Tù nhân lương tâm Lê Thanh Tùng ra tù trước thời hạn

CTV Danlambao - Blogger Lê Thanh Tùng bất ngờ được trả tự do vào ngày hôm qua, 29/6/2015 theo quyết định Đặc xá của chủ tịch nước.

Ông Lê Thanh Tùng bị bắt tháng 12 năm 2011 và bị kết án 4 năm tù giam, 4 năm quản chế theo điều 88 BLHS “tuyên truyền chống nhà nước”. Sau thời gian tạm giam, ông Tùng bị đưa tới Trại giam số 5, Thanh Hóa, nơi từng giam giữ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.

Trước khi đọc quyết định đặc xá, phía trại giam đã yêu cầu ông làm đơn xin được đặc xá. Tuy nhiên ông Tùng đã khảng khái từ chối và trả lời sẵn sàng ở lại trại giam mà không cần đặc xá. Không thuyết phục được ông Tùng làm đơn xin đặc xá, công an trại giam đành đích thân chở ông Tùng về lúc 14 giờ 30 phút cùng ngày. 

Xe trại giam đưa ông Lê Thanh Tùng từ nhà tù Thanh Hóa đến thẳng Ủy ban xã Phủ Lỗ, huyện Sóc Sơn để làm “thủ tục bàn giao” với chính quyền địa phương. Tại đây, ông Tùng vẫn từ chối ký vào bản cam kết “không vi phạm pháp luật sau khi trở về địa phương” do phía chính quyền soạn sẵn. Làm việc với “chính quyền địa phương” từ 20 giờ mười lăm phút tới hơn 22 giờ ông Tùng mới được về nhà. 

Theo bản án đã tuyên, ngày 1 tháng 12 năm 2015 ông Lê Thanh Tùng mới mãn hạn tù. 

Việc thả TNLT Lê Thanh Tùng trước thời hạn phải chăng là một trò xoa dịu tâm lý, dọn đường cho chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng vào đầu tháng 7 tới?

30/06/2015

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com



Tướng Thanh vẫn 'vắng mặt' trong sự kiện quan trọng của bộ quốc phòng

Phó chủ tịch quốc hội Tòng Thị Phóng chụp ảnh lưu niệm với các quân nhân tham dự 'đại hội thi đua quyết thắng toàn quân'. Trong số này không có bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh. Ảnh: VOV
Bạn đọc Danlambao - Đại tướng Phùng Quang Thanh vẫn tiếp tục vắng mặt tại buổi khai mạc 'đại hội thi đua quyết thắng toàn quân' lần thứ 9 vừa được khai mạc vào sáng nay, 30/6/2015 tại Hà Nội.

Đây là một sự kiện quan trọng của quân đội được tổ chức định kỳ 5 năm một lần, quy tụ hàng trăm quân nhân được xếp loại 'điển hình tiên tiến' về tham dự. Do đó, việc người đứng đầu bộ quốc phòng không xuất hiện quả là một điều bất thường.

Các bản tin và hình ảnh do truyền thông nhà nước phổ biến cũng hoàn toàn không nhắc đến đại tướng Phùng Quang Thanh. 

Viên chức quốc phòng cao cấp nhất tham dự buổi khai mạc này là thượng tướng Mai Quang Phấn, phó chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội.

Trước đó, ông Thanh cũng vắng mặt trong cuộc họp thường kỳ của chính phủ CSVN hôm 29/6/2015. Người ngồi vào vị trí ông Thanh là thượng tướng Lê Hữu Đức, mặc dù bảng tên trước bàn vẫn ghi rõ dòng chữ "Bộ trưởng Phùng Quang Thanh".

Sự kiện người đứng đầu bộ quốc phòng CSVN 'mất tích' sang đến ngày thứ 11 liên tiếp càng làm dấy lên những lời đồn đoán khó kiểm chứng trong dư luận. 

Lần gần đây nhất, ông Phùng Quang Thanh được truyền thông nhà nước nhắc đến là vào hôm 19/6 trong chuyến đi Pháp. Từ đó đến nay, ông này vắng mặt trong tất cả các sự kiện mang tính nghi lễ của đảng CSVN.




Cô về tắm nước sông La

Đặng Huy Văn (Danlambao) - Chồng của cô giáo Như Ý là thầy giáo dạy toán Hoàng Xuân Phố, cháu gọi bằng bác cố Gs Ts Hoàng Xuân Hãn, một trí thức Việt Kiều yêu nước nổi tiếng của Việt Nam tại Pháp, quê tại xã Đức Phúc, nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1979, thầy Hoàng Xuân Phố bị trọng bệnh nhưng vì nhà nghèo không đủ tiền để thuốc thang chạy chữa nên đã đau đớn vĩnh viễn ra đi và đã được an táng tại nghĩa trang quê nhà xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ.

Thầy giáo ra đi đã để lại cho cô Như Ý 5 người con chưa ai lập gia đình, thậm chí 3 người con sau còn đang tuổi đi học. Năm 1981, cô đã phải xin nghỉ hưu để ra Hà Đông ở gần người con gái lớn đã lập gia đình tại Hà Đông, Hà Nội để đỡ cô đơn. Thời đi học, tôi là học trò cưng của cả thầy Phố và cô Như Ý nên khi ra Hà Nội, tôi thường được cô ân cần cởi mở mỗi khi tôi có dịp đến thăm cô. Nhờ thế mà tôi mới biết được, phải sống xa quê cô rất nhớ quê hương Hà Tĩnh thân yêu của chúng tôi. Cô đã đọc cho tôi nghe hàng trăm bài thơ cô sáng tác để nói về nỗi nhớ thầy, nỗi nhớ quê hương đằng đẳng suốt 34 năm ấy. Đặc biệt những năm gần đây, cô đã rất bức xúc về tình hình giặc Tàu xâm phạm Biển Đông và sự gây rối của hàng vạn người lao động phổ thông Trung Quốc tại Vũng Áng-Đèo Ngang trên quê hương chúng tôi.

Sự ra đi đột ngột của cô Như Ý đã làm cho tôi cảm thấy vô cùng hụt hẫng. Vì cô là một nữ sinh trường Đồng Khánh, Huế trước năm 1945 nên cô được dạy làm thơ rất bài bản. Những bài thơ cô viết thấm đẫm tình người, tình mẫu tử, tình yêu quê hương đất nước đã ăn sâu vào tiềm thức của tôi từ lúc nào không biết. Cô vừa là thầy vừa là một bạn thơ lớn của cuộc đời tôi suốt hơn 30 năm qua. Sau lễ tang ngày 15/6/2015, cô đã được gia đình đưa về an táng bên mộ chồng tại nghĩa trang xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Tại nơi yên nghỉ cuối cùng ấy, chắc chắn cô sẽ được cùng thầy đi thăm lại quê hương sau 34 năm xa cách. Tôi viết những dòng lục bát này để thay một nén nhang bái vọng về quê hương tưởng nhớ và kính viếng hương hồn cô Như Ý, vừa là cô giáo cũng vừa là một người mẹ văn chương của đời tôi.

Cô về tắm nước sông La
(Kính viếng hương hồn cô giáo Như Ý)

Cô về tắm nước Sông La(1)
Ăn cơm rau muống với cà dầm tương
Yên Hồ sống giữa yêu thương
Cùng thầy thăm thú quê hương sớm chiều

Cô lên Hồng Lĩnh cheo leo
Nghe làn ví dặm quê nghèo Nguyễn Du
Lam Giang phường vải gọi đò
Tố Như ơi nhớ câu hò này chưa?

Cô về thăm lại trường xưa
Cấp Hai Thị Xã bây giờ còn chăng?
Vách đất mái rạ cũ càng
Đâu đây văng vẳng giờ văn ngọt ngào

Đò sang Hộ Độ giờ đâu?
Mà nay phải bắc cây cầu ngang qua
Cô về Cửa Sót quê choa
Tết ông bà cúng mạ ba thật gần!

Huế Thương sau Tết Mậu Thân(2)
Nữ sinh Đồng Khánh còn chăng mấy người?
Trải hơn bảy chục năm rồi
Còn ai sống sót qua thời đạn bom?

Đèo Ngang ai mất ai còn?
Câu thơ Bà Huyện Thanh Quan đâu rồi?
Mà nay bè lũ đười ươi
Rước Tàu vào xéo giày người Việt Nam!

Dừng chân Cửa Nhượng-Thiên Cầm
Nhìn ra biển hỏi, Trường-Hoàng còn không?
Vì sao Thủ Phạm Văn Đồng
Dâng Tàu quần đảo mà không hỏi Trời?

Vụ Quang cô đến tận nơi
Bao nhiêu trận lụt mạng người dạt trôi?
Phường Ích Tắc hại giống nòi
Ngây ngô giữ cái ghế ngồi cho ai?

Cô buồn chăng bởi hạng người?
Cố tình không hiểu thấu lời Nguyễn Du
Ba trăm năm hậu Tố Như(3)
Còn chăng Tổ Quốc, cơ đồ Việt Nam?

Hà Nội, 30/6/2015


_______________________________________

Chú thích:

(1) Sông La, Yên Hồ, Hồng Lĩnh, Hộ Độ, Cửa Sót, Cửa Nhượng-Thiên Càm, Đèo Ngang, Vụ Quang…là những địa danh quan trọng của tỉnh Hà Tĩnh. Đồng Khánh là một trường Quốc Học nổi tiếng ở Huế được thành lập từ thời Pháp thuộc giành cho nữ sinh, nơi trước 1945 cô Như Ý đã từng theo học.

(2) Tết Mậu Thân, 1968, Huế Thương có hơn 7 ngàn người dân vô tội bị VC sát hại.

(3) Thơ cụ Nguyễn Du: “Bất tri tam bách dư niên hậu/Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

Nếu tính từ năm sinh cụ Nguyễn Du 1765, thì ba trăm năm sau là năm 2065, cách năm 2060, năm sẽ hoàn tất việc sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc theo bản “Hiệp ước Thành Đô 1990” của các nhà lãnh đạo CS Việt Nam đã ký với CS Trung Quốc chỉ 5 năm thôi!



Đảng

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Muốn cùng nhau đốt làng, phá xóm, tống tiền, cướp xế, cuỗm nhà, hôi của: lập đảng cướp. Muốn quy tụ anh hùng hào kiệt, phất cờ khởi nghĩa, huy động nhân dân bỏ cũ làm mới, làm một cuộc đổi đời: lập đảng cách mạng. Muốn nắm chính quyền, lãnh đạo quốc gia, trị vì thiên hạ: lập đảng chính trị

Muốn cùng nhau đốt làng, phá xóm, tống tiền, cướp xế, cuỗm nhà, hôi của, phất cờ khởi nghĩa, làm cắt mạng, cướp chính quyền và độc quyền cai trị: lập đảng cộng sản.

Lập đảng và sinh hoạt đảng xưa cũ như chuyện những nàng Kiều. Phải biết chào hàng và biết ngủ với bất kỳ ai. Nhưng nó vẫn là một hiện tượng bình thường trong lịch sử sinh hoạt của con người. 

Nó chỉ không bình thường khi tên gọi của nó là đảng cộng sản. Không bình thường khi nó từ đảng cướp trở thành đảng cắt mạng và biến thành đảng chính trị duy nhất cầm quyền. 

