Blogger Phạm Thanh Nghiên và Chiến dịch Nhân quyền 2015

Sống





Trần Quốc Việt (Danlambao) - Cuối chiều trời trở lạnh theo những cơn gió mùa đông thổi về. Một bà lão bước đi lụm khụm, nặng nhọc bước đến cây bàng lớn lẻ loi trên đường vắng.



Bà mệt nhọc đặt chiếc bao nhỏ vá chằng chịt trên lưng xuống, trong bao là bọc ni lông, giấy vụn, vỏ lon, và nhiều lá khô đủ loại. Bà ngồi bệt xuống đất, thở dốc một lát rồi bắt đầu lượm những chiếc lá bàng khô. Bóng bà cúi xuống bên cây nhìn xa tưởng như một nhánh cây bàng là sát mặt đất.




Gió lạnh thổi mạnh dần. Vài chiếc lá bàng lặng lẽ rơi xuống. Tiếng lá khóc nấc lên nghèn nghẹn từ trong những lá bên trên. Ông nội - thân cây giật mình hỏi chiếc lá đang khóc.



“Sao con khóc?”



Chiếc lá khóc và quay mặt đi để tránh ngọn gió đông.



Ông nội thở dài nói tiếp: “Đời lá không ai mà không rơi con. Con đừng buồn mà phải chấp nhận. Mai đây mùa đông về lá còn rơi nhiều. Nước mắt nào con có đủ cho những cuộc thay lá vĩnh biệt này. Chắc con thương nhớ những chiếc lá chị em của con lắm.”



Tiếng khóc tan dần theo hơi lạnh luồn trong những cơn gió thổi qua vòm lá bàng. Thêm nhiều lá bàng rơi xuống.



*



Khuya hôm ấy, bên bờ sông vắng lạnh, trong túp lều rách nát run rẩy bà lão trở mình và ho gập người không dứt. Cuối cùng bà ngồi dậy nhóm lửa để sưởi ấm. Ngọn lửa lớn dần soi lờ mờ khuôn mặt nhăn nheo buồn bã của bà. Bà lão bỏ liên tục giấy và lá khô vào ngọn lửa nhỏ. Lát sau bà lấy ra từ trong bao chiếc lá bàng vàng ánh đỏ, đưa tay gầy guộc nhăn nheo vuốt nhẹ lá rồi thả nó vào lửa.



Chiếc lá khóc lần thứ hai trong ngọn lửa bùng lên. Nó nhớ ông nội và lời ông nói lúc chiều. Nó khóc lên: “Ông ơi, con khóc lần cuối cùng này vì con không biết sau khi con chết rồi, còn ai cúi xuống nỗi đau của bà lão không?”

















Công an Hà Nam đánh đập chị Trần Thị Nga rất dã man






Trần Quang Thành (Danlambao) - Trong khi tại Hà Nội từ ngày 28/3 đến 1/4/2015 đang diễn ra Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132), công an cộng sản Việt Nam liệc tục gia tăng bắt cóc các nhà hoạt động nhân quyền suốt từ Nam ra Bắc.




Vào hối 9.30 sáng 30/3/2015, tại bến xe Giáp Bát, công an Hà Nam đã chặn bắt chị Trần Thị Nga và 2 con vừa từ huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam lên Hà Nội dự cuộc hội thảo với đoàn đại biểu Quốc hội Liên bang Đức.



3 mẹ con chị Trần Thị Nga đã bị bắt cóc lên một chiếc xe của công an Hà Nam chờ sẵn. Trên đường trở về thành phố Phủ Lý, công an Hà Nam đã đánh đập chị Trần Thị Nga rất dã man hộc cả máu mồm, máu mũi.



Đến 5 giờ chiều cùng ngày 3 mẹ con chị Trần Thị Nga mới được ra khỏi trụ sở công an thành phố Phủ Lý trong tình trạng hết sức mệt mỏi và sự an toàn về tính mạng vẫn đang bị công an đe dọa.



Từ thành phố Phủ Lý vào lúc 7 giờ tối nay 30/3/2015 chị Trần Thị Nga đã tố cáo với nhà báo Trần Quang Thành tội ác của công an Hà Nam đánh đập dã man chị như sau.



Mời quí vị theo dõi.














Rầm rộ lộ hàng





Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Chưa có năm nào như năm Con Dê. 2015, mới vào quí một, đã rầm rộ lộ hàng.



Trước hết, tác giả mở đóng ngoặc để xin các em chân dài bị tật bẩm sinh hay cố tình ăn mặc cẩu thả, then cài sơ xuất, nếu liếc qua cái tựa bài, đừng hiểu lầm người mổ xúc phạm đến danh dự các em. Không, đối với kẻ hèn này, việc các em để lộ hàng trời cho của các em còn "đẹp" chán, so với không ít kẻ vải che kín bưng mấy lớp, mũ đội hia mang đàng hoàng, để lộ những thứ hàng dân chẳng ai ưa. Đó mới là những cú để lộ hàng tác giả/ đề cập đến.




Hàng bị lộ đầu năm là Nguyễn Bá Thanh nằm chờ chết hay có khi đã chết ở bệnh viện bên Mỹ rồi chở về Đà Nẵng nhưng vẫn "Tau có chi mô", như lời của ông Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Thân Đức Nam kể lại khi đến thăm ngài "Hốt Tất Liền". Rồi hết phái đoàn nọ sang phái đoàn kia do Chủ tịch nước Tư Sâu, Thủ tướng Ba Ếch, Chủ tịch Quốc Hội (chỉ thiếu Tổng bí thư Bú Lí) đến thăm “Anh ấy tỉnh táo hơn, nói chuyện rõ ràng, việc ăn uống chia làm nhiều bữa và anh thấy ngon miệng. Trông anh ấy khá hơn rất nhiều so với tối 9/1 khi vừa trải qua chuyến bay dài. Ai cũng mừng vì thể trạng của anh Thanh có dấu hiệu tốt để tiến tới điều trị tấn công”, nhưng chẳng hề có một tấm hình nào chụp bệnh nhân. Thứ hàng bô láo; đúng là "như vẹm".



Hàng bị lộ kế tiếp là Vũ Khiêu, "đương đại quốc sư " bị vạch mặt chôm nguyên vẹn một câu thơ của đại thi hào Lý Bạch trong bài thơ "Thanh Bình điệu": "Vân tưởng y thường hoa tưởng dung" để làm câu đối tặng cô hoa hậu Kỳ Duyên; và ý "nhạy cảm"của câu thơ trên lại khiến không ít người thắc mắc, tên ông là Vũ Khiêu hay là Vũ Khiêu Dâm. Món hàng mang nhãn "Quốc sư", nhưng ruột bị lộ là đồ Quốc nhục.



Quả lộ hàng thứ ba là ngai vàng tại gia của cựu cu Tổng Nông Đức Mạnh. Người ta bảo cu Mạnh là chiến lợi phẩm của cụ Hồ cùng cháu tên Ngát được bác đổi thành Trưng - hành quân trong hang Pắc Bó, chẳng biết có đúng không, nhưng thấy ông giống cha già DT ở chỗ khi nào cũng dạy dỗ cán bộ đảng viên phải cần kiệm liêm chính, nghèo cái nghèo trước của dân, đói cái đói trước của dân; dân là ông chủ bà chủ, đảng viên là anh đầy tớ, chị đầy tớ. Thế mà Tết vừa rồi có anh nhà báo trác lạc đi thăm "đầy tớ" cho biết sự tình, chụp được mấy bức hình trong nhà đầy tớ, Dân mới bật ngửa ra con "ông cụ" đúng là Nông Đức nhưng Mạnh Vàng quá xá cỡ. Mới đầu năm con Dê, mà chú Lừa Cả Đỏ đã lò mặt để lộ hàng quá sớm, làm khổ anh nhà báo chưa gì đã phải lôi vội hình ngai vàng hoành tráng của vị cựu chóp bu giai cấp "Vô Sản đoàn kết lại" mà hốt sạch của Dân; phen này lại bỏ bu anh nhà báo của nước XHCN tự do dân chủ gấp triệu lần thiên hạ.



Hàng bị lộ thứ tư làm người ta nhớ đến "trồng cây nhớ bác" năm xưa. Đó là việc đốn đồng loạt 6.700 cây trong TP Hà Nội. Cây cao bóng cả, là bóng mát khi trời nắng nóng, là ô dù lúc trời mưa, là lá phổi của thị dân đô hội, là góp công làm đẹp những con đường tình ta đi, là một phần đời gắn bó của con dân đất Hà Thành. Cây đứng đó qua bao thế hệ không phải tự dưng mà có, nhưng nhờ bao công của sức người... Bổng dưng bị người về từ rừng rú đốn chặt bạt mạng như chốn không người. Bị người Hà Nội hỏi cớ sao lại chặt, trả lời rằng cây đã già, bị lủng ruột, phải đốn đi để thay thế. Nói rỗng ruột, nhưng những thân cây bị cắt khúc chưa chở đi kịp nằm ngổn ngang kia khoanh nào cũng đẩy đà tròn trịa đỏ tía hoen màu máu đào. Hàng bị lộ, dân kêu; họp báo trả lời không được, Phó Chủ tịch TP Hà Nội bèn phải tháo chạy lấy thân con lừa...



