Hội nghị Trung ương 5 khai mạc, định đoạt số phận Đinh La Thăng

Quân Nam (Danlambao) - Hội nghị Trung ương 5 của đảng CSVN vừa chính thức khai mạc vào sáng ngày 5/5/2017 tại Hà Nội giữ lúc có tin ông Đinh La Thăng chủ động xin từ chức và rút khỏi Bộ Chính trị.

Dưới danh nghĩa là về trọng tâm kinh tế, 200 uỷ viên sẽ dành ra 5 ngày để họp bàn về vấn đề được quan tâm nhất trong thời gian gần đây – đó là việc kỷ luật Bí thư Thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng.

Ông Thăng đã bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ra quyết định kỷ luật vào hôm 27/4/2017 vì những “sai phạm nghiêm trọng” khi còn làm lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), gây thất thoát số tiền lên đến 9 tỷ đô-la Mỹ.

Quyết định kỷ luật được đưa ra cận kề thời điểm khai mạc Hội nghị Trung ương 5 là một “cú đòn huỷ diệt” mà phe Nguyễn Phú Trọng tung ra nhằm kết liễu sinh mạng chí trị của vị Bí thư từng gây nhiều ồn ào này.

Thu hồi bản kiểm của Đinh La Thăng

Có thể nói, đây là một Hội nghị Trung ương căng thẳng nhấ kể từ sau Đại hội 12 đến nay. Cuộc chiến thanh trừng quyền lực đã được đẩy lên cao trào khi đích đến của nó không chỉ dừng lại ở mức Uỷ viên Bộ chính trị.

Thanh toán Đinh La Thăng chưa đủ, Nguyễn Phú Trọng còn muốn đánh tiếp đến cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người đỡ đầu quyền lực cho ông Thăng và cũng là kẻ thù chính trị của ông Trọng.

Dĩ nhiên, “bố già” Nguyễn Tấn Dũng với tiềm lực kinh tế khổng lồ cũng không dễ dàng để yên cho Nguyễn Phú Trọng tự tung tự tác. Cứu đàn em Đinh La Thăng cũng đồng nghĩ với việc ông Dũng tự cứu chính mình.

Thêm vào đó, việc có kỷ luật được ông Thăng hay không lại phụ thuộc vào cuộc bỏ phiếu kiến của 200 Uỷ viên Trung ương đảng trong 5 ngày hội nghị sắp tới. Cơ hội đảo ngược tình thế đối với phe ông Dũng vẫn hoàn toàn có thể xảy ra.

Theo các thông tin rò rỉ ra bên ngoài, ngay sau khi có kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đảng, ông Thăng đã hoả tốc gửi đến các Uỷ viên Trung ương một bản kiểm điểm dài 20 trang nhằm tự giải oan cho bản thân mình.

Bất ngờ đã xảy ra khi có đến 1/3 uỷ viên thường vụ Thành uỷ TP.HCM – nơi ông Thăng công tác, đề nghị không áp dụng bất kỳ hình thức kỷ luật nào đối với ông Thăng.

Kết luận này có thể khiến Nguyễn Phú Trọng choáng váng, vì chính ông Tổng bí thư đã điều động Đinh La Thăng về Thành uỷ TP.HCM với hi vọng “chảo lửa” Thành Hồ sẽ tự thiêu đốt vị Bí thư gốc Bắc này.

Đó cũng là lý do vì sao xuất hiện một công văn của Ban bí thư, yêu cầu tất cả các Uỷ viên Trung ương khi nhận được bản kiểm điểm của Đinh La Thăng gửi đến thì không được đọc, mà phải nhanh chóng giao nộp lại cho Ban bí thư.

Đinh La Thăng xin từ chức?

Dù đã vận dụng cả Ban Tuyên giáo và hệ thống báo chí để tạo dư luận, nhưng vì sao Nguyễn Phú Trọng vẫn tỏ ra sợ hãi trước một bản kiểm điểm dày 20 trang? Phải chăng, những bằng chứng để kết tội Đinh La Thăng vẫn chưa thể thuyết phục được các Uỷ viên Trung ương đảng?

