80 năm sau đề cương văn hoá 1943

Phạm Trần (Danlambao) - Đảng Cộng sản đã ồn ào vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh để tô son điểm phấn cho kỷ niệm 80 năm ngày ra đời “Đề Cương văn hóa” tháng 2 năm 1943, nhưng quên rằng đảng đã đàn áp trí thức không nương tay.

Bằng chứng đảng không coi trí thức và Văn nghệ sỹ ra gì đã xẩy ra trong vụ án Nhân văn-Giai phẩm ở miền Bắc từ 1955 đến năm 1958. Cuộc đàn áp Phong trào Văn nghệ sỹ phản kháng Đảng kiểm soát tư tưởng chính trị đã bị Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời Hồ Chí Minh vu oan: "Phong trào đã lợi dụng việc sáng tác văn nghệ để tuyên truyền chống Nhà nước, khởi nguồn từ một nhóm trí thức bị tình báo nước ngoài được cài ở miền Bắc lôi kéo, nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo chính trị và nhà nước duy nhất của Đảng Lao động Việt Nam, gây phương hại đến sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.”

Sau khi Quân Cộng sản chiếm miền Nam tháng 4 năm 1975, đảng lại tiến hành chiến dịch triệt tiêu nền Văn hóa nhân bản của miền Nam Việt Nam. Hàng ngàn cuốn sách đã bị tịch thu đốt, hàng trăm Văn nghệ sỹ và Trí thức thời Việt Nam Cộng hòa đã bị bắt vào tù lao động khổ sai. Nhiều người đã chết trong tù, kể cả hai Tác giả nổi tiếng là Thi bá Vũ Hoàng Chương (6/9/1976) và Học giả Hồ Hữu Tường (26/6/1980).

Hành động như thế tưởng đâu đã giết được nền Văn hóa tự do và khai phóng của miền Nam, nào ngờ nó vẫn âm thầm sống trong lòng người dân. Tiêu biểu cho nét hào hùng này là nền “Nhạc vàng” (Boleo) của miền Nam đã oai phong sống lại từ những năm 1990.

Tuy nhiên trong lĩnh vực Báo chí và sáng tác Văn học, đảng vẫn không cho tư nhân ra báo, làm truyền thông và cấm tự do sáng tác. Vì vậy, một bộ phân Văn nghệ sỹ và Trí thức không chịu phục tùng đảng đã đứng ngoài cuộc thờ ơ với lời kêu gọi góp sức của Nhà nước.

Vì vậy, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã yêu cầu các cấp thi hành 3 công tác:

-Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp tiếp tục quán triệt, nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, gắn với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.

-- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân tài, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ người Việt có trình độ chuyên môn cao ở trong nước và ngoài nước.

Nói như thế, nhưng đảng chưa bao giờ thi hành có kết quả 3 Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về ”xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; về phát triển khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tổng kết Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.”

Vì vậy, ông Võ Văn Thưởng yêu cầu: ”Các cơ quan Trung ương, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam phải thực hiện thật tốt quá trình tổng kết các nghị quyết nêu trên một cách căn cơ, toàn diện và sâu sắc. Trong quá trình này, phải nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến tham gia xác đáng của đội ngũ các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ trong và ngoài nước, tham mưu cho Đảng, Nhà nước có những quyết sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước trong thời kỳ mới.”

(Diễn văn tại Hội nghị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ Xuân Quý Mão 2023, tổ chức tại Hà Nội ngày 16/2/2023).

Những con số vàng

Theo thống kê của đảng thì: ”Hiện nay, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tập hợp khoảng 2,2 triệu trí thức, nhà khoa học; Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam tập hợp hơn 40 nghìn văn nghệ sĩ. Ngoài ra, còn lực lượng hùng hậu các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực, đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài.”

Riêng “Việt kiều”, ước tính có khoảng 700.000 chuyên gia, trí thức có trình độ từ Đại học trở lên trong cộng đồng hơn 5.3 triệu người Việt ở nước ngoài chủ yếu ở các nước: Mỹ, Pháp, Australia, Canada, Đức, Nhật Bản, Nga…

Đây là nguồn lực trí tuệ và kinh tế rất cần cho Việt Nam, nhưng tại sao họ không về giúp nước?

Lý do đơn giản vì Việt Nam không có tự do và dân chủ là môi trường cần có để thu hút nhân tài. Rất tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không muốn hiểu như thế nên chỉ nêu ra thắc mắc về Văn nghệ tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021 tại Hà Nội.

Ông phê bình: ”Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém trên lĩnh vực văn hoá, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục. Hạn chế, yếu kém nổi bật được nhắc lại nhiều lần lâu nay là văn hoá chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hoá trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí. Phát triển các lĩnh vực văn hoá chưa đồng bộ, còn phiến diện, nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất.”

Ông Trọng còn lập lại phê bình của nhiều cấp lãnh đạo trước đây về tình trạng: "Thiếu những tác phẩm văn hoá, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người. Môi trường văn hoá vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực… Đời sống văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo còn không ít khó khăn. Nhiều di sản văn hoá quý báu của dân tộc có nguy cơ bị xuống cấp, mai một, thậm chí bị tiêu vong. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hoá còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hoá các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hoá. Đầu tư cho văn hoá chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao…”

Nguyên nhân, theo lời ông Trọng, vì: ”Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hoá chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hoá trong thời kỳ mới. Công tác giới thiệu, quảng bá văn hoá Việt Nam ra nước ngoài chưa mạnh; tiếp nhận tinh hoa văn hoá nhân loại còn hạn chế; chưa coi trọng đúng mức và có biện pháp tích cực để giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc; nhiều khi bắt chước nước ngoài một cách nhố nhăng, phản cảm, không có chọn lọc (nói nặng ra là "vô văn hoá", "phản văn hoá").”

Tuy nhiên, lỗi của cán bộ chỉ là phần nhỏ, bởi vì ông Trọng đã nói: ”Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội.”

Như vậy, khi trí thức và văn nghệ sỹ bị đảng lãnh đạo, và bắt phải suy tôn Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh thì họ “phản kháng” để chống kìm kẹp tự do tư tưởng như các Văn nghệ sỹ miền Bắc đã làm trong vụ án Nhân văn - Giai phẩm (1955-1958).

Việc làm của Nhân văn-Giai phẩm không ngoài mục đích là chống bóp nghẹt tự do và đòi đảng tôn trọng tinh thần của Đề Cương văn hóa vì nó đề cao “nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa trong xây dựng nền văn hóa mới”.

Tuy nhiên, vẫn chứng nào tật ấy, đảng tiếp tục khống chế, thậm chí bỏ tù trí thức và văn nghệ sỹ từ sau ngày thống nhất đất nước năm 1975.

Văn Đoàn - nhà báo độc lập

Đó là lý do xuất hiện của hai tổ chức gồm Văn đoàn Đoàn độc lập Việt Nam (ngày 3/3/2014) tại Hà Nội do Nhà văn Nguyên Ngọc đứng đầu và Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam ra mắt ngày 4 tháng 7 năm 2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh do Nhà báo Phạm Chí Dũng giữ vai Chủ tịch.

Nhà văn Nguyên Ngọc nêu lý do thành lập: ”Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc.”

Ông Nguyên Ngọc nhấn mạnh: ”Về mặt khách quan, một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng.”

Trong khi đó, Nhà báo Phạm Chí Dũng nêu lý do: ”Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một hội "chuyên nghiệp báo chí độc lập", một tổ chức "xã hội dân sự", được thành lập vào ngày 4 tháng 7 năm 2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh, có mục đích: "phục vụ cho các nhà báo không phân biệt người trong nước và người ngoài nước, các cộng tác viên báo chí độc lập, và cả những nhà báo quốc doanh".

Bị đàn áp

Tuy nhiên, đảng CSVN đã nhanh chóng khống chế, giải thế đến bỏ tù những người chủ trương.