Và còn bao nhiêu thứ lộ hàng nữa, trên sân khấu Nhà hát Búa Liềm do đám diễn viên tốt nghiệp từ trường kịch nghệ Hang Pắc Bó?

















Bắt ngay tên... phản động!!!






Ê Trần Đại Quang!!! Bắt ngay tên tóc gió lưa thưa! Nó đang kêu gọi các quốc gia tham dự IPU 132 bất hợp tác với Việt Nam ta!!!









Bài thơ viết cho Hà Nội






Mưa đã khóc trên đường phố Hà Nội

làm ướt bờ mi của những em bé

vừa mới chào đời

kể từ nay, cuộc đời không còn bóng mát

nói gì đến tương lai...

vận mệnh của một kiếp người.




Hà Nội không còn một bóng cây xanh làm thuốc

6.700 cây xanh, một sớm một chiều bốc hơi

trở thành "Anh hùng liệt sĩ"

nằm la liệt bên đường, rên xiết kêu than

đảng vẫn bình chân như vại

để đó chờ quy thành tiền... bỏ túi.



Với bầy khỉ ba đình

bàn chuyện môi sinh, thà là nói chuyện với đầu gối

điều quan trọng ưu tư của đảng là chiếc ghế để ngồi

làm sao cũng cố quyền lực, cho đít ấm mông êm

rồi cha truyền con nối

đời bố cũng cố đời con

còn hiện tượng quang hợp của cây xanh

hút khí carbonic và thải khí oxy

là chuyện ruồi bu, vớ vẫn của bọn ngồi lê đôi mách

chỉ có trong sách giáo khoa thư

của thế lực thù địch và bọn phản động nước ngoài.



Hà Nội không còn cây xanh, chừ thủ đô nghẹt thở

36 phố phường lên cơn co giật động kinh

oxy hạn chế, lấy gì có tự do

ngay cả chim muông cũng bắt đầu thiên di

về thành phố cảng

nghe chúng nó ríu rít xôn xao...

bằng mọi giá, phải đi tìm tự do, hạnh phúc.



Hà Nội thiếu màu xanh của diệp lục tố

nhưng thừa màu đỏ màu đen

trên chiếu bạc của đảng ba đình thao túng

màu đỏ của máu trong CCRD và Mậu thân Huế năm nào

đang tìm về kêu gào công lý

muốn biết tội phạm là ai ?

cứ hỏi bác trong lăng rồi sẽ rõ.



Mưa lại khóc trên đường phố Hà Nội

Tôi đi bên em mà lòng tràn đầy thổn thức

mưa ngoài trời hay mưa trong lòng

mà tôi lạnh buốt tâm can...



Nơi cuối phố, tôi tình cờ bắt gặp

một bóng người mờ nhạt đứng chờ ai?

dáng xiêu xiêu như quá khứ hiện về

tôi không hỏi nhưng bóng mờ khẽ nói:

Tôi bước đi không thấy phố thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ.



Thì ra nhà thơ Trần Dần của Nhân văn Giai phẩm

đứng thì thầm trò chuyện với hư vô...

















Thiếu tướng côn an Nguyễn Văn Tuyên: CSGT “nhận dăm ba chục” sao gọi là tham nhũng?





Lê Quang - Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, gọi việc nhận dăm ba chục, một vài trăm là tham nhũng là không thỏa đáng.



Theo kết quả cuộc điều tra xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố hôm 20/11 thì CSGT là một trong 4 ngành tham nhũng phổ biến nhất.



Đưa ý kiến của mình về vấn đề này tại cuộc giao lưu trực tuyến do Báo Công an Nhân dân tổ chức sáng 22/11 về nghị định 71/2012/NĐ-CP, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, Bộ Công An không đồng tình với kết luận đó.



Thiếu tướng Tuyên cho rằng, đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng: “Tôi cho rằng ở đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng. Bây giờ nghiên cứu thế nào là tham nhũng, thế nào là tiêu cực tôi cho rằng nó chưa rạch ròi. Nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm mà đó là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng”.



Thiếu tướng Tuyên cho rằng: “Tham nhũng phải là những người có chức, có quyền nhưng lợi dụng chức quyền đó bớt xén, móc nối lấy tiền của nhà nước. Tôi cho rằng dùng từ tham nhũng phải ở đối tượng đó và hành vi đó. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn nói rằng CSGT tiêu cực thì nên ở mức độ đó nó dễ chấp nhận hơn”.



Cũng tại buổi giao lưu trực tuyến, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên và Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Đường bộ-đường sắt - CATP Hà Nội đã giải đáp rất nhiều thắc mắc của độc giả mạng về việc đăng ký, sang tên đổi chủ, xe chính chủ...





Theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, trong 11 tháng của năm 2012 lực lượng CATPHN đã xử lý 650 trường hợp không sang tên chuyển chủ với số tiền phạt khoảng 97 triệu đồng với các trường hợp mua xe ô tô theo nghị định 34 của Chính phủ và nghị định 36/2010 Chương I điều 6. Luật và các văn bản dưới luật đã có quy định rất rõ khi người mua bán sang tên đổi chủ trong 10 ngày phải trực tiếp thông báo cho cơ quan chức năng hoặc chuyển thông điệp qua đường bưu điện. Sau 30 ngày phải làm thủ tục sang tên chuyển chủ và nếu không thực hiện sau 30 ngày sẽ xử phạt theo nghị định 34 của chính phủ.



Ông Thắng cũng giải đáp rất nhiều thắc mắc cho người dân như việc không tìm thấy chủ đầu tiên của xe đã qua nhiều đời chủ, người trong gia đình cùng sở hữu một phương tiện hay mượn xe, cho mượn xe...



“Điều 58 Luật GTĐB quy định khi lưu thông trên đường người điều khiển phương tiện mang theo đầy đủ đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định ATKT và bảo vệ môi trường (đối với xe ô tô), giấy chứng nhận bảo hiểm dân sự của chủ xe cơ giới thì không xử phạt lỗi không sang tên”. - Đại tá Đào Vịnh Thắng khẳng định.



Cả hai vị khách mời đều hướng dẫn người dân tham gia giao thông rằng, CSGT không xử phạt việc đi xe không chính chủ mà chỉ xử phạt những người không thực hiện việc sang tên chuyển chủ khi mua bán xe.



Về trường hợp người ở tỉnh khác đến Hà Nội sinh sống và làm việc do không có hộ khẩu Hà Nội nên không thể đăng ký xe, Đại tá Đào Vịnh Thắng hướng dẫn: Mọi công dân ở các địa phương (ngoại tỉnh) công tác, học tập, làm việc tại Hà Nội, nếu là sinh viên, học sinh học hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường cung cấp, cao đẳng, đại học, học viện có thẻ sinh viên và giấy giới thiệu của nhà trường đều được đăng ký xe (khoản 2.1.3, điều 7, mục A Chương II TT36-BCA quy định, còn nếu là Công an, Quân đội thì có giấy giới thiệu của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác kèm theo giấy Chứng minh thư CAND, giấy Chứng minh thư QĐND cũng được đăng ký xe; khoảng 2.12 điều 7, mục A Chương II TT36-BCA quy định.



Lê Quang (VOV)



* Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng hay tham ô là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân" . - Nguồn: Wikipedia.













Truyện cổ dân gian: anh khờ đi học





Hồ Chí Phèo (Danlambao) - Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ, có tên là làng "Xã Hội chủ nghĩa 3", có một anh khờ, thường được dân trong làng gọi là "Trọng lú". Anh khờ này chỉ biết được một việc là hô khẩu hiệu, còn các việc khác như kinh doanh, buôn bán... thì Lú chả biết làm gì cả.




Khi lớn lên, Trọng Lú gia nhập đảng CR. Đảng này nhiều người gọi sai là đảng CS. Đảng CR là tên tắt của đảng Cống Rãnh, đảng này có chủ trương duy nhất là xây dựng hệ thống cống rãnh để dân làng bò theo, sẽ lên được thiên đường XHCN. Đảng có thành tích về đâm chém, ẩu đả. Nếu bị rượt đánh, đảng viên thường trốn xuống cống rãnh, chờ cơ hội thuận tiện để phản công. Do đó khi xảy ra chém giết lẫn nhau của dân làng, đảng CR thường dành phần thắng, cuối cùng nắm việc cai trị độc đoán trong làng. Đảng CR rất thích hô khẩu hiệu nên Trọng Lú được chọn làm Đảng Trưởng.



