VTV xin lỗi như vậy là chưa đủ!

Thảo Ngọc (Danlambao) - Sau những ngày dư luận ồn ào về việc Đài truyền hình Việt Nam (VTV1) đã có phát ngôn xúc phạm, miệt thị, khinh bỉ và coi thường những người bán hàng rong tại TP.HCM. Sáng nay (19/8/2020), VTV1 đã chính thức có lời xin lỗi với nhân dân và những người bán hàng rong như sau:

“Trong bản tin Tài chính kinh doanh sáng ngày 17/8 trên kênh VTV1, chúng tôi đã phát sóng phóng sự chia sẻ các khó khăn trong cuộc sống mưu sinh của những người bán hàng rong tại TPHCM trong bối cảnh dịch COVID-19.

Do sơ suất trong quá trình biên tập và lên sóng trực tiếp, biên tập viên dẫn chương trình của chúng tôi đã sử dụng từ ngữ không phù hợp và ngoài ý muốn, khiến khán giả hiểu sai nội dung muốn truyền tải.”(1)

Nhưng dư luận cho rằng, hình thức và nội dung xin lỗi như vậy là hời hợt, chưa đủ thể hiện sự chân thành biết lỗi của VTV.

Về cách thức xin lỗi: Đây là lỗi của Đài truyền hình Việt Nam, mà người đứng đầu là ông Trần Bình Minh (TBM), do đó nếu là người có liêm sỉ và biết cầu tiến, như cha ông ta có câu: “Con dại cái mang”, thì ông Trần Bình Minh, Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam phải đích thân lên sóng VTV và đứng ra xin lỗi, chứ không thể để cho một nhân viên đứng lên lu loa đại khái vài lời cho qua chuyện như vậy được.

Về nội dung xin lỗi: VTV đã cố tình lập lờ, lươn lẹo, lấp liếm và không thành thật khi cho rằng: “biên tập viên dẫn chương trình của chúng tôi đã sử dụng từ ngữ không phù hợp và ngoài ý muốn, khiến khán giả hiểu sai nội dung muốn truyền tải”. Tại sao lại cho rằng khán giả hiểu sai? Nói như vậy là VTV cho rằng khán giả dốt đến nỗi nghe mà không hiểu gì sao? Tại sao chỉ xin lỗi bản tin ngày 17/8, mà không nhắc gì đến bản tin ngày 15/8 do một BTV khác dẫn. Bản tin ngày 17/8 chỉ thêm chữ (trùng) mà thôi, còn lại là nguyên xi như bản tin ngày 15/8. Tại sao lại “ngoài ý muốn”? Chương trình này đã được biên tập kỹ càng và kiểm duyệt chặt chẽ trước khi lên sóng. Vì vậy không thể lấp liếm là ngoài ý muốn được.

Xin lỗi là một cách hành xử văn hóa của những người có văn hóa. Ngoài ra xin lỗi phải xuất phát từ cái tâm của những người có đạo đức, có lòng tự trọng, và là thái độ kính trọng nhân dân. Khi một đứa trẻ làm sai và biết xin lỗi, chứng tỏ đứa trẻ ấy đã được giáo dục tử tế.

Phải chăng lãnh đạo của VTV chưa có những yếu tố đó?

Hãy nhìn sang một số nước khác, Nguyên thủ Quốc gia người ta xin lỗi như thế nào.

Trong 2 năm, 2018 và 2019, thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo phải 4 lần lên truyền hình, cúi gập người xin lỗi người dân Nhật vì những việc mà ông thấy trách nhiệm thuộc về mình, trong đó có việc dẫn sai số liệu do nhân viên chuẩn bị.

Tổng thống Hàn Quốc cũng vài lần xin lỗi người dân Hàn. Mới đây nhất ông Tổng thống đã phải xin lỗi vì cấp phát khẩu trang chậm chễ trong chống dịch Covid Vũ Hán.

