Ban điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima Nhật Bản đã giấu nhẹm nạn rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân trong gần một năm qua





Nhóm Phóng Viên Văn Phòng Tokyo Japan, (Sputnik) - Nguyễn Hùng (Danlambao) dịch - Các ngư dân Nhật đã lên án tập đoàn Tokyo Electric Power Co (TEPCO), sau khi họ biết được tập đoàn này cố ý để cho các chất phóng xạ chết người tự do chảy xuống biển trong thời gian mười tháng qua. Điều hành của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị sóng thần gây hư hại nặng nề vừa chính thức thừa nhận rằng một mương thoát nước đã cho phép nước bị nhiễm nặng chất phóng xạ tự do chảy ra biển, và thừa nhận rằng sự rò rỉ này lần đầu tiên được phát hiện từ tháng 5 năm 2014.



Các ngư dân Nhật đã bị choáng váng khi nghe lời thú nhận như vậy từ lãnh đạo tập đoàn TEPCO, họ lên tiếng bày tỏ sự thất vọng đối với công ty TEPCO, chính công ty này đã từng bị chỉ trích về công tác dọn dẹp những hư hại từ thảm họa nổ và nóng chảy các lò phản ứng hạt nhân Fukushima xảy ra cách đây bốn năm.



"Tôi không hiểu tại sao các ông (lãnh đạo TEPCO) đã cố tình giữ im lặng về sự rò rỉ này ngay cả khi các ông biết rõ về nó. Những ngư dân khai thác hải sản hoàn toàn đã bị choáng váng khi biết được tình trạng rò rỉ này," ông Masakazu Yabuki, giám đốc của các hợp tác xã hải sản vùng Iwaki nói.



Một viên chức quản lý của tập đoàn TEPCO biện minh vụ bưng bít, nói rằng công ty đã phát hiện sự rò rỉ trong một cuộc kiểm tra.



"Đây là một phần của một cuộc kiểm tra diễn ra thường xuyên, trong một lần kiểm tra chúng tôi phát hiện ra một vũng nước động bên trên tòa nhà chứa lò phản ứng hạt nhân số 2 có mức bức xạ nguyên tử cao, và vì nơi này cũng là một trong những nguồn nước phế thải của hệ thống thoát nước, chúng tôi đã quyết định phải lập tức báo cáo tất cả mọi thứ."



Một phát ngôn viên của tập đoàn TEPCO nói thêm rằng công ty đã không tiết lộ sự rò rỉ này vì mẫu nước biển lấy từ vùng biển xung quanh khu vực nhà máy cho thấy không có sư gia tăng đột biến của chất phóng xạ độc hại.



TEPCO phải nhận được sự cho phép của ngư dân để xả nguồn nước ngầm vào vùng biển bao quanh nhà máy.



Vào tháng 9 năm 2013, khi Tokyo đã được công bố là nước chủ nhà cho Thế vận hội mùa hè 2020, Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản đã hứa với Ủy ban Olympic quốc tế rằng tất cả các rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân bị sóng thần tàn phá là "trong tầm kiểm soát."



Chính phủ Nhật Bản cũng thông báo rằng TEPCO sẽ là nhà tài trợ chính của Thế vận hội năm 2020.



Trong khi đó, TEPCO cho rằng số lượng nước bị ô nhiễm phóng xạ đã được tự do rò rỉ ra Thái Bình Dương không vi phạm các quy định, và Cơ Quan Kiểm Soát Hạt Nhân (NRA) đã không phát hiện ra mức gia tăng đột biến của mức độ độc tố phóng xạ.



Trong tháng 3 năm 2011, nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima Nhật Bản đã bị tàn phá bởi trận sóng thần do trận động đất gây ra, dẫn đến tai nạn nổ và nóng chảy của ba trong số sáu lò phản ứng hạt nhân của nhà máy. Bốn người bị thiệt mạng, 37 người bị thương và hai công nhân đã được đưa tới bệnh viện do bị phỏng bức xạ nguyên tử. Toàn bộ số người chết do trận động đất và sóng thần được ước tính là khoảng 20.000 người.



Ngày 28/02/2015



Nguồn:








Bản tiếng Việt:














Kiểu hôn của Vũ Khiêu đã đi vào văn học sử

TPP: Không thể hoàn tất trong 2015 và không có Việt Nam





Phan Châu Thành (Danlambao) - ...TPP sắp được hoàn tất và không thể có Việt Nam. Việt Nam không có cửa nào hết. Nội dung yêu cầu của TPP với các nước tham gia rất rộng rãi, toàn diện mọi mặt kinh tế xã hội, quá cao với VN và VN thực sự không đủ tiêu chuẩn nào để là đối tượng đàm phán TPP. Việc CSVN tham gia đàm phán TPP chỉ chứng tỏ sự lưu manh tột độ của họ: họ biết là họ không đáp ứng được đa số yêu cầu của TPP và sẽ không muốn đáp ứng chúng nhưng họ vẫn sẽ hứa đáp ứng để được vào TPP như một cú lừa chính trị với dân với trong nước mà thôi, giống như họ đã làm với việc vào WTO và lời hứa bịp bợm “tự do tôn giáo”...




*



Michael Froman: “Mục tiêu là hoàn tất thỏa thuận TPP vào cuối 2015”?



Ông Michael Froman là đại diện đàm phán của Tổng thống Mỹ - Barack Obama cho Hiệp định Hợp tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) . Ông đã tuyên bố như trên vào tháng 1/2015, cách đây khoảng 1 tháng, trong khi cùng thời điểm đó Bộ trương Thương mại Úc tuyên bố TPP sẽ được ký kết trong vài tuần tới, vào khoảng giữa tháng Hai đến giữa tháng Ba 2015.



Nay đã là cuối tháng Hai rồi mà TPP vẫn im ắng... Vậy M. Froman là ai? M. Froman là người của đảng Cộng hòa, vì đảng này đang chi phối cả hai Viện của Quốc hội lưỡng viện Mỹ. Tình hình đó nói lên điều gì? Ba điều. Rằng TPP sẽ sớm hình thành, vì chính đảng Cộng hòa đang là động lực thúc đẩy điều đó - nhưng cũng không dễ và nhanh được như Bộ trưởng TM Úc nói. Và, TPP sẽ hình thành với nội dung, phong cách và nhất là đội ngũ thành viên “của” đảng Cộng hòa (lựa chọn). Điều thứ ba là, thời hạn “cuối” (deadline) thực sự của TPP là 2016, vì 2015 vẫn chỉ là... mục tiêu, và 2016 mới có nhiều sự kiện quan trọng khiến Mỹ cần TPP xuất hiện đúng lúc đó.



Ba lý do chính để TPP không thể hoàn tất trong 2015:



Tôi xin bình luận về ba điểm trên, chính là ba lý do mà theo tôi, TPP sẽ không được hoàn tất trong 2015 và khi được hoàn tất (2016) TPP sẽ không có Việt Nam.