Từ khi làm Đảng Trưởng, Trong Lú cũng chỉ biết hô khẩu hiệu và ngày ngày vác búa ra tu sửa lại cổng làng có tên "Xã hội chủ nghĩa 3" bị xiêu vẹo.



Khốn nỗi trong làng có dịch chuột, mỗi ngày một tăng. Chuột càng ngày sinh sản càng nhiều, luồn lách mọi nơi, phá phách mọi thứ. Đường xá, cầu cống vừa khánh thành là chuột ăn nứt đường, sập cầu. Tiền vàng, châu báu chuột đều tha về tổ, thậm chí dê, gà của người nghèo chuột cũng tha đi được. Các cây cổ thụ trong làng chuột cắn đổ cả cây, sau đó tha đi đâu, dân làng đều không hay biết. Tổ chuột to lớn hơn gấp mấy lần nhà dân làng, của cải chuột chất đến tận nóc. Dân trong làng ai cũng kinh sợ, người thì trốn chạy sang làng khác, người ở lại giả điếc, giả mù khỏi thấy chuột, có người còn ước mình được biến thành chuột để sống đỡ vất vả hơn.



Vợ Trọng Lú thấy vậy lo lắm, bảo chồng:



- Chuột nó phá làng như thế, sao ông không cho làng nuôi mấy con mèo, để nó diệt bớt chuột.



Trọng Lú hốt hoảng:



- Sao bà ăn nói phản động thế. Tôn chỉ làng Xã hội chủ nghĩa là bình đẳng giai cấp. Mèo là giống không tôn trọng giai cấp, ỷ là mình giai cấp cao được phép ăn thịt chuột. Chuột tượng trưng cho giai cấp bị bóc lột nên đảng phải bảo vệ. Hơn nữa, trong thời đánh nhau với địa chủ, tư bản, còn sống dưới cống rãnh, chuột là bạn của đảng, giúp đỡ đảng rất nhiều.



Vợ Trọng biết tính chồng không làm gì được để thay đổi:



- Ông thấy đấy, đã hơn 40 năm giết sạch địa chủ, tư bản bóc lột, kinh tế thì cứ èo uột, chuột hoành hành, dân làng bỏ đi. Làng "Xã hội chủ nghĩa 1", sập tiệm, đã đổi tên làng mới. Hay ông thử đi qua làng anh em "Xã hội chủ nghĩa 2" bên cạnh, nghe nói họ làm ăn khá lắm. Học cách cai trị làng của họ. Đi một đàng học một sàng khôn ông ạ!



Nghe lời vợ, ngày hôm sau Trọng Lú khăn gói đi qua làng "Xã hội chủ nghĩa 2".



Vài ngày sau, Trong Lú trở về, nét mặt không vui, bảo vợ:



- Làng bên ấy kinh tế khá hẳn ra từ khi đưa ra chính sách đổi mới, bắt tay với bọn Tư Bản. Làng mình chính sách cũng y như vậy, nhưng vì mình cứ lo đánh nhau nơi này, nơi kia, bám đít đi theo họ, chỉ hưởng được của thừa, của ôi thôi! Trâu chậm uống nước đục là thế!



- Thế làng ấy có còn chuột không?



- Ôi, chuột bên ấy còn to hơn cả bên mình. Ông đảng trưởng bên ấy đang đưa ra chính sách diệt chuột, cũng giết được vài con, nhưng chắc chả đến đâu. Chuột bên ấy còn biết tha của cải đi qua các làng Tư bản để được an toàn hơn. Khôn thế!



- Họ kết nghĩa anh em với làng mình, bây giờ khắm khá, có hứa giúp đỡ gì mình không?



- Ôi giời ơi, kiêu ngạo và trịch thượng lắm. Nói chuyện với nhau, cứ vỗ đầu mình bôm bốp, như mình là đứa con nít. Ao cá làng mình tổ tiên để lại bao đời nay, thế bây giờ giành giật lấy. Dân làng mình có đi câu cá, họ còn đánh đập nữa đấy!



Vợ Trọng chép miệng:



- Kết nghĩa anh em đối xử như thế thì tệ thật! Nghe nói làng "Tư bản gộc" trước kia có xích mích với mình, bây giờ có ý mời ông qua chơi. Ông đi thêm một chuyến nữa xem sao. Trông chờ vào thằng anh em kết nghĩa bố láo, bố lếu chả tới đâu!



Trọng Lú ngần ngừ, không quyết định, nhưng bị vợ hối thúc nên lại khăn gói miễn cưởng lên đường qua làng "Tư Bản Gộc".



Vài ngày sau, Lú về lúc chiều tối, dáng mệt mỏi, nên đi ngủ sớm.



Sáng hôm sau, vợ hỏi chuyện, Trọng Lú nét mặt đăm chiêu:



- Làng bên đấy đời sống cao lắm, trường học, bệnh viện còn lớn hơn cả cái làng mình. Các dân làng khác ai cũng thích qua đấy làm ăn, sinh sống.



- Thế có chuột hoành hành không?



- Ôi thôi, bên ấy họ thích đa đảng, dân bầu lên ông Trưởng Làng, Ông ấy cứ để cho con chuột nào lòi đuôi ra, bọn đảng đối lập nó có mèo, có chó, moi móc mọi nơi, lôi ra cho bằng được. Chả có chỗ nào để trốn tránh cả. Chuột sao sống được bên ấy! Thậm chí, có ông Trưởng Làng cũ, ông này tài giỏi, nhưng có thói trăng hoa. Thế bọn đối lập moi móc ra, bắt ông điều trần, tra hỏi mọi chuyên phòng the của ông ấy. Nó còn đo được chỗ thầm kín nhất của ông ấy dài bao nhiêu phân cơ đấy.



- Ấy chết, ông người thì cái gì cũng nhỏ bé, có đối lập nó bơi móc ra, xấu hổ chết.



- Văn hóa họ khác đảng CR của mình, cái gì mình cũng thích giữ kín mít, có gì thì xử lý nội bộ. Ai dại để có đối lập nó vạch áo cho người xem lưng như thế!



- Thế chuyến đi này cũng chả ra đâu?



Trọng Lú nét mặt tươi cười, rạng rỡ, khoe ngay:



- Ôi, được việc quá đi chứ. Đoàn làm phim Hô Li Út bên ấy, gặp tôi xin qua làng mình để làm phim, dân làng mình sẽ làm diễn viên cả.



- Thích quả, thế họ tính làm phim gì?



- Họ đã làm xong bộ phim rất ăn khách là phim "Hành tinh Khỉ Đột". Qua làng mình, họ sẽ làm bộ phim: "Thế giới chuột Chù".



- Đúng là thành công, đại thành công, cả làng sẽ rất phấn khởi.



Trọng hỉ hả tiếp:



- Tối hôm qua đi về được việc nên ngủ say và lại nằm mơ bà ạ!



- Lại mơ thấy thiên đường XHCN chứ gì!



- Mơ gì thứ ấy. Hảo huyền lắm, trăm năm nữa chả thấy thiên đường ấy đâu. Tôi mơ thấy mình thành con chuôt chù to lớn, tha về nhà mình ngà voi lớn hơn ở nhà chuột Phiêu, cả ngai vàng cũng lớn hơn của chuột Mạnh nữa!



- Trọng của em bây giờ đâu còn khờ gì đâu! Nhớ tha về nhà cho em mấy hủ "xà neo số 5", để em tẩy mùi chuột là ai biết mình là chuột. Đúng là đi một đàng, học một sàng khôn. Cổ nhân không sai!



Trọng giơ tay vui vẻ hô to:



- Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song Cống Rãnh không bao giờ thay đổi. Đảng Cống Rãnh vinh quang muôn năm!

















Letter of apology from blogger Me Nam to German Embassy and Bundestag Delegation





Dear Mr. Felix Schwartz, Political Officer at the German Embassy in Vietnam,



Dear Professor Norbert Lammert, President of the Bundestag,



My name is Nguyen Ngoc Nhu Quynh. I am writing to apologise to you for failing to attend the meeting in Hanoi with the Delegation of the Bundestag on Sunday, March 29, as planned. I am extremely sorry because an undesired incidence has prevented me from going to Hanoi, though I have tried my best to get there on time.



Yesterday (March 28), on the way to the airport for our departure to Hanoi, my companion - blogger Vo Truong Thien - and I were stopped by two traffic policemen. Then a group of plainclothes security officers openned the taxi door, pulled us out, pushed us into another car, and took us to the police station of Khanh Hoa province, located at 80 Tran Phu street. They did that without showing us any official paper or even their ID card.




One of those officers grabbed my mobile phone so that I could not contact you, my lawyer or my family to notify you of this arbitrary detention.



I remained silent for more than four hours. Afterwards, they asked me to take back my private belonging, ie. a battery charger that they had confiscated of me since last July.