Ban Vận động Văn đoàn Độc lập quy tụ những cây bút quen thuộc như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng...

Một danh sách khởi đầu 55 Văn nghệ sỹ được công bố, nhưng họ bị cấm hoạt động ngay từ lúc đầu. Thậm chí, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông, vào ngày 13/3/2018 đã ký chỉ thị 4112 ra lệnh “rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia Tổ chức ‘Văn Đoàn Độc lập’ ra khỏi Chương trình sách giáo khoa.”

Nhà nước cũng đã có thái độ gay gắt hơn đối với Hội Nhà báo độc lập, qua các hành động:

“Ngày 29 tháng 11 năm 2019, Chủ tịch Phạm Chí Dũng bị bắt giữ về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Ngày 24 tháng 5 năm 2020, Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thụy bị bắt tạm giam để điều tra về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự.

Lê Hữu Minh Tuấn, một thành viên trẻ của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, tham gia từ 2015, vào ngày 12 tháng 6 bị cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh triệu tập làm việc và bắt đưa về Trại giam Chí Hòa.”

(Theo Bách khoa Toàn thư mở)

Tuy nhiên, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam may mắn hơn Văn đoàn Độc lập nhờ còn duy trì được tờ báo điện tử “Việt Nam Thời báo”. Tên người điều hành báo này đã được giữ kín.

Các Tổ chức Quốc tế như Văn bút Quốc tế (PEN Club), Nhà Tự do (Freedom House) và các Tổ chức Nhân quyền đã không ngừng lên án các vụ đàn áp Văn nghệ sỹ của Nhà cầm quyền Việt Nam. Họ tố cáo Việt Nam đang giam giữ từ 200 đến 300 “tù nhân lương tâm”, nhưng Việt Nam nói rằng những người này bị bắt vì vi phạm luật pháp.-/-

(02/023)

Phạm Trần

Bút ký: Vị thế của ông Bill Gates

A large balloon drifts above the Atlantic Ocean, just off the coast of South Carolina,
with a fighter jet and its contrail seen below it, on Saturday, Feb. 4. Chad Fish via AP© Chad Fish via AP

Điệp Mỹ Linh (Danlambao)  - Bất ngờ đọc được câu phát biểu thiếu ý thức của ông Bill Gates – Microsoft co-founder, also co-chair of the Bill & Melinda Gates Foundation – trên Fox Business: “China's rise is a 'huge win for the world'”, tôi cảm thấy phẩn uất.


Tôi hiểu rằng, tại một nước tự do, như Hoa Kỳ, ai muốn nói gì cứ nói; phát ngôn có tính cách xúc phạm sẽ bị ra tòa. Nhưng, nhiều người có trình độ văn hóa, giáo dục, giàu và nổi tiếng trên thế giới – như ông Bill Gates – thường cố tránh, không muốn xúc phạm bất cứ cá nhân hoặc tập thể nào cả.

Khi còn chung sống với nhau, ông Bill Gates và bà Melinda Gates đồng sáng lập hội từ thiện The Bill & Melinda Gates Foundation.

Hành động thiện nguyện của ông Bill Gates đáng ca ngợi bao nhiêu thì phát ngôn của ông Bill Gates – trên Fox Business ngày 25/Jan/2023 @8:31PM EST – để tâng bốc kẻ hiếu chiến Trung cộng cũng đáng trách bấy nhiêu!

Phát ngôn của ông Bill Gates đã khơi lại nỗi đau thương trong lòng người dân các nước nhược tiểu từng bị – hoặc đang bị hay đang từ từ “rơi” vào vị thế sẽ bị – Trung Hoa đô hộ, đàn áp, bốc lột, hành hạ như Việt Nam, Uyghur và Đài Loan!

Phát ngôn của ông Bill Gates cũng làm đau lòng những gia đình người Mỹ có thân nhân đã hy sinh trên chiến trường Việt Nam, sau 1954 đến 1975, để ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa khát máu do cộng sản Trung Hoa cổ xúy, ông Hồ Chí Minh xách động và cộng sản Việt Nam (csVN) làm tay sai, với mục đích bành trướng chủ nghĩa cộng sản!

Phát ngôn của ông Bill Gates cũng xúc phạm đến Vong Linh và gia đình 74 Tử Sĩ của Hải Quân và các quân binh chủng bạn thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã tử trận tại Hoàng Sa, ngày 19 tháng 01 năm 1974!.

Quần đảo Hoàng Sa thuộc hải phận của VNCH, nhưng lại là mục tiêu “trao đổi âm thầm” giữa Trung cộng và csVN để Trung cộng viện trợ vũ khí cho csVN suốt cuộc chiến từ 1954 đến 1975.

Phát ngôn của ông Bill Gates cũng khơi niềm căm phẫn trong lòng người Ngô Duy Nhĩ (Uyghur). Theo bảng tin của Aaron Kliegman, trên Fox News, ngày 29/ Jan/2023@8:12AM thì: “... The U.S. Holocaust Memorial Museum and the State Department under both the Trump and Biden administrations have assessed China is committing genocide against the Uyghurs. Since 2017, the Chinese government has reportedly imprisoned more than a million Uyghurs in concentration camps, where according to leaked documents from inside China detainees are subjected to rape, torture, forced labor, brainwashing, and forced sterilization.”

Phát ngôn của ông Bill Gates cũng làm đau lòng người Đài Loan; vì người Đài Loan lúc nào cũng phải đối mặt với sự hăm dọa nặng nề, thường xuyên và liên tục của Trung cộng.

Sự hăm dọa của ông Xi Jinping – lãnh tụ của Trung cộng – đối với Đài Loan càng trở nên công khai và trắng trợn hơn kể từ khi Hoa Kỳ tăng ngân sách quốc phòng. Theo Associated Press ngày 24/Dec/2022@1:23 AM thì: “President Joe Biden signed the $858 billion defense bill into law in Washington on Friday. It includes about $45 billion more than Biden had requested as lawmakers look to offset inflation and boost the nation’s military competitiveness with China and Russia...

...In the Indo-Pacific region, the legislation authorizes increased security cooperation with Taiwan and requires expanded cooperation with India on emerging defense technologies, readiness and logistics...

...The Chinese Foreign Ministry statement said the U.S. defense bill “severely affects peace and stability across the Taiwan Strait.”

Ngay hôm sau, ngày 25/Dec/2022@8:22PM, cũng trên The Associated Press: “TAIPEI, Taiwan — China’s military sent 71 planes and seven ships toward Taiwan in a 24-hour display of force directed at the self-ruled island, Taiwan’s Defense Ministry said Monday, after China expressed anger at Taiwan-related provisions in an U.S. annual defense spending bill...

Between 6 a.m. Sunday and 6 a.m. Monday, 47 of the Chinese planes crossed the median of the Taiwan Strait, an unofficial boundary once tacitly accepted by both sides, according to Taiwan’s Ministry of National Defense...”

Hăm dọa Đài Loan bằng vũ lực và “tuồn” vào Mỹ không biết bao nhiêu cần sa, chưa đủ, Trung cộng thành lập đồn cảnh sát, có khí giới và do nhân viên của Trung cộng điều hành, tại Hoa Kỳ và trên nhiều nước khác – nhưng sau đó Trung cộng chối. Mời đọc Vấn Đề Hôm Nay của ĐML.


Ngày 28/Jan/2023, bất ngờ bong bóng gián điệp – spy balloons – của Trung cộng xâm nhập không phận Hoa Kỳ; bay ngang các cứ điểm nguyên tử và phi trường quân sự!

Sau khi spy balloon đầu tiên của Trung cộng bị Mỹ phát hiện, Trung cộng xác nhận bong bóng đó là của Trung cộng. Nhưng, Trung cộng ngụy biện rằng bong bóng đó chỉ dùng để thăm dò thời tiết chứ không phải là bong bóng do thám.