Thứ nhất , ở thời điểm đầu năm 2015 này, nói TPP sẽ sớm hình thành là so với các mốc thời gian 2010, 2012, 2013... “chắc nịch” mà mấy chục đợt đàm phán TPP của các nước thành viên đã đề ra và... vượt qua, kể từ ngày ý tưởng TPP được Chính phủ Mỹ ủng hộ (2008), tham gia, mở rộng và nâng tầm thành chiến lược kinh tế cho cả Bán cầu Thái Bình Dương (các nước sẽ tham gia TPP nằm từ 90 độ kinh tuyến Đông sang 90 độ kinh Tây, qua TBD). Thế cho nên, cuối 2015 chỉ là mục tiêu tiếp theo mà TPP mới “bị trượt” đến mà thôi.



Tôi không phản đối gì TPP cả, rất ủng hộ nữa, cũng không phản đối ông Obama hay ông Froman, nhưng tôi không tin đàm phán TPP sẽ được hoàn tất trong 2015. TPP rất hay, rất cần, rất nhiều người/nước muốn tham gia, nhưng không ai phải có nó trong 2015 cả, vì bản chất và mục tiêu của nó phải là hiệu quả kinh tế bền vững cho các thành viên.



Thứ hai, để đạt hiệu quả kinh tế bền vững thì phải có đầu óc tỉnh táo và thực dụng cao hơn mơ tưởng để xem xét. Người Mỹ là dân tộc thực dụng, nhưng người Mỹ Cộng hòa mới là đại diện của trường phái thực dụng - tức chỉ xem xét hiệu quả thiết thực của mọi thứ, của nước Mỹ. Nay TPP thực sự nằm trong tay đảng Cộng hòa mà Tổng thống Dân chủ Obama chỉ là một đồng minh “bắt buộc-tự nguyện” vì chính Chính phủ của Obama đã chọn TPP làm chiến lược kinh tế “bán toàn cầu” mới cho nước Mỹ trong giai đoạn “chống Tàu” hiện nay và sắp tới. Vì thế nói nội dung, phong cách và đội ngũ thành viên TPP sẽ được đảng Công hòa xây dựng theo “tiêu chuẩn Cộng hòa” - tức là sao cho hiệu quả thiết thực, không “hơi mơ hồ và lãng mạn” như tổng thống Obama đôi lúc thể hiện.



Thế nào là một nội dung TPP hiệu quả thiết thực? Là ai (mọi thành viên) cũng đều có lợi ích kinh tế toàn diện từ nó (cho mọi tầng lớp, ngành nghề, lĩnh vực...), và điều đó làm nên lợi ích chung - Mục tiêu của TPP là khống chế được 60% nền kinh tế thế giới trong đó không có “nền kinh tế Panda” - gấu Panda sẽ phải đừng ngoài 60% đó, hay Panda sẽ chỉ lũng đoạn được trong 40% kia thôi. Mà trong 40% còn lại và bị “cách ly” ngoài TPP đó vẫn có cả EU và Nga nữa chứ (Ấn độ là một trong nhiều thành viên tiềm năng được mời tham gia TPP).



Thế nào là một TPP “phong cách Cộng hòa”? Hiệu quả thiết thực là một “phong cách cộng hòa” đầu tiên rồi, nhưng luật chơi minh bạch để ít bất ngờ xảy ra nhất là “phong cách cộng hòa” cơ bản. Có nghĩa là, nếu thành viên nào đáp ứng được đủ các điều kiện của TPP thì được tham gia, sẽ không có chuyện ai đó “xin hứa sẽ đáp ứng trong vòng 5-10 năm tới, nhưng hãy cho tôi thời gian ân hạn đó và cho tôi tham gia bây giờ”. “Phong cách Dân chủ” trong chuyện này có thể là như với con tàu WTO, càng đông càng vui, cho gấu Panda nó sợ? Vấn đề là ở chỗ, kinh tế Tàu mới nhìn tưởng như gấu Panda “dễ thương tội nghiệp”, nhưng thực tế nó có hành tung của “con ma rồng Tàu” - một thực thể rất đáng sợ vì “ma rồng” Tàu rất phi nhân tính, nó hút hết máu người Tàu trước làm sức mạnh bành trướng ra ngoài biên giới. Vì là “ma”, nó chỉ có thể tự chết, và cách đối phó với nó hữu hiệu nhất là ngăn nó ra ngoài (bằng TPP) càng nhiều càng tốt, cho đến khi nó tự chết hay tự phân ra thành nhiều Panda con, vì hết máu (đại hán) Tàu.



Từ nội dung và phong cách Cộng hòa của TPP sẽ định hình đội ngũ thành viên TPP. Đội ngũ đó chắc chắc sẽ không chấp nhận một kẻ rất Tàu, còn hèn mạt và yếu kém hơn Tàu nhiều, đứa con hoang của Tàu cộng, chỉ là cái đuôi không giấu được của Tàu, là nhà nước VN cộng sản hiện nay.



Đó là chưa nói đến bản chất Cộng hòa là không bao giờ chấp nhận cộng sản, dù là thỏa hiệp, và không phạm sai lầm thỏa hiệp với cộng sản (Tàu) lần thứ hai (lần đầu là năm 1972 khi Tổng thống Cộng hòa Mỹ Nixon đã đi đêm với Mao...)



Thứ ba , về mốc hạn thời gian - deadline thực sự cho TPP là cuối năm 2015 thực tế không còn ý nghĩa nữa. Nếu đàm phán TPP được hoàn tất trong năm 2012, hay 2013 hay muộn nhất là 2014 thì nó còn được coi là tác phẩm và thành tựu của đảng Dân chủ và Tổng thống Obama, và nó sẽ giúp ích cho đảng Dân chủ trong đợt tranh cử tới 2016 với đảng Cộng hòa. Nếu nó - TPP được hoàn tất vội vã ngay trong thời gian tranh cử của hai đảng thì nó sẽ nhiều khả năng bị ốm yếu hay chết yểu, vì đảng Dân chủ sinh ra chưa kịp thổi hồn cho nó mà đã phải bàn giao cho đảng Cộng hòa nuôi.



Tốt nhất cho nước Mỹ (và các nước sẽ tham gia TPP) là TPP được hoàn tất bởi chính phủ của Tổng thống Mỹ mới sau Obama, bất kể đó là Tổng thống từ đảng Dân chủ hay Cộng hòa. Thế cho nên tôi nói, deadline đích thực của TPP phải là 2016, sau kỳ bầu cử Tổng thống sắp tới của nước Mỹ.