Then they showed me a printout of a letter advocating for the 2015 Campaign for Freedoms, Democracy and Human Rights for Vietnam, of which blogger Vo Truong Thien and I were two of the initiators. They asked me about this letter, but I declined to say anything and just remained silent.



The 2015 Campaign for Human Rights for Vietnam is one of the topics I was planning to present to you in our meeting so that you could introduce it to the Bundestag Delegation as well as the diplomats attending IPU 132 in Hanoi.



Blogger Vo Truong Thien and I were detained for more than ten hours. In the end, the security forces quietly released us and had us get out from the back door of the police station. Some bloggers and friends of mine had been waiting at the front door to call for our release. That may be the reason why we were made to leave from the back door, and the street light there was cut off, so that our friends were unable to meet or photograph us.



Notably, the head of the security forces said to me in a low voice, “Do not try to leave for Hanoi in the next few days.”



Dear Mr. Felix Schwarz and Prof. Norbert Lammert,



I am so sorry about what has happened to us as mentioned above, and I also learn that many bloggers, as members of the Network of Vietnamese Bloggers, and some other religious and human rights activists, were put under house arrest by plainclothes security forces during the event of IPU 132.



Even until now, I cannot think of any effective way to stop arbitrary detentions in our country. As blogger Vo Truong Thien told me today, “It is unacceptable when we, as Vietnamese citizens, are maltreated.” This is the first time my friend was kidnapped in the street, and the fourth time for me.



Once again, please accept my sincere apologies for I have failed to go to Hanoi and tell you what is happening in my country and the efforts by Vietnamese people to fight for freedom, democracy and human rights, especially the 2015 Campaign for Human Rights in Vietnam.





Nguyen Ngoc Nhu Quynh

Member of the Vietnamese Bloggers' Network










Tù Nhân lương tâm Ngô Hào tuyệt thực từ ngày 19.3.2015 đến nay




Huỳnh Bá Hải ( Danlambao) - Hôm 28.3.2015 gia đình vợ con ông Ngô Hào từ Tuy Hòa - Phú Yên đi thăm nuôi ông. Khác với các lần thăm nuôi trước, lần này công an trại giam An Điềm ở Quảng Nam vồn vã hỏi thăm về bệnh tật của ông Ngô Hào. Họ hỏi kỹ từng chứng bệnh trước đây của ông Ngô Hào. Gia đình hơi lo lắng sự quan tâm thái quá của họ, cuối cùng thì họ nhờ gia đình khuyên ông Ngô Hào chấm dứt tuyệt thực. Thành ra họ sợ ông Ngô Hào chết trong trại giam chứ không có tử tế gì về sức khỏe của các tù nhân.




Khi gặp ông Ngô Hào thì như mọi lần công an trại giam luôn kè kè theo sát bên. Họ còn ghi chú những trao đổi qua lại của gia đình. ông Ngô Hào được dìu ra trong tình trạng rất yếu. Ông cho hay đã tuyệt thực từ ngày 19.3.2015 đến nay gần 10 ngày, lý do là ông phản đối bản án phi lý, vô nhân đạo của nhà cầm quyền Việt Nam chà đạp quyền tự do tín ngưỡng của cá nhân ông.



Hôm nay thời tiết khu vực Miền Trung mưa rất to. Việc đi đứng của gia đình thật khó khăn, lần đầu tiên việc thăm nuôi kéo dài đúng 1 tiếng đồng hồ như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Nhưng thời gian giằng co qua lại giữa công an trại giam An điềm và gia đình về công tác tư tưởng họ ép buộc gia đình những điều vô lý nên kéo dài. Cuối cùng họ chấp nhận cho thăm nuôi với điều kiện gia đình khuyên ông Ngô Hào chấm dứt tuyệt thực.



Bà Lan vợ của ông Ngô Hào nói cho chúng tôi biết là dù bị công an kèm chặt nhưng gia đình cũng thông báo cho ông Ngô Hào biết là bên ngoài này người ta vẫn luôn quan tâm đến ông và các tù nhân lương tâm khác. Ông Ngô Hào cũng cám ơn những tình cảm của bà con trong và ngoài nước giúp đỡ gia đình ông trong thời gian qua.



Bất chợt ông Ngô Hào thông báo nhanh là luật sư Lê Quốc Quân cũng bị giam giữ ở trại giam An Điềm và đang đau mắt, nhiều lần yêu cầu được đưa đi chữa bệnh nhưng trại giam An Điềm khước từ. Luật sư Lê Quốc Quân nhờ nhắn gia đình chuyến thăm nuôi lần sau đem thuốc chữa bệnh đau mắt cho ông. Tới đây thì công an thông báo cuộc thăm nuôi chấm dứt.



Bà Lan vợ ông Ngô Hào bị bướu nên khi nói chuyện rất hụt hơi không tròn chữ và khó nghe. Nhưng bà quan tâm cho tính mạng của chồng hơn là sức khỏe hiện nay của chính bà. Chiều tối 28.3.2015 bà sẽ trở về thành phố Tuy Hòa bằng xe Thuận Thảo. Hôm nay mưa to và thời tiết khắc nghiệt nên chỉ có 2 mẹ con bà đi thăm ông Ngô Hào các anh em dân chủ ở thành phố Dà nẵng và Quảng Nam không đồng hành được nhưng họ hỗ trợ rất nhiều bằng các hình thức gián tiếp khác.
















Blogger Phạm Thanh Nghiên và Chiến dịch Nhân quyền 2015

Sống





Trần Quốc Việt (Danlambao) - Cuối chiều trời trở lạnh theo những cơn gió mùa đông thổi về. Một bà lão bước đi lụm khụm, nặng nhọc bước đến cây bàng lớn lẻ loi trên đường vắng.



Bà mệt nhọc đặt chiếc bao nhỏ vá chằng chịt trên lưng xuống, trong bao là bọc ni lông, giấy vụn, vỏ lon, và nhiều lá khô đủ loại. Bà ngồi bệt xuống đất, thở dốc một lát rồi bắt đầu lượm những chiếc lá bàng khô. Bóng bà cúi xuống bên cây nhìn xa tưởng như một nhánh cây bàng là sát mặt đất.




Gió lạnh thổi mạnh dần. Vài chiếc lá bàng lặng lẽ rơi xuống. Tiếng lá khóc nấc lên nghèn nghẹn từ trong những lá bên trên. Ông nội - thân cây giật mình hỏi chiếc lá đang khóc.



“Sao con khóc?”



Chiếc lá khóc và quay mặt đi để tránh ngọn gió đông.



Ông nội thở dài nói tiếp: “Đời lá không ai mà không rơi con. Con đừng buồn mà phải chấp nhận. Mai đây mùa đông về lá còn rơi nhiều. Nước mắt nào con có đủ cho những cuộc thay lá vĩnh biệt này. Chắc con thương nhớ những chiếc lá chị em của con lắm.”



Tiếng khóc tan dần theo hơi lạnh luồn trong những cơn gió thổi qua vòm lá bàng. Thêm nhiều lá bàng rơi xuống.



*



Khuya hôm ấy, bên bờ sông vắng lạnh, trong túp lều rách nát run rẩy bà lão trở mình và ho gập người không dứt. Cuối cùng bà ngồi dậy nhóm lửa để sưởi ấm. Ngọn lửa lớn dần soi lờ mờ khuôn mặt nhăn nheo buồn bã của bà. Bà lão bỏ liên tục giấy và lá khô vào ngọn lửa nhỏ. Lát sau bà lấy ra từ trong bao chiếc lá bàng vàng ánh đỏ, đưa tay gầy guộc nhăn nheo vuốt nhẹ lá rồi thả nó vào lửa.



Chiếc lá khóc lần thứ hai trong ngọn lửa bùng lên. Nó nhớ ông nội và lời ông nói lúc chiều. Nó khóc lên: “Ông ơi, con khóc lần cuối cùng này vì con không biết sau khi con chết rồi, còn ai cúi xuống nỗi đau của bà lão không?”

















Tự do ngôn luận ở Việt Nam

Ông Lý Quang Diệu và Singapore như tôi thấy








Lý do viết bài: phản biện “báo Thanh Niên”



Cả thế giới đang cùng chia buồn, ghi nhận cống hiến lớn lao và ca ngợi sự nghiệp của ông Lý Quang Diệu không chỉ cho đất nước Singapore mà cả khu vực Đông Nam Á, ngay sau khi ông từ trần ngày 23/3 vừa qua, thọ 91 tuổi.



Cá nhân tôi cũng ngưỡng mộ ông Lý Quang Diệu, và tin ông hoàn toàn xứng đáng với sự ca ngợi đó, mà tôi đặc biệt thích và nhất trí với đánh giá cao và ngắn gọn của Tổng thống Obama: “Lý Quang Diệu là nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, tận tâm và xuất sắc.” - một nhà lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm và có kết quả xuất sắc ở phạm vi quốc gia - còn có thể nói gì và mong gì hơn thế?