Khi biết “An F-22 Raptor fighter from the 1st Fighter Wing at Langley Air Force Base, Virginia, fired one AIM-9X Sidewinder missile at the balloon”, phát ngôn viên của Trung cộng – Mao Ning – lên án Hoa Kỳ: “This is an unacceptable and irresponsible action.”


Theo Nectar Gan và Wayne Chang trên CNN’s Beijing bureau, ngày 13/Feb/2023, thì: “... So far, the US has detected suspected Chinese balloons over 40 countries across five continents...”.

Spy balloons cũng xuất hiện tại Hawaii và Guam, thuộc Hoa Kỳ.

Theo Kelly Ng. trên BBC News, ngày 13/Feb/2023@10:45 AM CST thì: “China's foreign ministry says the US has flown balloons into its airspace more than 10 times in the past year.

It comes after the US on 4 February shot down a suspected spy balloon over its airspace - which China said was one of its weather balloons gone astray.”

Cũng ngày 13/Feb/2023@3:36 PM CST, trên Reuters, thì: “There are no U.S. surveillance aircraft in Chinese airspace, White House national security spokesman John Kirby said on Monday”.

Không phải đợi đến khi Trung cộng công khai xâm nhập không phận Hoa kỳ tôi mới hoảng sợ; mà sự lo sợ trong tôi cứ lớn dần, lớn dần theo những biến động kinh hoàng, đầy hoảng loạn trong xã hội Hoa Kỳ vào thời gian gần đây; vì những bạo loạn ngoài xã hội, trong trường học hoặc trong gia đình và “drive-by shooting”! Ngoài ra, tai nạn giao thông cũng tăng mạnh; vì người lái xe dùng cần sa, không thể tự kiểm soát được!

Trong nhiều bài trước, tôi đã đề cập đến những điều tai hại do Trung cộng gây nên cho Hoa Kỳ và thế giới, như:

-.* Trung cộng mua đất cạnh phi trường quân sự hoặc cơ quan nguyên tử của Hoa Kỳ; nay bị Hoa Kỳ cấm.

Thế mà trên AsAmNews, ngày 13/Feb/2020@10:06AM, tựa bài của Randll như thế này: “Houstonians rally against anti-Chinese land bill”; mở đầu bằng câu: “Some 300 mostly Chinese Americans marched in Houston this weekend against a bill that would prohibit the purchase of land in Texas by Chinese, Russian, North Korean and Iranian citizens or businesses.”

Mỹ cũng cấm các dân tộc khác không được mua đất chứ không phải Mỹ chỉ cấm một mình Trung cộng, thế thì tại sao lại kết tội Mỹ kỳ thị? Tại sao khi Trung cộng ngang nhiên cho spy balloons xâm phạm không phận Hoa Kỳ, không một người Trung Hoa nào – đang sống tại Hoa Kỳ – phản đối hoặc chỉ trích Trung cộng?

-.* Thuốc Tây và thức ăn tại Mỹ bị “recall” vì nhiễm độc.

-.* SARS và Covid-19 xuất phát từ Trung cộng.

-.* Tình trạng an ninh trên nước Mỹ đã tệ hại đến như thế mà vài thành phố còn “defund the Police” là nghĩa lý gì?!

Tất cả những tệ hại kể trên đã và đang làm cho xã hội Hoa Kỳ bị rúng động một cách dữ dội để rồi sẽ trở nên ... thê thảm như miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 70!

Hôm nay, ngày 15/Feb/2023, tôi thấy trên Bloomberg News câu này: “At a briefing Wednesday, Foreign Ministry spokesman Wang Wenbin repeated Beijing’s view that the Chinese balloon downed by a US jet off the South Carolina coast this month had inadvertently floated over the country after being blown off course. He criticized the Biden administration’s decision to take it out and said the move would have consequences.

“China is strongly opposed to this and will take countermeasures against relevant US entities that have undermined our sovereignty and security to firmly safeguard our sovereignty and legitimate rights and interests,” Wang told reporters at the daily briefing.

Chán thái độ “vừa ăn cướp vừa la làng” của Trung cộng, tôi tìm tin khác và thấy bản tin của Caroline Wagner, ngày 10/Jan/2023@8:55AM, trên UPI News, câu này: “... Since 2000, China has sent an estimated 5.2 million students anh scholars to study abroad. The majority of them studied science or engineering. Many of these students remained where they studied, but an increasing number return to China ...”

Hơn năm triệu sinh viên Trung cộng sang Mỹ du học; một số ở lại Hoa Kỳ (để làm gián điệp và nội tuyến); một số trở về Trung cộng (để phát huy/thực hiện/truyền bá kiến thức đã học được từ Hoa Kỳ)!

Kết quả của sự truyền bá/phát huy/thực hiện của cựu du học sinh Trung cộng từ Mỹ trở về Trung cộng là Trung cộng xây nhiều đảo nhân tạo trên biển Đông; có hàng không mẫu hạm và hạm đội; có phi cơ phản lực; có phi thuyền không gian và bây giờ là spy balloons!

Theo bản tin của Anders HagstromSun, ngày 12, Feb/2023@12:07 PM CST thì: “The U.S. has shot down three aircraft over North America in the past week, with the first being a Chinese spy balloon off the coast of South Carolina on Feb. 4. The second and third are believed to have been smaller balloons, which were shot down over Alaska and Canada, respectively...”

Nhận ra dã tâm của ông Xi Jinping là chỉ muốn “hạ” Mỹ để trở thành “bá chủ toàn cầu”, tôi tự hỏi: Không hiểu ông Bill Gates đã nhận thức được sự “vươn lên” của Trung cộng là “sự thắng lớn cho thế giới” hay chưa? Ông Bill Gates nghĩ gì khi Hoa Kỳ đang bị thù trong/giặt ngoài?

Chán nản, tôi vào TheStreet News và thấy bài của Jeffrey Quiggle, ngày 27/Jan/2023@5:39PM EST, với tựa đề: “Bill Gates Admits He's Not on Same Page as U.S. Politicians Regarding China's Rise”.


Tôi cảm thấy hoảng loạn, tưởng như tôi đang sống tại Saigon vào thời điểm sôi sục nhất của cuộc chiến và đang vừa khóc vừa đọc lời “tuyên bố!” của bà Nguyễn Thị Bình!

Điệp Mỹ Linh

Tại sao vết thương vẫn chưa lành?

Phạm Trần (Danlambao) - Nhìn qua ngoảnh lại, ngày 30/4 lại đến với gần nửa Thế kỷ chia cách trong-ngoài mà sao vết thương dân tộc vẫn chưa lành?

Câu hỏi này không mới mà từ năm 2019, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam kiêm Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài của Nhà nước Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Đình Bin, đã trăn trở: "Sau 15 năm đi vào cuộc sống, Nghị quyết 36 NQ/TW đã được thực thi phần nào, được cộng đồng hoan nghênh, tạo ra khá nhiều đổi thay. Nhưng tôi vẫn buồn: vết thương dân tộc thực sự vẫn chưa lành!!!”