TPP hoàn tất sẽ không thể có Việt Nam



Chỉ xét ba điểm trên đã thấy TPP sắp được hoàn tất (dù cuối 2015 hay trong 2016) không thể có Việt Nam. No way, Việt Nam không có cửa nào hết. Nội dung yêu cầu của TPP với các nước tham gia rất rộng rãi, toàn diện mọi mặt kinh tế xã hội, quá cao với VN và VN thực sự không đủ tiêu chuẩn nào để là đối tượng đàm phán TPP. Việc CSVN tham gia đàm phán TPP chỉ chứng tỏ sự lưu manh tột độ của họ: họ biết là họ không đáp ứng được đa số yêu cầu của TPP và sẽ không muốn đáp ứng chúng nhưng họ vẫn sẽ hứa đáp ứng để được vào TPP như một cú lừa chính trị với dân với trong nước mà thôi, giống như họ đã làm với việc vào WTO và lời hứa bịp bợm “tự do tôn giáo”.



Hơn nữa, có VN trong TPP thì mục đích tối thượng của TPP là cách lý “con ma rồng Tàu” khỏi 60% nền kinh tế thế giới bị sụp đổ, vì VN hiện nay là bóng hình và con hoang tự nhận là con nuôi của Tàu cộng.



Thế nhưng, sao bây giờ các nước thành viên TPP tiềm năng không loại ngay Việt Nam ra khỏi các vòng đàm phán TPP? Bớt đi một thành viên là ở giai đoạn này bớt đi nhiều vòng đàm phàn song phương với Việt Nam và đàm phán đa phương cũng bớt nhiều vấn đề khác biệt của Việt Nam? Là vì chính phủ Mỹ đang đàm phán TPP vẫn là chính phủ của đảng Dân chủ dù đã bị Lưỡng viện Cộng hòa khống chế. Mà Chính phủ Mỹ cần dùng đàm phán TPP để kéo VN xa quĩ đạo Tàu, gần quĩ đạo Mỹ hơn - một động tác chiến thuật hơn là chiến lược, giống như Mỹ đàm phán về vũ khí sát thương và hợp tác toàn diện với VN vậy. Chính phủ Mỹ làm như đang cố gắng kéo VN về phía xa Tàu cộng hơn, thực ra đó chỉ là một cách để quan sát cộng sản Việt Nam và quan hệ của chúng với Tàu cộng gần hơn, thật gần, để xem từ nay đến đầu 2016 chuyện gì sẽ xảy ra ở VN và có cơ hội nào cho dân chủ, nhân quyền thực sự cho VN không? Bởi vì, đầu năm 2016 CSVN sẽ có Đại hội 12 là sự kiện có thể khiến Mỹ cần thay đổi cả chiến lược và chiến thuật với VN. Đó mới là thời điểm mà Mỹ cần và nên có quyết định quan trọng về chiến lược và chiến thuật với VN - một phần nhỏ trong chiến lược Xoay trục về Thái Bình dương của họ.



Từ nay đến cuối 2015 đầu 2016 còn nhiều vấn đề mà nước Mỹ cần quan tâm hơn TPP nhiều, đó là chiến tranh ở Ucraine với Nga Putin, đó là chiến tranh với IS ở Irak và Libia, đó là củng cố các liên minh quân sự với các đối tác của Mỹ trên bờ Thái Bình dương và Ấn Độ dương, và tất nhiên là cả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thứ 45 nữa chứ.



Vậy, hãy để cộng sản VN mơ giấc mơ TPP không tưởng và bịp bợm của họ, và quan sát cuộc cạnh tranh tàn sát nhau của CSVN trước ĐH12 tới... rồi hãy nói: “Thôi, các anh quá tàn tệ với nhau thế, chúng tôi không chơi với các anh được đâu! Sorry, next time nhé! Hope so... ” cũng chưa muộn mà.

















Chào Nguyên Xuân






Xin chào nhau giữa con đường

Mùa xuân phía trước miên trường phía sau

Tóc xanh dù có phai màu

Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng




Xin chào nhau giữa lúc này

Có ngàn năm đứng ngó cây cối và

Có trời mây xuống lân la

Bên bờ nước có bóng ta bên người



Xin chào nhau giữa bàn tay

Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con

Thưa rằng những ngón thon thon

Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau



Xin chào nhau giữa làn môi

Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam

Thưa rằng bạc mệnh xin kham

Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây



Xin chào nhau giữa bụi đầy

Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu

Hỏi rằng: người ở quê đâu?

Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà



Hỏi rằng: từ bước chân ra

Vì sao thấy gió đàn xa dặm dài?

Thưa rằng: nói nữa là sai

Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào



Hỏi rằng: đất trích chiêm bao

Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau

Thưa rằng: ly biệt mai sau

Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân.















“Mùi” nay, “Mùi” xưa và “Đạo-Hít”

Một sự so sánh




Ảnh trái: Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm tự tin vận khăn đóng áo dài truyền thống của dân tộc trong buổi tiếp đón Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej tại Phủ Tổng thống, ảnh chụp năm 1960.



Ảnh phải: Cựu tổng bí thư đảng CSVN Nông Đức Mạnh trong bộ vest bóng lộn, ngồi trên ngai vàng đầu rồng, nhưng bộ dạng vẫn lộ rõ sự đồng bóng đến mức lố bịch của một tay trọc phú đua đòi. Ảnh chụp hôm 19/2/2015, trong chuyến đi chúc tết của bí thư trung ương đoàn Nguyễn Đắc Vinh tại tư dinh ông Nông Đức Mạnh.










Vượn từ hang Pắc bó thành người

Những con cóc vàng





Trần Quốc Việt (Danlambao) - Sau khi nhai nghiến ngấu máu, xương, da, thịt, hạnh phúc, tâm hồn và lương tâm của hàng triệu sinh linh, da con cóc chúa từ màu vàng chuyển sang màu đỏ hồng và cuối cùng thành màu đen tuyền vĩnh cửu, đen hơn cả bóng tối của bốn ngàn năm dồn lại.



Con cóc đen chết, xác được đặt trong hang đen, sâu thẳm, và nồng nặc ngất trời mùi tử khí oan khuất lưu cửu. Nó chết nhưng vẫn ngự trị qua hình ảnh, khẩu hiệu, màu cờ, và qua mùi cóc chết vẫn lan tỏa ra khắp nơi và liệm kín từ từ cảnh vật và con người.




Những con cóc đen, dòng giống của con cóc chúa, sinh sôi khắp nơi. Chúng ngồi chồm hổm trên cả nước, chúng phóng uế vào chốn thâm nghiêm, vào góc riêng tư, vào nơi trong sáng thơ ngây. Chúng ngồi ngự trị trong tù, chúng ngồi núp trên đường, chúng nhảy lên bàn Quốc hội, lên ghế quan tòa, lên ngòi bút. Chúng bôi đen trẻ thơ. Chúng nhảy ào ào vào đất dân để ngồi chiếm cứ để lập hang, dựng lãnh địa. Chúng rao giảng đạo đức Cóc, chúng ngồi trên lịch sử để sáng tác ra lịch sử Cóc, chúng tung hô dòng họ Cóc vốn đã bị đào thải khắp nơi bên ngoài nước Cóc lẻ loi của chúng.



