Việc xức dầu thánh cho Juan Guaidó - Trận chiến cho tương lai của Venezuela

Lê Kim-Song (Danlambao) dịch - Các nền dân chủ trên thế giới đúng khi tìm kiếm sự thay đổi cho quốc gia được cai trị một cách tồi tệ nhất của Châu Mỹ Latinh

Nếu việc phản kháng một cách đơn thuần có thể hạ bệ một vị tổng thống thì giờ này Nicolás Maduro đang trên máy bay đến Cuba. Vào ngày 23 tháng 1, ít nhất một triệu người dân khắp Venezuela xuống đường để đòi hỏi Nicolás Maduro từ chức. Họ đã đáp ứng lời kêu gọi của Juan Guaidó người vào tuần rồi tự tuyên bố là người Quốc Trưởng hợp pháp (của Venezuela). Mr Guaidó đã nhận được sự công nhận của hầu hết các quốc gia Châu Mỹ Latinh cũng như Hoa Kỳ và Âu Châu. Các cuộc phản kháng được lên kế hoạch vào ngày 2 tháng 2 hứa hẹn sẽ lớn hơn. Nhưng Maduro được sự hỗ trợ của quân đội cũng như của Trung Quốc và Nga và vào lúc tạp chí Kinh Tế lên khuôn, Maduro vẫn đang nắm giữ quyền lực.

Có rất nhiều mối lo. Quan trọng nhất là số phận của 32 triệu dân Venezuela bất hạnh sau sáu năm cai trị của Maduro. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy 80 phần trăm dân chúng chán ngấy ông ta. Các quốc gia khác cũng bị thiệt hại bởi sự thất bại của Venezuela. Khu vực Nam Mỹ đang nỗ lực để giải quyết làn sóng 3 triệu người chạy trốn nạn đói, áp bức và một lối sống khắc khổ kiểu xã hội chủ nghĩa (socialist dystopia) do Hugo Chávez (đã chết) tạo nên. Châu Âu và Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng tràn lan tại Venezuela vì tham nhũng đóng vai trò xúc tác cho buôn bán á phiện. Các nhà lãnh đạo thế giới nhào vào ủng hộ hoặc chống Maduro. Họ đang vật lộn về một ý tưởng quan trọng mà gần đây không còn được ưa chuộng: đó là khi một lãnh tụ tàn phá đất nước, trấn áp người dân và coi thường sự cai trị bằng pháp luật thì điều này dính líu đến mọi người.

Quy mô của cái tai họa mà ông Maduro đưa đến cho Venezuela thật khó hiểu. Trong năm năm qua, tổng sản lượng gộp (Gross Domestic Product) đã giảm phân nữa. Lạm phát là 1 triệu bảy trăm ngàn phần trăm (và chính phủ không còn xuất bản những con số này nữa), và điều này có nghĩa là một số tiền tiết kiệm 10 ngàn bolívar vào đầu năm trở thành 59 xu vào cuối năm. Venezuela có trữ lượng dầu và khí đốt rất lớn nhưng công ty dầu hoả của nhà nước bị lấy đi và đặt dưới quyền kiểm soát của một trong số hai ngàn tướng lãnh của Venezuela và sản lượng dầu sụt nhanh xuống 1,1 triệu thùng mỗi ngày. Người dân thiếu dinh dưỡng và những thứ thuốc men căn bản kể cả những thuốc trụ sinh. Bịnh viện trở thành bẫy chôn người vì thiếu điện và máy móc. Maduro quy trách nhiệm về những phiền toái của ông ta là do sự đồng mưu của ngoại bang và ông ta từ chối nhận phần lớn các viện trợ nhân đạo.

Mặc dù những lời thống khổ này, nhiều người bên ngoài đặc biệt là giới thiên tả, lý luận rằng thế giới nên để tự người Venezuela giải quyết những khác biệt của họ. Một vài người chấp nhận quan điểm của Maduro khi ông cho rằng việc ông Guaidó tự xưng tổng thống, được công nhận ngay lập tức bởi Hoa Kỳ, thực sự là một cuộc đảo chánh. Nga, làm việc cật lực để tạo sự nghi ngờ về ý kiến cho rằng sự can thiệp của các nước Tây Phương là vô hại hoặc xây dựng, đã gởi 400 quân từ một nhà thầu quân sư tư nhân, để bảo vệ chế độ hoặc tài sản của Nga. Việc làm này cũng được thấy ở Syria và Ukraine và một vài khu vực tại Phi châu.

Bỏ rơi Venezuela cho sự cai trị hiểm ác của Maduro sẽ là điều sai lầm. Nếu ai đó đã đảo chánh thì chính là ông ta. Ông ta tuyên thệ vào ngày 10 tháng 1 cho một nhiệm kỳ thứ hai sau khi cuỗm (having stolen) bầu cử năm ngoái. Trong nhiệm kỳ thứ nhất thắng vào năm 2013, một cuộc bỏ phiếu đáng nghi ngờ khác, ông ta xoi mòn nền dân chủ bằng cách bịt miệng các báo chí chỉ trích ông và moi ruột hiến pháp (eviscerating constitution). Ông ta dùng những người bù nhìn trong ủy ban bầu cử và toà án tối cao và vô hiệu hoá (neuter) quốc hội do đối lập kiểm soát. Trái lại, ông Guaidó có danh nghĩa chánh đáng với tư cách chủ tịch quốc hội, và ông có thể đóng vai trò tổng thống lâm thời nếu văn phòng tổng thống bị bỏ trống và điều này đúng vì Maduro không phải là người chiếm giữ chính đáng.