Ông đặt câu hỏi: ”Vì sao, cuộc chiến ác liệt nhất đã kết thúc và đất nước đã thu về một mối hơn 4 thập kỷ mà dân tộc ta, nói cho cùng đều là nạn nhân của sự đô hộ và xâm lược của nước ngoài nói trên, vẫn chưa hòa giải được với nhau? Cũng chính sự đô hộ và xâm lược của nước ngoài đó đã chia ly bao gia đình Việt và cả dân tộc Việt, gây ra cảnh huynh đệ tương tàn trên đất nước ta. Thế mà ta đã hòa giải được với họ, còn chúng ta, anh em một nhà “nhiễu điều phủ lấy giá gương , người trong một nước phải thương nhau cùng”, thì lại chưa hòa giải được với nhau?" (Nguyễn Đình Bin, ngày 21/03/2019)

Thắc mắc của ông Bin, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1944 tại Hải Dương, có lý do nhưng đảng CSVN không nói ra vì không muốn nhận trách nhiệm chủ động trong công tác “hòa hợp, hòa giải” dân tộc. Hơn nữa, trong nội bộ đảng CSVN vẫn tồn tại thành phần “kiêu ngạo Cộng sản”, tự cho mình quyền từ chối đối thoại với những người bại trận. Những người này, tiêu biểu như Nhà nghiên cứu, doanh nhân, luật sư Nguyễn Trần Bạt nói rằng: “Vấn đề hòa giải nên xem lại, bởi vì bài toán xung đột của chiến tranh đã được giải xong rồi, người thắng kẻ thua cũng rõ rồi. Hòa giải là phải có hai bên, vì thế tôi nghĩ bây giờ không có cơ sở nào để đặt ra vấn đề hòa giải. Hòa giải là kết quả của sự thương lượng chính trị của các phe chính thống giai đoạn trước 30-4-1975. Còn hòa hợp là công việc mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm từ năm 1946 đến giờ, là một trong những thành tựu chính trị quan trọng nhất của Đảng cộng sản Việt Nam”. (báo Quân đội Nhân dân, ngày 26/04/2020)

Như vậy, nếu “bên thắng cuộc” mà chỉ muốn “bên thua cuộc” quay về tập hợp dưới trướng cai trị độc tài của đảng CSVN thì làm sao có thể đoàn kết dân tộc được.

NQ-36 – KL-12

Vì vậy, sau 19 năm ra đời của Nghị quyết 36 (NQ-36) “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, ban hành ngày 26/3/2004, mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Vì vậy, Bộ Chính trị phải ra thêm Kết luận 12-KL/TW ngày 12/8/2021 “về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.”

KL-12 nhìn nhận: "Công tác người Việt Nam ở nước ngoài còn một số hạn chế. Có nơi, có lúc công tác người Việt Nam ở nước ngoài chưa được các cơ quan, tổ chức quan tâm đúng mức; công tác nắm tình hình cộng đồng, tham mưu, kiến nghị và phối hợp triển khai chủ trương, chính sách chưa sâu sát, chặt chẽ và kịp thời; chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của đồng bào ta ở nước ngoài.” (Kết luận 12-KL/TW, ngày 12/8/2021)

Do đó, Bộ Chính trị cho rằng “công tác người Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục được triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn”, đặt lên hàng đầu “chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc.”

KL-12 cũng lập lại những gì đã viết trong NQ-36, theo đó: "Đổi mới, đa dạng hoá các hình thức, linh hoạt trong triển khai vận động người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là thế hệ trẻ, gắn bó với quê hương, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nước sở tại, trở thành cầu nối, góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước. Kiên trì vận động những kiều bào còn có định kiến để củng cố niềm tin, yên tâm hướng về Tổ quốc, nhận thức và hành động phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc. Tiếp tục coi trọng, quan tâm hỗ trợ và phát huy vai trò của các lực lượng nòng cốt, những người có uy tín, ảnh hưởng trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.”

Chủ trương này rõ ràng là nhà nước CSVN muốn thao túng hàng ngũ các tổ chức của người Việt ở nước ngoài để kéo họ vào qũy đạo với CSVN.

Nhưng KL-12 cũng như NQ-36 đã không che được bản chất “nói một đường làm một nẻo” của Lãnh đạo, vì ngay đối với người trong nước mà nhà nước chưa “hòa giải” được thì làm sao nói chuyện phải trái với người Việt phải bỏ nước ra đi chỉ vì không sống nổi với chế độ.

Theo ước lượng của các Tổ chức nhân quyền Quốc tế thì Việt Nam đáng giam cầm từ 200 đến 300 tù nhân lương tâm. Những tù nhân nổi tiếng gồm có Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Chí Dũng, Phạm Thị Đoan Trang, Nguyễn Tường Thuỵ,Lê Hữu Minh Tuấn,Trương Châu Hữu Danh và Trần Đức Thạch.

Những người này bị tù vì bị nhà nước cáo buộc có “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Nhưng chính phủ Việt Nam nói bừa rằng ở Việt Nam “không bao giờ có cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà thực chất đó chỉ là những người vi phạm pháp luật.” (báo Quân đội Nhân dân, ngày 25/05/2020)

Chuyện cũ nhai lại

Trong Nghị quyết 36, đảng CSVN tuyến bố: "Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.”

Nhưng cụm từ “cộng đồng” ở đây chỉ nên được hiểu là “cộng đồng thiểu số thân Hà Nội ở nước ngoài”, tập trung ở Nga và Đồng Âu cũ, và ba nước Thái-Campuchea và Lào.

Bên cạnh đó còn có “cộng đồng đa số người Việt” chống Cộng sản bỏ nước ra đi từ biến cố 30/4/1975, phần lớn định cự ở Mỹ, Canada và Úc Đại Lợi.

Trong Nghị quyết 36, đảng CSVN hứa: ”Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.”

Nhưng sự thật là đảng chỉ muốn mở cửa kêu gọi người Việt về nước đầu tư và đem kiến thức khoa học, kỹ thuật về giúp đảng phát triển kinh tế. Theo KL-12 “cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đến nay có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, hơn 80% là ở các nước phát triển.”

Nhưng số vốn đầu tư của Việt kiều vào Việt Nam không nhiều, trong khi số chuyện gia về giúp nước lại càng ít và không thường xuyên.

Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì: ”Tính đến tháng 11/2020 người Việt Nam ở nước ngoài đã có 362 dự án đầu tư theo hình thức ĐTNN tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 1,6 tỷ USD từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó dẫn đầu về số dự án là từ kiều bào Hoa Kỳ, tiếp theo là Pháp, Australia, Trung Quốc và CHLB Đức. Phần lớn các dự án đầu tư của kiều bào tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 143 dự án, vốn đăng ký 725,14 triệu USD, chiếm 39,5% số dự án và 45,2% vốn đăng ký. Các nhà đầu tư Việt Kiều đã đầu tư vào 42/63 địa phương trong cả nước, trong đó dẫn đầu là Hà Nội với 79 dự án, vốn đăng ký 476,8 triệu USD (chiếm 21,8% số dự án và 29,7% vốn đăng ký), tiếp theo là các địa phương Long An, Bình Thuận, Hải Phòng, Đồng Nai và các địa phương khác. Các dự án ĐTNN của kiều bào hoạt động khá hiệu quả, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.”

Vẫn nhạt nhoà

Tuy vậy, vẫn không có nhiều đầu tư của người Việt ở nước ngoài vào Việt Nam. Số chuyên gia vế giúp nước càng khiêm tốn hơn.

Tình trạng này đã được Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Mai Phan Dũng nói với phóng viên báo Báo Điện tử Chính phủ ngày 9/2/2023.

Ông Dũng nói: ”Điển hình chỉ riêng cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã có hơn 150 giáo sư, tiến sĩ có tên tuổi, khoảng 200 kỹ sư gốc Việt hoạt động trong lĩnh vực khoa học vũ trụ, cùng nhiều chuyên gia làm việc trong các ngành khoa học khác.

Số lượng trí thức, chuyên gia, nhà khoa học NVNONN về nước nói chung và hoạt động trong đổi mới sáng tạo còn khiêm tốn, khi chỉ đạt con số chưa đến 0,1% trong tổng số gần 600.000 trí thức NVNONN.”

“Bên cạnh đó”, ông Dũng còn tiết lộ, “việc kết nối giữa kiều bào tiềm năng, có nhu cầu về nước cống hiến và phát triển sự nghiệp, với các bộ ngành, địa phương, các trường đại học, viện nghiên cứu còn khó khăn do thiếu thông tin, hạn chế về cơ chế, ngân sách, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ, xử lý và phản hồi đối với các ý kiến của chuyên gia, trí thức kiều bào…”

Vì vậy ông Mai Phan Dũng đã kiến nghị Chính phủ: ”Công tác thu hút nguồn lực chuyên gia, trí thức kiều bào hỗ trợ công cuộc đổi mới sáng tạo cần củng cố về nhiều mặt."

