳng tay đàn áp
Phải tuân theo tư tưởng sống Vô Thần.
Loa tuyên truyền Làm Chủ Là Dân
Nhưng Lãnh Đạo: - Đảng độc tôn quyền trị. 
Nhà dát vàng cao sang Chính Ủy
Còn Dân nghèo không túp nứa che thân.
Đàn em thơ bên đống rác đầy phân 
Tay bươi móc tìm miếng ăn đỡ dạ. 
Lớp già nua đêm run mình buốt giá
Chỉ cầu xin mau thoát cảnh trần ai.
Tuổi trinh nguyên mong bán cả hình hài
Dù xa xứ, mang kiếp đời nô lệ. 

*

Ta vẫn biết trần gian đầy dâu bể
Nhưng Quê Hương sao mãi cảnh lầm than?.
Mỗi chúng ta đều mang kiếp Dân Oan
Xin cố giữ Bền Gan, không hãi sợ. 
Căn Nhà Việt Nam, cần rất nhiều tay thợ
Tái dựng lên, ngạo nghễ dưới Trời Đông. 
Ngày hôm nay dù phải sống lưu vong
Nhưng Tâm Nguyện hướng cội nguồn Dân Tộc.
Cố lên em, giương cao Cờ Tổ Quốc
Màu Vàng thiêng, Chính Nghĩa rạng ngời soi. 
Anh biết lòng em, luôn thổn thức u hoài
Nhưng nhất định Ngày Mai trời lại sáng!.
Nguyện cầu cho nhau, nguồn đau rồi sẽ cạn,
Hiến dâng đời còn lại với Quê Hương 
Trời Tự Do Dân Chủ tỏa miên trường!.

Chiều 28.9.2015 - Hải ngoại.