Thế nhưng, báo Thanh Niên của CSVN lại có bài “Ông Lý Quang Diệu, Singapore và Việt Nam” có vẻ như cũng “ca ngợi” ông, nhưng thực ra thì họ đã làm ba việc rất lưu manh: chỉ nói một nửa hay một phần nhỏ sự thật, qua đó hạ thấp và bêu xấu ông Lý Quang Diệu, và tranh công gây dựng quan hệ Việt- Sing hoàn toàn cho ông Võ Văn Kiệt và CSVN.



Tôi thấy đó là cách làm báo rất lưu manh của báo Thanh Niên, mà nhà báo trẻ Đoan Trang gọi là bất lương khi nói về cách làm báo như thế của TTXVN, và tôi thấy cách làm đó được Thanh Niên áp dụng nhân chính đám tang của đối tượng là ông Lý Quang Diệu, thì nó càng lưu manh, bẩn thỉu và hèn hạ kiểu cộng sản hơn - không thể chấp nhận được với tư cách con người bình thường chứ chưa nói người nhà báo (hèn chi tác giả phải giấu tên). Đó là lý do tôi viết bài này, để làm rõ các luận điểm gian trá của tác giả “vô danh” Thanh Niên, dù thực sự ông Lý Quang Diệu không phải thần tượng chính trị gia của tôi.



(Cơ sở quan điểm của tôi: Đã có nhiều năm làm việc liên tục hay đi lại thường xuyên ở Singapore từ 1986 đến 2007 và rất quan tâm đến lịch sử, thời sự chính trị kinh tế và xã hội của đảo quốc, tôi có nhiều bạn bè (một số là bạn thân) người Hoa, người Ấn và người Malay là công dân Singapore, và tôi bắt đầu biết đến và quan tâm đến ông Lý Quang Diệu và Singapore từ khoảng 1976 khi còn đang học đại học ở Châu Âu... cho đến hiện nay).



Những phần thiếu của sự thật và đằng sau quan hệ Việt-Sing là gì?



Tác giả “báo Thanh Niên” của bài viết trên đã nêu ra ba ý chính là: Singapore đã trục lợi lớn từ chiến tranh Việt Nam 1964-1975 và nhờ đó vươn lên; Singapore và Việt Nam nghi ngờ và xa lánh nhau từ 1975 đến 1990 là do Lý Quang Diệu; và: Singapore cùng Việt Nam phá băng và làm bạn từ 1990 là nhờ ông Võ Văn Kiệt đến gặp Lý Quang Diệu tháng 2/1990 ở Davos, Thụy Sĩ...



Có đúng vậy không? Tôi cho là hoàn toàn không phải thế. Và tôi xin nói rõ từng điểm ở đây.



Singapore lợi dụng và trục lợi từ chiến tranh Việt Nam 1965-1975 để vươn lên? Sic!



Đó là quan điểm công khai của CSVN nhồi nhét cho đám sinh viên du học chúng tôi từ 1976 khi nói về nước Singapore nhỏ bé mới thành lập từ 1959, một hòn đảo nhỏ tách ra từ Malaysia. rồi. Nhưng vì ở Châu Âu, ngay lập tức tôi thấy có hai điều mâu thuẫn: 1) Tại sao thế giới để ý và khen ngợi Singapore và thủ tướng Lý Quang Diệu ngày càng nhiều thế? 2) Tại sao dù chửi bới Singapore thế mà các sứ quán VN ở Đống Âu thời đó lại có nhiều mạng lưới gom tiền của người Việt gửi sang Singapore mua hàng hóa và xe máy Nhật (cũ và mới) để gửi về VN thế..., mà không gom rúp mua đồ của LX gửi về như trước? Hóa ra, mua đồ ở Sing không chỉ tốt và rẻ (đồ Nhật) mà môi trường thương mại ở Sing vô cùng lý tưởng: thân thiện và nhân bản với mọi người mua có tiền (đôla) – không như ở Đông Âu và LX mà việc có tiền (đôla) gần ngang như có tội phạm pháp, sẽ vừa bị cướp ngay, và vừa bị bỏ tù...



Một thằng bạn tôi, học quân sự, nay là tướng rồi, rủ tôi góp tiền mua đôla tham gia đường dây buôn lậu đó của Sứ quán (chỉ vì nó quí tôi) nhưng tôi không có tiền và cũng chả có ý định buôn bán gì… Nhưng tôi quan tâm đến Singapore và Lý Quang Diệu từ đó, tôi bắt đầu các câu hỏi cái gì và tại sao về đảo quốc này và con người ở đấy.



Về nước đầu những năm 80s, vài tháng sau tôi được phân công ngay sang Sing công tác dài hạn vì chuyên môn của mình, và tôi có dịp tìm hiểu về Lý Quang Diệu và Singapore gần hơn, từ bên trong.



Tôi thấy các nước được lợi kinh tế ít nhiều từ việc Mỹ tham chiến ở VN phải là Thái Lan và Philippines, thì hình như họ bị nhiễm bệnh mặt trái của đồng tiền đó là lệ thuộc và mất chủ động. Còn Singapore lựa chọn dựa vào Mỹ để được lợi về chính trị và quân sự lâu dài để có thể đứng trong Asean lúc đó là chính - vì Singapore phải cảnh giác với ba đối thủ: cánh tả người Hoa trong nước, Malaysia, Indonesia (hai nước luôn muốn nuốt chửng Sing khi có cơ hội). Về kinh tế, Sing vươn lên hoàn toàn không nhờ (hậu cần cho) quân đội Mỹ, mà nhờ khai thác ba điều: vị trí của Sing có cảng biển yết hầu, thương mại du lịch cùng đầu tư nước ngoài, và sức sáng tạo kinh doanh của dân Singapore được chính phủ hỗ trợ, khuyến khích. Công nghiệp khác duy nhất Sing phát triển được là đóng tàu thì chỉ nhờ có Nhật.



Điều quan trọng là từ 1965 ông Lý Quang Diệu và đảng PAP đã chọn liên minh chiến lược với Mỹ là nền tảng cơ bản của mọi chính sánh của đảo quốc cho đến hiện nay vẫn thế. Có thể nói, xương sống của sự thình vượng Sing 50 năm qua (ngoài yếu tố Lý Quang Diệu) là dựa trên quan hệ liên minh chiến lược của PAP/Sing với Mỹ đó. Với nước Anh thì Singapore vẫn ở trong khối Thịnh vượng từ đầu như Úc, New Zealand... và dường như thế là đủ.



Chỉ có những kẻ ngu đốt, thiển cận và bẩn tính như lãnh đạo CSVN mới nghĩ đến những món lợi cỏn con do Sing cung cấp xăng đầu cho quan đội Mỹ ở quân cảng Sembawang và Jurong (nay chỉ còn Sembawang có quân đội Mỹ).



Tôi đã luôn tự hỏi, họ là một nước nhỏ, rất nhỏ, mà sao họ có sự tự tin của một người khổng lồ vậy? Và tôi tìm thấy câu trả lời khi đứng trước ba “thứ”: Tòa nhà Quốc hội Sing bên vịnh Marina do người Anh để lại mà ở đó họ áp dụng bộ luật của nước Anh cho đảo quốc, Doanh trại quân đội Mỹ rất kín đáo trên đường Admiralty, và Chương trình TV truyền trực tiếp các cuộc thảo luận của Quốc hội Sing mà ở đó nghị sĩ từ ba sắc tộc Hoa, Malay, Ân tranh luận căng thẳng mọi vấn đề nhỏ nhất của xã hội bàng tiếng tiếng Anh còn rất “singlish”.



Không phải bán xăng dầu cho quân đội Mỹ giúp Sing thịnh vượng lên lúc ban đầu, mà sự liên minh bền chặt và trung thành tin tưởng tuyệt đối với nước Mỹ, việc tổ chức xã hội văn minh nghiêm túc theo Luật của UK, và việc dùng tiếng Anh là quốc ngữ và ngôn ngũ chính trong giáo dục… của ông Lý Quang Diệu và Singapore đã giúp họ thịnh vượng bền vững như ngày nay. Đó là điều tôi thây, tôi hiểu ra. Hai kẻ kiếm bộn tiền từ Mỹ những năm 1964-1975 là Thái và Phi thì không thịnh vượng vì không có đủ cả ba điều cơ bản như thế…



Singapore và Lý Quang Diệu nghi ngờ và xa lánh Việt Nam sau 1975? Sic!!