Ông nói: ”Trước hết là cần thống nhất nhận thức của toàn bộ hệ thống chính trị về chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước về củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó có vai trò của cộng đồng NVNONN…Tiếp đến, cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai cơ chế, chính sách về thu hút, tuyển chọn, trọng dụng, đãi ngộ trí thức NVNONN. Trong đó, cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là NVNONN và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam…”

Ngoài ra, ông Dũng còn đề nghị: "Rà soát để bãi bỏ các thủ tục, quy định không cần thiết hoặc gây khó khăn đối với kiều bào, đặc biệt trong đầu tư, đất đai, thủ tục hành chính, vay vốn, ưu đãi thuế cho trí thức, doanh nhân NVNONN đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, các dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực, các lĩnh vực kinh tế-xã hội ưu tiên…”

Du học sinh

Tuy nhiên không thấy ông Dũng nói gì đến tình trạng du học sinh, sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài đã không chịu về nước. Cho đến thời điểm năm 2022, đã có trên 190,000 sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài, phần lớn ở Châu Âu và bắc Mỹ.

Chính phủ Việt Nam không thống kê số sinh viên “không chịu về nước” sau khi tốt nghiệp, nhưng số này không nhỏ, dù điều kiện ở lại làm việc không dễ.

Có nhiều lý do, nhưng phần dông du sinh cho biết họ không muốn trở về vì khó tìm được việc làm đúng khả năng chuyên môn. Hơn nữa họ còn phái đối phó với tình trạng phe phái và tham nhũng. Vì vậy trong dân gian mới có các câu vè:

Thứ nhất hậu duệ
Thứ nhì quan hệ
Thứ ba tiền tệ
Thứ tư trí tuệ

hay:

Thứ nhất tiền tệ
Thứ nhì hậu duệ
Thứ ba ngoại lệ
Thứ tư đồ đệ

Nguỵ quân - nguỵ quyền

Về phương diện chính trị, sau 48 năm “bằng mặt nhưng chưa bằng lòng” giữa đảng CSVN và người Việt sống lưu vong, thứ ngôn ngữ hàm chứa sự khinh miệt và kỳ thị giữa “kẻ thắng, người thua” vẫn tồn tại trong đầu lãnh đạo. Vẫn còn thái độ phủ nhận chế độ chính trị ở miền Nam trước năm 1975, mặc dù Bộ sách Lịch sử mới của Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã chính thức dùng tên “Chính quyền Việt Nam Cộng hòa và quân đội Việt Nam cộng hòa thay cho khái niệm ngụy quân -ngụy quyền” (theo VOV.VN, ngày 30/08/2017.

PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ, Phó Viện trưởng Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nói với phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam (Voice of Vietnam,VOV): ”Trước đây, trong một số tài liệu và công trình nghiên cứu thường dùng khái niệm ngụy quân, ngụy quyền để chỉ chính quyền Việt Nam cộng hòa hay quân đội Việt Nam cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, trong giới sử học cho rằng, khái niệm đó không hoàn toàn chính xác khi chỉ về một chế độ chính trị đã từng tồn tại trong lịch sử.”

Thế nhưng, trong bài viết “Không thể “đánh bùn sang ao”, phủ nhận lịch sử” trong Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng của báo Quân đội Nhân dân, tác giả Lữ Ngàn đã đổi trắng thay đen với lập luận: ”Theo từ điển tiếng Việt: “Ngụy” là từ chỉ sự vật, sự việc mang tính giả tạo, bất hợp pháp, không chính thống, không được công nhận. Như vậy, “ngụy quân”, “ngụy quyền” là để chỉ đội quân, chính quyền không hợp pháp, không chính thống, không được công nhận. Ngụy quyền Sài Gòn trước năm 1975 là chính quyền tay sai do Mỹ dựng lên. Họ lập ra đội quân công cụ bạo lực của chính quyền tay sai ấy để thực hiện mưu đồ xâm lược nước ta, biến miền Nam nước ta thành thuộc địa.”

Sự thật ai cũng biết, Việt Nam Cộng hòa là một thực thể chính trị hợp pháp được nhiều nước trên thế giới công nhận. Và VNCH chưa bao giờ là “thuộc địa” của Hoa Kỳ như xuyên tạc của CSVN.

Vì vậy, càng không chính xác khi bài báo ngụy biện rằng: ”Đằng sau những luận điểm ngụy tạo, đòi bỏ cách gọi “ngụy quân”, “ngụy quyền”, thực chất là kiểu đánh tráo khái niệm, pha loãng, xét lại, phủ nhận lịch sử, biến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thành cuộc “nội chiến”, “huynh đệ tương tàn”.”

Nhưng nếu miền Bắc không xua quân xâm lược miền Nam thì làm gì có cuộc chiến huynh đệ tương tàn suốt 20 năm (1955-1975) giữa người Việt với nhau; làm gì có trên 5,000 thường dân đã bị thảm sát ở Huế trong cuộc tấn công Mậu Thân 1968 của quân Cộng sản?

Cũng như thế, lịch sử sẽ làm rõ: Bên nào đã gây ra thảm cảnh ngày 30/4/1975 để bây giờ, nửa Thế kỷ sau, vết thương dân tộc vẫn chưa lành? -/-

(02/023)

Dùng tranh biếm họa "rắn ngậm phong bì" làm logo Bộ Y tế, ai bảo hội họa VN kém sáng tạo?

dan lam bao

Hương Khê - Ngày 10/9 vừa qua, tại Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức buổi lễ khai mạc kỳ thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2022. Trên phông của sự kiện xuất hiện hình ảnh logo lạ của Bộ Y tế với hình ảnh con rắn quấn quanh cây gậy theo hình chữ S và ngậm phong bì.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết : Thông tin ban đầu là do trong quá trình làm việc một cán bộ của trường y đã lấy logo trên mạng đưa vào mà không để ý rằng logo này không đúng với logo chính thức của Bộ Y tế.Và bộ y tế đã nhờ công an điều tra làm rõ(1).

Bài báo không nói “một cán bộ của trường y đã lấy logo trên mạng” là mạng nào, ở đâu?

Thực ra bức biếm hoạ con rắn ngậm phong bì là của họa sĩ Babui đăng trên website Đàn Chim Việt, một tờ báo mạng của người Việt tại Ba Lan từ 2013, bỗng đâu lại trở thành nguồn cảm hứng cho ban tổ chức buổi lễ khai mạc kỳ thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2022 của trường đại học Y Hà Nội. Đó là một sáng tạo đáng khen, nó nói lên thực trạng ngành Y hiện nay.

Điều sáng tạo thứ hai là logo của bộ y tế VN là con rắn quấn quanh cây gậy ba vòng, đầu ngoảnh về hướng tây. Còn logo của trường đại học Y Hà Nội trong buổi lễ khai giảng cũng là con rắn quấn quanh chiếc gậy, nhưng chỉ cuốn một vòng hình chứ S, là hình đất nước VN, và đầu hướng về phía Đông, ý nói tình trạng phong bì là trên toàn mảnh đất hình chữ S này, chứ không riêng gì ở một địa phương nào.

Có ý kiến cho rằng: Một cái logo gắn vào tài liệu ôn thi và gắn luôn lên khán đài lễ khai mạc cuộc thi, ắt là có chủ đích rõ ràng. Cái hình ảnh ấy đập vào hàng trăm con mắt, ở cán bộ ôn thi, ở người tổ chức lễ khai mạc, và cả người đi thi.

Vì đó là một gợi ý quan trọng, treo trước mắt người đi thi, rằng muốn đậu thì phải có phong bì. Nếu không có phong bì thì bị đánh trượt, giống như người bệnh không có phong bì thì chỉ có thể chết. Vậy thì cái logo con rắn ngậm phong bì là sự gợi ý có chủ đích và có tổ chức chứ không phải nhầm lẫn.

