Hữu xạ tự nhiên hương - Chuột xạ tự nhiên hôi

Nguyên Thạch (Danlambao) - Những bản nhạc mà giờ đây qua thảm họa Formosa mới thấu được nỗi xót xa "Thương về miền Trung", người ơi có về miền quê hương thùy dương đầy thấm thía. Nỗi niềm da diết, "Tôi xa Hà Nội" năm lên 18 khi vừa biết yêu... Nhớ nhung thiết tha cho một quê hương đã xa cách mà nơi ấy có "Sương trắng miền quê ngoại". Mẹ biết bây giờ con ngồi gác nhỏ, gió hẹn mưa thề một khi con về quê ngoại xưa để mẹ nhắn lời thăm. Trường làng cũ năm nào khi con còn bé nhỏ theo mẹ đến trường giờ đây con đường xưa còn đó, tóc liều vờn gió ru hoài... Ôi nỗi lòng nhớ nhung trong tình quê vời vợi... mà chỉ có những bài nhạc của miền Nam trước 75 mới lột tả hết được.

*

Phàm trên đời cái gì hay, tốt đẹp thì người ta tìm đến ngưỡng mộ cũng như sẽ giữ lại như những thứ quí báu, cái gì xấu xa, tồi bại thì người ta vứt bỏ không thương tiếc cũng như lánh xa. Âm nhạc dưới trào sản mang đầy nét hung bạo, cực đoan và mụ mị của cái gọi là "nhạc cách mạng". Văn học nghệ thuật đầy tính nhân văn, nhân bản trước 75 của Việt Nam Cộng Hòa, một thể chế đầy tình tự dân tộc, tình người. Những điều tốt đẹp đó mà sau gần 42 năm trôi qua, người dân miền Nam vẫn còn ghi khắc như in và kể cả người dân miền Bắc cũng yêu thích một cách rất hâm mộ.

Tôi không là một Nhạc sĩ, không là một nhà phân tích về âm nhạc nên những điều tôi sẽ thiếu sót rất nhiều nhưng tôi đã có thể nói lên những cảm nghĩ của mình hòa chung theo dòng cảm nghĩ thường nhật của đại đa số người Việt Nam về những lời ca tiếng hát của một thời tuy đất nước đang chìm đắm trong chinh chiến nhưng vẫn chứa chan đầy ắp tính văn học cho cuộc sống, tình quân dân trong chiến đấu một cách ôn tồn hài hòa tươi thắm, không hung tàn, không gian dối bởi "có sao nói vậy người ơi". Van học và âm nhạc miền Nam không thần thánh chủ nghĩa và lãnh tụ nhằm mụ mị đồng bào theo những mưu đồ đầy tham vọng đen tối.

Cảm nhận của tôi cũng là những cảm nhận của hầu hết người dân của miền Nam cũng như của cả nước sau 1975 mà hầu hết những bản nhạc của miền Nam trước 75 đã tự nhiên đi vào lòng người một cách êm ả như dòng sông hiền hòa tưới xanh đồng lúa đơm bông, không bắt buộc, không gò bó gượng ép. 

Những lúc vui cũng như những lúc buồn lời ca tiếng nhạc tuyệt dịu đã chia sẻ được nỗi niềm, đã diễn tả đúng tâm trạng và hoàn cảnh của cuộc sống. Âm nhạc miền Nam đã phơi bày được tình yêu của đôi lứa, vẽ lên đầy đủ hình ảnh của cuộc sống tự do đầy tính nhân văn, với vô vàn tâm tư đầy thi vị. Nhạc dưới thời VNCH cũng đã nêu lên tình cảm chân thành giữa quân dân, nhiều tình khúc dành cho lính rất thiết tha chân tình cùng nỗi đớn đau của người chiến sĩ cùng người dân trong thời binh loạn.

Không như thể loại nhạc chứa đầy máu lửa, hung bạo và sắc máu dưới chiêu bài "Nghệ thuật vị chính trị", lấy văn học nghệ thuật và âm nhạc để phục vụ ý đảng chứ không hề phục vụ lòng dân, sử dụng âm nhạc như là một đạo quân với tư tưởng hung hãn hầu tuyên truyền mụ mị nhằm ca ngợi cho những tham vọng xấu xa.

Hãy đơn cử một vài thí dụ cho luồng tư tưởng sắc máu và mụ mị ấy là bài ca "Bác cùng chúng cháu hành quân". Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận, trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của bác... Hôm nay Bác gọi cả non sông đáp lời. Giương lê xốc tới quyết tiến lên ta giành chiến thắng. Đường hành quân dốc núi cao bao vực thẳm. Vực sâu đâu bằng lòng hờn căm cao ngút trời. Miền Nam ta ơi, hãy phất cao cờ đỏ Bác trao...

Hoặc lời hô hào mất hẳn tính đạo lý và nhân văn: 

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”. Tố Hữu

Tết là tập tục tốt đẹp, là những ngày lễ, những ngày để mà người ta vui vẻ xum họp sau một năm dài bôn ba miệt mài xa cách, thế mà những tên đồ tể đã cố tình ngăn cấm, tấn công để gieo rắc cảnh thịt rơi máu đổ trên toàn khắp miền Nam và đặc biệt Tết Mậu Thân 1968 ở Huế.

