Thao túng tiền tệ, tai hoạ cho đầu tư

Trần Nguyên Thao (Danlambao) - Ngày 08/10 chính phủ Mỹ loan báo khởi sự điều tra đảng csVN cùng một lúc hai việc: khai thác gỗ lậu và thao túng tiền tệ. Quyết định này đưa ra 2 ngày sau khi Hà Nội bắt thêm Nhà Báo Phạm Đoan Trang, nâng tổng số Tù Nhân Lương Tâm (TNLT) lên đến số lượng Hà Nội muốn giấu nhẹm. Nhưng theo trang mạng Người Bảo Vệ Nhân Quyền thì cách nay 4 tháng, 06/2020 CSVN đã giam giữ 276 TNLT [1]

Sự kiện này được diễn ra sau 10 tháng chờ đợi thiện chí của Hà Nội; đúng vào lúc các phe phái Ba Đình đấu đá khốc liệt để chiếm ghế quyền lực cao hơn cho 5 năm sắp tới (2021-2026). Và trong hoàn cảnh Hà Nội thiếu tiền vì hụt thu ngân sách khoảng 189 ngàn tỷ đồng, nâng bội chi năm nay lên đến 358 ngàn tỷ đồng, hơn năm ngoái 38.5 ngàn tỷ đồng.

 

Với tình huống này, Hà Nội phải ra sức vận dụng mọi phương tiện để cứu nền kinh tế, mà việc mở rộng cửa để hy vọng đón các công ty đầu tư bằng vốn ngoại quốc (FDI) sẽ di chuyển khỏi Hoa Lục do hậu quả thương chiến Mỹ – Trung. 

Ngược dòng thời gian, hôm 14/1/2020, khi Bộ Tài chính Mỹ công bố “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại với Mỹ”, trong đó đưa ra danh sách các quốc gia cần giám sát gồm 10 nước: Trung cộng, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ai-len, Singapore, Malaysia, Thụy Sỹ và Việt Nam.

Riêng về Việt Nam, sau 6 tháng chờ Hà Nội tỏ thiện chí, ngày 26/ 6/2020, TT Trump công khai đả kích Việt cộng là “kẻ lạm dụng thương mại”, còn tệ hơn Trung cộng. Thâm hụt mậu dịch hàng hóa của Mỹ với Việt Nam tiếp tục gia tăng kể từ khi ông Trump lên nắm quyền vào năm 2017, lên tới mức 39,4 tỷ Mỹ Kim trong năm 2018 theo thống kê về ngoại thương của Cục Khảo sát Dân số Hoa Kỳ (VOA).

Tháng 08/2020, Bộ Tài chính Mỹ xác định rằng Hà Nội cố tình định giá đồng bạc Việt Nam (VNĐ) thấp hơn trong năm 2019 khoảng 4,7% so với đồng Mỹ Kim. Theo phía Mỹ, năm 2019, Việt Nam đã mua ròng 22 tỷ Mỹ Kim ngoại hối thông qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam làm giảm giá tiền đồng từ 3,5% đến 4,8%.

Năm 2019, Hà Nội bị phía chuyên gia tố cáo là in thêm tiền để mua vào 22 tỷ Mỹ Kim, nâng tổng số ngoại tệ tồn kho của Việt Nam tính đến cuối năm nay lên gần 100 tỷ Mỹ Kim. Từ lúc có đại dịch virus Vũ Hán nhập cảng ít hơn, du lịch, du học và nhiều dịch vụ cần đến đồng mỹ Kim đã ngưng trệ đưa đến dự trữ ngoại hối cao như hiện nay.

Ngày 08/10/2020, sau 10 tháng kể từ 14/01/2020 tiếp theo thông báo việc khởi động điều tra Việt Nam về tình trạng khai thác gỗ lậu và thao túng tiền tệ theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại 1974, cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã công bố chi tiết thủ tục và quá trình điều tra đối với Việt Nam, trong đó kêu gọi công chúng đóng góp thông tin liên quan cho cuộc điều tra dự kiến sẽ kéo dài cả năm. 

Thống kê của Cục Điều tra Dân số Mỹ cho thấy thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam là hơn 55,7 tỷ USD trong năm 2019 [2], tăng hơn 16,2 tỷ Mỹ Kim so với năm trước đó. Mức thâm hụt thương mại hơn 39,4 tỷ Mỹ Kim của năm 2018 tăng 3,1% so với năm 2017. Thống kê này cũng cho thấy thâm hụt trong thương mại giữa Mỹ và Việt Nam không ngừng tăng sau mỗi năm kể từ khi Mỹ bắt đầu ghi nhận con số âm hơn 101 triệu Mỹ Kim trong cán cân thương mại với Việt Nam trong toàn bộ năm 1997.