Nếu không có phong bì thì làm sao một nữ giảng viên đại học ở Đà Nẵng nhờ một sinh viên trong khoa đi thi hộ mà lọt qua các khâu kiểm tra của ban tổ chức, và được cấp chứng chỉ hoàn thành.

Năm 2014, một quyển sách hướng dẫn thi hành bộ luật dân sự do NXB Lao động - Xã hội ấn hành. Trong đó diễn viên hài Công Lý được lấy làm biểu tượng cho quyển sách này.

. Phải chăng chính NXB Lao động-Xã hội muốn nói rằng công lý tại VN chỉ là một diễn viên hài? Mà điều này cũng hoàn toàn đúng trong nền tư pháp hiện nay, khi mà tình trạng oan sai khủng khiếp không chỉ một vài lần mà rất nhiều lần, làm xói mòn lòng tin của nhân dân với ngành tư pháp VN.

Như vụ người tù thế kỷ Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận,vụ Nguyễn Thanh Chấn và vụ Hàn Đức Long ở Bắc Giang.v.v. . Tất cả đều được cho là xử đúng người đúng tội. Tất cả đều nhận tội giết người. Nhưng chỉ khi bắt được hung thủ thực sự của vụ án thì họ mới được minh oan.

Như vụ một thanh niên ăn trộm 1 con vịt về nhậu bị tù 7 năm. Nhưng đối với các quan tham vơ vét hàng trăm hàng ngàn tỷ thì Viện KSNDTC kiến nghị cho nộp tiền khắc phục hậu quả để khỏi xử lý hình sự?

Như thế thì nền tư pháp VN không như trò hề là cái gì?

Trở lại vụ logo của bộ y tế: Nếu bộ y tế muốn chứng minh không có nạn phong bì như logo trong hình, thì bộ y tế có dám mở một cuộc điều tra xã hội học chân thực và khác quan để chứng minh mình bị oan không?

Dám nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh hay quanh co bao biện của ngành Y hiện nay, để từ đó khắc phục yếu kém thì mới hòng tiến bộ được.Xử lý người nói lên sự thật là cách bao che cho những cái sai, để chúng được tiếp tục phát triển là mối nguy cho xã hội.

Lẽ ra phải kịp thời khen thưởng cho người đã đưa hình con rắn ngậm phong bì làm logo của ngành Y trong ngày khai mạc kỳ thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2022 của trường đại học Y Hà Nội mới công bằng.

Vì đã dám nói lên thực trạng nhức nhối của ngành Y hiện nay, điều mà rất nhiều người ăn lương từ tiền thuế của dân, biết mà không dám nói.

Bạn Tuấn Phạn nhận xét như sau:

“Không phong bì lấy gì xây biệt phủ
Toàn diễn hài ru ngủ gạt người dân
Điều tra ư ? Ai chọt mũi kiếm ăn
Bọn lừa đảo còn giả nhân giả nghĩa”

Hương Khê

Ba Đình hốt hoảng: Nửa triệu doanh nghiệp mong vay ưu đãi - Kẻ tẩy chay, người trông chờ


Trần nguyên Thao - Chương trình Phục Hồi Kinh tế hậu CoVid được Ba Đình chính thức ban hành từ cuối tháng Giêng năm 2022, trong đó lấy từ Ngân Sách Nhà Nước 40 ngàn tỷ đồng để hình thành gói hỗ trợ lãi suất 2% được khai triển từ 3 tháng trước, đến nay mới chỉ cho vay được 550 khách hàng, số nợ được hỗ trợ lãi suất trong khoảng 4.300 tỷ đồng; tính ra số tiền hỗ trợ lãi suất cho đến cuối tháng 8/2022 khoảng 13,5 tỷ đồng.

Gói hỗ trợ lãi suất 2% từng được Ba-Đình thổi phồng như chiếc “phao cứu sinh” giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau đại dịch Covid-19. Thế nhưng, nguyên tắc căn bản đang áp dụng là, phải “đáp ứng” đủ điều kiện an toàn trong hồ sơ vay nợ, không phải cứ có khó khăn là được hỗ trợ. Gói hỗ trợ 2% lãi suất đang trong tình huống “người trong muốn thoát, kẻ ngoài mong vô”.


Ngược dòng thời gian, gói hỗ trợ lãi suất 17.000 tỷ đồng năm 2009 để lại nhiều hệ quả thê thảm đã khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Tài Chính kỳ này đưa ra các biện pháp và điều kiện kiểm soát rất khắt khe.

Các năm gần đây, tín dụng tại Việt Nam là một lãnh vực khá phức tạp, nhiều “lỗ hổng”. Nhà điều hành chính sách thuộc NHNN hay Bộ Tài Chánh đều biết, nhưng chỉ cảnh giác mà không ban hành biện pháp cứng rắn ngăn chặn:

Thực trạng rõ nhất là 2,33 trệu tỷ đồng tín dụng trong khu vực Bất Động Sản (BĐS), có đến 1,55 triệu tỷ đồng vay với mục đích để tự sử dụng, tương đương 66,3%, còn lại chỉ có 786 ngàn tỷ đồng dùng cho mục đích kinh doanh BĐS, tương đương 33,7%. Không có tài liệu nào giải thích rõ “tự sử dụng” 1,55 triệu tỷ đồng là chi tiêu vào những mục gì. Công chúng muốn biết, Nhà Nước ém nhẹm, làm ngơ, không nói ra.

Do lỗ hổng pháp lý của thị trường trái phiếu quá lớn nên Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) đã cấu kết với doanh nghiệp BĐS phát hành trái phiếu thông qua ngả “phát hành chui” (tức không niêm yết). Ngay cả khi doanh nghiệp mất khả năng trả nợ vẫn phát hành trái phiếu bán ra cho dân thu tiền thanh toán nợ ngân hàng và còn ít đầu tư. Sau đó, họ thổi giá bất động sản lên để đẩy hàng đi mà thu lời khỏa lấp khoản nợ khổng lồ. (https://vanhoimoi.org/?p=14640)

Hiện nay, NHNN lại đặt ra các tiêu chuẩn quá “khắt” đẩy phần lớn Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ (DNVVN) vào thế không có “khe” nào để lọt qua, dẫn đến tình huống gói vay ưu đãi không có khách hàng khiến Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) “hốt hoảng” vội ra chỉ thị “lập đường dây nóng” tại các Tổ Chức Tín Dụng (TCTD) để giải quyết kịp thời và bịt kín mọi lời kêu ca, phàn nàn của doanh nghiệp lọt vào tai các cơ quan truyền thông về việc không tiếp cận được gói ưu đãi từ các Ngân Hàng Thương Mại (NHTM).

Mới có 550 hồ sơ vay vốn ưu đãi được chấp thuận, nếu tính tỷ lệ, thì cũng còn gần 99% trong số 541.753 DNVVN cho đến nay “vẫn chưa” tiếp cận được gói ưu đãi 2% lãi suất. Khối DNVVN từng góp 40% GDP, nộp ngân sách Nhà Nước 30%, thu hút 60% lao động trong nền Kinh Tế đang nhìn rõ thực tế “Gói hỗ trợ lãi suất 2% là chiếc “phao vàng” chỉ dành cho Doanh Nghiệp “khỏe”. Bởi vì những “kẻ yếu” trong DNVVN sau 2 năm gánh chịu nạn “cát-cứ” [1] cùng với đại dịch CoVid giầy vò kiệt sức là lỗi tại nhà cầm quyền gây ra cái “chết lâm sàng” cho hàng trăm ngàn công ty nhỏ; đám còn lại thì thoi thóp không đủ năng lực minh chứng trong hồ sơ vay nợ!


