Dân Làm Báo trên hành trình đến Tự Do của Dân Tộc

Bảo Giang (Danlambao) - Hành Trình đến Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam, không phải là một ước muốn suông. Trái lại, là một cuộc hành trình đang dần hiện thực. Nó được hiện thực và khởi đầu từ những trang báo với những cây bút còn tràn đầy tâm huyết và tình nhân bản với quê hương và dân tộc Việt Nam...

*

Nếu lịch sử lập quốc của dân tộc Do Thái là một cuộc hành trình gian khổ và lâu dài thì cuộc tranh đấu để trường tồn, giữ vững độc lập của dân tộc Việt Nam cũng không phải là một cuộc tranh đấu thiếu máu và nước mắt.

Khởi đi từ truyền thuyết bà Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, trăm đứa con cùng một dòng. Nguồn cội của Việt Nam đã như một định mệnh cắt chia ngay sau đó. “Năm mươi con vượt đồi non phá rừng núi làm nhà, và năm mươi đứa con xuống biển để gầy dựng cơ nghiệp”. Truyền thuyết là thế. Đến thời Vua Hùng, Việt tộc đã tạo cho mình một chỗ đứng riêng ở cõi trời Đông. Đứng chưa yên, ngôi nhà Việt Nam đã bị cường quyền từ phương bắc tràn tới chia xé. Tuy thế, sau hai cuộc đô hộ kéo dài trong lịch sử Việt, người phương bắc cũng không thể chiếm và đồng hóa được dân Việt. Trái lại, tiến nhân ta từ trước thời Lý, Lê, Trần đã có những Nam Đế, Ngô Quyền, hai bà Trưng. Sau đó là những thần tướng Hưng đạo Vương, Lý thường Kiệt, Trần bình Trọng với tiếng thết oai linh:” thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vương đất bắc” đến rừng Chí Linh với Lam Sơn áo vải, đến đức Quang Trung đã là sức sống trổi vượt nuôi chí hùng của Việt tộc làm cho bắc phương ngàn sau nhắc đến còn tan hồn, vỡ mật.

Một ngàn năm trước đã qua. Một trăm năm sau lại tới. Nhưng lần này, kẻ thù của dân tộc không phải là bắc phương, nhưng là một lớp thực dân đến từ phương Tây với chủ trương chia ra để trị và phân Việt Nam ra làm ba vùng với những luật lệ riêng biệt. Sự phân chia này, lập tức ảnh hưởng trầm trọng đến sự đoàn kết dân tộc. Không những chỉ trong giai đoạn ấy, nhưng nó vẫn còn kéo dài đến hôm nay. Đặc biệt sau hiệp định chia đôi đất nước do Việt Minh chủ mưu vào ngày 20-7-1954, người ta lại càng khó đo lường được là cho đến bao giờ thì cái ý thức Bắc Nam, giữa Quốc Gia và Cộng sản sẽ rời bỏ tâm trí người Việt Nam để quay về một mối là tình dân tộc.

Thực tế ấy là một nét phũ phàng, tuy nhiên, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn bùng nổ ở khắp mọi vùng đất nước. Mỗi nơi có một sức quật khởi riêng. Trong bối cảnh tranh đấu dành lại độc lập cho quê hương ấy, tập đoàn CS Hồ Chí Minh đã lợi dụng thời cơ, lừa đảo lòng yêu nước của người dân Việt để mang và cấy vào đời sống xã hội Việt Nam tà thuyết cộng sản. Đây là một thứ tà thuyết vô đạo đặt nền tảng trên sách Tam vô: Vô Gia Đình, vô Tôn Giáo và vô Tổ Quốc. Nó đi ngược lại cuộc sống nhân bản và ý thức làm người của con người và phá hủy toàn bộ nhân sinh quan đạo đức và luân lý của xã hội! Sau ngày 3-2-1930 bằng gian trá và những ngụy trang, che giấu, CS đã âm mưu xây dựng và áp đặt vào trong lòng cuộc sống thuần lương của người Việt Nam một tổ chức khủng bố tên là đảng Cộng Sản Đông Dương và nay gọi là đảng Cộng sản Việt Nam.

