Đài Loan bác bỏ tuyên bố của WHO về chiến dịch kỳ thị chủng tộc chống lại Tedro

Nguyệt Quang Bảo lược dịch - Đài Loan phản công lại người đứng đầu Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) khi cuộc tranh cãi về sự loại trừ hòn đảo tự trị này ra khỏi tổ chức đó đã đe doạ làm lu mờ những nỗ lực kềm chế sự phát tán vi trùng corona.

Bộ Ngoại Giao Đài Loan đòi hỏi một sự xin lỗi về những gì họ gọi là những sự phê bình vớ vẩn và vu khống từ Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Tedro, người Ethiopi, trước đó đã buộc tội cho Đài Loan là đứng phía sau một chiến dịch kỳ thị chủng tộc chống lại ông ta và người châu Phi nói chung.

Bộ Ngoại giao Đài Loan tuyên bố trong một thông cáo hôm thứ Năm: "Không hề xem xét thực tế, những lời buộc tội vô cớ và trái với sự thật không những khác với thực tế, mà những lời buộc tội đó còn gây tổn hại nghiêm trọng cho chính phủ và người dân của chúng tôi. Loại vu khống này là vô cùng vô trách nhiệm."

Tổng thống Thái Anh Văn đã bày tỏ "sự phản đối kịch liệt" chống lại luận điệu của Tedros cho rằng Đài Loan đã đứng sau các cuộc công kích mang tính kỳ thị chủng tộc và mời ông ta viếng thăm hòn đảo đó.

Bà phát biểu trong một đăng tải trên trang Facebook chính thức của bà: "Đài Loan luôn phản đối sự kỳ thị dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng tôi biết cái cảm giác bị kỳ thị và bị cách ly như thế nào hơn ai hết vì chúng tôi đã nhiều năm bị loại ra khỏi các tổ chức toàn cầu. Cho nên, tôi xin mời Tedros đến thăm Đài Loan, để nhìn thấy người Đài Loan cam kết cống hiến cho xã hội quốc tế như thế nào dù là đang bị kỳ thị và cách ly."

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Zhao Lijian sáu đó phát biểu vào hôm thứ Năm rằng họ hy vọng "giới cầm quyền Đài Loan sẽ không chính trị hoá đại dịch hoặc tham dự vào bất kỳ một thủ đoạn chính trị nào."

"Các sự sỉ nhục về chủng tộc"

Hồi đáp lại một câu hỏi về sự chỉ trích từ Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và các lãnh đạo thế giới khác, Tedros phát biểu tại một cuộc họp hôm thứ Tư rằng Đài Loan đứng đằng sau một chiến dịch chống lại ông ta.

Ông ta nói: "Khi với tư cách là một cộng đồng mà người ta bắt đầu sỉ nhục chúng ta, điều đó đã đủ. Chúng ta không thể tha thứ cho điều đó. Nhưng vì tôi không có bất kỳ một tự ti mặc cảm nào khi tôi bị tác động hoặc bị công kích bởi những lời sỉ nhục về chủng tộc, tôi chẳng bận tâm bởi vì tôi là một người da đen rất hãnh diện."

Ông ta nói: "Sự công kích này đến từ Đài Loan. Bộ Ngoại Giao biết về chiến dịch này và họ không tự giải tán."

Tedro còn hối thúc Hoa Kỳ và Trung Quốc nên cùng làm việc tốt hơn với nhau hoặc mạo hiểm chuyển trận đại dịch thành một cuộc khủng hoảng lớn hơn.

Sự ứng phó được tán dương

Bộ Trưởng Ngoại Giao Đài Loan Joseph Wu đã từng chỉ trích việc ứng phó của WHO về đại dịch vi trùng corona và sự khai trừ Đài Loan ra khỏi tổ chức đó, nhưng điều không rõ là cái chiến dịch công kích mang tính kỳ thị chủng tộc mà Tedro đang nói đến là gì.

Ứng phó của Đài Loan đối với con vi rút đó đã gặt hái được sự ca ngợi từ các tiếng nói khác nhau như là Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Bill Gates và Barbbra Streisand. Hòn đảo này đến nay đã công bố 379 ca nhiễm và 5 trường hợp tử vong.

Trong khi chính phủ Đài Loan là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, thì Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã đoạt cái ghế của Đài Loan trong tổ chức đó - và tất cả các tổ chức phụ thuộc như là WHO - vào năm 1971. Trung Quốc tuyên bố hòn đảo tự trị đó là một phần lãnh thổ của họ. Chính phủ Đài Loan bác bỏ tuyên bố đó, khẳng định rằng Đài Loan là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.


Lược dịch:


Previous Post
Next Post
Related Posts