Tình trạng bất bình thường này phải nói là hiếm khi nhân loại bước vào thế kỷ 21 văn minh và tiến bộ. Nó chỉ còn hiện hữu ở vài nơi, như những loài thú hiếm sắp bị tuyệt chủng. 

Chỉ khác là không ai muốn bảo vệ nó loài thú hiếm này mà chỉ mong: chết lẹ cho xong.





Để tránh đánh nhau, Phó Chủ tịch QH mong dân thông cảm cho lãnh đạo!

CTV Danlambao - Trong buổi tiếp xúc cử tri các quận tại Đà Nẵng vào sáng 29/06/2015, ông Huỳnh Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng: "Quốc hội cũng có bàn, có nên ra nghị quyết hay không? Đã cần thiết phải ra nghị quyết hay chưa? Đấu tranh có nhiều con đường, đấu tranh trong hòa bình hay tuyên bố chiến tranh. Bởi Quốc hội có quyền biểu quyết tuyên bố chiến tranh. Đã ra tuyên bố thì phải đảm bảo tính hiệu lực. Trong thời gian qua, Quốc hội đã gửi văn bản cho tất cả các nghị viện trên thế giới và nhận được sự ủng hộ rất lớn".

Nhờ sự đấu tranh trong hoà bình mà lãnh đạo đảng CSVN đã im lặng ngồi chờ Tàu cộng xây xong hàng loạt đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa, mở tour du lịch đến Hoàng Sa, rồi bắt đầu đẩy gánh nặng đòi chủ quyền cho con cháu như ông Thượng tướng Phó chủ tịch "đảng hội" Huỳnh Ngọc Sơn bán cái cho thế hệ mai sau:

"Chúng ta cũng đã nghĩ đến việc lấy lại, nhưng hiện nay thì chưa thể thực hiện được thì đời con cháu chúng ta sẽ làm việc đó. Bà con cử tri cũng hiểu cho các đồng chí lãnh đạo, không phải lúc nào chúng ta cũng hô hào đánh nhau. Hiện đã có phương án, giải pháp cho vấn đề Biển Đông. Khi cần chúng ta sẽ ra Nghị quyết và đã ra thì Nghị quyết phải có hiệu lực".

Năm 2015, là năm mà người dân Việt lần thứ 2 chứng kiến giàn khoan HD981 tiến vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trong sự im lặng của đảng và nhà cầm quyền.

Nhắc đến vấn đề biển Đông, chủ trương xuyên suốt của đảng Cộng sản luôn là những lời phỉnh lừa “kiên trì, khéo léo” để né tránh trách nhiệm làm mất biển đảo, đánh mất chủ quyền và đẩy gánh nặng sang cho nhân dân với chủ trương “ngư dân bám biển”.

30.06.2015




Tin anh Sang tui chết liền!!!

Chủ tịch Sang: “Đã đàm phán nảy lửa về chủ quyền Biển Đông” và “Chúng tôi không để ngư dân tự bơi”. 

CTV DanlambaoĐó là những phát biểu nổ như kho đạn Long Thành từ cửa miệng của đồng chí Tư Sang tại buổi tiếp xúc cử tri vào ngày 29 tháng 6, 2015 tại thành Hồ.

Khi được hỏi nhà nước đã có những giải pháp gì để giải quyết tình trạng Tàu khựa gây rối ở biển Đông, ông Sang đã khẳng định về những chính sách hỗ trợ cho bà con ngư dân từ nhà nước, từ các tổ chức, quỹ giúp đỡ. Bản thân ông cũng nhiều lần trực tiếp xuống các tỉnh để kiểm tra hiệu quả của những chính sách hỗ trợ này. 

Toàn là chuyện hỗ trợ ngư dân vay tiền để bám biển. Còn vấn đề biển bị các đồng chí “lạ” múa gậy biển hoang, hải quân VN không thấy bóng dáng nơi mô để bảo vệ biển đảo, ngư dân thì ông Sang... vờ.

Ông Sang cũng bày tỏ sự phấn khởi: Mỗi năm đội tàu công suất lớn của chúng ta một nhiều hơn, đó là điều rất đáng mừng... Ông Sang không thèm biết rằng, công suất tàu lớn hơn không là cái gì cả trước nòng súng của hải tặc Bắc Kinh.

Và ông còn tha thiết, thuỷ chung rằng: “Chắc chắn, chúng ta sẽ không thể để cho ngư dân tự bơi một mình được. Nhưng ai bơi với ngư dân thì ông Sang ngậm bò hòn, chắc chắn rằng bơi lội ngoài khơi không phải là chuyện của các anh Hùng Dũng Sang Trọng. Và anh Thanh (đang bị mất tích) chắc cũng không rồi. 

Về tình hình biển Đông và thái độ của đảng “vinh quang” đối với Tàu khựa xâm lược thì khẩu súng móm của ông Sang nổ lớn hơn súng thật của hải tặc biển Đông: hành động của chúng ta không chỉ là những lời phản đối, mà sau đó còn có cả những cuộc đàm phán nảy lửa

Nảy lửa như thế nào ở “phía sau” thì chỉ có lãnh đạo đảng “ta” và đảng “bạn” biết. Còn “phía trước” thì dân ta chỉ thấy đường sân bay, hải đăng, cơ sở quân sự dân sự của Tàu đang trơ gan cùng tuế nguyệt ở Trường Sa và cái khoan HD-981 lại một lần nữa đang hò khoan khoan hò tại vùng quần đảo Hoàng Sa.

Nảy lửa!!! 

Tin chết liền đó anh Tư!!!





Không gọi đảng tào lao vô đối thì gọi là gì?

Le Nguyen (Danlambao) - Có lẽ trong các đảng phái chính trị cầm quyền, chỉ có đảng cộng sản là đảng chính trị phá hoại tài nguyên quốc gia, đốt tiền thuế của dân vào những chuyện tào lao thuộc vào hạng vô đối. Các đảng cộng sản, ngay cả thời hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa còn “bừng bừng khí thế” và lý tưởng cộng sản còn lừa bịp được nhân loại thì đảng cộng sản Việt Nam cũng đã là đảng đặc biệt vô đối trong cái khoản chi tiêu ngân sách, tài nguyên, vật lực quốc gia vào nhiều vụ việc rất ư là tào lao... tào lao đến độ xuẩn động qua một số vụ việc tào lao cụ thể như sau:

Tào lao một là dù nước nghèo, dân đói nhưng đảng vẫn gồng mình mua thiếu, thế chấp đất đai, biển đảo để đổi lấy vũ khí, tự nguyện xung phong làm lính đánh thuê cho Nga-Tàu. Mãi cho đến nay sau nhiều thập kỷ chấm dứt chiến tranh với nhiều lần gom góp vốn liếng còm cõi trả nợ nhưng nợ mẹ đẻ nợ con gần như mất khả năng chi trả và nợ nần cho chiến phí đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng được đảng xếp vào diện bí mật quốc gia, không người dân nào quan tâm được biết?

Tào lào hai là việc chi phí tổ chức đại hội đảng như đến hẹn lại lên mỗi 5 năm một lần. Bên cạnh đó là không biết bao nhiêu lần hội nghị đảng giữa kỳ cùng với nhiều cuộc họp to, cuộc họp bé của bộ chính trị, của ủy viên trung ương đảng cho đến các cuộc họp đảng bộ, chi bộ từ trung ương cho đến địa phương tiêu tốn biết là bao thời giờ, tiền bạc. Nếu kể cả đốt tiền cho việc tổ chức học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức không có thật của Hồ Chí Minh và mới nhất là việc thủ tướng chính phủ ký quyết định hỗ trợ 1.415 tỷ 723 triệu đồng để tổ chức đại hội đảng các cấp địa phương để “tuyển lựa ca sĩ” đi hò hét ở đại hội đảng khóa XII thì quả là tào lao vô đối.

Tào lao ba là trả lương cho các nghị gật nói nhăng nói cuội trong cái cơ quan được đảng, nhà nước ưu ái, trân trọng gọi là cơ quan quyền lực cao nhất nước. Cái nơi “diễn trò” làm ra luật cho nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với không ít luật trời ơi như luật nổ súng... luật quy định về đặt tên con... luật hôn nhân đồng tính... luật chó mèo... cùng với một số luật gặp bế tắc khi đưa vào cuộc sống như luật cấm hút thuốc nơi công cộng, luật cấm đái bậy... và mới đây là luật bảo hiểm xã hội đã bị công nhân “giai cấp tiên phong lãnh đạo nhà nước, xã hội” chống đối buộc phải bãi bỏ.

Tào lao bốn là việc diễn trò làm ra hiến pháp, thay đổi hiến pháp và trò diễn hiến pháp mới nhất là rầm rộ phát động phong trào toàn dân góp ý sửa đổi hiến pháp năm 2013 nhưng tất cả các bản hiến pháp trừ bản hiến pháp năm 1946 ra, không có bản hiến pháp nào của đảng cộng sản làm ra thực sự là hiến pháp, là bản giao kèo, thỏa thuận giữa người dân với tầng lớp cầm quyền, là bộ luật cao nhất của quốc gia. Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực chất chính là cương lĩnh, là bàn tay nối dài của đảng cộng sản Việt Nam vì các quy định luật pháp trong hiến pháp luôn nằm sau cương lĩnh đảng.

Tào lao năm của việc đốt tiền thuế của dân là việc đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương đang thực hiện tổ chức vận động, treo giải cho cuộc thi “Hiến kế đổi mới cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển doanh nghiệp và kinh tế đất nước” gồm có: một giải đặc biệt 1 tỷ đồng; một giải nhất 300 triệu đồng; ba giải nhì 100 triệu đồng; năm giải ba 30 triệu đồng; bốn mươi giải khuyến khích 5 triệu đồng với bằng chứng nhận. Trừ giải khuyến khích ra, mọi giải thưởng đều có cúp và bằng khen của đảng ủy khối doanh nghiệp.

Tại sao gọi việc tổ chức vận động hiến kế đổi mới cơ chế... của đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương là đốt tiền thuế của dân rất tào lao bởi tại rằng, thì, là... chính khối doanh nghiệp “quỷ, ma” này là nguyên nhân của mọi nguyên nhân đẩy kinh tế đất nước chìm sâu xuống đáy khủng hoảng không lối thoát và để thấy khối doanh nghiệp “đảng quỷ, đảng ma” tổ chức vận động treo giải thưởng hiến kế tào lao ra sao, chúng ta cần hiểu sơ qua về lịch sử cái gọi là đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương?

Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương còn được gọi đảng bộ khối doanh nghiệp trung ương, thành lập ngày 11/04/2007 là cấp ủy trực thuộc ban chấp hành trung ương chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của bộ chính trị, của ban bí thư trung ương nhằm chuẩn bị “bơi ra biển lớn” của thời kỳ gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). 

Lúc mới thành lập đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương có 31 đảng bộ trực thuộc với trên 47 nghìn đảng viên. Đến cuối năm 2009 con số đảng viên được đảng tuyển chọn bổ xung, khoát áo doanh nhân tăng lên 52 nghìn. Sang đến tháng 05/2010 là thời kỳ vàng son của các doanh nghiệp nhà nước từ 31 đảng bộ doanh nghiệp tăng lên 33 đảng bộ với 65 nghìn đảng viên.