Tôi gọi đây là tổ chức khủng bố dân tộc vì, từ ngày ấy đến nay, nhìn xuyên suốt qua tất cả mọi góc cạnh, từ đời sống xã hội, văn hóa của cá nhân hay tập thể đến những sinh hoạt chính trị, tôn giáo đến nền luân lý đạo đức gốc rễ của dân tộc Việt Nam đã bị CS dùng "đạo đức" Hồ Chí Minh tàn phá, hủy hoại. CS đã tạo ra một xã hội bát nháo, đổ đốn với những loại tội đại gian đại ác như con giết cha mẹ, vợ chồng, tình nhân giết nhau. Hay anh chị em, bạn bè, hàng xóm chém giết nhau càng ngày càng nhiều. Mà bi thiết thay, cái nguyên nhân nhiều khi chỉ vì một ly rượu, một cái nhìn, một cái điện thoại mà giá trị chỉ bằng một con gà, con vịt! Xã hội bát nháo không kỷ cương là thế. Đến đời sống con người không có được lấy một ngày yên vui. Người dân không tìm được một nụ cười trong yên bình, hạnh phúc. Thay vào đó là lo học gian dối, lo học mưu toan lọc lừa và trên hết là ôm lấy nỗi kinh hoàng, sợ hãi trong cuộc sống vì sự khủng bố man rợ từ đảng CSVN mỗi ngày một gia tăng cường độ bạo tàn. Trước kia, nó lấn át từ một vài thôn xóm hẻo lánh xa xôi. Dần dần, nó bao trùm toàn diện trên cuộc sống của dân Việt cả ngày lẫn đêm. Ngay thời phong kiến thực dân, người dân Việt Nam cũng không phải lầm than đến như thế. Họ vẫn còn có được sự lựa chọn cho đời của mình. Dưới thời CS thì không. Và còn tệ hơn thế, cuộc áp đặt đầy bất lương này vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Đến nay, ai cũng thấy, cũng biết CS có tài khủng bố nhân dân bằng nền công an trị, hay bằng phương cách tổ chức các loại tòa án đấu tố, bịt miệng. Nhưng xem ra dưới những gông cùm CS, ý chí kiên cường yêu Tự Do, yêu Dân Tộc, chống ngoại xâm của dân ta vẫn ngời sáng và trổi vượt lên trên cái ách của chúng rất nhiều. Bằng chứng là từ trong nhà tù, CS có thể giết chết, làm hại những nhân vật quốc gia, người yêu nước. Nhưng cuộc tranh đấu từ Quỳnh Lưu, Thái Bình đến Xuân Lộc, Văn Giảng, Tam Tòa, Tiên Lãng... và của đồng bào dân oan trong cả nước cứ mãi nối tiếp nhau nổi lên. Đây chính là những tiếng nói của Công Lý do người dân thét vào tai, vả vào mặt tập đoàn bán nước hại dân. Hoặc giả, đã là những nhát búa đang từng ngày đập nát gông cùm của đảng CSVN.

