Khủng hoảng Tàu cộng và CSVN sụp đổ trước


Cuộc chơi của Trump 

Có lẽ chưa có ông tổng thống nào điều hành chính phủ một cách “khác thường” như ông Trump hiện nay. Có thể vì vậy mà chưa nhiều người lắm hiểu và không tỏ ra thích thú về ông ta, có nhiều tiếng chê bai và chỉ trích hơn. Nhưng, hãy lắng nghe ông ấy.

Có thể nói, ông Donald Trump là người có tính cách cực kỳ quyết đoán và xuyên suốt. Đến tận hôm nay, ông ấy vẫn đang hành động cho mục tiêu “Nước Mỹ Vĩ Đại trở lại!”, ông ấy không hề xa rời mục tiêu này. Và ông ấy quyết đoán đến mức gần như những ông Cộng Hòa cứng rắn cũng không đủ can đảm để làm. Sa thải ngay lập tức những người không theo ý ông ấy hoặc khác quan điểm dù là thân cận như ông Trưởng chiến lược Steven Bannon, hay ông ngoại trưởng tầm cỡ trong ngành dầu khí Tillerson. Có lẽ, một người mà xuyên suốt với mục tiêu trong liền 2-3 năm và còn tiếp tới là rất khó trong bối cảnh chịu áp lực từ nhiều phía, từ những chính trị gia kỳ cựu có mặt trong hai hạ viện, từ các thế lực lớn bên ngoài như ông tổng thống này. 

Thật không may mắn khi Trump và Châu Âu lại đạt về thỏa thuận thương mại với một số nhượng bộ từ Châu Âu và cả từ Mỹ. Những gì không bán ở Tàu Cộng thì bán ở Châu Âu, những gì Châu Âu không mua của Nga thì Ở Mỹ có đến dư thừa. Ồ!, Hóa ra Trump chỉ dọa nạt Châu Âu, vì thật sự Châu Âu đã chìm vào giấc ngủ quá lâu, cần đánh thức dậy, nếu thật sự xem nhau là đồng minh thì cần công bằng trong mối quan hệ ấy trước, và phải hiểu nguyên tắc, không phải kẻ mạnh nào cũng đối đầu nhau, nhưng tuyệt đối, và tương quan, để làm bạn thì tất yếu phải ngang hàng. Châu Âu cần phải nâng cao năng lực quốc phòng, cần xem xét lại nó nghiêm túc, cần nâng cao chi tiêu cho nó, cho đầu tư nghiên cứu, hoặc mua vũ khí, súng đạn chứ không phải đưa tiền cho Mỹ. Và công bằng trong thương mại để tương hỗ lẫn nhau chứ không phải kẻ thù. Nếu Châu Âu chuyển đổi nguồn hàng năng lượng LDG từ Nga qua Mỹ thì coi như Nga lại bị tát cho sệch mặt! 

Trump nói rõ quan điểm xem ông Tập là bạn! Và trừng phạt ZTE đến khủng hoảng, rồi tung gói áp thuế 50 tỷ, và chuẩn bị cho gói tiếp theo nặng ký hơn 200 tỷ! Trump tỏ ra ngưỡng mộ và sùng bái Putin, nhưng lại tìm cách không cho Châu Âu chới với Nga, nếu chơi với Nga thì ngưng chơi với Mỹ. Việc Quốc Hội Mỹ và Hạ Viện trừng phạt, cấm vận Nga, Trump không hề có bất cứ lời nói hay hành động nào can thiệp. 

Tàu cộng khủng hoảng với trò diễn chiến thương mại của Mỹ 

Chúng ta xem xét qua một vài số liệu: 

Thương ngạch Tàu Cộng - Việt Nam: vào khoảng 50 tỷ USD. Với mức thâm hụt mậu dịch này, nền sản xuất quốc nội VN đã gần chết. Với GDP danh nghĩa của Việt Nam là 2,500USD/ người, cho thấy sức dân là nghèo, chi tiêu đa phần người dân là thấp. 