Con số Đảng bộ, đảng ủy trực thuộc khối doanh nghiệp trung ương được phân bổ như sau:

- Lĩnh vực công nghiệp có 8 đảng bộ, đảng ủy gồm: Tập đoàn dầu khí; Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tập đoàn Dệt may; Tập đoàn Điện lực; Tổng Công ty Thép Việt Nam; Tổng Công ty Giấy Việt Nam; Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam.

- Lĩnh vực nông lâm nghiệp có 4 đảng bộ, đảng ủy gồm: Tập đoàn Cao su Việt Nam; Tổng Công ty Lương thực miền Bắc; Tổng Công ty Lương thực miền Nam; Tổng Công ty Cà phê Việt Nam.

- Lĩnh vực giao thông vận tải có 4 đảng bộ, đảng ủy gồm: Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam; Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; Tổng Công ty Hàng không Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy.

- Lĩnh vực xây dựng có 3 đảng bộ, đảng ủy gồm: Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị; Tập đoàn Sông Đà; Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam.

- Lĩnh vực thương mại dịch vụ có ba đảng bộ, đảng ủy gồm: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Tổng Công ty VTC.

- Lĩnh vực ngân hàng có 6 đảng bộ, đảng ủy gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

- Lĩnh vực tài chính bảo hiểm có ba đảng bộ, đảng ủy gồm: Tập đoàn Bảo Việt; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước.

Hai đảng bộ, đảng ủy thành lập sau cùng là Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) và tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt Nam (Tập đoàn Sông Đà).

Như thế đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương đã thu tóm, phủ trùm lên mọi ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia với sự tuyển chọn các bộ óc, chuyên gia hàng đầu về kinh tế xã hội chủ nghĩa của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam và khối doanh nghiệp “ma quỷ” còn được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của bộ chính trị, ban bí thư trung ương đảng với nhiều thuận lợi không thể thuận lợi hơn cho cơ hội kinh tế quốc gia cất cánh nhưng kết quả không đầy một thập kỷ ra đời, tồn tại và phát triển của đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương đem đến cho người dân Việt Nam là gì?...

Chẳng có gì khả quan sau gần một thập kỷ lèo lái kinh tế dưới sự chỉ đạo của bộ chính trị đã để lại cục nợ cả nghìn mỹ kim trên lưng, mỗi đầu người dân, cùng với những công trình xây dựng đắt giá nhất thế giới nhưng chất lượng kém cỏi nhất thế giới và với môi trường làm việc kém an toàn vào hạng chót bét của khu vực... Tồi tệ nhất là nền tảng phát triển kinh tế do đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương cầm trịch đã sụp đổ hoàn toàn.

Nhìn vào hậu quả kinh tế do đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương để lại, với đầu óc không cần “thông minh” như tập thể lãnh đạo đảng, nhà nước đảng cộng sản Việt Nam tự hào! Ai cũng có thể hiểu là tư duy kinh tế của đảng ủy khối doanh nghiệp đã có vấn đề kém hiệu quả, nếu không nói là vô dụng, là bỏ đi. Thế thì đảng ủy khối doanh nghiệp cứ nhắm mắt làm chuyện tào lao, là tổ chức vận động “hiến kế đổi mới cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển doanh nghiệp và kinh tế đất nước” để đốt tiền thuế của dân- việc làm đó không gọi tào lao thì gọi là gì?

Cụ thể tào lao của hiến kế đổi mới chính là cái khung nội dung hiến kế đổi mới định sẵn của đảng ủy khối doanh nghiệp với những cụm chữ vô hồn có chữ nhưng không có nghĩa như sau:

“1) Hiến kế về đổi mới cơ chế, chính sách vĩ mô:

- Hiến kế, đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách vĩ mô tạo động lực mới cho phát triển sự phát triển nhanh, bền vững của kinh tế đất nước nói chung hoặc của ngành, địa phương; xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Hiến kế đổi mới, tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các kế sách, chiến lược tạo đột phá đổi mới, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu lực, kỷ luật, kỷ cương, tính công khai, minh bạch trong quản lý kinh tế.

- Hiến kế, đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách vĩ mô tạo động lực để phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước thuộc Khối Doanh nghiệp Trung ương.

2) Hiến kế về cơ chế, chính sách, giải pháp nội bộ doanh nghiệp:

- Hiến kế đổi mới cơ chế, chính sách nội bộ, các giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tạo đột phá phát huy các nguồn lực, tạo động lực phát triển mới cho doanh nghiệp.

- Các sáng kiến, giải pháp tài chính, kinh doanh, kỹ thuật giúp đặc biệt nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

3) Hiến kế về công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp:

Hiến kế về đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị xã hội trong doanh nghiệp nhà nước nói riêng, các doanh nghiệp nói chung để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững.”

Có lẽ tào lao vô đối của nội dung cuộc vận động hiến kế đổi mới có thưởng là ý lời của các câu chữ đại loại như “...hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa... nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng... nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng trong doanh nghiệp...” Tào lao quá đi các ông bà lãnh đạo đảng ta ơi, vì có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đâu để mà hoàn thiện và tổ chức hoạt động đảng trong doanh nghiệp là nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, sản xuất chứ không phải là động lực giúp doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững!

Điển hình là các công ty có 100% vốn nước ngoài hoặc do công ty nước ngoài nắm quyền chủ động quản trị điều hành, không có tổ chức đảng xen vào công việc nội bộ của công ty. Tất cả đều phát triển ổn định, bền vững trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, dù kinh tế thế giới có suy trầm và kinh tế Việt Nam có chìm dưới đáy khủng hoảng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ.

Thành công của công ty nước ngoài ở Việt nam là mô hình hiệu quả của các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh, sản xuất nằm ở trước mắt trước mũi các ông bà tự xưng là đỉnh cao trí tuệ của loài người, cớ sao các “đỉnh cao đảng ta” không học hỏi làm theo, tuy có tốn ít nhiều chất xám trí tuệ? Bài học quản trị doanh nghiệp khoa học hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh, phát triển ổn định bền vững có ở đâu xa đâu, nó nằm ngay trong các công ty tư doanh nước ngoài hoạt động kinh doanh, sản xuất trên sân nhà các ông bà. Con mắt các ông bà để ở đâu, với 33 đảng bộ khối doanh nghiệp, 65 nghìn đảng viên chuyên trách kinh tế cộng với nguồn lực tài chánh dồi dào, có sự chỉ đạo, tham mưu trực tiếp của bộ chính trị, của ban bí thư trung ương đảng mà vẫn cứ loay hoay trong vũng lầy chữ nghĩa “mơ Hồ, Mác, Lê” không lối thoát thì không gọi đảng cầm quyền, là đảng tào lao hủy hoại tài nguyên, đốt phá tiền thuế của dân vô đối thì phải gọi là gì? 

30/06/2015


__________________________________________

Tham khảo:





Giàn khoan 981 xông vào nhà, lãnh đạo đảng CSVN nhất quyết bảo vệ quyền câm mồm

CTV Danlambao - Vào ngày 25.06.2015 Bắc Kinh nghênh ngang gửi thông điệp hò khoan đến Ba Đình: tụi... cha sẽ tiếp tục khoan vùng biển của tụi... con (hoang) cho đến ngày 20.08.2015. Trước tình hình hải tặc Bắc Kinh vừa khoan, vừa thăm, vừa dò tài nguyên dầu khí trên vùng biển của cha ông, lãnh đạo cộng sản Ba Đình vẫn tiếp tục lấy băng keo bịt miệng, nhất định không hé một lời dù chỉ một câu - khoan... xin đừng khoan!!!

HD 981 đã từng ngang nhiên khoan chiếm biển Đông vào năm ngoái. Trong khi tập đoàn... yêu nước Hồ Chí Minh ở Ba Đình im lìm, hoặc vừa tranh vừa đấu vừa hợp vừa tác thì đồng chi 981 vẫn đến và đi như nhà riêng của đồng chí ấy. Đồng thời, cùng lúc, trong khi mọi người chỉ lo chú ý đến bài ca hò khoan 981 thì Bắc Kinh đã tiến hành việc bồi đắp các đảo nhân tạo và xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự lẫn dân sự tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Vị trí Tàu cộng đặt giàn khoan lần này ở tại tọa độ 17 độ, 3,75 phút vĩ Bắc; 109 độ 59,05 phút kinh Đông rất gần với quần đảo Hoàng Sa. Vừa tái tạo các đảo ở Trường Sa, vừa khoan lấn Hoàng Sa, Bắc Kinh đã ngang nhiên độc chiếm biển Đông.

Trong khi đó thì đảng "ta" - về mặt đối nội thì kêu gào ngư dân bám biển, đảng ta bám bờ - về mặt đối ngoại thì nhất định câm mồm ngậm môi Việt Nam cho răng Tàu không bị lạnh.

Tất cả sự im lặng của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, không khác gì chữ ký của Phạm Văn Đồng ký vào công hàm bán nước ngày nào. Sự im lặng chính là sự đồng loã, đồng lòng, đồng ý thừa nhận về mặt pháp lý rằng cả Trường Sa lẫn Hoàng Sa là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Tàu cộng. Nó đã mở đường cho Tàu cộng tiếp tục tuyên bố rằng chúng có quyền sử dụng các quần đảo ở Biển Đông vì các quần đảo đó là của chúng. 

Không tin?! 

Hãy hỏi nhà nước CHXHCNVN - họ câm mồm, có nói điều gì đâu!?





Tổng thống Obama thắng to

Dr. Tristan Nguyen (Danlambao) - Bài viết này phân tích tìm hiểu tại sao cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà đều có nhiều người ủng hộ cũng như có đông người chống đối Tổng Thống Obama; nhất là hầu như rất đông Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ chống đối tổng thống trong vấn đề Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương trong khi giới lãnh đạo Cộng Hoà quyết tâm ủng hộ tổng thống. Còn vấn đề ObamaCare trong lúc gần như toàn đảng Dân Chủ ủng hộ tổng thống thì đa số Thống Đốc, Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà chống đối tổng thống tới mức độ thưa kiện ra toà; tuy nhiên, ở Tối Cao Pháp Viện Mỹ có những chánh án bảo thủ lại ủng hộ Tổng Thống Obama trong những phán quyết rằng ObamaCare không vi hiến.

*

Liên tiếp trong hai ngày, thứ Ba 23/6/2015 cho dù có sự chống đối của những Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ thuộc đảng Dân Chủ, Thượng Viện Mỹ đã chấp thuận cho Tổng Thống Obama có thẩm quyền xúc tiến nhanh đàm phán thương mại (trade promotion authority) - một quyền lực để thương lượng ký kết những thỏa thuận mua bán ngoại thương mà Quốc Hội Mỹ không thể sửa đổi hoặc cản trở không cho thi hành; hơn nữa, thứ Năm 25/6/2015 Tối Cao Pháp Viện Mỹ đã biểu quyết với kết quả 3 chống 6 thuận để quyết định duy trì Luật Bảo Hiểm Sức Khoẻ ObamaCare có số tiền trợ cấp của chính phủ liên bang cho người công dân Mỹ lợi tức thấp để mua bảo hiểm sức khoẻ là không vi phạm hiến pháp, và Luật ObamaCare trở thành Luật của nước Mỹ (Law of the Land). Như vậy Tổng Thống Obama đã có hai chiến thắng quan trọng trong nỗ lực để Hành Pháp Mỹ có được thẩm quyền xúc tiến nhanh đàm phán thương mại, còn gọi là Fast-Track Authority (Quyền Đàm Phán Nhanh) không bị ràng buộc bởi Quốc Hội Mỹ; và Luật Bảo Hiểm Sức Khoẻ ObamaCare có tiền trợ cấp của liên bang là không vi hiến để có thể thực sự giúp ích cho nhiều triệu người công dân Mỹ nghèo có được bảo hiểm sức khoẻ cá nhân và gia đình. Hai sự kiện quan trọng này chắc chắn được ghi nhận là hai “điểm son” trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng Thống Obama.