Rồi một điểm son trong những năm gần đây là, có nhiều cá nhân thể hiện tình yêu tích cực với quê hương, họ đã sẵn sàng nhập ngục để cứu quốc. Ngoài ra, nhiều nhà báo, nhiều tờ báo đã vượt qua sự sợ hãi để loan truyền đi những Sự Thật, truyền đi những tiếng nói đòi Tự Do, đòi Công Lý và đòi Nhân Quyền cho Việt Nam. Một trong số đó là Dân Làm Báo. Có thể coi đây là một tiếng nói quả cảm, dũng mãnh nhập cuộc, góp phần tranh đấu cho một nền Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Phúc Lợi cho Việt Nam. Tuy nhiên, khi nhập cuộc, Dân Làm Báo không mang một cái tên như ngôn từ vĩ đại Tự Do, Dân Chủ, Độc Lập, Công Lý. Trái lại, là một cái tên bình dị như việc làm của mỗi người văn hoa từng ngày, là nói lên và truyền đi những sinh hoạt đích thực của người dân đang gánh chịu, cũng như đem đến cho mọi người, cho bạn đọc, những hình ảnh sống động của những người đã và đang hy sinh chính bản thân mình cho công cuộc cứu nước và giữ nước. Hoặc tích cực hơn, DLB đã khai nguồn, tiếp tay mở ra những ý tưởng, những lối đi trong Hành Trình đến Tự Do của Dân Tộc bằng những nhận định chuẩn xác về xã hội CS như sau:

“Hiện nay, nhân dân Việt Nam phải đối diện với nhiều thành phần khác nhau, trong đó có hai thành phần chính:

- Một tập đoàn tham nhũng giàu có đến mức không thể tưởng tượng được, làm giàu bằng mọi giá, cho dù phải phá sản toàn bộ nền kinh tế quốc gia, phung phí mọi nguồn tài nguyên, nhân lực của đất nước và để lại cho những thế hệ mai sau một núi nợ khổng lồ; 

- Một tập đoàn bảo vệ quyền lực chính trị của mình bằng mọi giá, cho dù phải tiêu diệt những người hàng ngày vẫn gọi nhau là đồng chí, cho dù phải tìm sự hỗ trợ bằng những lời tung hô, thái độ thần phục ngoại bang đã và đang xâm lấn, chiếm cứ lãnh hải, lãnh thổ của tổ tiên, cho dù Việt Nam đang có viễn ảnh trở thành một Tân Cương, Tây Tạng của Trung Quốc.” 

Lẽ thường, sau khi có hay đọc nhận định này, phàm những kẻ thuộc diện giá áo túi cơm sẽ đem ngòi bút và sức khuyển trệ của mình ra để mà phục vụ cho hai thành phần này để được ban phát cho chút ân hàm và chén cơm độ nhật. Anh em trong DLB đã không làm thế. Trái lại, đã nhắm thẳng hướng hai thành phần bất hảo của dân tộc mà đánh, mà điểm mặt chỉ tên bằng một hướng đi dứt khoát:

Danlambao đứng về phía Dân. Danlambao đi trong lề của Dân. Danlambao đặt quyền lợi tối thượng của Dân tộc làm kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động. Tổ Quốc trên hết. Danlambao không lệ thuộc, không bị ảnh hưởng, hay chi phối của bất cứ đảng phái, tổ chức chính trị nào. Và đó là lời cam kết đầu tiên của Danlambao thân kính gửi đến các bạn đọc trong thôn”. 


Với cá nhân tôi. Tình cờ qua câu chuyện với người bạn, tôi vào xem Dân Làm Báo. Đọc xong “Thư gửi người trong thôn”, tôi đã gởi đến Dân Làm Báo bài thơ nhỏ, như một câu chuyện khởi đầu: “Hoàng Trường Sa, trong trái tim ta” vào ngày 9-10-2011.

Mẹ đứng trên bờ Trường Sơn réo gọi,
Đứa con mẹ đã bị lũ mọi bán đi.
Ôi chia ly, ôi chia ly.
Nước mắt này ngàn năm còn ướt mi!...
………………………
Hoàng Sa ơi, 
Trường Sa ơi,
Nghìn nghìn thu là uất hận.
Phải xa quê con nhớ lấy một lời.

Chiếc áo mẹ cho dầu có rách, 
Nhắc bảo nhau nhớ khoác lên người.
Để ngày sau, dẫu ngàn năm xa cách,
Chị em con vẫn còn một bến nước.
Việt Nam.

Từ đó đến nay, tuy chưa một lần gặp mặt, chuyện trò, mà bỗng thân!