Vấn đề không phải là thế giới có nên giúp đỡ ông Guaidó hay không, mà bằng cách nào (xem bài này). Vào tuần này Hoa Kỳ, vẫn còn là đối tác thương mại chính của Venezuela, áp dụng đánh thuế trừng phạt trên xuất cảng dầu hoả và trên việc nhập cảng các dung dịch làm loãng để bán loại dầu thô nặng (heavy oil) của Venezuela. Bằng cách ra lệnh các chi trả cho dầu hoả Venezuela phải bỏ vào trương mục ngân hàng để dành cho chính phủ Guaidó, Hoa Kỳ nhắm vào việc làm cho chế độ Venezuela ngạt thở, với hy vọng rằng các lực lượng vũ trang sẽ đứng về phe của ông Mr Guaidó.

Điều nguy hiểm là Maduro đào sâu vào và ra lệnh các lực lượng võ trang và collectivos (là đám côn đồ được tổ chức để phục vụ chế độ) khủng bố dân chúng. Điều nguy hiểm khác là Hoa Kỳ có thể nặng tay. Ngay bây giờ, Hoa Kỳ đang làm việc với nhóm Lima của các chính phủ trong vùng. Nhưng sự trừng phạt của Hoa Kỳ có thể gây tổn hại người dân hơn là chế độ. Nếu vì muốn thay đổi chế độ mà Hoa Kỳ hành động thiếu suy nghĩ thì Hoa Kỳ có thể một lần nữa được Châu Mỹ Latinh xem là đế quốc và hà hiếp. Nga đang phác hoạ việc can thiệp của Hoa Kỳ như là một cố gắng để thống trị sân sau của nước Nga. Truyền thông của Nga đã nói rằng sự chú ý của Vladimir Putin vào Ukraine không có gì khác biệt. Tình hình này là một thử nghiệm cho tổng thống Donald Trump và đội ngũ chính sách ngoại giao của ông ta, kể cả ông John Bolton, vị cố vấn an ninh quốc gia diều hâu. Tuần này, ông Bolton gợi ý về việc sử dụng quân đội Hoa Kỳ. Trừ việc ngăn ngừa bạo lực của nhà nước Venezuela chống lại người Mỹ, điều này là một sai lầm.

Những người ủng hộ ông Guaidó có nhiều cách để giúp mà không cần sử dụng sức mạnh hoặc những mánh lới bẩn thỉu. Những cách này rơi vào hai loại. Loại thứ nhất bao gồm những khuyến khích về lợi ích: cho người Venezuela để đòi thay đổi, cho quân đội để bỏ rơi chế độ và cho ông Maduro ra đi. Bây giờ ông Guaidó đã được công nhận là tổng thống lâm thời, ông ta sẽ kiểm soát hàng tỷ đô la tài sản tại nước ngoài của Venezuela nếu quyền hành chuyển qua ông ta. Quốc hội đã thông qua một luật ân xá đối với các quân nhân và các người dân sự nếu những người này làm việc để tái lập nền dân chủ. Ông Maduro được hứa một cơ hội để đào thoát khỏi xứ sở.

Cách thứ hai để giúp là nói cho người dân Venezuela biết rằng thế giới đã sẵn sàng nếu ông Guaidó nhận quyền hành. Bài học từ mùa xuân Ả Rập cho thấy là ngay cả một lãnh tụ có thể quét đi một bạo chúa, phải nhanh chóng cải thiện tình hình nếu không thì có thể mất đi sự ủng hộ (của người dân). Các ưu tiên tức thời là thực phẩm và chăm sóc sức khỏe. Một chính phủ mới có thể giúp chấm dứt lạm phát phi mã (xem bài này), nhưng Venezuela sẽ cần tiền thật từ nước ngoài – các nhà cho vay quốc tế, bao gồm IMF (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) nên rộng rãi. Danh sách công việc làm thì dài: Venezuela phải bỏ kiểm soát giá cả và các lệch lạc (distortions) và xây dựng một mạng lưới an toàn xã hội. Venezuela phải tái khởi động kỹ nghệ dầu hoả và hoan nghênh đầu tư của nước ngoài. Phải tái cơ cấu nợ kể cả nợ nước Nga và Trung Quốc trả bằng dầu hoả. Và giữa những điều này, chính phủ lâm thời của ông Guaidó phải tổ chức bầu cử. 

Cách đây một thế kỷ, Venezuela là một nhà nước hoạt động đúng chức năng. Venezuela có thể làm lại điều này. Venezuela may mắn có dầu hỏa và đất đai phì nhiêu, có một dân số được giáo dục tại quốc nội kể cả những người cùng chủng tộc trốn thoát khỏi Venezuela định cư khắp nơi. Và cuối cùng Venezuela có một lãnh tụ hình như có thể đoàn kết được lực lượng đối lập giận dữ. Nhưng trước hết phải dẹp bỏ Maduro.

Bài báo này xuất hiện trong mục “Các Lãnh Tụ” của bản được in dưới đề mục “Cuộc Chiến cho Venezuela”.

Source: The Economist, 2 February 2019 Issue.



Previous Post
Next Post
Related Posts