Hiệp định thương mại quốc tế có tầm cỡ rộng lớn này được gọi là Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương, nó phải mất thời gian 10 năm hội họp thảo luận rất khẩn trương với những nội dung thương lượng được tuyệt đối giữ bí mật của từng nước để hình thành một hiệp định thương mại quốc tế rất dài có 30 Chương, và nó có thể qui định những điều kiện mới trong công việc giao dịch thương mại và đầu tư doanh nghiệp giữa nước Mỹ và 11 nước thành viên ở xung quanh Vành Đai Thái Bình Dương, một tập họp các nước có tổng sản lượng mỗi năm tính ra gần 28 ngàn tỉ đôla, chiếm 40% phần trăm Tổng Sản Lượng Thế Giới/- Global GDP, và một phần ba (1/3) giao dịch thương mại quốc tế. Khi Thượng Viện Mỹ sớm chuyển Dự Luật Thẩm Quyền Xúc Tiến Nhanh Đàm Phán Thương Mại tới TT Obama để ký thành luật, thì nó là một bước tiến rất quan trọng dẫn tới việc hoàn tất Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương trong năm nay. Kể từ năm 1990 nước Mỹ đã một có Hiệp Ước Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ với các nước Canada và Mexico cũng có một qui mô mậu dịch rộng lớn, nhưng năm nay 2015 với việc hoàn tất một hiệp định thương mại với 11 nước gồm có Nhật, Úc Châu, Tân Tây Lan, Mã Lai, Singapore, Brunei, Việt Nam, Canada, Mexico, Chile, Peru, ở Vành Đai Thái Bình Dương là quan trọng nhất, rộng lớn nhất từ trước tới nay. 

Các quốc gia dự trù là thành viên của TPP

Trong suốt quá trình nhiều năm tháng nỗ lực làm nên một hiệp định thương mại rộng lớn gồm có các nước ở Vành Đai Thái Bình Dương mà dẫn đầu là nước Mỹ thường có những lập luận chống đối cũng như ủng hộ ở ngay trong Quốc Hội Mỹ. Những người ủng hộ thì khẳng định rằng hiệp định thương mại này sẽ mở ra nhiều cơ hội và mang lại phúc lợi cho tất cả các nước thành viên của nó. Quan trọng hơn nữa là hiệp định này đề cập tới những vấn đề sống còn thiết yếu của thế kỷ 21 trong phạm vi của nền kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, mục tiêu của hiệp định là cởi mở, khuyến khích thêm nhiều nước tham gia, ngay cả Hoa Lục Tàu Cộng cũng có thể được gia nhập tổ chức thương mại quốc tế này. Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương là điều tâm huyết của TT Obama, và tổng thống đã hết sức vận động thuyết phục các lãnh đạo của cả hai đảng để hiệp định được Quốc Hội Mỹ chấp thuận thông qua.

Tuy nhiên, các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ thuộc đảng Dân Chủ lại là những người chống đối TT Obama mạnh mẽ nhất; quả thật trớ trêu khi Obama là một tổng thống thuộc đảng Dân Chủ lại không được người trong đảng Dân Chủ của mình ủng hộ. Họ chống đối quyết liệt với lập luận rằng cái hiệp định này sẽ khiến cho người công dân Mỹ mất nhiều việc làm vì các công ty Mỹ sẽ xuất cảng nhiều công việc sản xuất công nghệ phẩm tới những nước có lực lượng nhân công được trả lương thấp, và các công đoàn lao động Mỹ phản đối mạnh nhất, họ còn yêu cầu chính phủ Mỹ phải có một luật bảo đảm cho những công nhân Mỹ mất việc làm được nhận tiền trợ cấp học nghề chuyên môn mới theo nhu cầu sản xuất công nghệ mới và những cơ hội có việc làm mới.

Khi hiểu rằng Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương là một thành phần chủ yếu quan trọng trong chính sách “Xoay Trục Á Châu” của TT Obama thì người ta nhận ra cái phương cách và nỗ lực của hiệp định để liên minh chặt chẽ hơn giữa nước Mỹ với những nước đối tác thương mại ở Vành Đai Thái Bình Dương. Hiệp định TPP này được xem như một phương tiện hữu hiệu để dần dần giải quyết những vấn đề giao dịch thương mại khó khăn còn tồn đọng của các nước có liên quan trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương trong lúc sự giao dịch thương mại trên thế giới đang gia tăng nhanh gồm có công việc mua bán được thực hiện càng lúc càng nhiều trên trực tuyến e-commerce, và sự giao lưu xuyên quốc gia trao đổi thông tin trên Liên Mạng Toàn Cầu, quan trọng hơn nữa là những dịch vụ tài chánh được thực hiện nhanh chóng trên liên mạng. Các doanh nghiệp Mỹ chắc chắn là một thách thức lớn đối với Hoa Lục Tàu Cộng, một nước vẫn còn đứng bên ngoài của hiệp định này, mặc dù Hoa Lục có thể xin gia nhập bất cứ lúc nào. Đối với các doanh nghiệp Mỹ khi thực hiện cái hiệp định thương mại này là một dịp đẩy mạnh sự cạnh tranh công bằng, tôn trọng luật lệ với nhau để bảo vệ bản quyền, giấy phép sản xuất, và bằng phát minh để giải quyết tệ nạn làm hàng giả, hàng nhái. Nước Mỹ sẽ tăng cường quan hệ thương mại chặt chẽ hơn với hai nước Canada và Mexico cũng là hai nước thành viên hiện tại của NAFTA-Hiệp Ước Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ. Cũng còn có những vấn đề thương mại truyền thống mà nước Mỹ cần phải giải quyết với các nước có liên quan để có thể đạt tới những thoả thuận mậu dịch bình thường với năm nước Malaysia, Brunei, New Zealand, Việt Nam, và nhất là nước Nhật. Khi xem xét tỉ mỉ cẩn thận các tài liệu liên quan tới Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương người ta nhận thấy nó được xây dựng trên một “Kiến Trúc Mở Rộng-Open Architecture” để đáp ứng dễ dàng hơn với việc kết nạp thêm nhiều nước Á Châu nữa vào tổ chức. Có một điều cần phải nói thêm là cái phương cách cấu tạo hiệp định này sẽ được dùng làm mẫu cho việc thành lập một Hiệp Định Đối Tác Đầu Tư và Thương Mại Xuyên Đại Tây Dương đang được tiến hành. Như vậy trong thế kỷ 21 nước Mỹ có hai hiệp định thương mại rộng lớn rất quan trọng, đó là ở phía tây của nước Mỹ có Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương còn ở phía đông của nước Mỹ có Hiệp Định Đối Tác Đầu Tư và Thương Mại Xuyên Đại Tây Dương. Nước Mỹ vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu của một nền kinh tế thế giới.

Hiệp Định TPP này cũng nhắm vào mục tiêu sau cùng là tạo nên một Vùng Tự Do Thương Mại Vành Đai Thái Bình Dương, cho nên những thoả thuận sau cùng có những thuật ngữ khôn khéo để có những điều kiện chắc chắn phải có sự cạnh tranh công bằng; trong lúc này hiệp định TPP vẫn mở rộng cửa để sẽ có thể tiếp nhận Hoa Lục Tàu Cộng gia nhập tổ chức tự do thương mại rộng lớn ở Vùng Vành Đai Thái Bình Dương.

Người ta cũng nhận thấy nội dung của các cuộc đàm phán thương mại giữa các nước với nhau đều đã được giữ kín để tạo thuận lợi cho các đề nghị đầu tư với một mức thành thật và tín nhiệm lẫn nhau cao độ và để có thể đạt được những thoả thuận ngoại thương tốt đẹp. Ngay từ ngày đầu của các cuộc đàm phán hiệp định TPP thì Hoa Lục Tàu Cộng đã tỏ ra quan ngại nhiều vì nó là một thành phần quan trọng chủ yếu trong chính sách “Xoay Trục Á Châu” của nước Mỹ được dần dần thực hiện song song với các nỗ lực liên minh quân sự Mỹ-Ấn-Mã-Sing-Phi-Nhật-Hàn-Úc-Tân Tây Lan trong khu vực Nam Á Châu - Tây Thái Bình Dương.

Rõ ràng kết quả cuộc biểu quyết ở Thương Viện Mỹ với 60 phiếu thuận - 38 phiếu chống, Thượng Viện Mỹ đã trao cho TT Obama cái thẩm quyền xúc tiến đàm phán nhanh (fast-track authority) trong những thoả thuận ngoại thương ở Á Châu cũng như ở các nơi khác trên thê giới. Đây là một “thắng to” trong chính sách ngoại giao, ngoại thương của TT Obama. Nó cũng là một “thắng to” của TT Obama đối với những Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ trong đảng Dân Chủ đã chống đối lại hiệp định TPP. Khi Thượng Viện Mỹ với đa số là Cộng Hoà đã quyết định trao thẩm quyền đàm phán nhanh cho TT Obama Dân Chủ, sự kiện này cho thấy rõ tính chất liên hiệp chính trị có kết quả tốt đẹp khi các bên đối lập đều đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của đảng phái. Bởi vì trong trường hợp TT Obama không có thẩm quyền đàm phán nhanh, thì các nước thành viên của hiệp định TPP sẽ e ngại lo sợ Quốc Hội Mỹ can thiệp sửa đổi các thoả thuận thương mại với nước của họ. Như thế trực tiếp ảnh hưởng xấu lên chính sách “Xoay Trục Á Châu” của nước Mỹ. Người ta cũng nhận ra rõ ràng hiệp định TPP của nước Mỹ ở Vành Đai Thái Bình Dương là một đối trọng làm cân đối sức ảnh hưởng ngoại giao và ngoại thương đang tăng lên của Hoa Lục Tàu Cộng trong khu vực. 

Hơn nữa, khi TT Obama có thẩm quyền đàm phán nhanh, thì công việc đang tiến hành một hiệp định Đối Tác Đầu Tư và Thương Mại Xuyên Đại Tây Dương - Trans-Atlantic Trade and Investment Partnership (TATIP) với các nước Tây Âu sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn nhiều. Như vậy cả hai hiệp định TPP và TATIP sẽ có thể qui định công việc giao dịch thương mại của thế giới bằng những luật lệ mậu dịch thống nhất giống nhau. Với mục đích là tự do thương mại nên không chỉ là giảm bớt hạn mục, thuế nhập cảng, và những rào cản nhập khẩu khác, mà nó còn tạo ra những tiêu chuẩn cho việc tiếp cận Liên Mạng Toàn Cầu, bảo vệ bản quyền và tài sản của các nhà đầu tư nữa.