Hôm nay, chúng tiến hóa không phải qua hàng triệu năm mà qua hàng triệu số phận con người mà chúng đã nhảy lên và bám chặc không rời vào người họ để hút máu và nhai xương họ. Qua thời gian bóc lột hóa ngắn này, chúng hóa thành những con cóc vàng bụng phệ, sống phè phỡn ghê tởm và đú đởn trong những lâu đài vàng, ngồi chễm chệ chồm hổm trên những chiếc ghế vàng chạm đầu rồng ngậm ngọc.



Dưới lớp vàng ấy là muôn vàn lớp máu, lớp đau khổ, lớp thở dài, lớp lo âu, lớp oan ức triền miên của bao kiếp người.



Những con cóc vàng này sẽ thụ hưởng để chờ ngày nhân dân đứng dậy dẹp tan chúng, đuổi chúng trở lại vào hang rậm đầm lầy quê cũ của chúng. Trước, trong và sau thời gian đứng dậy ấy, đám người cóc vàng này sẽ xếp hàng trước cửa địa ngục nhân quả để chờ mang lông đội sừng cho kiếp sau.



Thời người thành cóc và cóc nhảy lên thành người là thời của tôi và bạn. Hãy hành động trước khi cóc nhiều hơn người và trước khi con cháu ta biết đâu sẽ trở thành những con cóc đen, vàng, đỏ ngồi phóng uế lên tương lai của quê hương.



















Vì sao tôi có tên Tân Ngọc Già





Tân Ngọc Già (Danlambao) - Biết rằng Nguyễn Ngọc Già và tôi không phải là anh em sinh đôi nhưng chúng tôi có chung chí hướng, có chung dòng máu lạc hồng, biết học chung sách một cụ Đồ. Biết rằng tôi và anh không cùng cha, cùng mẹ, nhưng chúng tôi biết thấu hiểu nỗi đau đồng loại đúng như câu nói “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”. Nhưng xin đừng chớ vội nghĩ chúng tôi như loài ngọ quý giỏi tài đấu đá, tẩm độc hại nhau làm cho im hơi tắt tiếng, loài quý ngọ đó sống chỉ chật đất thế gian, ô danh giống loài con ngựa- ngựa quý mà không quý…!




Ngồi tù là được phục dịch, ăn cơm tù là đòi lại tiền thuế của nhân dân.



Tôi biết giờ này anh Ngọc Già đang được Nhà nước Cộng sản chăm sóc đặc biệt xung quanh bốn bức tường mang địa danh số 4 Phan Đăng Lưu- nơi mà Sài Gòn- Gia Định đã từng ấp ủ ôm giữ những người con ưu tú vào lòng như luật sư Lê Công Định, nhạc sĩ Việt Khang, các thành viên CLB Nhà Báo Tự Do- Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần và còn rất nhiều người yêu chuộng tự do nhân quyền khác nữa. Cho dù có ngăn cách bốn lớp cổng kín, tường cao, xen nhiều khung thép bao bọc, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không làm vơi đi khát khao quyền được làm người, quyền được tự do ngôn luận, tự do báo chí... Để rồi tôi- anh thà ngồi tù để được phục vụ, thà ăn cơm tù để gỡ lại tiền thuế của nhân dân còn hơn bên ngoài nhà tù lớn rỗng tuếch phi nhân vong bổn; Thế rồi, dĩ nhiên tôi còn biết điều 258 không có nghĩa lý gì với anh, bởi trước khi vào blog tôi thừa hiểu anh luôn có chính nghĩa.



Nơi nào còn không khí, nơi đó có quyết tâm chống cộng đến hơi thở cuối cùng.



Tôi biết giờ này anh cũng như bao người đi trước đang nung khối căm hờn trong cửa sắt, đêm nằm ưu đãi vài hàng gạch Tây, sống trà trộn rác rưởi ăngten và thường xuyên đối mặt với an ninh tư tưởng, điều tra côn đồ lịch sự o ép để yêu cầu anh ký tất mọi bản cung và còn nhiều cạm bẫy khác nữa. Anh đang đối mặt với độc tài phát xít, thuận khởi tố theo điều 258, khi cần thiết đối nghịch họ truy tố anh điều 88 không ai xa lạ gì những điều luật rừng rú- trung cổ chỉ có tồn tại trong chế độ cộng nô.



Tôi biết anh người chiến sỹ thầm lặng chống độc tài- nô dịch, đòi quyền công ước cho tương lai. Anh chấp nhận đi vào nhà tù nhỏ là để thấy rõ đỉnh cao tồi tệ, đêm về anh nằm nghe vọng tiếng chuông ngân, sầu lắng không làm anh chùn bước mà tăng thêm kiên định mạch giống nòi; thế mới biết nơi nào còn không khí, nơi đó có quyết tâm chống cộng đến hơi thở cuối cùng.



Tôi biết giữa nơi chốn phố phường đông đúc đền lăng Ông, chợ Bà Chiểu, trường tiểu học, tiếng em thơ ê a bị bưng bít bởi nhiều cổng sắt thâm trầm nặng trĩu, không Tết, không bánh mứt, không người thân gia đình và thiếu dưỡng khí ánh sáng trong lành. Tất cả chỉ gợi lòng nhớ thương gia cảnh, nỗi niềm sâu lắng ngày đêm ấy càng đầy ấp ý chí quật cường. Anh và Tôi cùng hiểu, cùng chung chí hướng, nên có xá gì đâu thêm cho tôi một tên gọi. Giữa tù và tội, anh như ngọn hải đăng; tôi đêm giữa ban ngày./.
















Đầu Xuân đọc thơ mạng





Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Đầu Xuân, Chổi đọc được bài thơ trên mạng cực hay:



“Hoa Bốn Mùa



“Mai:

Mai vàng nở khắp muôn phương

Đảng đưa ta tới một vườn đầy Xuân




Lan:

Nhờ ơn Bác với nhân dân

Mùa Hè thơm nức hương lan đại đồng.



Cúc:

Mùa Thu cách mạng thành công

Cúc vàng khoe sắc, muôn lòng nở hoa.



Trúc:

Đông về, Bác bận đi xa

Trúc rừng Pắc Bó thiết tha ơn Người!”



Vui quá đã, Bá Chổi đem khoe Bá tước De Balais. Bá tước đọc xong gật gù, đề nghị tác giả nên sửa lại mấy chữ, bảo cho đúng với tình hình cụ thể như sau:



“Mai:

Mai vàng nở khắp muôn phương

Đảng đưa ta tới một vườn đầy phân



Lan:

Nhờ ơn Bác với nhân dân

Mùa Hè oi bức thối lan ra đồng.



Cúc:

Mùa Thu cách mạng thành công

Cúc vàng khoe sắc, sao vàng khè ra.



