Đối thoại. Tại sao không?

Lê Dủ Chân (Danlambao) - Để tránh xung đột trong quan hệ giữa người và người, giữa tổ chức và cá nhân, giữa tổ chức và tổ chức, giữa nhà cầm quyền và nhân dân, giữa quốc gia với quốc gia khi có một mâu thuẫn, một khác biệt xảy ra thì đối thoại là cần là cần thiết.

Đối thoại để tìm ra chân lý, để biết được đúng sai, để phân định phải trái, để tìm ra đồng thuận từ đó mới giải quyết được mâu thuẫn trong hoà bình và công bằng. Từ chối đối thoại là chấp nhận xung đột, chấp nhận chiến tranh đó là điều không ai muốn nhất là trong tương quan bình đẳng giữa hai đối tượng.

Trên tinh thần đó, trong lần đối thoại này, tôi xin đưa ra một mâu thuẫn mà ai ai cũng thấy, cũng biết đã tồn tại hơn 70 năm nay giữa người dân trong đó có tôi và đảng cọng sản và nhà nước của nó để chúng ta cùng tham gia ý kiến. Đó là nhận thức về: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NỀN BÁO CHÍ NƯỚC TA TRONG 70 NĂM NAY.

Để cuộc đối thoại đi vào trọng tâm của vấn đề, xin đề nghị người tham gia xoáy vào 3 mâu thuẫn chính được liệt kê sau đây:

Mâu thuẫn 1:
- Đảng cọng sản Việt Nam nói: Nước ta có tự do báo chí.
- Tôi nói: Nước ta hoàn toàn không có tự do báo chí.

Mâu thuẫn 2:
- Đảng cọng sản Việt Nam nói: Báo chí là công cụ tuyên truyền của đảng.
- Tôi nói: Báo chí là phương tiện thông tin của nhân dân.

Mâu thuẫn 3:
- Đảng cọng sản Việt Nam nói: Chỉ có đảng, nhà nước mới có quyền có báo chí.
- Tôi nói: Như vậy là sai, quyền được phát thông tin và nhận thông tin phải được bình đẳng và công bằng. Tại sao đảng cọng sản chỉ có hơn 3 triệu người lại có trên 700 tờ báo trong lúc 90 triệu dân không có tờ báo nào?

Trân trọng kính mời quý vị:

- Trong ban Tuyên Giáo Trung Uơng, đảng viên, dư luận viên, cảm tình viên đảng CSVN;

- Công nhân viên chức trong ngành báo chí lề đảng. Các Nhà báo tự do thuộc lề dân.

- Công dân Việt Nam những ai quan tâm đến quyền tự do báo chí và

- Bạn đọc DLB.

Cùng tham gia đối thoại.

Thành thật cám ơn quý vị.





Previous Post
Next Post
Related Posts