Sài Gòn phỏng (Danlambao) - Sau hơn 32 năm bị phỏng mất cái hòn ngọc, dân Sài Gòn chính hiệu nếu vẫn còn nỗi ám ảnh VC pháo kích thì bây giờ hết còn lo, đã có đảng và nhà nước no. Dưới tài quản lý của đảng ta, nhiều nhà dân đã biến thành hầm.
Theo thông tin của báo lề đảng, Nhiều hộ dân trên tuyến đường mới, nối giữa đường Phan Văn Hân với Nguyễn Cửu Vân (quận Bình Thạnh, TP HCM) phải sống trong cảnh "chui" do mặt đường cao hơn nền nhà cả mét (*).
Vậy là Hòn ngọc Viễn Đông này nào sau khi biến thành cái ao hồ chí minh mỗi khi cơn mưa về bây giờ nhiều nơi trở thành hầm trú ẩn. Cứ tưởng tượng mùa mưa đến, những nơi chưa phải là hầm đã trở thành ao cá bác Hồ thì những nơi này chắc phải trở thành hố xí Hồ Chí Minh.
Với kiến thức phát triển đô thị theo lối đào địa đạo Củ Chi, nhà người dân đang ở chúng xây đường cao hơn nền nhà cả một đầu gối, muốn ra vào nhà phải bắt ghế leo lên chui xuống, đem xe gắn máy vào nhà không được phải đi gửi và cửa hàng tạp hóa của người dân bị tọt xuống trở thành cửa hầm tạp hóa.
32 năm sau cái ngày man rợ chiến thắng văn minh theo kiểu nói của nhà văn Dương Thu Hương, các quan chức thành hồ đã giải phóng người dân từ nhà lầu sang nhà trệt, từ nhà trệt sang nhà hầm.
Các hộ dân phường 17, quận Bình Thạnh, TP HCM cho biết, hơn 3 tháng nay, khi tuyến đường mới được nâng cấp để cải tạo hệ thống thoát nước, mỗi lần ra vào nhà họ đều phải chui do cốt đường cao hơn nhà từ 0,5-1,2 m. "Đường mới khang trang, ai cũng mừng nhưng đường cao hơn nhà cả mét nên tôi ít ra ngoài vì bị té nhiều lần", cụ bà Nguyễn Thị Tạo (82 tuổi) nói.
Đường cao hơn cửa nhà gần 1,2 m, gia đình bà Tạo phải tự xây bậc thang để làm lối lên xuống.
Có khoảng 30 căn nhà bỗng dưng biến thành "hầm" sau dự án nâng cấp đường Phan Văn Hân. Nhiều gia đình đã chấp nhận đóng cửa mặt tiền để đi lại bằng cửa sau.
Cốt đường cao hơn nền nhà nửa mét khiến 11 người trong gia đình ông Lê Đăng Minh trở nên ngột ngạt. "Nhà nhỏ, đường lại cao khiến không khí bí bách. Trưa nào, mọi người trong nhà cũng phải mang ghế ra ngoài để nghỉ", ông Minh nói.
Đường cao hơn cửa nhà 1,2 m, bà Hương phải bắc thang gỗ để đi lại thuận tiện.
"Đường cao quá, hai vợ chồng tôi nghèo không có tiền nâng nhà nên mỗi lần ra vào đều đành phải chui thôi", bà Trương Thị Tố Nga bộc bạch.
Căn nhà lụp xụp của bà Nga thấp hơn cốt đường gần nửa mét.
"Nhà thấp hơn đường nên việc sinh hoạt cũng như buôn bán cũng bị ảnh hưởng ít nhiều", bà Phan Kim Sa chia sẻ.
Anh Mẫn vừa ăn cơm, vừa ngó nhìn xe dựng trước cửa nhà. "Nhà thấp hơn mặt đường hơn mét nên rất bất tiện ra vào. Xe cộ mỗi khi dựng ở ngoài, tôi phải canh", anh Mẫn nói.
Bà Nguyễn Thị Kim Loan ra vào ngôi nhà bằng lối cầu thang tự xây. "Từ ngày có đường mới, tôi rất vui vì không phải sống trong cảnh ô nhiễm bên dòng kênh đen trước đây, nhưng cũng có chút bất tiện vì mỗi lần ra vào nhà đều phải cúi đầu", bà Loan giãi bày.
Những lối cầu thang tạm bợ, được làm bằng đủ chất liệu để người dân, trẻ nhỏ đi từ nhà ra đường.
"Không có tiền nên tôi cũng chưa biết phải làm sao để nâng nhà cho bằng mặt đường", bà Thúy chia sẻ.
Một số hộ dân có điều kiện đã nâng nhà cao và dựng tạm cầu thang sắt để ra đường thuận tiện.
Trước đó, nhiều hộ dân trên đường Kinh Dương Vương (quận Bình Tân), Phạm Văn Đồng (quận Thủ Đức) cũng rơi vào cảnh nhà bỗng dưng thành "hầm" sau các dự án chống ngập, nâng cấp và mở rộng đường. Trong đó, nhiều hộ đã phải thuê công nhân đập bỏ, cắt móng hoặc xây mới toàn bộ căn nhà.
Ảnh, ghi chú và video bởi Thành Nguyễn (VnExpress)
13.03.2017