Trúc:

Đông về, Bác bận đi xa

Trong hang Pắc Bó, Ngát ta nhẹ người!”

















Không có Tết cho người lượm ve chai







Lao Động Việt - Trong khi mọi người rộn rã đón Xuân thì những người lượm ve chai vẫn âm thầm làm việc trong bóng đêm. Với họ, Tết là một món hàng xa xỉ. Chiếc bánh chưng ngày Tết là một mong muốn xa vời. Chiếc áo mới ngày Tết cũng là giấc mơ khó thành hiện thực.




Trong khi các đại gia tiêu tiền tỷ vào các ngày Tết, trong lúc người người nô nức đón Xuân về, có ai chạnh lòng nghĩ đến người đàn bà lượm ve chai, với chiếc bị trên vai, đêm đêm bới lục những thùng rác tanh tưởi để có tiền mua thuốc cho con ?



Phóng viên của Lao Động Việt thực hiên phóng sự về cảnh đời khốn khó của những người lượm ve chai ở Sài gòn những ngày cận Tết:





Ghi chú :



Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, laodongViet.org, FACEBOOK.com/laodongViet, EMAIL chao@laodongViet.org) là liên minh của một số tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt (PT), Công Đoàn Độc Lập (CĐĐL), và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (UBBV).










Giao Thừa. Nhân Ảnh. Khói Sương






Cuối chiều xuống chợ tìm xuân

nhìn hàng mai giả nhìn lòng lao đao

thôi thì mua một lưỡi dao

cắt vùng ký ức tìm trời thơ xưa.



Tìm trong nỗi nhớ đong đưa

bạn ta ngày tháng, mười ba, vẫn còn

khoát vai xuống phố lối mòn

đỏ đôi chân pháo, vàng tay mai vàng.



Mười ba bạn vẫn mười ba

dù đời nghiệt ngã dù ta đã già

khói sương nhân ảnh có mờ

bạn ta, ta giữ một ngày mười ba.



Bây giờ bạn ở cùng ta

bạn nghìn năm trước, bạn nghìn năm sau

Giao thừa sương khói cùng nhau

vói tay vớt chén ao sen quê nhà.



Rót nhau một chút hương trà

mời sông núi bạn, mời giang sơn bè

mời trăng khuya khuất sau hè

mời cô đơn

thức

mời tờ lịch

rơi.









Vũ Đông Hà

danlambaovn.blogspot.com









Khai bút - Cảnh Xuân





Khai bút.



Bên đường bánh pháo nổ khai xuân,

Theo khói lung linh họa mấy vần.

Váy đỏ thằng hề phơi giữa phố,

Sao vàng gái đĩ buộc trên sân.

Nhờ thời nón cối kiếm ăn dễ,

Đục nước dép râu chẳng mất phần.

Chim Việt cành Nam đôi cánh mỏi,

Mai Vàng không nở mộng gì Xuân?.





Cảnh xuân.



1. Xuân về ngán nỗi cảnh bơ vơ,

Chẳng khóc mà sao mắt lệ mờ?

Tuổi tác thêm sầu bờ đất khách,

Tháng năm xót dạ chốn quê xưa.

Rượu nồng ray rứt lòng nhân thế,

Phím nhạc tơ chùng hết mộng mơ.

Lá rụng bên thềm mai chẳng nở,

Xuân sang vắng nhạn khó đề thơ..



2. Xuân sang vắng nhạn khó đề thơ,

Ba mươi sắp hết chẳng ai chờ.

Khói nhang vắng lạnh nơi nhà miếu,

Rêu mốc đền xưa dấu phủ mờ.

Đâu phút linh thiêng đổi cũ mới?

Đây giờ khắc khoải thế giao mùa.

Đì đùng dăm tiếng kêu ngoài ngõ,

Lẹt đẹt đôi nơi tiếng pháo hờ.



3. Lẹt đẹt đôi nơi tiếng pháo hờ,

Xa quê không pháo cũng giao thừa.

Tiễn đưa năm cũ không kèn trống,

Rước đón xuân sang với thẫn thờ!

Cơm áo ra đi thêm lẻ bóng.

Gối chăn ở lại mảnh tình trơ.

Tìm đâu mai thắm bên thềm cũ,

Chỉ thấy quanh đây dấu lệ mờ.



4. Chỉ thấy quanh đây dấu lệ mờ.

Xuân ơi xuân đến qúa thờ ơ.

Tủi người lỡ bước đôi tay trắng,

Xót kẻ quê nhà cạn ước mơ.

Năm tháng trôi đi hương phấn nhạt,

Ngày giờ xum họp chỉ trong thơ.

Không hoa xuân đến thêm hờn tủi.

Đất khách dở đời vết bụi nhơ!



5, Đất khách dở đời vết bụi nhơ.

Mươi năm gió thoảng mấy ai ngờ:

Chim khôn vỡ tổ không nơi tựa,

Kẻ khó xa quê kiếp sống nhờ.

Ngoảnh mặt về nam nghe tiếc nuối,

Trông vời phương bắc nuốt bơ vơ.

Ai vui mảnh đất nhiều cơm áo?

Có kẻ khóc đêm bởi lỡ cờ.



6. Có kẻ khóc đêm bởi lỡ cờ,

Thương cho dân Việt giống Hời ơ !

Quê xưa gặp biến người nheo nhóc,

Đất mới tang thương gánh thẫn thờ.

Nhớ thuở cha ông gầy dựng nước,

Nay hờn con cháu ngủ như mơ,

Người đi chim cũng bay xa tổ,

Ai nhớ xuân sang để đợi chờ?



7. Ai nhớ xuân sang để đợi chờ,

Cho tôi nhắn tới một lời thơ.

Tuổi xanh như trúc lòng băng tuyết,

Đứng bóng tùng cao dấu lệ mờ!

Đất cũ tết này chưa có phận,

Xuân nơi hải ngoại cũng không cờ?

Trống chiêng khéo gõ muôn ngàn vẻ,

Cắc cắc beng beng chuyện vỡ bờ.



8. Cắc cắc beng beng chuyện vỡ bờ,

Non Lam mỏi cổ ngóng tin thơ.

Trời tây trống gõ dăm dùi lẻ,

Mỹ, Úc chiêng khua vẫn đúng giờ!

Một giấc hùng anh nung chí khí,

Lỡ đường kém vận hóa bơ vơ!

Giang sơn một gánh, thuyền không lại,

Cố quốc gan bào, loạn gió mưa.



9. Cố Quốc gan bào, loạn gío mưa,

Nghe câu “tiếng lạ” thoả lòng chưa?

Đầu đường múa rối, dăm anh cán,

Cuối phố quần thoa đứng vẫy… cờ!

Tội kẻ đau lưng chân gối mỏi,

Khốn người tóc bạc mắt hoen mờ.

Khói nhang khấn vái làm chi nữa,

Áo mão cân đai hổ bóng cờ.