Ở những đoạn trên vừa nói sơ lược về cái “thắng to” thứ nhất của TT Obama khi được Thượng Viện Mỹ trao thẩm quyền đàm phán nhanh (fast-track authority) trong các hiệp định ngoại thương TPP ở Á Châu Thái Bình Dương và TATIP ở Âu Châu Đại Tây Dương. Trong bài viết này còn nói tới cái “thắng to” thứ nhì của TT Obama trong ngày thứ Năm 25/6/2015 khi được Tối Cao Pháp Viện Mỹ phán quyết rằng Luật Bảo Hiểm Sức Khoẻ Vừa Túi Tiền (Affordable Care Act) hay còn gọi là ObamaCare không vi phạm hiến pháp khi cho phép chính phủ liên bang cung ứng trợ cấp tiền để giúp những người công dân Mỹ có lợi tức thấp hoặc không có lợi tức vẫn được mua bảo hiểm sức khoẻ. Như vậy hiện tại có gần 8 triệu người Mỹ vui mừng vì họ vẫn còn được bảo hiểm sức khoẻ.

Phán quyết quan trọng này của Tối Cao Pháp Viện Mỹ chẳng những trao chiến thắng cho Luật Bảo Hiểm Sức Khoẻ ObamaCare mà nó còn khẳng định chắc chắn rằng Luật Bảo Hiểm Sức Khoẻ Vừa Túi Tiền (Affordable Care Act) là luật của nước Mỹ vĩnh viễn (the Affordable Care Act as the Law of the Land); nó có nghĩa là sẽ không có một tổng thống Mỹ nào trong tương lai có thể dùng quyền hạn Hành Pháp để huỷ bỏ, sửa đổi, hoặc thay thế Luật Bảo Hiểm Sức Khoẻ ObamaCare. 

Tóm lại, TT Obama đã thắng to với kết quả có được thẩm quyền đàm phán nhanh (fast-track authority) cho hiệp định TPP - Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương và hiệp định TATIP - Đối Tác Đầu Tư và Thương Mại Xuyên Đại Tây Dương; cùng với Luật Bảo Hiểm Sức Khoẻ Vừa Túi Tiền –Affordable Care Act (ACA) hay là ObamaCare đã trở thành Luật của nước Mỹ vĩnh viễn. Đây là hai điểm son của nhiệm kỳ TT Obama.





Nguyễn Khắc Mai: Phát triển quan hệ Việt-Mỹ vì lợi ích của dân tộc

Trần Quang Thành (Danlambao) - Thượng tuần tháng Bảy sắp tới, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến công du Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên, một TBT đảng CSVN đến thăm Hoa Kỳ. Trong cuộc viếng thăm này Tổng thống Mỹ Obama có cuộc hội đàm với ông Trọng và dự trù hai nước sẽ ký Tuyên bố chung và môt số văn kiện hợp tác song phương trong đó có lĩnh vực thương mại, an ninh quốc phòng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã đưa ra một vài bình luận về chuyến đi thăm này qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành.

Nội dung như sau, mời quí vị cùng theo dõi:



Trần Quang Thành: Xin chào nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai.

Nguyến Khắc Mai: Xin chào anh Thành.

TQT: Thưa ông, vào đầu tháng Bảy tới, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ qua thăm nước Mỹ trong 2 ngày. Ông sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Obama. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai có bình luận gì về chuyến đi thăm này của Tổng bí thứ Nguyễn Phú Trọng ạ?

NKM: Cá nhân tôi đánh giá đây là một chuyến đi quan trọng, rất quan trọng. Nhưng quan trọng không có nghĩa là tích cực hay tiêu cực. Chưa biết kết quả của nó là tích cực hay tiêu cực. Chúng ta sẽ chờ đợi những điều ông Nguyễn Phú Trọng sẽ làm ở Mỹ, sẽ bày tỏ, sẽ nói năng ở Mỹ. Chúng ta phải chờ đợi đến lúc bấy giờ mới đánh giá được kết quả là tích cực hay chỉ là tiêu cực Nhưng mà phải khẳng định đây là một chuyến đi quan trọng. Chuyến đi này nó liên quan đến 3 mối quan hệ:

- Trước hết là quan hệ Việt -Mỹ;
- Thứ hai là quan hệ Việt -Trung;
- Thứ ba là quan hệ Mỹ-Trung.

Chuyến đi nó liên quan đến mối quan hệ quốc tế như vây nên có thể nói là nó quan trọng đấy. Vấn đề là ông Trọng làm vấn đề ấy quan trọng như thế nào? Theo lập trường của ai? Theo tư duy như thế nào? Theo những chỉ đạo như thế nào để đạt được kết quả trong mối quan hệ nó phức tạp và cũng là quan trọng ấy?

Về mối quan hệ Viêt-Trung, phía Trung Quốc họ muốn chỉ đạo cái gì, họ muốn giật giây cái gì để kết quả chuyến đi của ông Trọng đạt kết quả như họ mong muốn? 

Chuyến đi ấy nó có liên quan gì đến mối quan hệ Trung-Mỹ không?

Cho nên một chính khách nếu muốn đại diện cho dân tộc phải cư xử cho nó tốt 3 mối quan hệ này, trước hết là quan hệ Việt Mỹ.

Nếu đặt Việt Nam trong tình thế nó phức tạp như hiện tại thì mối quan hệ Việt-Mỹ là một mối quan hệ lớn, nếu mình thực hiện tốt sẽ có nhiều lợi ích đối với dân tộc.

Mọi người đều khẳng định rằng để hạn chế cái bá quyền của Trung Quốc hiện nay thì không ai hơn là Mỹ. Cho nên Việt Nam nếu vì lợi ích dân tộc của mình để bảo vệ an ninh trên biển, ngăn ngừa đến mức tối đa hành động Trung Quốc đã thực hiện như chiếm đảo của chúng ta. Chiếm đảo ngầm bây giờ xây dựng nó thành đảo nổi, đặt ra thành căn cứ hải quân, căn cứ không quân, uy hiếp chủ quyền an ninh và hòa bình của Việt Nam, uy hiếp an ninh, hòa bình, giao thương quốc tế trên vùng biển này. Điều đó Việt Nam phải thấy. Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói nếu anh giữ được biển Đông và anh làm chủ được biển Đông thì vừa bảo vệ được chủ quyền, vừa tăng cường hoạt động kinh tế, tăng cường được năng lực khoa học về biển, tăng cường được văn hóa biển của người Việt Nam. Nó là một cơ hội lớn mà cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói là mười vạn năm cõi trời Việt Nam này, đất nước Việt Nam này sẽ vững vàng, thịnh trị, bình yên, hòa bình. Tất nhiêm anh làm chủ biển Đông không giống như bọn Tàu nó làm. Một mặt mình phải lớn lên bằng nội lực của mình: dân chủ phát triển, tri thức phát triển, khoa học, giáo dục lành mạnh, doanh nhân phát triển, nền kinh tế vững vàng, không còn gia công bị thiệt nữa... Đồng thời ta liên minh, liên kết với các nước như Mỹ chẳng hạn. Họ có quyền lợi của họ ở biển Đông. Lợi ích của họ trùng khớp với lợi ích của chúng ta trên biển Đông. Ta phải liên minh với họ. Đấy là quan hệ Việt-Mỹ. Nếu anh nhìn nhận tinh thần dân tộc, nếu anh nhìn nhận lập trường yêu nước, ngăn ngừa hành động khống chế hành động phi nhân, vô đạo của Trung Quốc ở biển Đông. Hiện nay hàng ngày nó rượt đuổi, nó đánh đập, nó ăn cướp tài sản của ngư dân trên biển. Nó thu hết sản phẩm người ta đánh bắt được trên biển, nó thu hết lưới, ngư cụ, nó cướp hết dầu, đánh đập người ta dã man. Làm sao mình yên ổn được. Cho nên bảo vệ chủ quyền ở biển Đông trở thành một thách thức lớn mà Đảng cộng sản có còn vị trí llãnh đạo hay không ờà thuộc vấn đề này. Nếu ông không làm được thì ông đi đi để chúng tôi chọn người khác lãnh đạo nhân dân thực hiện quyền lợi lâu dài của dân tộc. 

Ta làm chủ biển Đông không phải là ta chiếm cứ nó theo kiểu của Tàu. Ta phải biết chủ quyền của mình khai thác nó một cách văn minh, đồng thời biết hài hòa lợi ích của các nước anh em. An ninh của tàu thuyền quốc tế, chủ quyền hợp pháp, hợp lý của các dân tộc, các nước anh em của mình như Philippine, Malayxia, Indonesia v.v...

Vì lợi ích của dân tộc, ông Trọng phải biết xử sự mối quan hệ Việt-Mỹ. Lợi dụng tối đa mối quan hệ ấy để nâng tốc cho Việt Nam. Không phải như có người sợ là anh theo Mỹ anh bị lệ thuộc, rồi anh lại làm chư hầu. Không phải đâu. Chơi với Mỹ trong mối quan hệ bình đẳng, đàng hoàng. Mối tương quan với Mỹ là tiềm lực, là nội lực của Việt Nam có phát triển mạnh mẽ hay không? Tôi tin chắc là nếu chúng ta chơi với Mỹ, chơi với Tây Âu thì khả năng bù đắp, khả năng giải quyết vấn nạn nhập siêu kinh tế với Trung Quốc có thể giải quyết được. 

Đấy là tôi nói về quan hệ Việt-Mỹ. Nếu Nguyễn Phú Trộng làm được những điều đó chúng ta hoan nghênh, nếu làm ngược lại thì đó là người phản bội lợi ích của dân tộc.

TQT: Ông vừa nói vấn đề là chúng ta phải có những liên minh để đảm bảo nền an ninh, quốc phòng của ta mạnh hơn; đất nước ta mạnh hơn, để bảo vệ được chủ quyền, lãnh thổ của đất nước. Nhưng có một lực cản mà người ta rất quan ngại là đảng Cộng sản Việt Nam vẫn thực hiện chính sách 3 không thì làm sao liên minh với các nước lớn để bảo vệ độc lập, chủ quyền của mình được?

NKM: Tôi nhiều lần nói là cái 3 không đó là luận điểm của Tàu nó mớm cho các anh lãnh đạo Việt để thực hiện một cái phương châm không chính xác. Phương châm chính xác của Việt Nam hiện nay là độc lập, giữ chủ quyền, liên minh với tất cả thế lực dân chủ, nhân văn, tiến bộ trên thế giới để ngăn ngừa hành động xâm lược, hà hiếp của Trung Quốc đối với Việt Nam ta, đối với biển đảo, đối với công việc làm ăn bình thường của nhân dân ta ở biển Đông - vùng biển mà chúng ta có chủ quyền. Cho nên cái 3 không đó nó lợi cho Trung Quốc. Những người lãnh đạo Việt Nam không khôn ngoan, nếu không muốn nói là ngu đần, nó mớm cho như thế răm rắp nói theo 3 không. Những kẻ nào nó ăn hiếp Việt Nam thì mình phải đi tìm người hỗ trợ mình, người bênh vực mình chứ.

