Nhiệt liệt hoan nghênh việc xây nghĩa trang 1400 tỷ để chôn cán bộ cao cấp

Ngàn Hương (Danlambao) - Thời gian qua, khi chính quyền Hà Nội và Bộ Xây dựng thông qua chủ trương xây dựng nghĩa trang Mai Dịch mới để chôn cán bộ cao cấp, đã làm dậy sóng dư luận trong và ngoài nước. Chủ trương này đã làm hao tổn biết bao tâm lực và thời gian của các nhà báo, cả lề đảng và lề dân. Ý kiến đồng tình và ủng hộ chủ trương này cũng nhiều. Ngược lại, ý kiến phản đối cũng không thiếu, phải nói là rất nhiều là khác.

Những người đồng tình thì cho rằng, ĐCSVN là thành phần tinh hoa của dân tộc. Khi còn sống, họ đã có nhiều cống hiến cho nhân dân. Vậy thì khi chết, họ xứng đáng được hưởng một số quyền lợi ưu tiên là hợp lý.

Đại diện tiêu biểu nhất cho nhóm ủng hộ này là TS Phạm Sĩ Liêm, nguyên Thứ trượng Bộ Xây dựng.

Báo Tin tức Việt Nam ngày 03/02/2018, nêu ý kiến của ông Phạm Sĩ Liêm với bài: "Xây nghĩa trang quốc gia 1.400 tỷ đồng: Không phải chỉ dành cho cán bộ cao cấp."

Theo đó: "TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng, xây dựng nghĩa trang quốc gia không phải chỉ để mai táng cán bộ, coi đó là một đặc quyền.

Theo công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang Yên Trung sẽ nằm dưới chân núi Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội 40 km về phía tây. Phía bắc và phía tây giáp Vườn quốc gia Ba Vì; phía đông giáp đồi núi và đường cao tốc Hoà Lạc - Hoà Bình; phía nam giáp đồi núi và khu dân cư.

Tổng diện tích nghĩa trang là 120 ha, gồm khu an táng 72 ha và khu đệm cây xanh cảnh quan trên 47 ha. Nghĩa trang Yên Trung sẽ có 2.200 - 2.500 ngôi mộ; mỗi ngôi có khuôn viên 25 - 35m2. Khu vực cảnh quan có sức chứa 5.000 người.

Thời gian thực hiện dự án khoảng 36 tháng…

Nguồn vốn dự kiến hơn 1.400 tỷ đồng sẽ lấy từ ngân sách nhà nước…

Việc quyết định xây dựng một nghĩa trang quốc gia với số tiền đầu tư lên đến 1.400 tỷ đồng (khoảng hơn 61 triệu USD) lại lấy từ ngân sách khiến dư luận băn khoăn nhất là trong bối cảnh ngân sách đang thiếu như hiện nay.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, TS Phạm Sỹ Liêm nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, xây dựng nghĩa trang Quốc gia là cần thiết trên thế giới nước nào cũng có. Ngay ở Trung Quốc cũng có nghĩa trang quốc gia Bát Bảo Sơn.

Nghĩa trang Quốc gia rất cần để tri ân với những người có công với đất nước, có đóng góp lớn cho xã hội. Tuy nhiên theo tôi cần xem xét là ai được mai táng, chôn cất ở đây và góc nhìn về vấn đề này như thế nào”, TS Phạm Sỹ Liêm đặt vấn đề”(1).