Đại diện các NHTM tiết lộ một sự thật rất mới: nhiều doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ nhưng lại tẩy chay tín dụng ưu đãi bởi họ lo ngại sau khi vay lãi suất ưu đãi phải chấp nhận các thủ tục hậu kiểm, thanh tra của các cơ quan Nhà Nước. Gặp “quan tham” thanh tra bắt ngưng công việc để chờ “bôi trơn” thì rất tốn kém để mở lại dây chuyền sản xuất. [2]

Tỷ lệ tín dụng lưu hành toàn nền Kinh Tế Việt Nam năm 2022 được giới hạn ở mức 14%. Giai đoạn từ đầu năm 2022 tới ngày 26-8-2022, tín dụng đã tăng 9,91%, tương đương 11,768 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ còn lại “rất hạn chế” vào khoảng 4,09%. Theo tính toán của Saigon Securities Incorporation (SSI), ngân khoản còn lại chỉ tương đương 457 ngàn tỷ đồng.

Trong số tiền còn lại 457 ngàn tỷ đồng, trên nguyên tắc, vùng Kinh Tế Saigon kỳ này được cấp thêm khoảng 150.000 tỷ đồng vốn tín dụng. Nhưng thực tế cho đến 15 tháng 8, các NHTM đã cho Doanh Nghiệp Saigon vay 276,06 tỷ đồng thuộc gói hỗ trợ lãi suất 2%. Riêng tháng 8, doanh số cho vay chỉ được 276,44 tỷ đồng cho 17 khách hàng. Số tiền hỗ trợ lãi suất khoảng 480 triệu đồng. [3]

Sau nhiều tháng trù trừ, ngày 8 tháng 9, Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) đã dùng ngân khoản “còn lại” khoảng 457 ngàn tỷ đồng để phân bổ tín dụng không đồng đều cho 15 trong số 49 Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) đang hoạt động tại Việt Nam. Lần phân bổ tín dụng này được căn cứ vào “bảng xếp hạng” về khả năng quản trị kinh doanh, an toàn vốn và góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng của các NHTM để được “đề danh” trong kỳ chọn lựa này.

Sacombank (STB) là ngân hàng được giao thêm hạn mức tín dụng cao nhất là 4%, trong khi BIDV và VietinBank chỉ được cấp thêm 0,7%. Còn lại 12 NHTM khác thì nơi cao nhất là 3,5%, thấp hơn là 1,2%, gói gọn trong số tiền nói trên.

Mức giới hạn tín dụng ở tỷ lệ 14% được NHNN biện bạch là để “duy trì mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vỹ mô là nhiệm vụ cao nhất trong giai đoạn hiện tại”.

Việt Nam hiện có 49 ngân hàng, bao gồm: 31 ngân hàng Thương Mại Cổ Phần, 4 ngân hàng 100% vốn nhà nước, 2 ngân hàng chính sách, 2 ngân hàng liên doanh, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 1 ngân hàng hợp tác xã. Trong tổng số NHTM hoạt động tại Việt Nam, có đến 69% không được phân bổ thêm tín dụng lần này.


Cho dù không chính thức nói ra, nhưng trong cách phân bổ tín dụng lần này theo tiêu chuẩn thượng dẫn, NHNN đương nhiên xác nhận 34 NHTM còn lại tại Việt nam kém “khả năng quản trị, thiếu an toàn vốn và không góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng”. Thực tế này diễn tả tình trạng “an toàn vốn” của đa phần NHTM khá mong manh, dễ dẫn đến khủng hoảng tài chánh tại Việt Nam.

Dù cho có đường dây nóng cũng chưa bịt được hoàn toàn lời kêu ca: Ông Nguyễn Tiến Đạt - Giám đốc Công ty Du lịch AZA nhận định “Cho dù nới room tín dụng thì chúng tôi vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn từ phía các NHTM. Bởi, trong hai năm do dịch COVID-19, chúng tôi vẫn thuộc diện có lịch sử làm ăn không hiệu quả. Trong khi các NHTM yêu cầu doanh nghiệp phải có lãi trong 3 năm liên tục. Đây là đòi hỏi mà không thể có DNVVN nào đáp ứng được”.

Nhận định về thực trạng này, Phó chủ tịch Hiệp hội DNVVN tại Thủ Đô Hà-nội, Mạc Quốc Anh cho biết, “Trên thực tế, tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp đã cầm cố trong 2-3 năm trở lại đây. Trong khi đó, các phương án kinh doanh của họ cũng khó khăn khi giá năng lượng tăng cao, nguyên vật liệu đầu vào tăng giá trên 25%, chuỗi cung ứng đứt gãy, thị trường bó hẹp khi chi tiêu của người dân hạn chế. Để được ngân hàng cho vay vốn là rất khó khăn. Nếu tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp sẽ đi vào ngõ bí, thậm chí có thể bị phá sản, không thể tồn tại được”. [4]

Trong trường hợp DNVVN không tiếp cận được nguồn vốn qua tín dụng nơi NHTM thì buộc họ phải xoay sang mượn vốn với lãi vay khá cao nơi các công ty tài chính công nghệ Fintechs hay Ngân Hàng Số Digital Challenger Banks. Thực tế này mà diễn ra ồ ạt, thì khối NHTM mất hàng trăm ngàn khách hàng từ các DNVVN. (https://vanhoimoi.org/?p=14994)

Áp lức tăng lãi suất vay vốn hiện rất lớn, không những tiền đồng mà cả cho Mỹ kim. Công ty chuyên xuất khẩu thủy hải sản đi châu Âu, cho biết, lãi suất vay đồng bạc Xanh hiện là 4,5% mỗi năm, thay vì 2,8% như trước. Thậm chí có NHTM báo lãi vay Mỹ kim tới 5,5% một năm. Lãi suất vay Mỹ kim tăng trên 100% so với năm ngoái.

 

Một số khách hàng cá nhân vay đồng nội tệ mua nhà nói rằng đã phải trả lãi ở mức 11%-13% một năm, thậm chí 13,5% mỗi năm chứ không còn được NHTM ưu đãi lãi suất 6 tháng hay 1 năm như trước.

Trong trường hợp không thể ngăn đà lạm phát leo thang, NHNN chắc chắn phải thắt chặt tiền tệ để kìm áp lực lạm phát bằng cách tăng lãi suất và thắt lại cung tiền.

Tình trạng “bí lối” đang diễn ra cho toàn Doanh Nghiệp Việt Nam, cách riêng với DNVVN. NHNN và nhiều cơ quan, trong đó có cả USAID của Mỹ đang ra sức bàn thảo để “up-grade” 25 quỹ Bảo Lãnh Tín Dụng (BLTD) đang hoạt động cầm chừng từ năm 2002, với khoảng 2.450 khách hàng trong giới DNVVN, doanh số tín dụng bảo lãnh tính đến cuối năm 2021 mới dưới 5000 tỷ đồng. Nguồn lực tài chính của các quỹ BLTD tương đối hạn chế từ ngân sách địa phương.

Doanh số của 25 quỹ BLTD hiện tại chả thấm gì với nhu cầu 541.753 DNVVN đang mong được cứu sinh sau mấy năm bị đai dịch CoVid-19 vùi giập.


Tham khảo:

25 tiểu đoàn cùng 30 ngàn lính Nga ở Kherson có nguy cơ bị tiêu diệt


Hương Khê - Tình hình tại Kherson hiện đang rất nóng. Hiện tại đàm phát rút quân của Nga ở Kherson đã thất bại. 25 tiểu đoàn tác chiến tinh nhuệ Nga ở Kherson với 30.000 quân đang bị xiết vòng vây hàng giờ. Mũi gần nhất chỉ còn cách trung tâm Kherson 14km.

Ukraine dùng Himars chặn đường rút, tiếp viện của Nga. Phía Nga đang điên cuồng ném bom, tấn công tên lửa vào điện, đê,đập hòng giải cứu

Khả năng cao Ukraine muốn đặt cược sinh tử tiêu diệt hết hoặc bắt sống toàn bộ 30.000 quân chủ lực tại Kherson chứ ko để rút chạy như izium.