Sau 1975 cả thế giới đã ngỡ ngàng rồi ghẽ lạnh và xa lánh Việt Nam như tổ hủi, bởi CSVN hành xử tàn bạo với người “thua cuộc” cùng dân tộc Việt mình là người dân miền Nam. Họ đã phải hạ súng đầu hàng trước sự tàn bạo của cuộc chiến cướp chiếm VNCH của CSVN - mà vẫn bị tàn sát hàng mấy chục năm sau trong các trại tù cải tạo, khiến hàng triệu người Việt phải bỏ nước vượt biển ra đi. CSVN đã thành tên tiểu bá ngang tàng sau 1975 đánh chiếm và ở lại Campuchia hàng chục năm.



Singapore vì thế không phải nước duy nhất không thân thiện với Việt Nam được sau 1975. Nhất là Singapore với Lý Quang Diệu là người đã cùng những kẻ thiên tả lập nên đảng PAP và đã phải gian nan với cộng sản thế nào những năm đầu lập nước.



Tôi đã ở Sing những năm đó và vô tình gặp hai người Việt (trẻ, một nam một nữ) vượt biên, trên phố vì tôi nghe họ nói tiếng Việt với nhau, và đã đến làm quen. Họ rất sợ tôi và sợ cả chính quyền Sing nếu biết họ đã gặp tôi. Tôi có năn nỉ được theo họ về đến nới họ sống trong trại tị nạn, nhưng không được vào thăm. Tôi hẹn họ lần sau nhưng cũng không bao giờ gặp họ nữa. Tôi có thể hiểu họ sự tôi vì sao, nhưng tại sao họ sợ cả người Sing đến thế? Chính quyền Sing đối xử với họ thế nào? Tôi mang việc này hỏi mấy người bạn Sing thì họ nói: Nước Sing bé (không như Malay hay Indo, Phil), nên chính phủ Sing sợ cộng sản VN nhân dịp thuyền nhân sẽ cài người theo làm loạn hay làm đỏ Singapore vì cộng sản Việt nam đang rất hăng máu “tiểu bá”. Tôi nghĩ thầm: “Rất đúng!” Và hỏi lại: “Có phải ông Lý Quang Diệu biết rõ vụ năm 1954 cộng sản đã cài người di tản vào Nam và rất nhiều trong số cộng sản nằm vùng đó đã leo cao trong VNCH giúp cho cộng sản bắc Việt thắng năm 1975?” Bạn tôi nói bí hiểm: “Lý Quang Diệu biết rất nhiều về cộng sản VN, nên ông dễ dàng thuyết phục Quốc hội Sing không tiếp nhận thuyền nhân Việt...” Khi tôi tỏ ý tiếc rẻ vì đã không xem được buổi tranh luận về thuyền nhân Việt đó của Nghị viện Sing trên TV, thì bạn tôi nói là buổi tranh luận và biểu quyết đó không được công khai trên TV.



Có thể nói, Lý Quang Diệu và Singapore những năm 1975-1985 biết rõ VN là thứ cộng sản gì, nên họ sợ mà không dám tiếp nhận thuyền nhân Việt, những họ vẫn chìa tay ra để làm ăn với Việt cộng (vì rất rất có lợi!), nhưng với cả thế giới họ đều làm thế cơ mà.



Một trong người hăng hái đến làm ăn ở Sing nhất chính là sư phụ “cha” của CSVN, đó là cộng sản Nga sô, trước khi sụp đổ. Chính Nga sô đã kéo CSVN đến Sing mua bán làm ăn để “vượt qua” sự cấm vận kinh tế của Mỹ lên Việt Nam. Những năm 80s chính ngân hàng Quốc gia Nga - Narodnyi đã có văn phòng lớn và làm ăn nhộn nhịp ở Sing và kéo VN sang vì Narodnyi là ngân hàng ngoại duy nhất những năm đó VN có thể cho VN vay tiền (rúp) và cùng giao thương. Việt Nam vay rúp của Nga để có đô la để mua những thiết bị dầu khí đầu tiên của tư bản Âu Mỹ ở Sing, nhưng vẫn phải để tên chủ sở hữu là Nga sô để tránh cấm vận của Mỹ. Và người Singapore đã giúp CSVN và CS Nga làm việc đó… Tôi nghĩ là người Mỹ biết rõ việc đó (qua người Singapore) nhưng họ lờ đi thôi. Thực sự thì người Nga và người Việt đã làm ăn lớn với tư bản ở Singapore trước 1990 rất nhiều (hàng chục năm, vì dụ: vụ mua hai tầu dịch vụ của Na Uy năm 1984, vụ mua và đóng giàn khoan tự nâng “cho Nga” tên là Ekhabi ở xưởng Keppel-Fels năm 1986, sau đổi tên thành giàn Tam Đảo của VN trị giá trên 110 triệu đôla Sing.)



Tóm lại, cả thế giới ghẻ lạnh Việt Nam thời gian này nhưng Lý Quang Diệu và Singapore là quốc gia rất thực dụng nên vẫn thân thiện làm ăn với VN đó chứ! Chỉ có CSVN tự trói mình mà thôi.



Võ văn Kiệt “phá băng” quan hệ Việt-Sing từ 1990? Không hề...



Phải nói, kẻ “phá băng” là bà Cầm, tiến sĩ Hóa lý bách khoa Hà Nội, vợ trẻ của ông Kiệt, kia. Bà Cầm sang Singapore “làm ăn” từ năm 1988 (mà tôi và Phòng Thương mại VN ở số 10 Ledon Park đã phải “hân hạnh tiếp đón”). Rất tiếc là tôi không được dự tất cả các meetings của bà Cầm mà khi đó mang hơi hướng đi buôn lậu nhiều hơn nên tôi không quan tâm lắm. Tôi nghĩ có lẽ anh Lương văn Tự, (người sau này là Thứ trưởng Bộ TM, phó đoàn đàm phán WTO của VN, và hy vọng đang có mặt trong đoàn đàm phán TPP) biết rõ mục đích và kết quả chuyến đi của bà Cầm.



Quan hệ kinh tế Việt-Sing đã phát triển và có nền tảng từ đầu những năm 80s và theo tôi đó là do công của bốn bên: Nước Nga đang biết mình sắp chết về kinh tế và tìm đường thoát ở các khu vực kinh tế mới như Singapore; các đơn vị kinh tế VN lúc đó phải tự phá rào tìm mọi cách để khỏi chất đói nên theo Nga sang Sing rất đông; người Sing với chính sách của Lý Quang Diệu là trở thành trung tâm kinh tế, kỹ thuật, tài chính hội tụ cả thế giới về Sing cho các nước Asean đến, hay họ (người Sing) sẽ mang kinh tế, kỹ thuật, tài chính của cả thế giới đến cho từng nước trong Asean; và bên thứ tư đứng sau lặng lẽ là Mỹ và Eu... quan sát, ủng hộ và kiểm soát.



Vai trò duy nhất và xuyên suốt của CSVN trong quá trình trên là cản trở và phá hoại nó, cho đến khi không thể làm thế được nữa, mà thôi.



Tháng 2/1990 Võ Văn Kiệt gặp Lý Quang Diệu nhờ cố vấn chỉ là động tác vuốt đuôi của một thực tế đã xảy ra từ lâu, nay được hợp thức hóa và chính thức hóa gọi là hợp tác kinh tế Việt-Sing mà thôi. Võ Văn Kiệt, cũng như toàn bộ các thế hệ lãnh đạo của CSVN, không bào giờ khai thông được một điều gì, nhất là về các chính sách kinh tế, họ chỉ chạy sau và kéo lùi thực tế và lịch sử cho đến khi bị lịch sử kéo tuột đi mà thôi. Khi đó họ sẽ hét toáng lên là họ “làm ra lịch sử!”. Võ Văn Kiệt với đổi mới 1990 là vậy, và Trường Chinh với Khoán 10 trước đó cũng thế, và nay thì họ trói buộc chân tay thị trường tự do để gắn đuôi “định nhướng XHCN” cũng là vậy …



Ông Lý Quang Diệu và Singapore như tôi biết



Cả thế giới đã ca ngợi ông Lý rất đầy đủ (và hơi quá nhiều) rồi, tôi không thể bổ sung gì hơn và khác. Tôi chỉ muốn nhân dịp này nói một vài ý của cá nhân về ông.



Chính ông Lý Quang Diệu và những công dân Singapore người gốc Hoa mà tôi được làm việc cùng từ những năm 80 đó đã làm tôi nhận ra vài điều rất quan trọng.



Đó là, một quốc gía dù nhỏ bé như Singapore nhưng biết chọn bạn mà chơi và biết chơi (trung thực! - không đu dây!) với bạn thì cũng thành cường quốc được; Lý Quang Diệu và Singapore đã biết trèo lên vai những người khổng lồ với tư cách một nguyên thủ, một quốc gia.



