Nam mô a di đa... Đảng


Bây giờ...
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào "thượng đế"
Khi sống hả hê giữa một thiên đường... (5)

Lâu nay vẫn râm ran chuyện ĐCSVN tổ chức việc kết nạp, và thu thập thêm nhiều đảng viên mới là người có Đạo, mà đặc biệt là tại các vùng quê nghèo, lạc hậu, vùng núi, và miền trung du Bắc bộ (1)(2)(3). Trong bài viết trước được đăng trên trang Dân Làm Báo, tôi có nhắc đến việc ông TBT Trọng ra sức mở rộng Đảng bằng cách nhận thêm các thương nhân và người có đạo vào đảng. Đây là một phương pháp mở rộng đảng mang nhiều lợi ích chính trị hay đây là một việc làm trong tuyệt vọng của đảng CSVN. Hành động này có thể xem xét ở nhiều khía cạnh, và bài này tập trung vào khía cạnh đảng thu nhận thêm người Công giáo, Phật giáo và doanh nhân vào đảng.

1. Sự tuyệt vọng của loại Chủ nghĩa và Lý luận sai lầm 

Ai cũng biết bản chất của CNCS là vô thần, không có tín ngưỡng. Lý thuyết cốt lõi của chủ nghĩa cộng sản chính là thuyết duy vật biện chứng, mà nền tảng của thuyết này là: cố gắng giải thích mọi việc thông qua khoa học, đối với những điều khó hiểu thì họ nói rằng khoa học chưa phát triển đủ để giải thích và phải đợi thêm.

Đối với những người cộng sản thì những thứ "bất khả tư nghị" của các tôn giáo như tính KHÔNG của phật giáo, sự Mạc Khải của Thiên Chúa trong Kitô Giáo là hoàn toàn không tồn tại. Những thứ ấy đơn giản là những quy luật khoa học mà con người chưa hiểu hết mà thôi. Một cách ngắn gọn: Tôn giáo, tư tưởng thì Duy tâm còn chủ nghĩa cộng sản thì tư tưởng Duy vật. Cả hai xung khắc với nhau. Dù vậy, ngay bản thân những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản cũng biết rằng không thể thủ tiêu Tôn giáo bởi luôn tồn tại những điều thuộc về tự nhiên mà con người chưa khám phá ra, được quy về cho thánh thần. Vì vậy tôn giáo vẫn luôn tồn tại, nếu cấm đoán tôn giáo tức là tự biến mình thành độc tài, phát xít. Do vậy, thay vì cấm đoán, họ cố gắng thâm nhập, tìm cách kiểm soát và nếu có thể thì tìm cách phá hoại, lũng đoạn Tôn giáo. 

Với người có đạo, thì ít nhiều họ cũng có niềm tin khác ngoài đảng. Họ cũng có triết lý và lí luận mà thứ triết lý của họ đã trải qua nhiều thử thách và bền vững qua nhiều thời gian. Vào đảng để mưu cầu thăng tiến, yên ổn làm ăn họ sẽ vào. Muốn họ tin và theo đảng như chân lý, điều này chắc sẽ không có.

Còn đối với giới doanh nhân, thì dường như ai cũng biết. Triết lý của họ đơn giản và hiệu quả bởi thứ mà họ nhắm tới và loại "ní nuận" mà họ thuộc lòng là "Dollars là Lợi nhuận". Cứ hể ngày nào đảng còn sinh lợi, còn giúp họ kiếm tiền, kiếm lợi thì họ gật đầu. Và khi đang kiếm tiền thì họ thuần phục và cúi đầu nhưng lúc nào cũng thủ sẵn trong túi hai thứ "thẻ đảng và Visa di dân". Cả hai loại người trên đều có quá nhiều kinh nghiệm với CNCS khi các chiến dịch đánh Tư sản do ĐM lãnh đạo mà hậu quả vẫn còn kéo dài cho đến ngày hôm nay. Nhà của ông Trịnh Văn Bô vẫn còn chưa đòi lại được. Và với những nhát búa đập nát thánh giá của tu viện Thiên An, tiếng gầm rú của xe ủi cán nát chùa Liên Trì - Thủ Đức vẫn còn vang vọng đâu đây, liệu ông TBT có xóa nổi những nghi ngờ đó không? Hơn nữa, đảng CS là đảng của giai cấp công nhân và nông dân cơ mà, doanh nhân lại là thứ tiểu tư sản, đừng nằm mơ.