Về quan hệ Trung-Việt, trước khi anh Trọng đi Mỹ anh Trọng đã sang Tàu và đã làm nhiều điều rất bất lợi trước chuyến đi Mỹ của anh. Trước khi đi Mỹ anh cho Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao sang Tàu và cam kết những điều ngớ ngẩn nó phản dân tộc. Ví dụ nó bảo bây giờ phải ổn định hai bên về vấn đề biển Đông. Ổn định cái gì? Có nghĩa là Việt Nam đừng có làm cái gì hết. Còn phía Trung Quốc ổn định có nghĩa là nó tuyên bố nó đắp đảo xong rồi, nó đưa súng lớn ra đấy rồi. Bây giờ cái cách mình nói hai bên giữ gìn sự phát triển, sự ổn định, không làm gì gây rối, không làm gì nó phức tạp vấn đề... Đấy là một cách tuyên bố cực kỳ ngoan ngoãn theo chủ trương, âm mưu của Tàu và anh không dám làm gì hết. Còn Tàu nó đã làm, nó đang làm những cái gì mà nó cho là đất của nó, tổ tiên nhà nó. Nó cữ ngang ngược nó làm. Trong khi đó nó khóa chân, khóa tay anh lại, đừng có gây rối, đừng có làm phức tạp vấn đề. 

Đó là vấn đề quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Đây là mối quan hệ có thể nói là rất thua thiệt làm cho người ta thất vọng. Về vấn đề Hoang Sa đến bây giờ vẫn chưa có phát biểu nào có tính chất pháp lý. Những phát biểu ú ớ, kể cả những lúc mạnh mẽ như ông Dũng vẫn không mang tính cách phát ngôn có tính chất pháp lý để quốc tế dựa vào. Anh vẫn làm heo cái kiểu tiếp tục cho Người phát ngôn lâu lâu ra tuyên bố mấy câu. Tuyên bố ấy lần trước cũng như thế, lần sau cũng như thế, nó nhàm chán. Thế thì làm sao đòi được chủ quyền. Quốc hội cũng im tiếng không ra đến nửa lời. Như thế là thái độ của ban lãnh đạo hết sứ vô trách nhiệm. Vì vậy nếu lần này đi, anh Nguyễn Phú Trọng là người Việt Nam không bị Tàu mua chuộc, không bị chúng nó chấn giữ về ý thức tư tưởng, về lập trường anh phải nói rất rõ ràng về vấn đề mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc. Sau diễn đàn ấy anh sẽ đi Liên hợp quốc, nếu anh không nói được câu chữ nào cho nó đàng hoàng thì có thể nói anh là một tội đồ lớn của đất nước. Lần này anh nói được đàng hoàng lập trường của Việt Nam một cách độc lập. Anh không khiêu khích ai, không huyênh hoang, anh không gây chiến nhưng rất đàng hoàng nói rõ phải đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế để tố cáo hành vi tội ác của nó đối với Việt Nam. Quốc tế đã có điều luật cấm dùng biện pháp vũ lực để cướp đất đai. Trung Quốc ỷ mình là một nước lớn làm những điều ngang ngược. Liệu Nguyễn Phú Trọng có dám nói cái điều công lý bình thường ấy của nhân loại hay không? Hay là im hơi, lặng tiếng.

Nếu mình không xử sự tốt cho mối quan hệ Trung-Việt này cho nó tử tế thì chỉ là người nói một đằng, làm một nẻo. Thực chất là rắp tâm phục vụ cho lợi quyền của Bắc Kinh.

TQT: Trong diễn văn kỷ niệm ngày 30/4 mới đây, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rất mạnh mẽ ca ngợi tình hữu nghị...

NKM: Cái ấy tôi đánh giá nhóm thân Tàu, lệ thuộc Tàu nó ép anh Dũng phải nói, phải đọc cái diễn văn ấy. Tôi thấy đó là điều bất hạnh hiện nay. Nhiều nguồn tin cho tôi biết ông Dũng không muốn xuất hiện quay ngược lại những tuyên bố hùng tráng ở Shangri-la, ở Quốc hội. Nhưng mà họ ép để làm hỏng hình ảnh rất là dung cảm. Người ta đánh giá bài diễn văn ấy thực chất là do Tàu chỉ đạo và cái nhóm theo đuôi Tàu nó muốn như thế. Phía Mỹ họ không chấp cài này. Họ hiểu điều đó. Ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ trương cái ảnh (bia kỷ niệm ông John Makcain bị bắt ở hồ Trúc Bạch) phía Mỹ không chấp. Trung Quốc nước lớn mà tiểu nhân, Mỹ họ có văn hóa, biết cách đối xử cái gì phải tránh, cái gì phải gạt bỏ đi.

Còn một mối quan hệ nó đan xen. Trung Quốc có mối quan hệ lớn. Trung Quốc đang muốn vươn lên để làm vị trí siêu cường số 1, đại bá lãnh đạo thế giới. Họ đang có mưu đồ lớn nham hiểm. Mỹ không muốn có một Trung Quốc đại bá như thế, ngang ngược như thế. Và gần đây họ nói là hung đồ hung hăng. Đó là sự đánh giá của họ về Trung Quốc.

Nhân loại có lợi ích gì im hợi lặng tiếng để cho kẻ côn đồ hung hăng ăn hiếp dân lành. Việc mình liên minh được với Mỹ càng tốt. Gắn bó được mối quan hệ kinh tế, văn hóa với Mỹ cho tốt Việt Nam rất có lợi. Tất nhiên không bao giờ được nghĩ rằng mình nên làm chư hầu cho Mỹ. Theo tôi nghĩ họ cũng không muốn như vậy. Việt Nam không muốn làm chư hầu của nước thứ hai thì phải lớn lên, phải phát triển khí phách của dân tộc, tài trí của dân tộc, năng lực của dân tộc. Cho nên phải cải tổ. Chính sách đối nội phải cải tổ. Phải thay đổi mình mới có sức mạnh, mới tiếp nhận được quan hệ quốc tế một cách hữu hiệu nhất.

TQT: Thưa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, có người nói chuyến đi thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng vào giai đoạn ông sắp kết thúc nhiệm kỳ của mình. Tổng thống Obama cũng sắp kết thúc nhiệm kỳ thứ hai. Vậy tương lai những điều họ cam kết với nhau có khả năng là một bước tiến mới không hay là nó bị chững lại?

NKM: Tất nhiên điều này nó có liên quan nhưng mà nó không lớn. Cái chính nó là ông ta đang còn làm việc, trách nhiệm của ông ta vẫn còn. Còn một ngày anh vẫn còn phải có trách nhiệm với dân. Anh là người lãnh dạo cao nhất của đất nước Việt Nam hiện nay. Nếu anh làm bất lương, anh làm hèn hạ, nhu nhược thì đấy là tội đồ của dân tộc. Nếu anh làm thông minh, khôn khéo, đàng hoàng, không khiêu khích ai, nói rõ lập trường của dân tộc thì đó là công của anh trong những ngày cuối cùng làm Tổng bí thư đảng CSVN. Anh Trọng đang đứng trước những thách thức lớn. Tôi hy vọng anh cố gắng vươn lên, thật sự để cho dân tộc lớn lên,

Cho nên ba mối quan hệ này là ba chính sách lớn về tài trí, về năng lực, về sự khôn khéo. Đặc biệt là dũng khí, là tinh thần dân tộc yêu nước của Nguyễn Phú Trọng.

TQT: 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ. Mấy năm gần gây bước tiến đó ngày càng tăng tốc, ngày cảng ấm lên nhất là về mặt ăn ninh, quốc phòng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nghĩ thế nào, đánh giá thế nào, chúng ta phải tận dụng thế nào thời cơ này để cho mạnh hơn, tốt hơn lên ạ?

NKM: Đây là một thử thách nặng nề đấy. Nếu Nguyễn Phú Trọng và ban lãnh đạo của đảng CSVN vượt qua được thử thách này họ sẽ còn chỗ đứng trong lòng của dân tộc.

Chuyến đi này nó đan xen giữa 3 mối quan hệ Việt-Mỹ; Việt-Trung; Trung-Mỹ. Nếu vững vàng, đàng hoàng trong ba mối quan hệ này là thành công. Nhưng nếu mà hèn mọn nhu nhược thì sẽ là một lỗi lầm lớn đối với dân, với nước.

TQT: Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai.

NKM: Chào anh Thành. Cảm ơn anh.





Em lên Facebook đưa tình


“Trăm năm bia đá cũng mòn
Bia chai cũng bể chỉ còn bia ôm”
Ra đường gặp mặt thầy chôm
Về nhà chạy gạo mắm tôm từng ngày

Xã hội chủ nghĩa trên mây
Cao xa quá sao với tay hở trời
Dang chân em bán em mời
Quan to quan nhỏ tới nơi dài dài

Người ta xây dựng lâu đài
Em xơ cánh bướm tan rồi nhụy hoa
Bán thân dưỡng mẹ nuôi cha
Vì em phận bạc mất nhà cho quan

Nói xa thì cũng nói gần
Hỡi trăm con gái cởi trần bán buôn
Người “lạ” trả giá có buồn
Có đau nỗi khổ xa nguồn quê hương

Em đây bám phố giữ phường
Bán trôn nuôi miệng là đường tiến lên
Dân ngũ mê dân đắp mền
Quan ôm xã nghĩa mọi miền một tay
Mở mắt em đâu có hay
Vì em là gái đoạ đày “quang vinh”

Em lên Facebook đưa tình
Tình cha nghĩa mẹ với tình yêu quê
Vạch lông cái đảng u mê
Ruả nguyền phong kiến lũ hề quan liêu

Nguyễn Bắc Son lại ra chiêu
Nghiêm trị nói xấu đảng triều ác ôn
Đảng bán nước, đảng luồn trôn
Đảng ăn cướp, đảng buôn lòng trẻ con

Đảng xấu mặt, đảng mất hồn
Đẹp lông “rực rỡ” cáo chồn vuốt nanh
70 năm chứng cớ rành rành
Độc tài độc đảng ác hành nhân dân

Tàu phù vây hãm tới chân
Son ơi có thấy mất phần thịt xương
Đảng là một nhóm bất lương
Bắt 90 triệu dân thường diệt vong?

Giàn khoan đang chạy lòng vòng
Nói xấu giặc cướp có còng tay không
Để đảng lo đảng lập công
Nhượng đất bán biển hợp đồng Thành Đô

Ô hô “nước Hồ Chí Minh” (1)



(1) “nước HCM” trong diễn văn Nguyễn Phú Trọng.



Biển Đông: Tâm bão chính, chiến trường thế giới (Bài 1)

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Kể từ khi Thế chiến thứ 2 kết thúc đến nay thế giới chưa có lúc nào gọi là hòa bình thật sự. Ngoài chiến tranh lạnh giữa hai cực ý thức hệ ra thì rải rác đó đây những cuộc chiến tuy cục bộ nhưng cũng có những chiến trường đầy máu lửa, với sự hiện diện của những đoàn quân viễn chinh mang yếu tố nước ngoài như cuộc chiến Nam-Bắc Triều Tiên, ngoài lực lượng của hai miền Nam-Bắc Hàn còn có sự hiện diện của quân đội Tàu cộng và Hoa Kỳ tham chiến. Rồi chiến trường Campuchia, Việt-Tàu, Irac, Afghanistan, Trung Đông, Bắc Phi, Ukraina... Tuy có những cuộc chiến kéo dài nhiều năm nhưng hầu hết cũng sớm lắng dịu và kết thúc. Có một điều đáng nói là những cuộc chiến đó tuy cũng đầy máu lửa, tổn thất về nhân mạng cũng không vừa nhưng hầu như nó không bị lan rộng trên bình diện lãnh thổ nhiều quốc gia để rồi lôi kéo nhiều nước, nhiều dân tộc lâm vào vòng binh đao khói lửa. Phải chăng con người hiện đại đã đạt được độ chín của sự khôn ngoan, biết chọn ra cửa sinh để loại trừ cửa tử mà tránh khỏi sa chân vào hố tử thần như hai thế chiến đã thiêu rụi hàng chục triệu nhân mạng một cách cuồng điên.