Đó là, một xã hội có người lãnh đạo do dân chọn và thực sự vì dân vì nước, có luật pháp và văn hóa tiến bộ của phương tây, thì cũng đã đủ để vươn lên Thịnh vượng. Lý Quang Diệu và Singapore đã biết tạo nên một phiên bản xã hội dân chủ có lẽ là phù hợp nhất cho một quốc gia nhỏ phải sống giữa những đại cường hung hăng, giống như Israel giữa thế giới Arập Hồi giáo vậy - và khai thác được điều bất lợi đó cho mình.



Và đó là, người Trung hoa với văn hóa phương Tây, khi chia nhỏ (hay ở xa) có thể tạo nên một xã hội hài hòa năng động và sáng tạo với khả năng kinh doanh Do thái, dù ở khía cạnh thực tế của nó. Singapore trở thành một lời giải đáp cho vấn đề Trung Hoa bá chủ. Nếu Trung hoa được dân chủ hóa và chia nhỏ thành nhiều quốc gia không nhỏ, thì trung hoa sẽ không (hoặc bớt) là mối hiểm họa cho thế giới!



Đó là ba bông hoa nhỏ của tôi xin viếng tặng và ghi nhận công hiến lớn lao của Ông.

















Bất tuân dân sự, vũ khí chống lại sự lạm quyền của công an




Mặc Lâm (RFA) - Việc blogger Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sáng ngày 25 tháng 3 vừa qua, lần thứ ba nhận được nhưng không thi hành lệnh triệu tập của cơ quan an ninh điều tra về trang Facebook của chị với thái độ bất tuân dân sự. Điều này đã dấy lên câu hỏi: phải chăng đã đến lúc mọi công dân Việt Nam phải biết rõ quyền hạn mà luật pháp giao cho các cơ quan an ninh tới đâu để thực hành bổn phận công dân của mình cho phù hợp với những gì mà pháp luật cho phép. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với Blogger Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh để có thêm chi tiết. Trước tiên chị cho biết diễn tiến xảy ra:




Blogger Mẹ Nấm : Dạ, sáng nay lúc 7 giờ thì công an phường có gửi giấy triệu tập lần thứ 3 đến gia đình tôi vào lúc 7 giờ sáng và giờ triệu tập là 8 giờ 30 phút ngày hôm nay luôn, tức là 1 tiếng 30 phút sau khi đưa giấy thì họ yêu cầu tôi phải có mặt.



Nội dung yêu cầu là họ trả lại tài sản và làm việc đối với các bài viết có liên quan Facebook. Trả lại tài sản là vì họ đã tịch thu đồ của tôi vào tháng 7 năm 2014 có niêm phong nhưng sau đó khi mời tôi lên làm việc thì tôi phát hiện ra cái số tài sản bị niêm phong đó đã bị mở mà không có tôi chứng kiến. Thiếu mất một cục charge pin dự phòng dùng cho điện thoại và nó đã lạc ở đâu đó. Cái này là vật duy nhất còn sót lại tại trụ sở công an, tôi nghĩ đó là phần tài sản mà họ mời tôi lên để trả.



Còn liên quan đến bài viết trên Facebook thì tôi đã trả lời rất cụ thể với họ vào tháng 11 năm ngoái là tôi không có nghĩa vụ phải làm việc với họ những gì tôi viết trên Facebook nữa và cái giấy triệu tập gửi cho tôi không đúng theo quy định của pháp luật nên tôi sẽ không đi



Mặc Lâm : Xin ngắt lời Như Quỳnh ở đây một chút, nếu họ triệu tập vì vấn đề Facebook thì họ có nói là những bài viết của Như Quỳnh đã gây phương hại trực tiếp hay gián tiếp cho chính quyền hay không? Lý do này họ có nói rõ trong lần triệu tập trước hay không?



Blogger Mẹ Nấm: Ở các cái lần làm việc trước họ chỉ nói với tôi rằng có người tố cáo Facebook của tôi có nội dung xấu nhưng tôi không được xem đơn tố cáo cũng như không biết tên đơn vị tố cáo tôi. Họ in ra rất nhiều các bài viết trên Facebook của tôi và đề nghị tôi ký tên vào thì tôi từ chối. Họ có nói với tôi rằng nếu tôi đồng ý ký thì họ cho tôi xem tài liệu mà bên tố cáo tôi, tức là tôi sẽ phải ký xác nhận các tài liệu do bên tố cáo tôi in ra thì tôi từ chối vì nó không đúng luật và nó cũng vi phạm chuyện tài sản trên Facebook của tôi. Anh in ra anh đã hỏi ý kiến của tôi chưa? Tôi chỉ chịu trách nhiệm đối với trên mạng mà thôi. Tôi đã từ chối và việc đó nó đã dừng lại vào tháng 11 năm 2014.



Mặc Lâm : Quay trở lại câu chuyện khi nhận được giấy triệu tập, bưu điện hay công an đem tới vậy Như Quỳnh?



Blogger Mẹ Nấm : Thường thì tôi sẽ không nhận giấy triệu tập. Bời vì thời gian gấp rút thì tôi không nhận nhưng người nhận lần này là người thân trong gia đình nên họ không biết họ nhận và mình chỉ được thông báo lại thôi.



Mặc Lâm : Vâng, và theo luật của Việt Nam hiện nay khi nhận được giấy triệu tập mà mình không đi với bất cứ lý do nào thì có phải vi phạm pháp luật hay không?



Blogger Mẹ Nấm : Tôi nghĩ một trong những đối tượng như người làm chứng, bị đơn, nguyên đơn. Những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến vụ án mà nhận được giấy triệu tập mà không đi sau ba lần họ sẽ bị cưỡng chế.



Nhưng vấn đề ở đây họ đã áp dụng sai đối tượng. Tôi không thuộc đối tượng nào trong ba nhóm mà luật tố tụng hình sự quy định nên tôi nghĩ rằng đây là một cái cớ mà họ sẵn sàng dùng nó để chặn bắt tôi trên đường như họ đã làm với rất nhiều lần trước khi tôi đi tham dự các hội thảo và có cuộc gặp gỡ với các đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội.



Mặc Lâm : Vâng, như vậy thì cứ mỗi một lần họ triệu tập theo như Như Quỳnh nói thì đó là cách ngăn cản sự hoạt động của Như Quỳnh để họ có cớ họ bắt chứ không phải một sự triệu tập bình thường phải không?



Blogger Mẹ Nấm : Dạ đúng rồi, từ trước tới giờ họ luôn sử dụng việc triệu tập như một công cụ để có lý do hợp lý để chặn bắt tôi mà tôi thường dùng chữ là “bắt cóc” ở trên đường. Họ thường nói tôi là công dân thì phải tuân thủ pháp luật nhưng tôi nói pháp luật không phải chỉ làm ra cho công dân mà nó là thước đo chuẩn mực của xã hội thì tôi là công dân, tôi có trách nhiệm, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật thì chính cơ quan thừa hành luật pháp, đơn cử ở đây là công an, phải là người có trách nhiệm làm đúng pháp luật trước.



Không có lý do gì để mà chấp nhận làm việc với hành vi quyết định giấy tờ ban hành trái pháp luật. Trong khả năng của mình tôi chỉ có cách là phản ứng bằng cách “bất tuân dân sự” và đấu tranh cho quyền của mình một cách hợp pháp trước các tổ chức quốc tế.



Mặc Lâm : Trong hoàn cảnh của Như Quỳnh phải nói là yếu thế so với công an là một lực lượng có quyền cưỡng chế bất cứ lúc nào. Việt Nam hiện có tổ chức giúp cho người dân trong vấn đề pháp lý đó là Hội luật sư hay các vị luật sư. Như Quỳnh có nghĩ tới việc nhờ luật sư để họ đứng ra bảo vệ cho mình nếu vẫn còn tiếp diễn về sau?



Blogger Mẹ Nấm : Thưa anh là có. Bời vì tôi đã viết thư trả lời cho cơ quan an ninh điều tra là tôi sẽ đến cơ quan an ninh điều tra làm việc nếu Facebook của tôi có liên quan tới một vụ án bị khởi tố và tôi sẽ chỉ làm việc khi có mặt luật sự đại diện của tôi. Cũng giống như khi một vụ án bị khởi tố thì tôi có yêu cầu tôi chỉ làm việc khi có luật sư bên cạnh.



Mặc Lâm : Đó là trong trường hợp của một vụ án bị khởi tố, nhưng trong trường hợp không có án mà họ chỉ mời Như Quỳnh với lý do giải thích chuyện Facebook thì Như Quỳnh có thể nhờ luật sư nói chuyện thẳng với họ đưa ra một văn bản Như Quỳnh từ chối làm việc một cách công khai và hợp pháp. Vì nếu làm như vậy có thể bảo vệ được cho Như Quỳnh trong những lần họ cố tình bắt bớ trong khi Như Quỳnh đi lại. Như vậy có khả năng hay không?