10. Áo mão cân đai tủi bóng cờ,

Non cao mẹ gọi mảnh tình trơ.

Bốn ngằn năm trước không xa tổ,

Mấy vạn đêm sau kiếp sống nhờ.

Hổ bước sa cơ hờn cũi sắt,

Người lâm quốc nạn dạ thờ ơ.

Trong làng tiếng trống cầm hơi thở,

Ngoài ngước khua chiêng khéo tảng lờ.












Chào Nguyên Xuân






Xin chào nhau giữa con đường

Mùa xuân phía trước miên trường phía sau

Tóc xanh dù có phai màu

Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng



Xin chào nhau giữa lúc này

Có ngàn năm đứng ngó cây cối và

Có trời mây xuống lân la

Bên bờ nước có bóng ta bên người




Xin chào nhau giữa bàn tay

Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con

Thưa rằng những ngón thon thon

Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau



Xin chào nhau giữa làn môi

Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam

Thưa rằng bạc mệnh xin kham

Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây



Xin chào nhau giữa bụi đầy

Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu

Hỏi rằng: người ở quê đâu?

Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà



Hỏi rằng: từ bước chân ra

Vì sao thấy gió đàn xa dặm dài?

Thưa rằng: nói nữa là sai

Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào



Hỏi rằng: đất trích chiêm bao

Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau

Thưa rằng: ly biệt mai sau

Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân.















"Mùa Xuân đầu tiên" đang tới!






Đặng Huy Văn (Danlambao) - Hôm nay là ngày 29 Tết Ất Mùi, ngày mà cách đây tròn 39 năm, nhạc sĩ Văn Cao đã viết xong ca khúc “Mùa Xuân Đầu Tiên”, vì ông nghĩ, kể từ Mùa Xuân Bính Thìn, 1976, đất nước ta sẽ vĩnh viễn sạch bóng quân xâm lược. Một bài hát chứa chan sâu lắng tình yêu đất nước vậy mà đã bị nhà nước CHXHCN Việt Nam lúc bấy giờ cấm lưu hành! Cuối cùng ông đã phải ấn hành bài hát đó tại Liên Xô năm 1976 và đã nhận được 100 rúp tiền nhuận bút. Đối với Văn Cao ngày ấy, số tiền này có thể mua được một chiếc xe đạp Sputnik, lớn hơn toàn bộ gia tài mà bấy giờ cả nhà ông đang có!




Hôm nay cũng là ngày 17/2/2015, ngày mà cách đây tròn 36 năm, gần 60 vạn quân cộng sản Trung cộng đã ào ạt tràn qua 6 tỉnh Biên Giới Phía Bắc để xâm lược nước ta, cướp đi hàng chục vạn tính mạng của đồng bào vô tội trong đó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ con!



Năm 2015 này, cũng là năm tròn 20 năm ngày nhạc sĩ Văn Cao tài hoa đã từ giã cõi đời này mãi mãi. Tôi đã không thể cầm được nước mắt khi nghĩ đến bác Văn Cao đã “lạc bước chốn Đào Nguyên” mà còn quay trở về đời thực để cống hiến cho chúng ta những bài hát, bài thơ, bài văn, bức vẽ... bất hủ đầy tính nhân văn, mặc dù cá nhân bác đã phải sống một cuộc đời đầy bất trắc và oan trái.Và tôi cứ băn khoăn, không biết đến bao giờ, “Mùa Xuân Đầu Tiên”- Giấc Mơ của bác Văn Cao mới được trở thành hiện thực khi vẫn còn đó những “Bí mật Thành Đô 1990” chưa được giải mã?





"Mùa Xuân đầu tiên" đang tới!

(Kính viếng hương hồn bác Văn Cao)



Tròn ba mươi chín năm rồi

“Mùa Xuân Đầu Tiên” đang tới!

Văn Cao ơi, người gắng đợi!

Một Mùa Xuân trọn niềm vui



Thuở người hát, giặc đã ngồi

Cạnh bên phải chi người biết?

Nên từ Đào Nguyên tha thiết

Nhớ chàng Lưu Nguyễn xa xôi



Người biết Mao quân vô đạo

Giết người kháng chiến chín năm

Bằng dùng “Cải Cách Ruộng Đất”

Nên ra “Giai Phẩm Nhân Văn”?



Người biết giặc Tàu cộng sản

Tràn sang tàn sát dân lành

Sáu tỉnh Phía Bắc biên giới

Nên người căm hận chiến tranh



Người biết Tàu qua nước Việt

Không từ phụ nữ người già

Xác con phơi trên bụng mẹ

Nằm chờ quạ rỉa, chồn tha!



Người biết Thành Đô là chốn

Việt gian bán nước cho Tàu

Nên ra đi người đau đớn

“Chung lòng cứu nước” vì đâu?



Giờ ở Thiên Thai người thấy

Giặc Tàu cộng sản đêm ngày

Đang hủy hoại non sông Việt

Văn Cao ơi, bởi vì ai?



Vì ai Hoàng Sa biển đảo

Bị xâm lăng bởi giặc Tàu?

Vì ai tương tàn huynh đệ

Bao năm trời hận thù nhau?



Vì ai đất rừng nhượng bán

Dâng Tàu cả Mục Nam Quan?

Văn Cao ơi, thương thương lắm!

Còn chăng đất Việt bác nằm?



Nay giặc Tàu đã lộ diện

Là tên cướp biển Trường-Hoàng

Chúng muốn Việt Nam lần nữa

Quay về Bắc thuộc ngàn năm!



Nên “Mùa Xuân Đầu Tiên” ấy

Vừa hát lên đã tắt rồi!

Bởi nước nhà còn bóng giặc

Xuân về chưa trọn niềm vui!



Nay Xuân Ất Mùi đang đến

Toàn dân đoàn kết chống Tàu

Sẽ biến Mùa Xuân Miến Điện(*)

Thành Xuân đầu bác Văn Cao!



Ước một chiều xuân biên giới

Bên các anh có mẹ hiền

Nắm chặt tay con ca hát

Vui trọn “Mùa Xuân Đầu Tiên”!



Xuân Mới đến rồi nhớ bác

Một bài ca, một đời người!

Văn Cao là Tiên hay Phật

Từ Niết Bàn ghé đây chơi?



Hà Nội, 17/2/2015










_____________________________________



(*) Mùa Xuân Miến Điện hay còn gọi là Mùa Xuân Myanmar:















Dù đời phụ ba, nhưng ba được hưởng lòng dân





Bài thơ của Nguyễn Hoài An, con gái của ông Nguyễn Bá Thanh viết cho cha mình. Danlambao mong các bạn trong thôn xem đó là đơn giản là nỗi lòng, tình cảm riêng của một người con viết cho cha đã qua đời. Lý do Danlambao đăng tải bài thơ là vì nội dung có vài câu thơ mà qua đó cho chúng ta thêm một chút ánh sáng chiếu dọi vào cái chết bi thảm và nhiều nghi vấn của ông Nguyễn Bá Thanh.