Thế nhưng trong tuyệt vọng, đảng nhanh chóng đổi màu, họ đã âm thầm bỏ xó lý thuyết, lý tưởng và các nền tảng triết lý quan trọng của thứ chủ nghĩa mà nhờ nó họ đã giành được quyền ngồi trên đầu Dân tộc VN hơn 70 năm qua. Mà nếu đã thay đổi từ trong căn bản như thế thì CS đã không còn là CS nữa mà đã trở thành một thứ gì đó, mơ hồ, thiếu tính chính danh, chỉ nương tựa nơi ánh hào quang của quá khứ để tồn tại. Chẳng trách sao cứ mỗi lần có dịp lễ lạc, họ đều kéo nhau sắp hàng lũ lượt vào viếng mồ mả của ông HCM và ra lệnh cho báo đài, hô hoán lên ầm ĩ để mọi người đều biết. Họ muốn mượn hào quang của quá khứ để che đậy thực tế, rằng họ không còn là Cộng Sản nữa. Mặt khác, đảng đang ở trong tình thế tuyệt vọng do hệ tư tưởng sai lầm nghiêm trọng, dù thực chất họ vẫn đang nắm chặt quyền hành bằng mọi giá, mọi thủ đoạn. 

Nhưng, lý thuyết Cộng sản đã bị đánh bại về mọi mặt, trong lý luận và cả trên thực tế. Những quốc gia theo chủ thuyết này đã biến mất trên toàn thế giới và những quốc gia CS còn lại thì đã biến đổi rất nhiều từ Chủ thuyết, Lý luận cho đến định hướng và hành động thực tế. Trung Quốc với Đặng khởi đầu bằng "Mèo trắng, Mèo đen". Việt Nam thì "kinh tế thị trường theo định hướng CNXH". Bắc Hàn chuyển hẳn sang "độc tài gia đình trị" Liên xô cũ thì vở ra từng mảnh v.v... là những ví dụ có thể nhìn thấy.

2. Tìm cách thâm nhập để kiểm soát và khống chế 

Suốt nhiều thập niên qua, CSVN với bản chất đa nghi và chủ trương nắm chặt quyền lực, bề ngoài tỏ vẻ như có tự do Tôn giáo, cho xây dựng nhà thờ, chùa chiền, đền miếu nếu có xin phép, nhưng thực chất luôn nghi ngờ các tổ chức Tôn giáo được nhà cầm quyền đánh giá là có khả năng gây nguy hại đến chế độ. Thế nhưng gần đây, lại chủ trương mở rộng đảng bằng cách kết nạp nhiều và vội vã các giáo dân tại những vùng địa phương như đã nêu trên, đồng thời cố gắng mở rộng thêm các hoạt động này, bất chấp việc này đi ngược lại lý thuyết, học thuyết và nền tảng lý luận của chính họ.