Năm 2018, tổng thống Pháp lên truyền hình xin lỗi người dân Pháp vì để xảy ra tình trạng lộn xộn do biểu tình của những người áo vàng gây ra.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern xin lỗi trong nước mắt vì cái chết của nữ du khách người Anh, Grace Millane: "Nhân danh đất nước New Zealand, tôi muốn gửi lời xin lỗi tới gia đình Grace. Con gái các bạn đáng nhẽ phải được an toàn ở đây nhưng không phải vậy và tôi thành thực xin lỗi vì điều này".

Vậy tại sao ông TGĐ VTV Trần Bình Minh không lên xin lỗi người dân?

Có 2 luống ý kiến giải thích như sau:

Một là ông Trần Binh Minh khinh dân, coi thường dân, vì ông cho rằng hành động đó không đáng để ông phải đứng ra xin lỗi. Phải chăng vì ông TBM là “thái tử đảng, do đó việc ông được bầu vào Ban chấp hành TƯ ĐCSVN là do đảng ông ấy lựa chọn, việc ông ngồi lên ghế Tổng giám đốc VTV cũng là do đảng chọn, vì vậy ông TBM chẳng nợ nần gì dân cả thì việc gì ông phải xin lỗi.

Ý kiến thứ hai cho rằng, ông TBM không đủ bản lãnh đứng ra để nhận lấy trách nhiệm là người đứng đầu khi lỗi do cấp dưới gây ra. Nếu như một vị là BCHTƯ ĐCSVN hai khóa 11 và 12 mà không đủ bản lĩnh như thế thì hèn chi VTV trong những năm qua đã để xảy ra rất nhiều lỗi như thế. Như vụ “Như chưa hề có cuộc chia ly” đã phải xin lỗi khán giả về hai trường hợp sai sót” năm 2013, vụ lùm xùm trong chương trình Điều ước thứ 7 năm 2015, vụ “Dàn dựng cảnh dùng chổi quét rau trong phóng sự của nhóm phóng viên đài Truyền hình Việt Nam (VTV) trong phóng sự của mình năm 2016 tại Thanh Hóa.v.v...

Và người dân đặt ra câu hỏi rằng, có phải ông TBM đã “ngồi nhầm chỗ” không?

Nhìn vào đội ngũ nhân viên hùng hậu của VTV người ta thấy gì? Toàn con cháu trong nhà hoặc người nhà các sếp gửi gắm. Ngay như BTV Quang Anh, người đã gây nên sự kiện ngày 17/8 vừa qua, cũng là con của Nhà báo Quang Minh, Giám đốc VTV24 đó thôi.

Ngoài ra dư luận còn được biết: VTV có nhiều công ty truyền thông sân sau. Tất cả là của người trong VTV, tất nhiên phải có chức sắc. Những hợp đồng nào béo bở là xâu xé nhau cho sân sau của mình.

Ngoài ra hàng năm VTV được nhận số tiền rất lớn do chính phủ phân bổ ngân sách cho ngành mình. Còn hàng chục nghìn tỷ tiền thu về từ các dịch vụ quảng cáo trong 9 đài của VTV thì các bố chia nhau.

Những đồng tiền ngân sách của chính phủ rót cho VTV hàng năm, những đồng tiền lương mà cán bộ và nhân viên VTV lãnh hàng tháng, thực chất là những đồng tiền thuế từ những người lao động, họ đã phải “toát mồ hôi háng, rán mồ hôi L…” mà có.

Trong đó có cả những người bán hàng rong, để nuôi bộ máy cồng kềnh của VTV, và hơn 100 đài truyền hình các tỉnh, thành trên khắp cả nước.

Ý cuối cùng mà nhân dân muốn gửi đến ông TBM và VTV là: “Này VTV, đừng sủa dại cắn càn, đừng ăn cháo đá bát, đừng cắn bàn tay những người đã cho mình ăn”! 

Chú thích:


19/8/2020

Previous Post
Next Post
Related Posts