Coi thường sinh mạng con người

Arthur Higbee * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Sài Gòn (UPI) - “Tôi thật sự hoàn toàn không thể nào hiểu nỗi,” viên đại tá Mỹ nói với tôi trên đường ra căn cứ không quân Pleiku, “làm sao Bắc Việt có thể tiếp tục chịu đựng được nhiều thương vong rất lớn. Tôi đoán chúng ta những người Tây Phương sẽ không bao giờ hiểu được sự coi thường sinh mạng con người của người Phương Đông.

Ai từng sống với những người Phương Đông một thời gian thì biết, họ rất coi trọng sinh mạng con người như những người khác.

Tuy nhiên có một người Phương Đông lại tỏ rất coi thường sinh mạng con người. Người ấy là tướng Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng quốc phòng Bắc Việt, tác giả của cuộc chiến thắng người Pháp ở Điện Biên Phủ cách đây 18 năm và người vạch ra chiến lược cho cuộc tổng tấn công hiện nay ở Nam Việt.

Giáp có lần nói rằng “mỗi phút, trên thế giới này hàng trăm ngàn người chết. Cuộc sống hay cái chết của một trăm, một ngàn, hay một vạn người, cho dù họ là đồng bào của tôi chăng nữa, thật sự chẳng có nghĩa gì.

Lời nói đi đôi với hành động. Theo số liệu của đồng minh, quân đội của Giáp trong cuộc tổng tấn công này bị chết ước độ 35.000 người. Nếu con số này hoàn toàn chính xác, thì đó là cả một phần tư của 140.000 người bị đưa vào cuộc tổng tấn công này.

Dù thế nào đi nữa, theo số liệu của đồng minh, 120 lính Mỹ và 7.809 lính Nam Việt đã bị tử trận trong cùng thời gian này.

“Bắc Việt sẵn sàng cho cả một đại đội lính bị bắn tan xác trong một cuộc xung phong liều lĩnh, chỉ có thế thôi,” Matt Franjola, phóng viên UPI, nhận xét. Franjola trong suốt cuộc tổng tấn công đã tường thuật tình hình chiến sự ở cao nguyên trung phần, nói, “Tôi đã đếm xác. Ta tự hỏi không biết họ có thể tiếp tục được bao lâu.”

Mọi người đều tự hỏi. Bây giờ cuộc tổng tấn công đã gần bước vào tháng thứ ba, nhưng đa phần chiến sự diễn ra vào tháng đầu tiên. Từ đó đến nay cuộc tổng tấn công đã đến lúc tương đối dịu đi.

Bắc Việt có những thất bại khác. Họ đã mất độ phân nửa trong tổng số 600 xe tăng mà họ đã vất vả chuyển vào Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh. Còn cuộc nổi dậy của nhân dân miền Nam mà rõ ràng họ kỳ vọng đã không thành hiện thực.

Ngược lại, đa số nhân dân Miền Nam chạy trốn khi họ đến. Bắc Việt chiếm hoàn toàn một tỉnh của Miền Nam: Quảng Trị, dọc theo phía trên biên giới khu vực phi quân sự, nơi cuộc tổng tấn công bắt đầu vào ngày 30 tháng Ba. Nhưng trong tổng số dân chúng 300.000 người của Quảng Trị ít nhất hai phần ba là người tỵ nạn đã chạy đi lánh nạn.

Nguồn: Trích dịch từ báo Sarasota Herald-Tribune số ra ngày 18/6/1972.



Previous Post
Next Post
Related Posts