Trở lại câu chuyên của Dân Làm Báo. Tại sao tên tờ báo lại là Dân Làm Báo mà không phải là một danh xưng lừng lẫy khác? Tôi không phải là người chủ trương, chỉ là một người đọc “Thư gởi người trong thôn”, nên hiểu thế này.

1. Dân Làm Báo không dùng chữ Dân Tộc làm tên báo, vì chính bản thể dân tộc đã nằm sẵn trong từng người Việt Nam, trong từng ngòi bút của Dân Làm Báo. Chẳng có một ai trong họ muốn chối bỏ cội nguồn của mình. Trái lại luôn ôm ấp hai chữ Dân Tộc như hoài bão đẹp nhất của riêng mình. Dân Tộc là nguồn cội chung ở nơi cao, họ không dành ôm lấy cho riêng mình. Chỉ có cộng sản mới là kẻ lạm dụng, phản bội và làm sai lạc đi, làm nhơ nhớp ý nghĩa của Dân Tộc. Từ đó, DLB muốn công khai chỉ ra rằng, tập đoàn cộng sản là kẻ phản trắc, coi dân tộc là công bộc để phục vụ cho chủ nghĩa cộng sản vô luân. Dùng tôn giao để phân hóa tình nghĩa Dân Tộc. Lạm dụng ngôn từ giai cấp để hủy diệt tình nghĩa đồng bào. Tệ hơn, CS còn dùng chiêu bài dân tộc để phản dân tộc trong sự việc áp đặt chế độ bạo tàn, cường quyền trên dân tộc để mặc sức mà tham ô tài sản của đất nước. Và nay, chúng chà đạp phỉ báng sức sống của dân tộc bằng việc dâng đất, dâng biển của Việt Nam cho kẻ thù phương bắc để xin được làm chư hầu cho Trung cộng theo chủ trương của Hồ Chí Minh, một kẻ chưa chắc có nguồn gốc Việt Nam?

2. Dân làm Báo cũng không chiếm chữ Tự Do cho riêng mình. Bởi vì Tự Do là hơi thở, là sức sống của mọi người trong tập thể. Đó là ý thức về ngôn ngữ, về biểu tượng, về lập luận và về một cuộc lựa chọn. Dân Làm Báo chỉ muốn làm thăng hoa cuộc lựa chọn, làm thăng tiến ý thức trưởng thành trong sự Tự Do. Để từ đó, bạn đọc, người dân thấu hiểu được chữ Tự Do mà Việt cộng đã sử dụng nó mang ý nghĩa gì. Đồng thời khi nhận ra CS đang chà đạp sự Tự Do của dân mình thì cũng chính là lúc phải lên tiếng đòi lại.

3. Dân làm Báo cũng không lạm dụng chữ Độc Lập cho tên báo. Bởi vì, ý thức độc lập là thuộc về toàn dân, nên cuộc tranh đấu đòi lại Độc Lập, Dân Chủ là của toàn dân, của mọi người. Dân Làm Báo chỉ mong được góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc tranh đấu chung ấy, để từ đó làm thăng hoa, phát triển thêm tính độc lập của dân tộc trong các môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa, để mang lại phúc lợi cho toàn dân mà thôi. Bởi vì, khi dân Việt đã có được Tự Do, đã có sinh hoạt Dân Chủ thì sự Độc Lập dân tộc tự nhiên sẽ là điểm nhấn quan trọng trong cuộc sinh hoạt trường tồn và phát triển. Từ đó ý thức Độc Lập Dân Sinh, Độc Lập Dân Chủ và Độc Lập chính trị bắt buộc phải là tương quan mới trong cuộc sinh hoạt của người dân Việt Nam...