Hiện nay tại VN, nhiều người dân vẫn cho rằng có tự do tôn giáo. Những cá nhân có mỹ danh là "Nhà ngoại cảm" được báo chí liên tục ca ngợi, vẽ vời. Thậm chí "Hội lên đồng" một tập tục vô cùng lạc hậu, cổ xưa, mê tín dị đoan, mà còn được nhà nước đề nghị đăng ký là di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Chùa chiền mọc lên nhiều. Ai muốn đến chùa nghe giảng v.v... đều tự do. Nhưng đó là một loại tự do bề ngoài. Một loại tự do sao cho lợi cho chính quyền và thỏa mãn lòng người thô tục. Bởi lý tưởng của tôn giáo không phải là bề ngoài của luân hồi (đối với đạo Phật), mà là bề trong của giáo lý giải thoát, nên đây chỉ là mô hình tự do biểu kiến. Vì nếu, Tự do Tôn giáo là có thật thì phải nhìn thấy được qua các tổ chức tôn giáo được người dân tự bầu, tự quyết định nội dung. Chính quyền không thể can thiệp, mà chỉ có thể nêu rõ những hạn chế, những gì mà các tổ chức tôn giáo này được và không được làm. Chính quyền có thể làm: chống mê tín, chống phạm pháp, chống giả mạo, tham nhũng. Chính quyền không thể lợi dụng hoặc xử dụng tôn giáo để phục vụ thế tục, phục vụ chính quyền. Và tôn giáo phải được phép độc lập, tách rời khỏi chính quyền để không bị chi phối và lợi dụng như hiện tại v.v...

Nhưng ngày nay, tôn giáo dưới chế độ CS đã không còn được coi như một nơi dạy dỗ, chăm sóc tâm linh cho nhân dân, mà là một cơ quan hành chính, một công trường cho đại dân chúng tới để thực hành mê tín dị đoan được công khai và mau mắn. Tôn giáo đang trở thành một cơ quan cần thiết của chính quyền vì nó là nơi xả hơi cho quần chúng, thay chính quyền quản lý và ru ngủ nhân dân. Loại tôn giáo này không đi ngược lại đường hướng của đảng.

Lãnh tụ CS được đặt ngang hàng với ông Phật trong chùa để cùng giáo hóa nhân dân, và được cùng hưởng cúng dường của thiên hạ. Như đạo HCM gần đây được đưa lên mạng xã hội Facebook chẳng hạn. Đạo Phật mất dần bản sắc, trở thành đại Cao Đài. Vua Hùng cũng được thờ như một giáo chủ, tiêu biểu cho tục "thờ đa thần" (thời đó chưa có tôn giáo gì). Đảng viên được phép theo đạo, cúng tế, được khuyến khích lễ chùa, dâng hương, các lãnh đạo CS thì công khai thờ phượng trong nhà, ngoài đền. 

Ý thức được rằng không thể hủy diệt được Tôn giáo nên đảng tìm cách hòa lẫn vào nó để khống chế, lũng đoạn và phá hoại Tôn giáo ngay từ bên trong. Phật giáo là một ví dụ cụ thể nhất của sự hủy hoại và lũng đoạn này. Các sư thầy, có nhiều người còn nổi tiếng hơn ca sĩ. Những cú hôn môi với Đàm Vĩnh Hưng, selfie khoe điện thoại di động đắt tiền, còn lâu lâu thì báo chí khui ra một vụ ăn nhậu, đánh bạc của một ngôi chùa nào đó. Những việc này còn mạnh hơn sức công phá của một quả bom nguyên tử, phá nát tất cả những gì mà Phật giáo Việt Nam phải tốn hết mấy ngàn năm để gầy dựng. 

Để kết thúc bài này, xin được đăng trích đoạn một bài viết trên trang BBC (xem link đính kèm) 

"Tôi cũng từng nghe chuyện có một nhạc công đã vào biên chế lâu năm tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và là người có chuyên môn tốt nhưng lại nhất quyết không vào Đảng. Người này được lãnh đạo Dàn nhạc nhắc nhở nhiều lần vì "có chuyên mà chưa có hồng thì chưa tốt". Sau nhiều lần bị/được lãnh đạo vận động, người này nói "tôi sẽ vào Đảng nhưng chỉ cần được đảm bảo một điều kiện thôi". 

"Đó là nếu được kết nạp vào Đảng thì phải cho tôi tham nhũng", nhạc công này nói." (4)

Ai bây giờ... 
Sẽ ... 
Tạ lỗi... 
Với Trường Sơn? (5)



___________________________________________

Chú thích:

(5) Trích thơ Tạ lỗi Trường Sơn của Đổ Trung Quân
Previous Post
Next Post
Related Posts