Kiện ra tòa án quốc tế có thể ngăn chặn hành động ngang ngược xâm lược Biển Đông của Tàu cộng?

Matt Schiavenza * Nguyễn Hùng (Danlambao) lược dịch - Đầu tháng này, một bản kiến ​​nghị xuất hiện tại trang mạng change.org với một yêu cầu bất thường đối với Google: phân xử tranh chấp về việc đặt tên cho một rặn san hô tại Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Cho đến gần đây, Google Maps đã ghi tên một rạn san hô đang trong vòng tranh chấp chủ quyền giữa hai nước là Trung Sa, một tên gốc Tàu, chứ không phải là Panatag, biệt danh được người Phi Luật tân yêu thích. Hôm thứ ba, Google đã sữa lại tên lại các rạn san hô với tên tiếng Anh nguyên thủy của nó: Scarborough Shoal.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhuOksQczNF3msbgLJBzapjk2pn1bp8n8v0QlnGawGq7okcCNSl-C8DO3x0fxWG6UQKCnkQwq6_R7IedRbZs1yQEEjyyHIoS-mQWm1jCIX4NAOzzvFP_h4GbQfyxst_q2G5d7v5zGKafA0/s1600/dachuthap-phidao2-danlambao.jpg
Từ những rạn san hô nguyên thủy tồn tại hằng triệu năm tại Trường Sa, nay Tàu cộng đã cố tình phá hoại và biến thành căn cứ quân sự phục vụ tham vọng bành trường và chiếm cứ toàn bộ Biển Đông

Sự tranh chấp về việc dùng tên gì để gọi rạn san hô Scarborough Shoal không chỉ là một cuộc tranh cãi nhỏ. Điều này được phản ánh với một vụ kiện đang xảy ra trên một quy mô lớn hơn nhiều. Vào tuần trước, Tòa án Trọng tài quốc tế đã diễn ra tại The Hague để xác định xem hành động ngang ngược của Trung Quốc chiếm hữu một vùng biền rộng lớn thuộc Biển Đông, trong đó có rạn san hô Scarborough, có vi phạm luật pháp quốc tế hay không. Vụ kiện này, vụ đầu tiên được khởi kiện bởi chính phủ Philippines trong năm 2013, sẽ có ý nghĩa vượt ra ngoài câu hỏi về chủ quyền ở châu Á. Quyết định của tòa án sẽ mang đến một câu hỏi lớn hơn: một tổ chức quốc tế có thể ngăn chặn một cường quốc đang trỗi dậy ra tay làm những gì nước này muốn?

Chính quyền Tàu cộng giải thích yêu sách chủ quyền biển đảo của họ bao gồm tất cả Biển Đông với đường lãnh hải "đường gạch chín đoạn" bao trùm đảo quốc Đài Loan và bọc theo sát các bờ biển của Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam. Đường lãnh hải mà nước Tàu đã tuyên bố vào thập niên 1940, nhưng không được công nhận bởi bất kỳ tổ chức nhà nước hay các tổ chức quốc tế khác, và trong nhiều thập kỷ sau đó chính phủ Tàu cộng sản đã có rất ít hành động cụ thể để thi hành lời tuyên bố đó. Nhưng khi Tàu cộng phát triển kinh tế và quân sự mạnh mẽ hơn, họ bắt đầu thực thi lời tuyên bố chủ quyền đơn phương của họ, xây dựng những đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa và thiết lập giàn khoan dầu di động ngoài khơi gần bờ biển Việt Nam. Những động thái ngang ngược này đã tạo ra tình trạng nước Tàu kiểm soát không chính thức các tuyến đường biển quan trọng đối với thương mại quốc tế, quyền tiếp cận với nguồn hải sản phong phú, và ngang nhiên giành độc quyền sở hữu toàn bộ nguồn tài nguyên thiên nhiên phóng phú trong vùng Biển Đông.

Hành động xâm lấn phi pháp của Tàu đã dẫn đến sự phản kháng từ các nước láng giềng. Năm 1999, Philippines đưa một con tàu hải quân bị rỉ sét, BRP Sierra Madre, vào đậu vĩnh viễn tại một bải san hô ngập nước mà Manila và Bắc Kinh đang tranh giành, Philippines đã đưa một số ít quân trú đóng trường trực trên chiếc tàu này. Nhưng không có quốc gia nào trong khu vực sở hữu đủ sức mạnh quân sự để ngăn chặn hoạt động xâm lấn của Tàu trong quần đảo Trường Sa, và Bắc Kinh đã có thể thực hiện chính sách xâm lấn biển của họ mà không bị trừng trị.

Thiếu một sức mạnh quân sự để khả dĩ đối đầu với bọn Tàu ngang ngược, Philippines đã quay lại dùng luật pháp quốc tế. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Manila phê duyệt vào năm 1984 và Bắc Kinh phê duyệt vào năm 2006, cho phép mỗi quốc gia tiếp giáp vùng biển khu đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 dặm từ đường bờ biển - một quy định mà Tàu đã hầu như không chịu chấp hành trong những năm gần đây. Thay vì chỉ đơn giản là yêu cầu tòa án The Hague làm trọng tài để giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước Philippines và Tàu, Philippines đòi tòa The Hague xử "đường lãnh hải chín đoạn (đường lưỡi bò)" của Tàu là bật hợp pháp và vô hiệu lực. Có thể nào hành động mở đường và phiêu lưu này mang đến kết quả mà Phi Luật Tân mong đợi?

Chắc là Phi Luật Tân có thể sẽ không đạt được ý muốn của họ. Tàu Cộng đã hoàn toàn bác bỏ tính hợp pháp đối với quyết định của các tòa án, thay vào đó họ thích chọn đàm phán trực tiếp với Philippines. Và thậm chí nếu các thẩm phán tại tòa án The Hague quyết định Philippines thắng kiện, việc này cũng chưa hoàn toàn chắc chắn, tòa án The Hague thiếu hẳn một cơ chế thực thi để buộc Tàu phải tuân thủ các quyết định của mình. Chính quyền Tàu Cộng, trong mọi trường hợp, đã nói rằng nó sẽ tiếp tục làm những gì họ muốn bất kể quyết định của Tòa án The Hague là họ vi phạm.

Không thể nói rằng trường hợp xem thường phán quyết của tòa sẽ không mang lại các hệ quả. Nếu Phi Luật Tân thua kiện, Phi và các nước láng giềng trong tương lai sẽ ít có khả năng dùng các tổ chức quốc tế để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, và các liên minh quân sự giữa các nước trong vùng để chống lại hành động ngang ngược xâm chiếm Biển Đông của Tàu sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Tình trạng ngày càng thêm căng thẳng ở Biển Đông sẽ gia tăng cơ hội để một siêu cường quốc khác trong vùng-Hoa Kỳ- can thiệp mạnh mẽ hơn nhằm thay mặt cho các quốc gia đối thủ của Tàu tại Biển Đông. Cuối cùng, quyết định của tòa án sẽ xác định xem liệu UNCLOS, một phần quan trọng của luật pháp quốc tế, đã mất đi sự hiện hữu tích cực của nó - và chứng minh rằng luật về biển có thể xem tương tự như với thứ luật rừng.

Nguồn: The Atlantic Magazine, 16/07/2015/Can a Lawsuit Stop Chinese Aggression?


Tham khảo: Những đảo nhân tạo bí mật do Trung cộng xây dựng tại Trường Sa


Biển Đông bên bờ vực của chiến tranh


19/07/2015




Previous Post
Next Post
Related Posts