Riêng về tình hình Biển Đông hiện nay với một viễn cảnh nếu có chiến tranh xảy ra thì cụm từ “Quốc Tế hóa” tôi e rằng không tránh khỏi mặc dù tất cả các bên luôn dè dặt kiềm chế... nhưng khổ thay: “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế!” chứ biết phải sao! Bởi một điều đơn giản rằng Biển Đông không là của riêng ai... ngoài những nước có lãnh thổ, lãnh hải hiện hữu ra còn lại là bao la cả vùng biển, trời quốc tế thế thì những nước ở tận bên kia nửa vòng trái đất cũng đều có quyền lợi liên quan mà không thể nào không can thiệp để bảo vệ quyền lợi của mình một khi chiến sự nổ ra vì vấn đề tranh chấp chủ quyền, quyền kiểm soát trên biển trên không và mọi hoạt động từ khai thác tài nguyên cho đến giao thương hàng hải, hàng không và mọi thứ lệ thuộc đi theo. Và rằng con đường hàng hải đi qua Biển Đông là tối hệ trọng vì hết thảy ¾ lượng hàng hóa lưu thông trên thế giới là bằng con đường hàng hải mà hơn ½ số lượng kể tên đều đi qua Biển Đông. Hơn nữa nó (hải trình) nối liền từ Ấn Độ Dương ra Bắc Thái Bình Dương.

Một khi những quyền lợi đi trước nằm ngoài tầm tay với thì xem như kẻ ngoài cuộc ngồi xem những con sóng bạc đầu để rồi biến thành những cánh hoa chùm gởi bám vào thân những cây đa cây đề đang điều khiển canh bạc cuộc cờ. Do đó “Đông Hải trận” sẽ là một “cuộc chơi cân não” nhưng đầy thú vị, lắm ranh ma, nhiều mưu chước và muôn vẻ muôn màu. Đồng thời tôi tin rằng những “miếng hiểm”, chước “đà đao”, vô chiêu, hữu chiêu của “Độc cô cầu bại” sẽ được tung ra và tất nhiên là “tiên hạ thủ vi cường”! Thất bại sẽ thuộc về kẻ đến sau cho dù trên chính, chiến lẫn tình trường cũng thế. Ngoại trừ đó là kỷ, chiến thuật đã được lập trình từ trước.

Kính thưa quý độc giả. Chuyện Biển Đông sóng dậy đâu phải một sớm một chiều và chiến, sách lược cũng đâu thể nhất định mà nó luôn biến ảo khôn lường, tùy theo tình hình đặc thù của thời điểm xảy ra. Do đó mọi nhận định và lý luận phân tích trong loạt bài này (khoảng 5 bài) cũng chỉ ở tầm có thể và mọi diễn biến đôi khi trái ngược chỉ trong một đêm mà

“...Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội 
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ?...” (Nguyễn Khoa Điềm)

Thì đó cũng là chuyện thường tình ngoài chủ ý lẫn tầm soát của người viết.

Để đi vào từng phần của chuỗi nhận định xin mời quý độc giả từng bước đi vào loạt bài nhận định, phân tích này.

Như trên tôi đã nói, bất cứ một sự kiện chính trị, quân sự nào có tính chất “Quốc Tế” khi nó hình thành thì không thể một sớm một chiều đồng thời nó không thể đến một cách đơn thuần, tự nhiên mà nó luôn có sự sắp đặt chuẩn bị công phu. Do vậy tôi mạn phép lật lại những trang sử và những đoạn phim 5 năm về trước để khai màn cho bức tranh Đông Hải ngày hôm nay. Kính mong quý độc giả lượng thứ và nhìn lại.

Những bước đi ban đầu để hình thành ngọn “Đông Phong”.

Từ những ngày tháng của năm 2010-2011 đã hiu hiu hơi gió và bảng giao hưởng đã trổi khúc dạo đầu bằng những chuyến công du của bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Hillary Clinton và bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates. Và sau đó là ông Leon Panetta người kế nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã đến VN, cùng các cuộc họp thượng đỉnh ở Mỹ, Indonesia, Singapore... mà các nguyên thủ quốc gia và các lãnh đạo cấp cao của Mỹ lẫn VN đều có cơ hội gặp gỡ. Thông qua đó cả hai bên đã cùng tô đậm cho gam màu của bầu trời Châu Á Thái Bình Dương đổi sắc. 

Đúng như vậy. Đường lối của chính quyền TT Obama đã chuyển hướng tầm nhìn trọng tâm về Châu Á TBD. Cụ thể rõ ràng khi Hoa Kỳ tăng cường triển khai lực lượng quân đội thường trực ở Hàn Quốc, Nhật, Philippines và đưa Thủy quân lục chiến đến Úc. Hoa Kỳ đã thực hiện các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và các nước trong khu vực này. Các cuộc tập trận trên được xem là lớn nhất từ trước đến nay với các nước Hàn Quốc, Nhật, Úc, Ấn Độ và Phi. Điều đó chứng tỏ Hoa Kỳ đã thực sự trở lại Châu Á Thái Bình Dương bằng hành động cụ thể trong chương trình chuyển 60% tiềm lực hải quân về khu vực này. Đặc biệt là lúc đó, khi thực hiện các cuộc tập trận chung Mỹ đã huy động lực lượng tàu chiến và các siêu hàng không mẫu hạm (HKMH) như HKMH USS Carl Vinson cập cảng Úc ngày 23/11/2012 sau khi tập trận chung với Ấn Độ. Trong chuyến này còn có tàu tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill cùng đi. Siêu HKMH USS George Washington cũng đã đến Hàn Quốc và tập trận chung với nước sở tại, rồi Indonesia, Philippines... Đồng thời các cuộc tập trận đó hướng thẳng vào lực lượng tàu ngầm của TQ. Hoa Kỳ cũng đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc, Nhật và Úc. 

Tàu chiến của Mỹ cũng đã cập cảng Đà Nẵng và hoạt động Hải Quân Mỹ-Việt hàng năm đều diễn ra định kỳ. Tháng 2,3 năm 2010 tàu tìm kiếm cứu hộ USNS Safegard (T-ARS 50) và tàu USNS Richard E-Byrd (T-AKE 4) được vào "sửa chữa" ở Cam Ranh và sau đó các tàu chiến Mỹ vẫn thường xuyên ra vào "sửa chữa". 

Cũng thời gian đó bộ trưởng QP Mỹ Leon Panetta đã đến thăm các chiến sĩ trên tàu và đã tận mắt quan sát vùng trọng yếu của biển Đông. Đặc biệt Mỹ đã chỉ huy một cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới tại Hawaii mang tên "Vành Đai TBD"(RIMPAC-2012)" với sự tham gia của 22 nước có Nga được mời tham gia, nhưng Trung Quốc bị phớt lờ??? 

Đứng trước tình hình Mỹ chuyển thế trận về Châu Á TBD rõ ràng là để cân bằng đối trọng với TQ trong khi TQ ngang ngược, thể hiện bản chất tham lam bành trướng bá quyền trong thời gian qua đối với các nước trong vùng Đông Hải-Asean, trong đó có VN. 

Về mặt quân sự, Mỹ mở ra một thế trận gọng kềm hình cung bao gồm cả một vành đai rộng lớn Ấn-Úc-Hàn-Nhật-Phi -Thái và điểm cuối là VN với lực lượng Hải quân tài khí dồi dào chưa từng thấy. 

Về chính trị, ngoại giao thì từ khi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ H.Clinton thực hiện chuyến công du TQ-Ấn Độ đạt nhiều thắng lợi thì chương trình hướng tầm nhìn về Châu Á TBD đã hình thành và bắt đầu thực hiện chủ trương chính sách của Nhà Trắng sau chuyến công du 4 nước Châu Á của TT Obama. Các bước đệm tiếp theo là những chuyến công du tiếp tục của Bộ trưởng H.Clinton và Bộ trưởng Q.P Mỹ Robert Gates và sau đó là người kế nhiệm Leon Panetta. Những hành động này rõ ràng là để bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở Châu Á TBD trên lĩnh vực hàng hải, khai thác tài nguyên... vị thế chính trị và in đậm tầm ảnh hưởng trong chiều hướng lãnh đạo khu vực này và trên toàn thế giới trong tư thế siêu cường. Do đó Mỹ quyết tâm cân bằng đối trọng với TQ ở Biển Đông, Thái Bình Dương đã quá rõ ràng. Chính các nhà bình luận và chính khách TQ cũng đã thấy rõ và cũng đã đưa ra lời nhận định trong thời gian qua. Tất cả các chuyến công du của các bộ trưởng nói trên đều có điểm đến là VN. 

Lúc bấy giờ chính sách chuyển tầm nhìn về Châu Á TBD của Mỹ đã không còn gì để bàn thêm nữa và các trang, bài tiếp theo là các nhà ngoại giao, chính khách tiếp tục thực hiện mà thôi. Ngày 19-20/6/2012 Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ - ông Andrew Shapiro đã có chuyến công cán đến VN và đã bàn thảo với chính quyền CSVN về các mặt an ninh, quân sự, chính trị... trong đó có đạt được cam kết Mỹ-Việt về an ninh khu vực và đã đồng thuận khẳng định rằng "an toàn và tự do hàng hải là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế". Nơi đây vấn đề nhân quyền vẫn được nêu ra trong chương trình nghị sự. Cũng như trước đây trong chuyến công du VN của bộ trưởng QP Hoa Kỳ Leon Panetta, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng đã nêu lên ý muốn Mỹ bỏ cấm vận vũ khí đối với VN và muốn mua sắm trang bị các loại vũ khí sát thương và các khí tài quân sự khác từ Hoa Kỳ. Để trả lời cho yêu cầu đó về phía Hoa Kỳ đặt điều kiện kèm theo là vấn đề nhân quyền. Đây là quan điểm của hầu hết các chính giới ở Hoa Kỳ rằng Washington chưa thể bán vũ khí sát thương cho Hà Nội vì "Hồ sơ Nhân Quyền tồi tệ". Ông Shapiro cũng đã từng khẳng định ý nghĩa của các hợp đồng bán vũ khí ra nước ngoài của Hoa Kỳ từ góc độ của bộ ngoại giao. Trong đó hồ sơ Nhân Quyền sẽ không khiếm diện. 