Thêm vào đó, việc bưng bít thông tin, thậm chí tước quyền bào chữa – hay nói đúng hơn – bịt miệng một Uỷ viên Bộ chính trị là hành động thiếu khôn ngoan của kẻ độc tài. Hình ảnh của ông Tổng bí thư càng xấu đi trong con mắt của 2/3 Uỷ viên Trung ương đảng vừa tham gia lần đầu tại đại hội 12 – những người vẫn còn chưa biết rõ nên theo phe nào.

Sự hung hăng, ngạo mạn của Nguyễn Phú Trọng đủ khiến những kẻ đang có ý định theo ông ta cũng bắt đầu phải dè chừng.

Trong một diễn biến mới nhất, ông Đinh La Thăng đã bất ngờ nộp đơn xin từ chức Bí thư Thành uỷ TP.HCM và rút khỏi Bộ chính trị trong phiên họp trù bị cho Hội nghị Trung ương 5 diễn ra hôm 3/5/2017. Nhiều người cho rằng động thái trên cho thấy ông Thăng đã chấp nhận buông cờ đầu hàng, nhưng cá nhân tôi thì không cho là vậy.

Theo lý lẽ về công tác nhân sự của cộng sản, ông Thăng có muốn từ chức cũng không được, vì trung ương đảng đề cử ông Thăng vào Bộ chính trị thì chính Trung ương đảng cũng quyết định cách chức ông Thăng. Việc một uỷ viên Bộ chính trị tự nguyện nộp đơn xin thôi các chức vụ là tiền lệ chưa từng có trong đảng cộng sản.

Do đó, đây chỉ là cú đòn tâm lý mà Đinh La Thăng tung ra nhằm đổ dồn mọi áp lực về phía Nguyễn Phú Trọng. Bởi lẽ, nếu so sánh giữa ông Thăng và ông Trọng thì người cần phải từ chức chính là ông Tổng bí thư đang ngấp nghé bước sang tuổi 74 và ngày càng tỏ ra lú lẫn.

Tại đại hội 12, ông Trọng cam kết sẽ chỉ ngồi nửa nhiệm kỳ, sau đó bàn giao chiếc ghế Tổng bí thư cho một người khác. Hội nghị Trung ương 5 là thời điểm mà ông Trọng phải thực hiện lời hứa, nhưng ông ta vẫn cố tình tỏ ra chây lỳ và không có ý định về hưu.

Nguyễn Phú Trọng ngày càng trở nên hung hăng trong các cuộc thanh trừng phe phái khiến không một Uỷ viên Trung ương nào còn cảm thấy an toàn. Nhu cầu thay thế ông Trọng là điều mà nhiều người nghĩ đến.

Do đó, cơ hội đảo ngược thế cờ đối với Đinh La Thăng là vẫn còn, dù cán cân quyền lực vẫn đang nghiêng về Nguyễn Phú Trọng.

“Thăng chết, Trọng cũng băng hà” là kịch bản có thể xảy ra, dù rất thấp. Ngược lại sẽ là một kịch bản thoả hiệp giữa các phe phái, Trọng tiếp tục bám ghế, Thăng không bị kỷ luật, hai bên gầm ghè nhau cho đến Đại hội 13. 

Trong trường hợp Nguyễn Phú Trọng đại thắng, Đinh La Thăng về vườn “làm người tử tế” thì chắc chắn sẽ là một dấu chấm hết đối với gia tộc Nguyễn Tấn Dũng. 

Phân tích vậy cũng để bà con có thêm cái nhìn về cục diện chính trường CSVN, bọn chúng bề ngoài thì tỏ ra đoàn kết, nhưng bên trong thì đánh nhau nát bấy. Tóm lại thì kẻ nào chết thì nhân dân càng mừng.

5/5/2017

Previous Post
Next Post
Related Posts