Thương ngạch Tàu Cộng - Phillipines (2016): Tàu Cộng nhập từ Phillipines khoảng 15 tỷ USD nhưng xuất vào nước này đến 19,4 tỷ USD. Tức cán cân vẫn nghiêng về Tàu Cộng đến khoảng 4,4 tỷ USD. 

Thương ngạch Tàu Cộng - Malaysia (2016): Tàu Cộng nhập khoảng 37 tỷ USD và xuất ngược lại khoảng 35 tỷ. Malaysia dôi dư được khoảng 2 tỷ Usd. 

Thương ngạch Tàu Cộng - Indonesia (2016): Tàu Cộng nhập 18 tỷ USD, nhưng xuất ngược lại đến 31 tỷ USD. 

Thương ngạch Tàu Cộng - Thailand (2016): Tàu Cộng nhập từ quốc gia này là 29,2 tỷ USD nhưng xuất ngược lại là 41,9 tỷ USD. 

Thương ngạch Tàu Cộng - Singapore (2016): Tàu Cộng nhập vào khoảng 29,3 tỷ USD và xuất ngược lại là 41,4 tỷ USD. 

Chúng ta xem qua thấy hầu hết các nền kinh tế lớn trong khối ASEAN đều nhập siêu từ Tàu Cộng riêng Malaysia có độ cân bằng khá tốt. Do vậy, có hai vấn đề: 

- Với khối lượng hàng hóa mà nếu ông Trump nâng ngạch thuế trị giá có thể đến 200 tỷ thì các nền kinh tế này không thể hấp thụ thêm được bao nhiêu, tức bản thân thương ngạch giữa các quốc gia này nó đã “đầy”. Ngay như Ấn Độ, quốc gia đang định vị cạnh tranh với Tàu Cộng hiện nhập siêu từ Tàu Cộng khoảng 50 tỷ USD (2016). Nó khó được chấp nhận được “rót thêm” vào thương ngạch nhập siêu, mà ngược lại chính phủ hầu hết các quốc gia này, kể cả Việt Nam, cũng muốn tìm cách làm suy giảm mức thâm hụt này. 

- Các quốc gia lân cận Tàu Cộng luôn ra rả Tàu Cộng là thị trường lớn và cần thiết, nhưng qua số liệu cán cân thương mại cho chúng ta thấy, thật ra ai cần ai nếu các hoạt động thương mại này đình trệ (cứng) hay có các hoạt động gia tăng bảo hộ (mềm)? 

Có thể nói, cuộc diễn chiến thương mại Mỹ-Tàu đẩy các quốc gia này buộc phải có động thái phòng vệ tương tự để bảo vệ hàng hóa và nền sản xuất nội địa trước sức ép của hàng hóa Tàu khi họ hạ giá đồng Yuan. Với những hàng hóa có cùng phân khúc thị trường thì việc hạ giá chủ động đối với đồng nội tệ có tác động cạnh tranh và phòng thủ rất lớn! Đó chính là việc Hà Nội đang triển khai, tính ra qui mô kinh tế thì xét Việt Nam nhỏ hơn so với Ấn Độ, nhưng định mức nhập siêu không hề thua kém! Quá mỏng manh và yếu nên Hà Nội đã hành động trước các quốc gia khác, hạ giá đồng VN, nhưng trong cách nhìn của tôi, cuộc diễn chiến thương mại Mỹ-Tàu kéo càng lâu, Hà Nội càng bất lợi và mất phương hướng diều hành tiền tệ và sẽ có khủng hoảng nội bộ lớn. Kỳ lạ là khối chính trị suy yếu thì sức ảnh hưởng của các nhóm lợi ích kinh tế càng lớn. Nhóm này cũng có đóng góp vào sự thay đổi chính trị ở Hà Nội nhưng vai trò không nhiều và nhất quyết không để nhóm này lớn mạnh. Cho nên, đòi hỏi sự nhận thức đúng đắn của các nhà hoạt động để khi xảy ra sự thay đổi thể chế thì nhất thiết phải tạo ra được hệ thống luật pháp “mạnh” tránh để có sự can thiệp của nhóm này thì đất nước sau này mới có thể phát triển bền vững. Nếu không lại có một thể chế lai căng cộng sản nguy hại tiếp theo và đất nước lại bị bào mòn và không thể phát triển theo hướng bền vững. 