Sau chuyến dừng chân ở VN ông Shapiro sẽ đến Thái Lan nơi mà Mỹ cũng đặt trong vòng cung an toàn an ninh Châu Á TBD. Nơi đây Mỹ cũng đã có ý muốn tái sử dụng căn cứ hải quân U-Tapao. Đây cũng là một căn cứ hải quân quan trọng ngoài Cam Ranh của VN ra. Sự thỏa thuận giữa Washington-Bangkok để đạt được mục đích sử dụng căn cứ U-Tapao là điều hầu như chắc chắn. Ngay sau đó Thủ Tướng Yingluck Shiwanatra đã họp với các cố vấn quân sự, tư lệnh quân đội của nước này ở Pattaya để thống nhất quan điểm. 

Điểm cuối của gọng kềm an ninh Châu Á TBD là VN. Không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng QP Hoa Kỳ Leon Panetta sau khi tham dự cuộc đối thoai Shangri-La ở Singapore rồi đến VN mà điểm đến đầu tiên ở VN không phải là Hà Nội mà ông đáp thẳng xuống Cam Ranh. Nơi đây với tầm nhìn của một vị từng là Giám đốc CIA đã ghi lại, phân tích và nhận định từng chi tiết của một nơi trọng yếu mà Mỹ đã từng sử dụng. Ngoài ra các đại cường trên thế giới cũng vô cùng quan tâm như Nga, Tàu... Trong chuyến công du này ông Panetta cũng có nêu ý muốn được sử dụng trở lại hải cảng Cam Ranh sau gần 40 năm rời bỏ. 

Một bước đi tỉnh táo của CSVN

Trước tình thế ấy, về phía VN thì có dấu hiệu rất e ngại. Ngại vì trên đầu có anh lớn Trung cộng luôn lăm le hướng về hải cảng này. Thế nhưng trong nhiều năm qua tập đoàn lãnh đạo Ba Đình cũng có một bước đi đúng trong vấn đề xử lý tình huống Cam Ranh. Từ năm 1979 sau khi Tàu cộng thực hiện cuộc chiến tranh biên giới Việt-Tàu, VN cho Liên Xô thuê Cam Ranh thời gian là 25 năm với một mục đích là cho Tàu cộng thấy sự hiện diện của Liên Xô tại đây ngõ hầu ngăn ngừa một cuộc xâm lăng có thể tiếp diễn. Nơi đây Liên Xô đã biến Cam Ranh thành một căn cứ hải quân lớn nằm ngoài đất nước của họ. Nhưng đến năm 1991 CSLX sụp đổ. CSVN bắt đầu ngã về Bắc Kinh. Đến năm 2002 Nga rút khỏi nơi đây và Cam Ranh bỏ trống. Từ đó tập đoàn Bắc Kinh ve vãn Hà Nội để được dùng căn cứ hải cảng này. Tất nhiên CS Ba Đình là đám bồi thần của CS Tàu. Nhưng cái bụng tham lam và đầy súng ống của đàn anh thì CS Hà Nội thấy rõ hơn ai hết. Từ chối thì không thể mà giao Cam Ranh cho Tàu là viễn cảnh trắng tay sẽ gần kề, trong lúc chưa kịp chuẩn bị đầy đủ hành trang cho hậu sự, cho cõi đi về... Từ sự lo âu đó và cộng thêm cũng có một phần tỉnh táo, Hà Nội đã cho chuyển phi trường dân sự Nha Trang dùng cho các chuyến bay nội địa vào Cam Ranh. Từ đó từng bước dân sự hóa hải cảng Cam Ranh và sau cùng là quốc tế hóa để né tránh áp lực từ Bắc Kinh luôn ve vãn lăm le để được quyền sử dụng nơi đây.

Ngăn chặn giấc mơ đại cường

Với tầm quan trọng của hải cảng chiến lược quan trọng ở tầm cỡ quốc tế việc chiếm lĩnh Cam Ranh là có thể làm chủ biển Đông nơi đó bao gồm cả một hải trình huyết mạch nối liền Ấn Độ dương với bắc Thái Bình Dương. 

Nói như vậy chiếc chìa khóa Cam Ranh cho vùng Đông hải Mỹ sẽ không để ra ngoài tầm ngắm. Đó là vấn đề mà Nhà Trắng đã đưa ra cho các chuyến công du của Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ trong thời gian đó. Do vậy gần đây Mỹ đã đưa ra yêu cầu VN không cho Đàn chim sắt TU-95 máy bay chiến đấu tầm xa có thể mang bom hạt nhân của anh PU xứ Bạch Dương vào Cam Ranh để tiếp thêm nhiên liệu với mưu đồ đảo lượn khắp Biển Đông là điều dễ hiểu.

Năm 1979 trước sự xâm lăng của Tàu cộng, VN giao Cam Ranh cho Liên Xô để ngăn chặn sự xâm lăng tiếp diễn. Bây giờ trước sự bành trướng bá quyền của tập đoàn CS Bắc Kinh với đường quét của lưỡi bò, chìa khóa Cam Ranh CSVN có giao cho Mỹ??? 

Nếu năm 2002 VN giao Cam Ranh cho Tàu cộng thì CSVN không còn lối đi về... là điều chắc chắn vì bài học biên giới Việt-Tàu 1979 và tham vọng đáp ứng cho nạn nhân mãn của Tàu cộng cùng con đường tơ lụa trên biển của Tập Cận Bình. 

Bây giờ cộng sản Tàu ôm mộng xâm lăng bành trướng bá quyền, mang ý đồ toàn chiếm biển đông, xóa sổ VN thêm sao trên nền cờ Đại Hán theo mật chỉ Thành Đô. Để ngăn ngừa ý đồ đó và đẩy lui nạn bá quyền hòng từng bước tung hoành khu vực Thái Bình Dương để trở thành siêu cường, khống chế thế giới của Bắc Kinh, chính quyền và quốc hội Mỹ không thể bỏ ngỏ để cho Tàu cộng múa gậy vườn hoang. Điểm này TNS John McCain cũng đã phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ. Mỹ đã và đang ủng hộ giúp sức cho các nước trong khu vực Đông hải và Asean đang bị bành trướng Bắc Kinh đe dọa. Cụ thể là ở Philippines với hiệp ước năm 1951, và hơn nữa Quốc hội Hoa Kỳ cũng đã phê chuẩn tăng gấp ba lần khoản viện trợ quân sự cho Phi so với năm trước. Với thế trận gọng kềm hình cung mà Mỹ đã triển khai thì chiếc chìa khóa Cam Ranh trao tay cho Mỹ là điều đúng đắn. Bởi một khi có Cam Ranh trong tay, Mỹ sẽ dễ dàng khống chế bá quyền Bắc Kinh đang đe dọa biển Đông. Khi đó họa mất nước hoặc tiêu hao bờ cõi của các quốc gia ở trong khu vực về tay Bắc Kinh trong đó có VN sẽ được hóa giải. Cũng như sau năm 1979 Nga đã ngồi ở Cam Ranh thì Bắc Kinh phải thối lui bước xâm lăng. 

Một vấn đề quan trọng nữa là với thế trận gọng kềm hình cung Mỹ giăng ra là để bảo vệ an ninh cho cả vùng TBD và thế giới chứ không riêng một nước nào. Do đó ta không nên lấy sự sợ hãi khi giao chìa khóa biển Đông cho Mỹ như suy nghĩ đắn đo và từ chối khéo để khỏi giao cho Tàu trước kia.

Khác xa Đại Hán

Thực tế chứng minh trong hơn ½ thế kỷ qua Mỹ không có bản chất bành trướng, xâm lược như Bắc Kinh. Cụ thể như ta thấy trong chiến tranh Triều Tiên, Mỹ cũng đổ xương máu, tài sản vào. Đến bây giờ quân đội Mỹ vẫn còn hiện hữu nhưng chính phủ Hàn Quốc vẫn luôn là một chính thể độc lập, tự do, đất nước mỗi ngày một tiến bộ văn minh và đã trở thành con rồng châu Á. Một Philippines hàng mấy thập kỷ Mỹ đặt các căn cứ quân sự như căn cứ Subic, Clark nhưng khi thấy tình hình không còn nhu cầu cần thiết cho an ninh thì tự tháo dỡ rút lui. Binh sĩ Mỹ hiện diện lâu dài đến ngày hôm nay nhưng trong tinh thần yểm trợ Phi về mọi mặt. Trong những giây phút bị đe dọa sự toàn vẹn hải đảo, bờ cõi thì Phi luôn có Mỹ chống lưng. Phi là một nước trong khối Asean độc lập tự do dưới chính thể Tổng Thống chế. Thái Lan cũng như Philippines và Hàn Quốc. Mỹ luôn hiện diện trong bất cứ thời khắc nào khi đất nước sở tại thấy cần giúp đỡ. Bây giờ vì tình hình đặc thù của khu vực và châu Á Mỹ cần tái hiện diện ở căn cứ hải cảng U-Tapao thì chắc chắn một điều rằng không có một vấn đề gì trở ngại xảy ra. Một nước lớn của châu Á và thế giới như Nhật Bản cũng luôn đặt Mỹ trong vị thế đồng minh và Mỹ luôn hỗ trợ Nhật để giữ gìn an ninh cho chính mình và khu vực. 

Xuyên suốt những sự kiện và tình hình từng nước ở Châu Á TBD như đã kể trên thì có thể xem Mỹ như là một cây đại thụ tỏa bóng râm che mát cả vùng trời rộng lớn này để chống lại cơn nhiệt bành trướng của Tàu cộng. 

Đậm nét Nhân Văn

Một khía cạnh nữa cũng cần nói nơi đây là vấn đề dân chủ nhân quyền cho VN điều mà toàn dân hơn 80 triệu người VN đều mơ ước - trừ hơn 3,5 triệu đảng viên CSVN ra. Thế nhưng dưới sự cai trị độc tài, sắc máu của CSVN, con đường đưa đến dân chủ tự do, nhân dân no ấm là điều không dễ dàng, đầy chông gai, máu và nước mắt sẽ đổ ra. Tất cả những người dân VN yêu nước, các tổ chức chính trị, các đoàn thể nam nữ thanh niên sinh viên học sinh, các tổ chức dân sự, hội đoàn, tôn giáo yêu chuộng hòa bình và tràn đầy nhân ái chắc chắn đều quan tâm và suy nghĩ cho con đường cách mạng VN. Tất cả những thành phần kể trên trong thời gian qua cũng đã ít nhiều đổ ra xương máu. Nhưng lối mở ra để cho con đường cách mạng VN tiến tới thật sáng sủa rõ ràng thì chưa xuất hiện. Tôi mong rằng với luồng gió đông đang từ bên kia bờ TBD thổi đến, tạo ra thế gọng kềm ngăn chặn bành trướng Bắc Kinh, cũng là lúc luồng gió ấy bắc nhịp cầu nhân quyền, dân chủ cho toàn dân VN bước qua mà không phải lâm vào cảnh tương tàn, khói lửa như đất nước Miến Điện đã và đang từng ngày thay da đổi thịt. Nhân dân Miến Điện đang từng bước hít thở được không khí dân chủ tự do. Nếu được vậy thì lúc bấy giờ trên đất nước ta CS sẽ tự cuốn cờ mà tìm về với "Mác". (còn tiếp) bài 2 với sự diễn biến của tình hình thực tại có liên quan với chuyến Mỹ du của TBT đảng CSVN Nguyễn phú Trọng.

Còn tiếp...

30.06.2015