Trong khi đó người lính miền Nam phải ngậm ngùi thưa mẹ, nhắn em "Xuân này con không về" Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm, mái tranh nghèo không người sửa sang, đàn em thơ chờ mong anh trai sẽ đem về thêm tà áo mới... Anh lính chiến buộc phải ở lại chiến trận để chiến đấu và tự vệ cho nền tự do của người dân miền Nam dưới sự tấn công ồ ạt của đội quân cộng sản Bắc Việt bắn giết và tàn sát để rồi người thiếu phụ phải "Em không nhìn được xác chàng, anh lên lon giữa hai hàng nến trong, mùi hương cứ tưởng hơi chồng, ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu!" - Lê Thị Ý.

Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề... Anh làm thơ vu vi, khách qua đường lắng nghe chuyện tình ta đã ghi... thì có gì là sai trái?. "Hay là phải Xây xác quân thù", cuộc sống phải có đầy máu và nước mắt thì đảng mới hả dạ hài lòng?. Quân dân VNCH "đứng lên đáp lời sông núi, đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống" để chống lại giặc ngoại xâm Tàu cộng thì đảng lại ngăn cấm?.

Hôm nay, khi nhìn thấy sự ưu ái của toàn dân khi họ đã luôn ca hát, dùng những bản nhạc trước 75 để thể hiện tâm tư cùng sự khát khao của họ về một nền ca nhạc đầy trữ tình, đầy nhân bản, ĐCSVN đã tự cảm thấy xấu hổ và nhục nhã, sự xấu hổ đó khiến ĐCSVN đã biểu lộ sự ganh ghét bằng cách ngăn cấm các ca khúc dưới thời VNCH, bị tạm dừng phổ biến dù đã được cấp phép trước đó, trong số những bản nhạc bị cấm ấy, có 5 bài: Cánh thiệp đầu xuân của Lê Dinh và Minh Kỳ, Rừng xưa và Chuyện buồn ngày xuân của Lam Phương, Đừng gọi anh bằng chú của Diên An, Con đường xưa em đi của Châu Kỳ và Hồ Đình Phương. 

Tôi nơi đây, một góc của cuộc đời với nỗi buồn gặm nhắm "mưa bên chồng có làm em khóc, có làm em nhớ mỗi khi mình mặn nồng..." mới hiểu được rằng nền âm nhạc vị nghệ thuật đã đưa tâm hồn người ta đến cảm nhận mông mênh trầm lắng như vào cõi hư vô.

Những bản nhạc mà giờ đây qua thảm họa Formosa mới thấu được nỗi xót xa "Thương về miền Trung", người ơi có về miền quê hương thùy dương, nước chảy còn vương bao niềm thương, cho nhắn đôi lời... đầy thấm thía. 


Nỗi niềm da diết, "Tôi xa Hà Nội" năm lên 18 khi vừa biết yêu... Nhớ nhung thiết tha cho một quê hương đã xa cách mà nơi ấy có "Sương trắng miền quê ngoại". Mẹ biết bây giờ con ngồi gác nhỏ, gió hẹn mưa thề một khi con về quê ngoại xưa để mẹ nhắn lời thăm. Trường làng cũ năm nào khi con còn bé nhỏ theo mẹ đến trường giờ đây con đường xưa còn đó, tóc liều vờn gió ru hoài... Ôi nỗi lòng nhớ nhung trong tình quê vời vợi... mà chỉ có những bài nhạc của miền Nam trước 75 mới lột tả hết được.

"Tiếng nước tôi, 4.000 năm vận nước nổi trôi..." để nói lên cuộc thăng trầm của mệnh nước thì có gì là lội lỗi cơ chứ?.

Đời người ai cũng có những kỷ niệm mà tuổi học trò là một thời mà ai cũng muốn nhớ về thì "Mỗi năm đến hè lòng man mát buồn..." thì có gì là sai phạm?.

Man rợ đã chiến thắng nền văn minh nhân bản (Dương Thu Hương), ngăn cấm tình người đầy dân trí trong văn học nghệ thuật để thay vào là những hình ảnh, lời ca man rợ, thấp kém và vô nghĩa của nền âm nhạc bế tắc hôm nay khiến ai cũng phải lắc đầu ngao ngán!.

Hoàng Văn Tiến "Âm nhạc Việt đang '' Đi về nơi xa lắm''... ! đcm Đã thế mấy thằng VTV3 còn phát trực tiếp nữa chứ"

Vì kiến thức trình độ trong tầm quá giới hạn, ĐCSVN luôn làm những điều trái ngược, thấp kém trong công việc vận hành đất nước. Đảng luôn điếm miệng kêu gọi "Hòa hợp Hòa giải" trong khi lại đi cấm cản những gì mà người dân yêu mến.

Như đã nói, cái gì hay tuyệt thì người ta tìm đến, thứ gì dở tồi thì người ta lánh xa và quên lãng... đó là một cuộc bỏ phiếu thầm lặng bằng tư tưởng mà ĐCSVN cùng Ban tuyên giáo nên nhận biết vị thế của mình đang ở đâu trong hầu hết mọi lãnh vực của đất nước mà trong đó có cả âm nhạc. Mọi cố gắng trong phương sách áp đặt, mang tính khiên cưỡng đều đi đến thất bại.

21/3/2017



Previous Post
Next Post
Related Posts