Tại mỗi mốc thời gian diễn tiến sự việc, Hà Nội đều chính thức giãi bầy, kêu oan hay vận dụng các chuyên gia “phe ta” lên tiếng phụ họa.

 

Đáng tiếc, với bằng chứng rành rành Hà Nội khoe khoang quỹ dự trữ ngoại hối chưa bao giờ cao như vậy, thì đúng là cách tự nhận rằng có “thao túng tiền tệ”. Hiện các cơ quan tài chánh Việt Nam đang bàn bạc để chống lại “cáo buộc” của Hoa Kỳ. Nhưng lập luận về phía Hà Nội có vẻ nghe “chẳng mấy nghe lọt tai”.

02/10/2020 Ông Lê Minh Hưng, Thống Đốc NHNN nói là “chưa và sẽ không bao giờ sử dụng công cụ chính sách tiền tệ như tỷ giá để tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng trong giao dịch thương mại và quốc tế”. Giữa tháng 10, ông Lê minh Hưng rời khỏi ghế Thống Đố NHNN để làm Chánh Văn Phòng đảng csVN.

Nếu đảng csVN bị Mỹ liệt vào loại “lạm dụng thương mại” thì khả năng dẫn đến các lệnh trừng phạt thương mại sẽ đến với Hà Nội, theo nhận định của Bloomberg là “khá cao”. 

Một cách tổng quát, lệnh trừng phạt cho phép thực hiện bao gồm áp đặt thuế quan hoặc hạn ngạch đối với hàng hóa nhập khẩu từ đối tác thương mại bị kết luận vi phạm, đình chỉ các lợi ích của hiệp định thương mại và ký kết các thỏa thuận với đối tác thương mại để giải quyết những tác động tiêu cực mà các hành vi vi phạm gây ra.

Trong trường hợp này, các công ty FDI có chính sách điều hành minh bạch, họ có thể “ngắm nghía” Việt Nam, nhưng chưa chắc đã chịu đưa nhà máy vào một nơi đang bị Mỹ điều tra về những gian dối trong tiền tệ và xuất cảng hàng phi pháp. 

Các công ty có các nhà máy lớn đang hoạt động tại Việt Nam cũng có thể rời đi hay không dự tính mở thêm cơ xưởng mới ở Việt Nam. 

Rốt cuộc, cách “thao túng tiền tệ” và gian dối trong xuất cảng của Việt Nam có thể chỉ đón được các công ty FDI gây ô nhiễm không khí và các cơ xưởng cũ kỹ không có khả năng tiếp cận với công nghệ 4.0 như Hà-nội mong đợi. 

Khởi đầu từ 22 tháng 3 năm 2018, khi thương chiến Mỹ - Trung mở màn, cũng là lúc Bắc Kinh tìm cách “bôi trơn” tham quan Việt cộng để đưa phần lớn doanh nghiệp gây “ô nhiễm môi trường” của Tầu cộng sang Việt Nam. Theo báo cáo năm 2019 của SSI, nhiều dự án lớn của Trung cộng được cấp giấy phép đầu tư trong 4 tháng đầu năm như Hoá chất dệt nhuộm Huanyu (60 triệu Mỹ Kim, cấp phép tháng Giêng), Lốp Advance (214 triệu Mỹ Kim, tháng Hai), Lốp xe Radian toàn thép ACTR (280 triệu Mỹ Kim, tháng Tư) đều là các nhà máy có nguy cơ ô nhiễm cao. 

Ngày 23/07/2020, đài Truyền Hình Việt Nam – Vietnam Television (VTV) cho biết, đại diện Tổng cục hải quan nhìn nhận trong buổi “Hội nghị toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2020” về “chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả” khoe rằng nhà cầm quyền đã “phát hiện 280 vụ việc không đủ điều kiện để gắn mác "Made in Việt Nam", nhưng vẫn được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa - Certificate of Origin (C/O). Thực tế, những gì được truyền thông đảng phát hiện chỉ là những vụ hối lộ nhỏ, lẻ - phần nổi của tảng băng chìm trong nội tình chế độ Hà-nội.

Hôm 20/10 Nội các Nguyễn Xuân Phúc chính thức viết trong báo cáo gửi Quốc hội xác nhận “Tình hình tham nhũng tại Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, có biểu hiện tinh vi hơn và khó phát hiện. Các vụ, việc tham nhũng được phát hiện, xử lý chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra hiện nay”.

Liên quan đến văn hóa “bôi trơn” trong đời sống Việt cộng, ngày 9 Tháng Giêng 2019, VNExpress thuật lời thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phàn nàn trong “Hội nghị Tổng kết ngành tài chính” rằng “chi phí bôi trơn trong lĩnh vực hải quan của doanh nghiệp được khảo sát đã giảm xuống còn 53% vẫn là tỷ lệ rất cao”.