Những ý kiến phản đối thì cho rằng, mỗi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Dù là cán bộ cao cấp, nhưng trước hết, anh cũng từ người dân mà ra. Và sau khi anh nghỉ việc, anh lại trở về cuộc sống đời thường như những người dân bình thường khác. Còn những cái gọi là “cống hiến”, thì lúc còn ngồi trên đỉnh cao quyền lực, anh đã tự ban phát cho mình và cho người thân biết bao bổng lộc. Được Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Cán bộ Trung ương chăm sóc thường xuyên khi đương chức và cả sau khi nghỉ hưu. Hàng tháng đến các cơ sở y tế lĩnh các loại thuốc bổ cao cấp…

Nói chung là các ý kiến tranh luận cứ loạn xà ngầu hẳn lên. Không những là trong giới nhiều chữ nghĩa như nhà văn, nhà báo… nhảy vào tham gia ý kiến. Mà đến tầng lớp lao động quân quật, suốt ngày lo cơm áo gạo tiền để trang trải cuộc sống gia đình hàng ngày, như các bác xe ôm, các bà bán quán bán rau… cũng tham gia bình loạn rất sôi nổi.

Nói chung ý kiên của hầu hết người dân lao động là phản đối chủ trương này. Họ cho rằng đây là hình thức tham nhũng. Khi còn sống đã tham nhũng, vơ vét, "ăn không trừ một cái gì của dân”, đến khi chết cũng còn tham nhũng trên mảnh đất chôn riêng, cũng đòi hơn thằng dân.

Những người về phe ý kiến phản đối, họ thường nhắc câu nói của ông Nguyễn Bá Thanh khi còn sống như sau: “Sinh ra vốn dĩ là dân/Phấn đấu dần dần cũng được thành quan/Hết quan rồi lại hoàn dân/Hoàn dân rồi lại dần dần vào quan.”

Hai chữ “vào quan” cuối cùng ý nói là vào quan tài ấy. Nghĩa là dù khi còn sống, anh có hét ra lửa, có sống trong nhung lụa, có ngồi trên đống vàng… Thì khi anh đã trở về cát bụi, vùi xác dưới lòng đất lạnh, thì cũng như nhau cả thôi. Dù diện tích cái nghĩa trang ấy có mấy ngàn héc ta đi nữa, thì anh có cạp được cục đất nào đâu mà tham lam làm gì.

Sôi nổi nhất của “cuộc chiến nghĩa trang” này, là sau khi ý kiến của ông Phạm Sĩ Liêm được đăng tải, thì hàng đống gạch đá đã thi nhau ném ào ào vào ông này.

Người ta phê phán ông về đầu óc của ông: Thứ nhất là nô lệ Tàu. Không phải cái gì TQ làm thì mình cũng làm theo. Hai là khái niệm “những người có công với đất nước, có đóng góp lớn cho xã hội” là rất mù mờ, ẩu trĩ lạc hậu.

Câu hỏi đặt ra là: Ai là những người có công với đất nước? Ở đây ông Phạm Sĩ Liêm đã đánh tráo khái niệm “đất nước” với chế độ, cũng như những người cs hay lập luận rằng, yêu nước là yêu Chủ nghĩa xã hội vậy.

Phải nói trắng ra rằng, mục đích xây nghĩa trang này là “tri ân những người có công với chế độ”. Nhưng ai là những người có công với chế độ? Những cán bộ cao cấp của đảng hiện nay, chưa chắc đã là những người có công với chế độ. Rất nhiều người trong Bộ Chính trị ĐCSVN hiện nay, chưa một ngày cấm súng chiến đấu trong những cuộc chiến tranh vừa qua. Trong số 18 UVBCT hiện nay (trừ Đinh La Thăng vừa ngã ngựa), thì chỉ có 3 người từng gia nhập quân đội: Là Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, sinh năm 1954, nhập ngũ 1972; Nguyễn Thiện Nhân, sinh năm 1953, nhập ngũ năm 1971, và Đinh Thế Huynh sinh năm 1953, nhập ngũ 1971. 

Số nhung nhúc còn lại chỉ là “ngồi mát ăn bát vàng”. Cũng có người khi được gọi nhập ngũ thì trốn chui trốn lủi. Nhờ có tiền mà thoát nhập ngũ. Sau này cứ giỏi luồn lách, nịnh bợ và lo lót mà lên cao dần. Thời gian họ ngồi trên đỉnh cao quyền lực, thì họ đã được hưởng mọi ân huệ của chế độ. Lại vừa “mua quan bán tước”, vừa vơ vét để làm giàu. Thật oái oăm và bất công, người ta lại gọi những năm tháng đó của những người này là “cống hiến”.