Thơ gửi Ba



“Những con đường ba xây, bé đã đi hết chưa...”



Còn mươi hôm là ngày con sinh ra

Mà ba đi chưa kịp lời tiễn biệt

Ngược thời gian giấc mơ con đã nguyện

Về khoảnh khắc ba cho con một hình hài



Cuộc đời ba là những chuyến công tác dài

Con chào đời mà ba vẫn chưa về kịp

Nhưng giây phút đó con biết ba đã nghẹn ngào sung sướng

Hạnh phúc lắm ngày con gái rượu ra đời.



Tuổi thơ con! Ôi thần tiên tuyệt vời

Khi có ba, có má và anh Cảnh

Bốn người mình ăn cơm hay chuyện trò lanh lảnh

Cảnh chọc con, dí con chạy, khóc nhè!



Con vẫn nhớ thói quen ba mỗi khi đi làm về

Là hôn lên má con cho bõ ghét

Hôn đến khi hai má con đỏ chét

Mới chịu bỏ ra vì má la “Anh này!”



Ba hay nựng hỏi con “Bé thương ba không hè?”

Mua cho anh và con xe ngựa đồ chơi, búp bê, làm bếp

Đến nỗi năm 91, tình hình Liên Xô rối rắm

Ba vứt hết vali chỉ mang đồ chơi về.



Ba - con gái ít tâm sự tỉ tê

Mà khuyên dạy con những điều hay lẽ phải

Ba thường nói không cần con học giỏi

Điều trước tiên là phải biết làm người.



Có một điều con luôn tự hào và mỉm cười

Là ba yêu và lo cho má con nhiều vô hạn

Mặc dù má hay kể ba không phải người lãng mạn

Hồi yêu nhau, họ tặng hoa, ba tặng mấy kí thịt bò.



Ba lúc nào trước hết cũng lo cho má và hai con

Luôn dặn dò anh và con cẩn thận giao thông, tệ nạn

“Có chuyện gì ba thần kinh thép, còn chịu được

Chớ má tụi bây suy sụp, đổ bệnh liền”



Mà con phải công nhận ba hết sức trung kiên

Chiến đấu kiên cường hệt như ông bà nội

Con người lý tưởng, lạc quan, luôn bước tới

Dù cuộc đời ba toàn gian khổ, không an nhàn.



Nhưng con biết ba thích rứa phải không ba

Ba đâu muốn đời ngồi không mà hưởng thụ

Tính chiến đấu, xông pha trong máu đã tụ

Dù đời phụ ba , nhưng ba được hưởng lòng dân.



Từ nhỏ đến giờ con chưa một lần lên gân

To tiếng tôi con ông này ông nọ

Mặc dù con chưa từng nói với ba những điều khó

Chuyện áp lực là con ba, từ lớp một con ý thức được rồi.



Con xin lỗi ba, lúc nhỏ có nhiều khi suy nghĩ tồi

Con đã ước giá ba bình thường như người khác

Nhưng giờ đây con biết rằng đó là phước

Làm con gái ba là phúc đức đời con.



Ba biết không, tính con giống ba, ít khi khen, mà toàn chê, phản biện

Ba khoe với con những ý tưởng, công trình, bệnh viện

Con không khen nhiều mà toàn ý kiến

Dù ý con chả được dụng bao giờ



Ngoài cuộc đời, tên tuổi ba làm nên bao vần thơ

Vì sự nghiệp, nhiều người tôn ba là vĩ đại

Nhưng với con, đứa con gái nhỏ dại

Ba mãi là ba, một cách rất giản dị và đơn sơ



Con yêu ba không vì tiếng tăm ba

Không vì ba được người đời tưởng nhớ

Con yêu ba vì kiếp này duyên nợ

Cho con được làm con gái rượu của ba.



Ba hãy ra đi thanh thản nhé ba

Như lời ba nói với con vài tháng trước

Ba nói rằng ba cũng không nuối tiếc

Đà Nẵng chừ đẹp, hai con cũng trưởng thành.

Lúc con khóc vì hy vọng mong manh

Ba cười nhẹ nhàng, xoa đầu động viên khẽ

“Mạnh mẽ lên”, chỉ ba chữ ngắn gọn

Nhưng con nguyện mang theo trọn cuộc đời.



Con yêu ba vô cùng. Kiếp sau con vẫn làm con gái của ba ba nhé...



Nguyễn Hoài An










Hoàng Sa và Trường Sa nhìn từ chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979





Nayan Chanda (Far Eastern Economic Review), Trần Quốc Việt (Danlambao) lược dịch - Mặc dù Trung Quốc đã tuyên bố rút quân ra khỏi Việt Nam và Hà Nội nói sẵn sàng cho phép quân Trung Quốc rút quân êm thắm, nhưng cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt hoàn toàn chưa kết thúc. Quân đội Trung Quốc, tuy rút chậm chạp và nhỏ giọt về lại Trung Quốc sau chiến dịch tấn công 17 ngày, nhưng vẫn có ý định bám giữ hàng chục vị trí nhỏ nhưng chiến lược trên biên giới miền núi này-những nơi mà Bắc Kinh coi là của mình nhưng lại là những nơi Hà Nội tranh chấp.



Người Trung Quốc có ý định chiếm đóng những vị trí này vì những lý do chiến lược cũng như dùng chúng làm lá bài mặc cả cho một giải pháp toàn diện với Việt Nam về Vịnh Bắc Bộ và các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.




Trong cuộc phỏng vấn gần đây dành cho một tờ báo Nhật, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm tiết lộ những khu vực tranh chấp dọc theo biên giới Trung-Việt chỉ có 60km vuông nằm rải rác trên khắp biên giới và ở một nơi hai bên tranh chấp về một diện tích chưa tới một km vuông. Thật sự những khu vực tranh chấp nhỏ đến mức các quan sát viên khó mà chỉ đúng và chính xác.



Mỉa mai thay, một khu vực ai cũng biết là 300 mét đường sắt gần Hữu Nghị Quan. Một khu vực khác là một bãi cát trên sông gần Móng Cái. Trong bất kỳ hoàn cảnh bình thường nào cuộc xung đột về những tấc đất lãnh thổ nhỏ bé như thế lẽ ra được giải quyết không có vấn đề gì, nhưng các quan sát viên cảm thấy rằng trong bầu không khí xung đột hiện nay không bên nào muốn thấy bên kia chiếm được ngọn đồi hay bờ sông đang tranh chấp.



Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của những khu vực tranh chấp nhỏ này thiên về biểu tượng hơn về quân sự. Sự chiếm đóng lâu dài của Trung Quốc sẽ luôn luôn gợi cho người Việt Nam nhớ lại cuộc tấn công của Trung Quốc và nhắc nhở họ về sự cần thiết phải có một giải pháp toàn diện. Thật ra, Lý Tiên Niệm nói Trung Quốc sẵn sàng nhường cho Việt Nam khu vực tranh chấp nếu Hà Nội hành xử hợp lý về những vấn đề lãnh thổ khác - phân chia hải phận ở Vịnh Bắc Bộ và các quần đảo trên biển Đông.



Theo Lý Tiên Niệm, trước đây Trung Quốc sẵn sàng chia đôi vùng biển Vịnh Bắc Bộ "năm mươi năm mươi" với Việt Nam, nhưng ở bàn thương lượng Hà Nội đã vẽ đường biên kiểm soát gần đảo Hải Nam. Lý Tiên Niệm cũng nói rằng vào năm 1956 Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng tán thành tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng kể từ cuối năm 1975 Việt Nam đã tuyên bố hai quần đảo ấy là của họ và đã và đang kiểm soát một phần quần đảo Trường Sa, còn Hoàng Sa hiện nay đang đặt dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Vào năm 1977 theo nhiều người kể lại thì Phạm Văn Đồng nói về lập trường của ông vào năm 1956 như sau: "Thời kỳ ấy là thời kỳ chiến tranh cho nên tôi phải nói như vậy."



Nguồn: Tạp chí Far Eastern Economic Review 16/3/1979. Tựa đề của người dịch. Nguyên tác tiếng Anh "End of the battle but not of the war".




Bản tiếng Việt:















Tâm thư của Nguyệt Ánh về chuyến công tác 'We March For Freedom' tại Âu Châu







Kính gửi quý Ông Bà Cô Bác, Bà Con Đồng Hương, quý Anh Chị Em Thanh Niên Sinh Viên, Văn Nghệ Sĩ và Bloggers tại Việt Nam.



Trước thềm Năm Mới Ất Mùi 2015, Nguyệt Ánh trang trọng kính chúc quý vị và bửu quyến nhiều sức khoẻ, may mắn và hạnh phúc.



Xin cho phép Nguyệt Ánh được thay mặt người bạn quá cố Việt Dzũng để bày tỏ lòng tri ân đến quý Ông Bà Cô Bác, Bà Con Đồng Hương, quý Anh Chị Em Thanh Niên Sinh Viên, Văn Nghệ Sĩ và Bloggers đã dành cho Việt Dzũng và Nguyệt Ánh sự yêu thương, tin tưởng, yểm trợ và khích lệ tinh thần trong gần 40 năm qua. Dù Việt Dzũng không còn chung bước với Nguyệt Ánh nữa, nhưng ngọn lửa đấu tranh và tình yêu quê hương mà Việt Dzũng đã chia xẻ trên bước đường lưu lạc vẫn mãi mãi nồng nàn trong trái tim Nguyệt Ánh, vẫn tiếp tục sống trong từng lời ca tiếng nhạc.




Kính thưa quý vị, vào 2 tuần lễ cuối tháng 3-2015 tới đây, Nguyệt Ánh và một số văn nghệ sĩ thân hữu của Nguyệt Ánh sẽ cùng nhau thực hiện chuyến công tác tại một số quốc gia Âu Châu nhằm mở đầu chiến dịch "We March For Freedom". Mục tiêu của chiến dịch này, qua các sinh hoạt văn nghệ và vận động dư luận quốc tế, là để góp thêm lửa đấu tranh, đòi Dân chủ và Nhân quyền cho quê hương Việt Nam, đòi Tự do cho các tù nhân lương tâm và Bloggers đang bị nhà cầm quyền cộng sản giam giữ đàn áp chỉ vì kiên cường bày tỏ lòng yêu nước và khát vọng Tự do Dân chủ. Chuyến đi này được cá nhân Nguyệt Ánh tổ chức, với sự tham dự của 14 văn nghệ sĩ thân hữu từ nhiều thành phố Bắc Mỹ, Âu Châu, Úc Châu, hoàn toàn độc lập với mọi đoàn thể, tổ chức và đảng phái chính trị. Tất cả chi phí từ di chuyển, ẩm thực cho đến cư trú và địa điểm sinh hoạt, đều do các anh chị em văn nghệ sĩ tự nguyện và tự túc.



Chuyến công tác đầu tiên của anh chị em chúng tôi sẽ kéo dài 14 ngày, từ 18 tháng 3-2015 đến 31 tháng 3-2015, tại 9 thành phố thuộc 8 quốc gia vùng Tây Âu và Đông Âu. Riêng tại Genève (Thụy Sĩ) và Bruxelles (Vương quốc Bỉ), anh chị em chúng tôi đã liên lạc và đã được các giới chức điều hành Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Âu Châu đồng ý dành cho 2 cuộc tiếp xúc, để phái đoàn "We March For Freedom" đệ nạp kháng thư tố cáo các hành động vi phạm Nhân quyền trắng trợn của chế độ cộng sản Việt Nam, đồng thời chuyển giao danh sách và đơn thư khiếu tố của thân nhân những người tù lương tâm cũng như các Bloggers bị trấn áp, giam cầm. Bên cạnh đó, anh chị em văn nghệ sĩ chúng tôi sẽ đi đến một số thành phố của Pháp, Bỉ, Đức, Hòa Lan, Thụy Sĩ, Ba Lan, Cộng Hòa Tiệp, Hung Gia Lợi, với hy vọng được gặp gỡ và tâm tình cùng Bà Con Đồng Hương tại địa phương qua các ca khúc đấu tranh.



Nguyệt Ánh xin thay mặt các anh chị em văn nghệ sĩ trong phái đoàn "We March For Freedom", chân thành mong đợi sự hỗ trợ tinh thần của Bà Con Đồng Hương, quý Anh Chị Em Thanh Niên Sinh Viên, Văn Nghệ Sĩ và Bloggers cho chuyến công tác này, và thiết tha kêu gọi quý gia đình của các tù nhân lương tâm cũng như của các Bloggers bị trấn áp, giam cầm tại Việt Nam, hãy cung cấp thêm cho chúng tôi những đơn thư khiếu tố, để chúng tôi trực tiếp chuyển giao những Tiếng Nói Của Sự Thật đến các tổ chức quốc tế và các quốc gia cấp viện, hầu góp phần đẩy mạnh cuộc vận động đòi Tự do Dân chủ Nhân quyền cho đồng bào Việt Nam.



Một lần nữa, Nguyệt Ánh xin được bày tỏ lòng tri ân đến toàn thể quý vị, những người đã luôn yêu thương, tin tưởng và khích lệ tinh thần Nguyệt Ánh trên bước đường đấu tranh. Ân tình đó, Nguyệt Ánh sẽ vĩnh viễn ghi khắc trong lòng.



Trân trọng kính chào quý vị.



Nguyệt Ánh



E-mail liên lạc Nguyệt Ánh:

wemarch4freedom@aol.com

wemarch4freedom@gmail.com