Dòng vốn FDI có nguồn gốc ô nhiễm cao từ Hoa Lục, với sự tiếp tay của đảng csVN qua cách thức ăn chia hay bôi trơn “khẳm”, đã đè bẹp xí nghiệp các nước đang phát triển để tung hoành ở Việt Nam. Hậu quả việc này không chỉ gây ô nhiễm, dòng vốn FDI bẩn còn khiến thặng dư thương mại giữa Việt Nam và Mỹ tăng vọt, là một phần lý do Mỹ cáo buộc Việt cộng “lạm dung thương mại”. Thực tế, thặng dư thương mại giữa Trung cộng và Mỹ đã được dòng vốn FDI bẩn này chuyển một phần sang Việt Nam.


Theo Zing News, trong số 200 doanh nghiệp từ Việt Nam xuất khẩu mặt hàng gỗ sang Mỹ, có đến 85% là doanh nghiệp FDI của Trung cộng, Đài Loan và Hong Kong. Trong 9 tháng đầu năm, dù chịu tác động của dịch Covid-19, vẫn có 12 dự án FDI ngành gỗ từ Trung cộng và 10 dự án từ Hong Kong vào Việt Nam. Đáng chú ý, quý III là quý đầu tiên trong lịch sử mà xuất khẩu đồ gỗ vượt mốc 1 tỷ Mỹ kim mỗi tháng. Zing News cho rằng, xuất khẩu gỗ tăng trưởng kỷ lục sang thị trường Mỹ là ẩn chứa rủi ro “đầu tư núp bóng”[3]

Tờ Economic Times của Ấn Độ đăng tin, được Báo Dân Trí trích thuật nói, Samsung đã trình kế hoạch đa dạng hóa dây chuyền sản xuất smartphone với Chính phủ Ấn Độ (kế hoạch này thuộc chương trình ưu đãi các dự án liên quan đến sản xuất - PLI trị giá 40 tỷ Mỹ Kim trong 5 năm tới của Chính phủ Ấn Độ) thì điều này cũng rất đáng để Hà Nội suy ngẫm. Vì sao Samsung đang có nhà máy lớn ở Việt Nam lại muốn đưa dây chuyền sản xuất sang Ấn Độ?

Công ty Apple cũng đang cân nhắc việc tạm ngừng triển khai kế hoạch sản xuất iPhone ở Bắc Giang trong đó có lý do được cho là liên quan đến điều kiện sống và ký túc xá dành cho công nhân chưa đáp ứng yêu cầu của hãng này [4].

Việc này có ít nhất 3 lý do, chắc chắn Hà-nội biết rõ: (1) do chủ trương thao túng tiền tệ, xuất cảng lem nhem, (2) theo đuổi văn hóa “bôi trơn thâm căn cố đế”, là cách can thiệp làm mất tự do thương mại, (3) năng xuất lao động thấp, do công nhân không được đào tạo thích ứng với công nghệ cao. 

Quan niệm thương mại tư do toàn cầu do David Ricardo [5] đề xướng từ nhiều thế kỷ trước, vẫn được phát triển tại hầu hết các quốc gia. Theo đó, nhà đầu tư sẽ chọn nơi có giá nhân công vừa phải; cao tay nghề, giá nguyên liệu rẻ để đưa sản phẩm có giá thành đủ sức cạnh tranh đến những nơi bán được hàng giá cao, thu lợi tối đa. 

Muốn thu hút nhà đầu tư, Hà Nội phải cải tổ hệ thống điều hành kinh tế thích ứng với một nền thương mại tự do phù hợp với tư tưởng của David Ricardo, một đại thương gia, chuyên gia tài chánh.


Gần 3 năm nay, Hoa Thịnh Đốn mở cho Hà Nội khá nhiều cơ hội, nhưng ngoại giao giữa hai bên suốt 7 năm trời vẫn chỉ ở mức “đối tác toàn diện”. Trong khi Hà Nội đã thiết lập thang bậc ngoại giao cao nhất “đối tác chiến lược toàn diện” với Bắc Kinh từ năm 2008 [6].

Hà Nội hiện đứng trước nguy cơ vỡ nợ công, thâm hụt ngân sách rất lớn, cùng nguy cơ có thể bị Mỹ trừng phạt vì “thao túng tiền tệ, khai thác gỗ lậu”; đưa đến bị áp đặt thuế quan hoặc hạn ngạch đối với hàng hóa bán sang Mỹ, đình chỉ các lợi ích thương mại... đối với nền kinh tế mong manh, trông cậy đến 70% vào FDI để xuất khẩu. Lúc đó, các công ty FDI đang hoạt động cũng rục rịch ra đi, thì bàn dân thiên hạ sẽ chứng kiến “cảnh tan đàn xẻ nghé” không bao lâu nữa. TNT

Chú thích:








Trần Nguyên Thao
Previous Post
Next Post
Related Posts