Nếu những điều tôi viết trên không sai, lạc, thì tinh thần nhân bản của Dân Làm Báo có thể được coi là khát vọng của dân ta trong hoàn cảnh hiện nay. Và niềm khát vọng này đã được thắp lên như một ngọn cờ tiên phong trong công cuộc đánh đổ bạo tàn Cộng sản để đem lại Tự Do, Dân Chủ, Nhân quyền cho Việt Nam. Với hướng đi này, thì dù hôm nay, CSVN có trong tay đủ thế lực, từ guồng máy công an ác độc đến luật lệ tự bao che, bao cấp cho kẻ gian ác tự do hành ác nghiệp, nhưng về lâu về dài tiếng nói của Nhân Tâm, tiếng nói của Công Lý sẽ đạp đổ sự thống trị của bạo tàn. Chúng bị đạp đổ vì quy luật phế hưng, vì sự tái diễn không ngừng của lịch sử. Hơn thế, chúng bị đạp đổ bởi chính sự gian dối, bất lương của chúng. 

Từ cơ sở này, ai cũng biết, hành trình bốn năm qua của Dân Làm Báo nói riêng, và hành trình tranh đấu của dân tộc Việt Nam nói chung, có những nỗi băn khoăn, khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là những hành trình đầy trắc trở, đầy gian khó. Một bên (DLB) thì quyết đem ánh sáng của sự thật soi, rọi vào mọi góc cạnh gian trá của tập đoàn cộng sản, ngõ hầu cho người dân nhìn rõ bộ mặt tráo trở của những kẻ bán nước hại dân, của những kẻ đem bản đồ của đất nước Việt Nam mà dâng cho kẻ thù truyền kiếp Trung cộng để xin làm chư hầu cho chúng, mà đứng dậy, nắm tay nhau cùng lên đường. Một bên (người dân Việt) thì vì nghĩa khí Quốc Gia, vì tương lai và sự trường tồn của giống nòi, vẫn quyết một lòng đem toàn lực ra để đập nát bạo tàn CS. Rồi cùng nhau chung xây một tổ quốc trong đó, đời sống Dân Sinh được bảo đảm, được an bình, thịnh đạt ngay trên phần đất của cha ông mình mang tên Việt Nam. Dĩ nhiên, Hành Trình này sẽ là gian nan. Nhưng đường tương lai của Dân Tộc Việt thì không thể chìm đắm trong trắc trở và hiểm trở ấy mãi. Bởi vì, Cả hai đều hỗ tương cho nhau. Khi mọi nhà, mọi người dân Việt đã nhìn ra bộ mặt gian trá của tập đoàn cộng sản thì cũng chính là lúc cuộc gian dối ấy phải bị kết liễu. Như thế, Hành Trình đến Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam, không phải là một ước muốn suông. Trái lại, là một cuộc hành trình đang dần hiện thực. Nó được hiện thực và khởi đầu từ những trang báo với những cây bút còn tràn đầy tâm huyết và tình nhân bản với quê hương và dân tộc Việt Nam…

Cách riêng, nhân kỷ niệm 4 năm ngày Dân Làm Báo nhập cuộc vào Hành Trình tìm đến Tự Do, Nhân Quyền cho Dân Tộc, tôi xin mượn một câu ngụ ngôn trong Kinh Thánh mà ai ai cũng đã từng nghe là: “Người ta không đốt đèn rồi để nó ở dưới gầm giường, nhưng là đặt trên giá cao để soi sáng cho cả nhà”. Cũng thế, Dân Làm Báo không phải để cho tôi, cho bạn hay cho riêng Ban Biên Tập rung đùi. Nhưng nên là ngọn đèn soi đến mọi góc tối trong mọi giai đoạn của lịch sử trong cuộc tranh đấu giải trừ Cộng sản, và hoàn thiện nghĩa Tự Do, Công Lý, Nhân Quyền và Độc Lập cho Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam. Chúc các bạn cùng mạnh dạn lên đường.

Chị ngã xuống, em đứng dậy,
Diệt cho hết phường buôn dân bán nước,
Mẹ phất cờ, con ra trận,
Quét cho sạch bọn bành trướng ra khỏi quê hương.


Previous Post
Next Post
Related Posts