Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Hôm nay là Ngày Quốc tế Phụ nữ! Trong ngày cực kỳ trọng đại này, đàn ông phải “kính nhi” hơn với đàn bà; chồng phải “nhủn như con Chi Chi” hơn với vợ; Cu Tèo thì phải “phấn đấu khắc phục” nhiều hơn nữa với Cái Hĩm bạn gái..., thế nhưng, đó mới chỉ là chuyện nhỏ; chuyện lớn hơn phải là, “nhân dân cả nước và loài người tiến bộ” phải hướng về những người đàn bà đi qua đời Bác.
Những người đàn bà nào đã đi qua đời Bác? Nếu chụm chữ/tiếng “đi qua đời Bác” được hiểu là, tạt ngang đời Bác một chặp rồi “từng người tình bỏ Bác ra đi như những dòng sông nhỏ”, thì chẳng có bà nào dám đi qua đời Bác một cách “tự nhiên như người Hà Nội” như thế cả. Mà phải nói/viết rằng, đó là những người đàn bà bị Bác đi qua đời mình.
Nhớ đến họ - những người đàn Bà bị Bác đi qua - là thắp một nén hương lòng thương cảm tưởng niệm những vong linh khi còn sống đã chẳng may gặp phải... Bác.
Họ là ai? Những người đàn bà bi Bác đi qua đời họ thì đếm không xuể, vì Bác là người có số đào hoa, lại ăn mặc khi nào cũng hào hoa chải chuốt, khi Người đi bỏ báo cũng như khi Người đi ngủ phải loay hoay với “cục gạch nung đỏ ửng gói giấy báo, gối đầu giường” làm sao cho khỏi cháy râu tóc, chăn mền, cháy cả nhà thuê thì bỏ mẹ Bác.
Người ta chỉ “lý lịch trích ngang” được một số nhỏ trong số không đếm xuể những phụ nữ bất hạnh khắp năm châu ấy:
1- Tăng Tuyết Minh (Quảng Châu, Trung Hoa; từ tháng 10/1926 đến tháng 5/1927)*
2- Nguyễn Thị Minh Khai (trong khoảng 1931-1933)*
3- Nông Thị Ngát (người thiểu số, tại hang Pac Bó, Cao Bằng), trong khoảng 1940-1942, mẹ Nông Đức Mạnh. *
4- Nông Thị Xuân (người thiểu số, tại Hà Nội), từ 1956-1957, mẹ Nguyễn Tất Trung*
5- Marie Bière (Tây)*
6- Lý Huệ Khanh (Tàu)*
7- Lý Sâm: (Tàu)*
8- Vera Vasilieva (Nga)*
9- Đỗ Thị Lạc (đảng viên, theo Hồ về hang Pac Bó năm 1940*
10- Tata*
11- Huỳnh Thị Thanh Xuân*
………………………………………
Mặc dầu những người bị bác đi qua đời mình là chuyện có thật, “sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”, không có thể cãi chày cãi cối, vì Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tiến Trung còn sơ sờ ra đó, và không đâu xa, mà giữa lòng Hà Nội “Thủ đô của phẩm giá con người”, nhưng những người đà bà ấy, đối với “cha già DT”, chẳng có chút phẩm giá nào cả: chơi xong là Bác “a lê hấp” không bỏ thì cũng bị“ tai nạn giao thông” như cô Nông Thị Xuân.
Ngày 8 Tháng Ba, nhớ những người đàn bà bị “Bác” đi qua đời họ, là một cách cầu nguyện cho linh hồn những người bạc hạnh khi còn sống được siêu thoát, nếu họ còn mang nặng oán hờn “cha già DT”.
09.03.2017
_______________________________
Ghi chú:
(*) Trích từ "Những mối tình ‘chơi chạy’"