Blogger Mẹ Nấm : Dạ khả năng đó là có. Tôi chắc là sẽ nhờ luật sư đại diện của mình làm việc đó vào thời gian tới.



Mặc Lâm : Vâng xin một câu hỏi cuối: qua việc “bất tuân dân sự” Như Quỳnh đang làm, Như Quỳnh có nghĩ rằng đây là hành động hiệu quả để tự bảo vệ lấy mình một cách vẹn toàn và giúp cho những người trẻ khác theo đó mà bớt sợ hãi về cách làm việc của công an hay không?



Blogger Mẹ Nấm : Tôi nghĩ rằng bất tuân dân sự là phương pháp mà hầu như công dân nào cũng có thể dùng được để bảo vệ mình. Bên cạnh đó một vũ khí khác nữa đó là công khai tất cả quá trình bị cho là vi phạm pháp luật. Tôi đã hợp tác thực hiện đúng nghĩa vụ của mình với công an chứ không có né tránh gì hết và họ làm không đúng thì tôi bất tuân thôi.



Tôi nghĩ bất tuân dân sự là một hành vi vừa văn minh vừa lịch sự và nó là bằng chứng cho những tổ chức quan sát Nhân quyền cũng giống như thế giới thấy rằng người luôn chà đạp và bẻ cong pháp luật, sách nhiễu đàn áp người dân chính là lực lượng công an. Không có lý do gì khi họ bất chấp luật pháp mà lại yêu cầu công dân phải tuân thủ luật pháp.



Mặc Lâm : Xin cám chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.












Sự tích cây "mắc ca"





Hồ Trường (Danlambao) - Ngày xưa, vào thời nhà Sản nước ta có một vị thương gia đi Úc châu đem về một giống cây lạ, dáng cây cao và to. Ông trồng ở trang trại của ông mà không ai biết đó là cây gì. Một hôm vị thương gia này đi tiếp khách, karaoke với một vị quan to. Vị thương gia hát hay nên được em út để ý chiều chuộng còn vị quan to kia giọng khàn khàn như vịt đực bị các em út chê cười. Lúc trở về hai người cùng ngồi chung xe vị quan to than vãn: ta quyền tiền không thiếu, thiếu có mỗi giọng hát, ai cho ta giọng hát hay người ấy muốn gì ta cũng chìu. Nghe vị quan to nói thế vị thương gia nghĩ đến loài cây ông mới nhập về, ông bèn đặt cho loài cây mới nhập về đó cái tên là mắc ca và đem một cây đến dâng cho vị quan to trồng. Vị thương gia nói với vị quan to rằng hạt của loài cây này ngon hơn cả hạt điều, hạt hạnh nhân, nó có tác dụng làm cho giọng người trở nên thánh thót, từ đó mà hát hay, đại ca trồng nó ngay trong vườn nhà, tự tay chăm sóc, năm đến bảy năm sau nó cho quả, có hạt, ăn hạt nó là đại ca có được điều mong muốn.




Bảy năm sau vị quan to ấy leo lên ghế quan to nhất, đứng đầu bộ Công của triều đình và trở thành đại quan. Ngày nào đại quan cũng ăn hạt mắc ca vừa ra trái, nhưng giọng ca đại quan vẫn cứ khàn khàn. Biết mình bị lừa đại quan cho gọi thương gia đến hỏi tội: Ta nghe ngươi nói cây này công dụng lắm, tiết công ta bảy năm trời chăm sóc, giờ thì quả hạt của nó cũng thường thôi, ngươi có lừa ta không?



Thương gia sợ run rẩy nhưng nhanh trí nghĩ ra kế đối đáp với đại quan: tội em là rất nặng nhưng chuyện này mà lọt ra ngoài thì thiên hạ cười đại quan chứ cười gì em. Để thiên hạ không biết chuyện, đại quan giúp em lừa cả thiên hạ thì chúng ta có rất nhiều tiền.



Đại quan nghe nói thế, nghĩ đến tiền thì nở mặt ra và hỏi lại, chuyện này ta giúp gì ngươi nào?



Có chứ, thương gia đáp lại: Đại quan đang là người đứng đầu bộ Công, triều đình còn cử đại quan làm trưởng ban chỉ đạo Tây nguyên nữa, nơi ấy là nơi sẽ phát triển cây mắc ca.



Đại quan hỏi thương gia: Cây này thích hợp thổ nhưỡng Tây Nguyên à?



Thương gia ấp úng trả lời: Làm sao em biết được điều đó! Em chỉ biết là nông dân Tây nguyên có nhiều tiền, nguồn tiền bán cà phê và hồ tiêu, còn lại ở nước ta nơi nào nông dân cũng nghèo, nghèo thì không thể có tiền để mua giống cây mắc ca của em được.



Đại quan thắc mắc hỏi tiếp: liệu cây mắc ca của ngươi có giá trị hơn cây cà phê và hồ tiêu để nông dân Tây nguyên chấp nhận trồng thay thế nó không?



Thương gia trả lời: điều đó thuộc về đại quan, đại quan cho gọi nó là cây “nữ hoàng”, gọi thế thì người dân nghĩ rằng không cây gì hơn nó được nên họ sẽ chấp nhận trồng nó.



Đại quan lại hỏi: Dân Tây nguyên đang thu lợi bền vững từ cây cà phê và hồ tiêu, đâu ai dại gì lao vào trồng loài cây mới đầy rủi ro?



Thương gia đáp: Đời luôn có những người luôn muốn làm giàu một cách nhanh chóng, đại quan cho gọi nó là cây “tỉ đô”, gọi thế mới lôi cuốn dụ dỗ được những người hám giàu nhanh bỏ tiền ra mua giống cây của em mà trồng.



Đại quan nói: Được rồi ta sẽ đăng đàn giúp ngươi trong phi vụ làm ăn này, ngươi cũng đăng đàng nói về việc này chứ, ngươi cũng thuộc hạng người có máu mặt về tài chính ngân hàng ở đất nước này mà.



Thương gia: dạ, em đăng đàn và sẽ nói: “cây mắc ca trồng ngay không chần chừ gì nữa, không ai làm mình tôi làm”. Nói thế cho họ trồng mau để em bán hạt giống, tha hồ nâng giá hạt giống, giá càng cao càng hấp dẫn người trồng anh à.



Đại quan khen thương gia thông minh rồi hỏi tiếp là có còn thỉnh cầu gì trong chuyện này nữa không.



Thương gia đáp có, rồi nói: thường thì những chuyện nói láo, nhiều người cùng nói người ta mới tin.



Đại quan: Ý ngươi muốn có thêm một người chức vụ như ta đăng đàn giúp ngươi nữa chứ gì?



Thương gia: dạ!



Đại quan: Ngươi muốn ai, họ đăng đàn nói gì?



Thương gia: Dạ em muốn bộ Tài, bên đó không cần nói mà đưa ra chính sách như trợ vốn cho việc trồng cây.



Đại quan: Ngươi đã biết là triều đại nhà Sản ta nợ công rất nhiều rồi, tiền đâu mà trợ vốn cho cây trồng.



Thương gia: Dạ em biết, vì thế chính sách đưa ra chỉ mang tính quảng cáo cho vụ việc trồng cây này thôi. Ví dụ như trồng 50 ha cây mắc ca trở lên mới được trợ vốn 15 triệu đồng một ha. Đất Tây nguyên giờ quí như vàng, không một ai tìm ra đất 50 ha trồng để được trợ vốn đâu.



Đại quan: Chính sách đưa ra chí ít phải có thực hiện, đừng như bên bộ Học đưa ra chính sách cộng điểm thi đại học cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, cuối cùng không có ai thực hiện làm dân chúng cười ôm.



Thương gia: Dạ chính sách này sẽ có thực hiện chứ anh, vườn ươm cây mắc ca của em đây rộng hơn diện tích ấy, em sẽ nhận được cả tỷ đồng. Tiền này từ đâu và đi về đâu, có gửi qua Thụy Sĩ họ cũng không nói được ta tham nhũng.



*



Kể từ ngày đại quan trưởng bộ Công của triều nhà Sản đăng đàn kêu gọi dân chúng trồng cây mắc ca, cùng bộ Tài cũng của triều này ra chính sách trợ vốn cho những ai trồng cây mắc ca, dân chúng những người hám tiền vì nghe gọi là cây “nữ hoàng” cây “tỉ đô”, cũng có người chót còn tin vào miệng nhà sản, cây mắc ca đã được trồng. Cuối cùng thì vị thương gia Việt biết dụng thời thế lừa dân như thương lái Tàu kia giàu nhanh chóng. Còn dân chúng thì... có người đổi tên cây thành cây mắc cạn, có người lại đổi tên thành cây mắc lừa. Nhưng rồi cuối cùng cây mắc ca vẫn được giữ lấy tên vì họ cho rằng: “giọng ca vang một thời bị mắc họng rồi” như số phận những người trồng loài cây đó.