Tàu Cộng khủng hoảng từ cuộc chiến này là tất yếu. Vì mục tiêu của cuộc chiến này có định vị chính trị, nó khiến một cách bắt buộc các dòng đầu tư vào Tàu Cộng phải rút ra. Đây chính là lý do làm kinh tế Tàu Cộng rơi vào khủng hoảng. Vì nó khiến bộc lộ cho cả thế giới và chính nhà lãnh đạo Tàu Cộng nhìn thấy được cái thực lực - cái nội tại giúp họ “tự chủ” được là đến đâu. Một khu vực chủ động về công nghệ như Châu Âu, còn sợ chiến tranh thương mại với Mỹ thì một quốc gia phụ thuộc vào công nghệ, phụ thuộc vào dòng tiền đầu tư, phụ thuộc vào thị trường bên ngoài (Tàu Cộng xuất khẩu hâu hết các sản phẩm công nghệ - nhưng lại nhập khẩu kỹ thuật sản xuất ra nó) để duy trì sản xuất bên trong thì nó không thể chịu nổi áp lực từ cuộc chiến áp thuế khống chế này. 

Ở bài viết trước tôi cho rằng Tàu Cộng sẽ mắc cạn trong hai dự án siêu khủng là tạo lập ngân hàng đối chọi là AIIB, và dự án vành đai vàng - con đường tơ lụa. Vì nó có cấu tạo từ khá nhiều mắt xích, nếu một mắt xích bị vỡ, thì dự án đó sẽ treo vô thời hạn. Mục tiêu kinh tế và mục tiêu chính trị từ hai dự án này không thể hoàn thành. 

Việt Nam sụp đổ trước

Cộng Sản Hà Nội ở đâu khi Tàu Cộng lâm vào khủng hoảng? 

Hà Nội làm gì với núi nợ của mình khi tình trạng kinh tế suy giảm và rớt giá tiền đồng bắt buộc, nhiều người nhầm tưởng đầu tư Tàu Cộng rút đi thì sẽ vào Việt Nam. Đúng! Nhưng không phải thời điểm này, và sẽ không nhiều như những tay chờ sung chính sách Hà Nội chờ đợi. Nếu Hà Nội tự tin mình là cửa ngõ án ngữ thì là sai lầm về nhận thức thời điểm chính trị và ván cờ của ông Donald Trump, kết quả này bộc lộ rõ trong 1 năm tiếp theo và rõ ràng vào giữa quí 3 năm 2019. 

Cộng Sản Hà Nội đối phó ra sao khi các nhà đầu tư sau khi rút ra khỏi Tàu Cộng mà không rót vào Việt Nam như mong đợi?! Họ tìm kiếm đến các nền kinh tế khác có sự ổn định cao hơn và bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn. Thời đại của toàn cầu hóa, lợi thế nhân công rẻ không tác động nhiều nữa, mà là chính sách! Địa thế không còn quan trọng nhiều khi các phương tiện vận chuyển ngày càng phát triển, và chuyển qua các phương thức khác tiết kiệm hơn nhờ những phát minh mới của người Mỹ và giới Tây Phương. Oh, nói đến đây, cho tôi cười mỉa mai cái vào sự ngu dốt của các lãnh đạo đỉnh cao trí tuệ. 

Chúng ta hãy cùng theo dõi kỹ các diễn biến trên thị trường tiền tệ của nhà nước cộng sản Hà Nội. Khi Cộng Sản Hà Nội mất phương hướng điều hành, sẽ có nhiều dấu hiệu bộc lộ và ngay để chúng ta thấy, thì đó là lúc cộng sản Hà Nội chuẩn bị tháo chạy khỏi cái thiên đường của nó. 

03.08.2018

Previous Post
Next Post
Related Posts