Bình luận về việc này, ông Đỗ Minh Tuấn cho rằng: “Phạm Sỹ Liêm chắc đang hy vọng trở thành xác chết dự bị cho khu nghĩa địa mậu dịch tương lai nên đấu tranh cho cái nghĩa địa này một cách hung hăng bằng những lý lẽ hết sức thấp tầm”

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi thì nhận xét: “Phạm Sĩ Liêm: Anh chỉ là một trong số xác chết chỉ mới được cấp trên tính đến ở vòng ngoài, vì thế mà phải hăng hái mở miệng. Mở miệng một cách có tính toán, bởi những kẻ biết rằng mình thuộc hàng “công thần” ung dung nằm vòng giữa nghĩa trang, khi nghe được lời bảo vệ “hùng hồn” của anh ta – nói như lời đàm tiếu là “nịnh một cách trung kiến” – như vậy thì tất sẽ mủi lòng thương hại (hữu ái giai cấp mà). Và từ vòng ngoài anh ta rất dễ được chấm... lọt vào danh sách “bén gót các cụ”, dù vẫn chỉ là chầu rìa chứ chưa phải lọt hẳn vào vòng trong. Không chỉ có thế. Rồi đây, làm con ma dưới Âm ty, cái bọn “vòng giữa” kia vẫn có thể sai khiến anh ta hầu hạ mình đời đời kiếp kiếp, bất kể việc gì mà chúng muốn – vì anh ta chịu ơn chúng cả lúc sống đến lúc chết kia mà”.

Nhà báo Lưu Trọng Văn thì nhân xét: “Ngài TS Phạm Sĩ Liêm hùng hồn lên tiếng bảo vệ cái nghĩa địa quan 1.400 tỷ, trong khi Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng QH cho rằng, việc xây nghĩa địa này lúc này là thiếu sáng suốt.

Lẽ gì nhể ngài lại mở miệng bênh chằm chặp rằng đây là Nghĩa trang quốc gia, đến Trung Quốc cũng xây nghĩa trang quốc gia. Ô hay, Trung Quốc là thước đo cho nước ta à? Ô hay, cái gì Trung Quốc làm là đều cần học theo à? Rõ nhá, cái tư duy nô lệ của ngài.

Làm sao Dân – cốt lõi của quốc gia có thể tin rằng bình chọn vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa tâng công lợi ích nhóm ấy sẽ đúng người, đúng danh được?

Gã nghĩ hơi lăn tăn thì nếu ngài Đinh La Thăng không bị ngài giáo Trọng lôi ra toà mà còn nguyên chức uỷ viên BCT và có thể khoá sau vào hàng tứ trụ, đến tuổi già qua đời thì đương nhiên trong cái nghĩa trang mà ngài Phạm Sỹ Liêm to mồm bảo vệ kia thể nào cũng có một gò đầy hoa thơm”.

Và ông Lưu Trọng Văn coi những ý kiến như ông Liêm là của những kẻ bưng bô, và kết luận: “Ngài Phạm Sỹ Liêm, tốt nhất hãy im lặng”, nghĩa là ông ấy nên ngậm miệng lại thì khôn hơn"(2).

Nổi bật và hóm hỉnh nhất cho luồng ý kiến phản đối này là thầy giáo, nhà thơ Thái Bá Tân.

Trong bài "Đờ Mờ các ông”, Thái Bá Tân viết:

"Không có gì chua xót
Bằng thấy tiền của dân
Được chi cho những cái
Vớ vẩn và không cần”.

Và ông kết luận:

“Mà các ông, lãnh đạo,
Của giai cấp công nông,
Đòi xây nghĩa trang khủng”.
Thì Đờ Mờ các ông”(3).

Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Vì những người đề ra chủ trương này là những cán bộ đảng viên, là tinh hoa của dân tộc, thuộc giới “đỉnh cao trí tuệ”. Lại được soi dẫn dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, và Tư tưởng HCM. Bao nhiêu năm nay họ ra sức “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách HCM”. Vậy thì ý kiến của họ làm sao mà sai được?

Về diện tích rộng 120 ha ấy là để chôn cả gia đình vợ con của những cán bộ cao cấp, chưa chắc đã đủ chứ đừng nói là nhiều quá. Thứ hỏi ai mà biết được họ có bao nhiêu vợ? Trong đó nào là vợ lớn, vợ bé, con trong con ngoài giá thú…Vì lúc các ông ấy còn quyền cao chức trọng, ai mà biết chính xác ông ấy có bao nhiêu vợ, bao nhiêu con? Chẳng nói ai đâu xa lạ, ngay như bác Ba Duẩn nhà ta, được mệnh danh là người học trò xuất sắc của HCM. Có cuộc đời hoạt động cách mạng gắn bó lâu dài với thần tượng HCM. Không biết lúc ông ấy còn sống, có bao nhiêu bà vợ chính thức, bao nhiêu bà “dự khuyết”, như kiểu Ủy viên dự khuyết Trung ương của đảng ta vậy. Thiên hạ chỉ biết rằng, ngoài bà vợ chính thức ở quê Quảng Trị ra, thì còn có bà Bảy Vân ở Nam Bộ, là mẹ đẻ của hai ông Lê Kiên Thành (TS Kinh tế) và Lê Kiên Trung (Thiếu tướng công an). Điều này là công khai, ai cũng biết.

Thiên hạ những kẻ lắm điều còn đồn rằng, bà có biệt danh là “vàng-bạc” đang ngồi chót vót trong Tứ trụ kia, cũng là “con rơi” của ông ấy. Họ lập luận rằng, nếu không phải là “hạt giống đỏ”, thì làm sao mà ngồi được vị trí đó.

Người ta còn tò mò hỏi ông Googe, thì thấy trong lý lịch của bà này chỉ nói đến người mẹ, là một nữ du kích Bến Tre, mà không thấy nói đến cha bà. Vậy chẳng lẽ bà mẹ du kích Bến Tre này sinh sản vô tính nên đẻ ra bà này? Nếu như bà này có cha, thì không biết mả cha bà này ở đâu?

Cũng như ông “răng chắc” vậy. Tài cán gì ông ta mà ngồi trên “đỉnh cao quyền lực” mấy chục năm trời, ký nhượng cho Tàu biết bao nhiêu là lãnh thổ quốc gia, làm cho đất nước “đi từ thất bại này đến thất bại khác”, nếu không phải là “hạt giống đỏ”.

Trong đám tang đồng chí Ba Duẩn vào năm 1986, cánh nhà báo kháo nhau rằng, hãy nhìn kỹ xem ông ấy có mấy vợ. Vì theo phong tục dân miền Trung, trong số những người đội khăn tang, người vợ bao giờ cũng phải đội khăn lúp, nghĩa là gập đôi tấm khăn lại, và khâu thành cái lúp đội đầu, đó là dấu hiệu của người vợ.

Nếu như tại nghĩa trang Mai Dịch mới này, mà đưa vợ con những người có công với chế độ vào chôn chung, thiết tưởng cũng nên đưa những người như Tăng Tuyết Minh, Nông Thị Xuân, và hằng hà sa số những người đàn bà khác đã được một đôi lần Bác quan tâm chiếu cố. Như các cháu học sinh miền Nam, khi ra Bắc và được vinh dự vào thăm Bác, được Bác ưu ái và thương mến đè ngửa các cháu ra để Bác truyền “hạt giống đỏ” cho các cháu, thì cũng thật là niềm vinh dự. Có nguồn tin nói rằng, cũng có một số cháu chống cự quyết liệt, dứt khoát không cho Bác làm công tác truyền giống, nên đã có kết cục bi thương, thì đó là số ít, và thiếu khôn ngoan. Vì trong dân gian ta, xưa nay vẫn có quan niệm rằng:

“Một đêm tựa mạn thuyền rồng
Còn hơn chín kiếp ngồi trong thuyền chài”.

