Đa số các câu trả lời là"hài lòng".Không “hài lòng” không được, như chẳng hạn ở Phú Thọ, mức độ hài lòng với các dịch vụ hành chính công lên đến 86%.Con số đó có chính xác?
Không “rất hài lòng” không xong, bởi chẳng hạn tỉ lệ hài lòng với thủ tục xin cấp phép xây dựng, đạt đến 88%.
Và không “quá hài lòng” chẳng hóa mà "bưng tai bịt mắt" hay sao, khi mà có đến 89% “hài lòng nhất” trong việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực tế thì người dân vẫn kêu "ời ời" với báo chí.
Và không “quá hài lòng” chẳng hóa mà "bưng tai bịt mắt" hay sao, khi mà có đến 89% “hài lòng nhất” trong việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực tế thì người dân vẫn kêu "ời ời" với báo chí.
86-88-89%, toàn những con số “phát lộc”, thể hiện sự tận hiến của đội ngũ công bộc của chúng ta. Còn nhũng nhiễu, nhiêu khê, vòi vĩnh ư? Hình như đó là chuyện ở Châu Phi chứ đâu phải ở Việt Nam.
Những người lạc quan hài hước còn ước, giá như kết quả điều tra đẹp như mơ này được công bố sớm hơn.
Vào ngày 9.7 chẳng hạn, cái ngày mà người đứng đầu Chính phủ trong buổi làm việc với ngành thuế, đã đề nghị: “Phải kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ nhũng nhiễu, tiêu cực”.
Chỉ có điều, một điều nhỏ thôi, nhưng khiến người ta phải suy nghĩ.Những người “được hỏi” xem có hài lòng hay không, đều được “trả thù lao”. Chỉ có điều, những người “được hỏi” sau đó vui vẻ thừa nhận, họ là… người thân quen của các vị công bộc.
Có bao giờ mà người ta vừa nhận tiền, vừa nói xấu “họ hàng công chức” của mình không nhỉ!.
Còn nhớ trong chỉ thị về việc phòng, chống tiêu cực trong công tác tổ chức cán bộ vừa được ban hành đầu tháng 3.2014, chính Thủ tướng Chính phủ đã nhắc đến hai chữ “niềm tin” khi yêu cầu chú trọng nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, phòng chống tiêu cực. Bởi vì chỉ có sự kiên quyết trong việc đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ công chức, cũng như kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ nhũng nhiễu, tiêu cực mới có thể củng cố niềm tin nhân dân.
Điều mà người dân mong muốn là những chỉ thị, những ý kiến mạnh mẽ, kiên quyết của người đứng đầu Chính phủ được thực hiện nghiêm túc trong thực tế, chứ không phải là những bản báo cáo sáng choang, được viết theo lối mà dân gian vẫn bảo là “mẹ hát con khen”.