Vậy thì cũng nên tìm mọi cách tập hợp và đưa họ về để trong Lăng Ba Đình, để cho cái “bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng” có việc làm luôn thể. Chứ cả một đội quân hùng hậu như vậy, mỗi năm tiêu tốn tiến thuế của dân cả hàng chục ngàn tỷ đồng, vậy mà chỉ đi bảo vệ độc nhất mỗi một cái xác ướp thì hết sức lãng phí.

Có người lại nói việc đảng chủ trương chon riêng những cán bộ cao cấp ra là đúng. Vì không cho họ “nằm” gần dân sẽ gây ô nhiễm môi trường. Vì theo lẽ thông thường, những người giàu có hay bị nhiễm nhiều bện nan y.

Điều này cũng đã được đảng chỉ ra trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá XII) “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”. Theo đó, đảng ta hiện nay đã bị nhiễm 27 căn bện nan y vào giai đoạn cuối. Có thể “vô phương cứu chữa”(4).

Lại có nhiều ý kiến nói rằng, toàn dân VN sẽ đồng tình chủ trương xây nghĩa trang 14000 tỷ này, nếu như sau khi làm xong sẽ được sử dụng ngay lập tức. Khi có người đề nghi giải thích cụm từ “sử dụng ngay lập tức” nghĩa là sao? Thì họ nói, nghĩa là không chờ đến khi những người này chết mới đem họ vào chôn! Thật là quá đáng.

Tóm lại, dù còn nhiều người không đồng tình chủ trương xây dựng nghĩa trang này. Dù nhà thơ Thái Bá Tân có “Đờ Mờ các ông” đi nữa, thì có lẽ đảng nên phát động phong trào để vận động hô hào toàn đảng, toàn quân và toàn dân “Nhiệt liệt hoan nghênh việc xây dựng nghĩa trang 1400 tỷ để CHÔN cán bộ cao cấp của đảng”.

Y như mây chục năm nay, đảng đã phát động phong trào ‘toàn đảng, toàn quân và toàn dân ra sức học tập và làm theo đạo đức, phong cách HCM vậy.

Và qua những đợt vận động này của đảng, kết quả ra sao thì mọi người đã rõ. Là đã đưa được hàng trăm đảng viên ưu tú của đảng đứng cúi đầu nhận tội trước tòa. Trong đó có những người đã ngồi trên chót vót đỉnh cao quyền lực, và hàng ngàn đảng viên ưu tú khác đang xếp hàng chờ đến lượt mình.

Là hiện tình đất nước hiện nay, kinh tế tụt hậu và thua cả Lào và camphuchia. Giáo dục thì “Xếp hạng 350 ĐH châu Á, Việt Nam không có trường nào”(5).

Tình hình anh ninh trật tự thì hễ mở các tờ báo lề đảng ra là đầy rẫy các vụ án mạng, là cướp, hiếp, giết…

Sức khỏe người dân thì bình quân mỗi ngày hơn 315 người dân chết vì bệnh ung thư(6).

Mỗi năm Việt Nam có 15.000 người chết vì tai nạn giao thông(7).

Và số lượng Giáo sư, Phó Giáo sư tăng đột biến trong những năm gần đây, do chủ trương "chạy vét"? (8).

Thế mới đúng là:

“Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay
Đất nước mây trời lòng ta mê say”.

Và "Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng”.

9/2/2018


_______________________________________

Chú thích:

Previous Post
Next Post
Related Posts