Ukraine đặt cược vào Chiến thắng trận này sẽ đâm 1 nhát chí mạng vào lực lượng Nga. Vì Nga đã tập trung binh lực tốt nhất nhằm thủ kherson trước đòn tấn công nghi binh đầu tháng 9 .

Đây sẽ là trận quyết định của Mùa Thu năm nay. Mỹ đã bơm thêm cho U gần 5 tỷ usd vũ khí để phục vụ cho trận này. Mất toàn bộ 25 tiểu đoàn thì chưa chắc tính mạng Putin đã giữ được.

Trong một diễn biến khác. Báo chí quốc doanh VN mặc dù được lệnh bênh Nga hết sức. Nhưng trước những thắng lợi dồn dập của Ukraine thì cũng không thể im lặng, mặc dù vẫn lòi đuôi định hướng dư luận.

Tờ Thanh Niên ra sáng nay(16/9) có bài: “Mỹ, Đức tiếp tục ‘bơm’ vũ khí cho Ukraine”.

Theo đó: “Mỹ viện trợ quân sự thêm 600 triệu, còn Đức cung cấp thêm 2 hệ thống rốc két phóng loạt MARS II và 50 xe bọc thép chở quân cho Ukraine.

Hãng AFP ngày 16.9 đưa tin Nhà Trắng thông qua gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 600 triệu USD, trong bối cảnh Mỹ tăng cường hỗ trợ nỗ lực phản công của nước này đối với lực lượng Nga.

Gói viện trợ mới gồm các thiết bị, dịch vụ và huấn luyện về quân sự, nhưng chưa rõ chi tiết về những vũ khí sẽ được cung cấp. Đến nay, Mỹ đã cung cấp hơn 15 tỉ USD viện trợ quân sự cho Ukraine”.

Nga dãy dụa trong cơn tuyệt vọng và hù Mỹ.

“Ngày 15.9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết nếu Mỹ quyết định cung cấp những tên lửa tầm xa cho Ukraine thì sẽ vượt qua “lằn ranh đỏ” và trở thành “một bên trong xung đột”.

Trong cuộc họp báo, bà Zakharova nói thêm rằng Nga “có quyền bảo vệ lãnh thổ”. Mỹ đã công khai cung cấp rốc két GMLRS cho Ukraine với tầm bắn lên đến 80 km. Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) có thể dùng để bắn tên lửa ATACMS có tầm bắn lên đến 300 km.

Lằn ranh đỏ lần này của Nga do phát ngôn viên đưa ra chứ không như các lần trước do Putin nói. Nó rất nực cười ở chỗ không cho phép Mỹ viện trợ cho Ukraina các loại đạn pháo xa hơn 80km?

Họ còn viện cớ rằng Ukraina đã cam kết không đánh vào lãnh thổ Nga?

Rõ ràng Nga rất lo sợ Ukraina thừa thắng xốc tới đánh tràn cả sang lãnh thổ Nga.

Trước đây Nga nhiều lần đưa con ngáo ộp hạt nhân ra đe dọa, nhưng chẳng ai thèm sợ một con gấu bông điên cuồng và tham lam cả.

Trong một diễn biến khác, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht cho hay nước này sẽ cung cấp thêm 2 hệ thống rốc két phóng loạt MARS II và 200 quả rốc két cho Ukraine.

“Dự kiến việc huấn luyện cho phía Ukraine cũng bắt đầu trong tháng này. Ngoài ra, Đức sẽ gửi 50 xe chở quân bọc thép Dingo cho Ukraine, loại xe Đức sử dụng nhiều trong các chiến dịch quân sự của NATO ở Afghanistan”

Tin mới nhất: Quân đội Nga ở Kherson tuyệt vọng liên lạc với quân Ukraine xin đầu hàng.

Tính mạng Putin ngàn cân treo sợi tóc sau vụ ám sát hụt


1. Ukraine tiếp tục “phản công sấm sét” ở phía đông và nam.

Trong ngày thứ 203 của chiến sự, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bất ngờ đến Kharkiv, trong bối cảnh lực lượng nước này đang thừa thắng xông lên ở phía đông và phía nam.

Hãng Reuters ngày 14.9 đưa tin Ukraine muốn mở rộng đợt “phản công sấm sét” đến khu vực phía đông và phía nam.Theo cố vấn Oleksiy Arestovych của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, lực lượng Ukraine hiện đang nhằm vào thị trấn Lyman do Nga kiểm soát tại tỉnh Donetsk, đồng thời nhắm đến việc giành lại lãnh thổ tại vùng Luhansk lân cận.

“Đó là điều họ (Nga) sợ nhất, chúng tôi sẽ giành lại Lyman và tiến đến Lysychansk và Severodonetsk”, ông phát biểu.

Trang Kyiv Independent dẫn lời Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho hay lực lượng nước này đang củng cố tại những vùng lãnh thổ vừa giành lại được, nhằm đề phòng trường hợp bị phía Nga chiếm lại.

Tại miền nam, phát ngôn viên Natalia Humeniuk của Bộ Tư lệnh chiến dịch miền nam cho hay gần như toàn bộ tỉnh Kherson hiện nằm dưới sự kiểm soát hỏa lực của Ukraine.

Giới chức Ukraine cho hay Nga phóng 8 tên lửa hành trình vào thành phố Kryvyi Rih ở miền nam trong ngày 14.9, nhằm cắt nguồn cung cấp nước, nhưng không thành công.

Tổng thống Ukraine đến Kharkiv

Hãng AFP ngày 14.9 đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bất ngờ thăm thành phố chiến lược Izium tại tỉnh Kharkiv do lực lượng nước này vừa giành lại, đồng thời cam kết sẽ “chiến thắng”.

Chuyến thăm diễn ra vào thời khắc quan trọng sau hơn 6 tháng chiến sự, khi phía Ukraine đẩy lùi lực lượng Nga tại Kharkiv và tiếp tục gây áp lực lên những khu vực tiền tuyến.

“Lá cờ xanh vàng của chúng ta đang bay trên Izium đã hết bị chiếm. Và nó sẽ như thế tại mỗi thành phố, làng mạc của Ukraine. Chúng ta đang di chuyển chỉ theo một hướng, về phía trước và hướng đến chiến thắng”, ông phát biểu.

Hình ảnh do văn phòng của ông đưa ra cho thấy nhà lãnh đạo Ukraine được nhiều cận vệ bảo vệ, khi ông chụp ảnh với các binh sĩ và cảm ơn họ tại lễ thượng cờ.

Trong bài phát biểu tối 13.9, ông Zelensky cho biết phía Ukraine đã giành lại khoảng 8.000 km2 lãnh thổ,

2. Xác UAV Iran ở Ukraine

Bộ Quốc phòng Anh dẫn thông tin tình báo cho thấy UAV thuộc dạng tấn công cảm tử và từng được sử dụng ở Trung Đông. Việc Ukraine bắn hạ UAV này gần tiền tuyến cho thấy Nga dùng UAV như là vũ khí chiến thuật, khác hẳn những dòng vũ khí chiến lược cho phép thọc sâu hơn vào lãnh thổ Ukraine.

Tờ The Guardian dẫn nhận định của tình báo Anh cho rằng Nga gần đang chuyển sang sử dụng vũ khí từ các nước như Iran và CHDCND Triều Tiên trong lúc kho vũ khí/khí tài hao hụt.

Báo Đức Bild cũng đưa tin xác UAV Shahed-136 cảm tử đã được tìm thấy tại thị trấn Kupiansk, gần Kharkiv. Sự tồn tại của dòng UAV này lần đầu tiên được Iran công bố năm 2021, thời điểm đó phía Tehran mô tả đây là dòng vũ khí có độ chính xác cao.

3. Nga phản ứng về dự thảo an ninh mới của Ukraine

Ukraine vừa công bố một tài liệu trong đó có nhiều đề nghị về việc đảm bảo an ninh cho nước này nhằm phòng ngừa nguy cơ bị tấn công trong tương lai. Tài liệu được cho đóng vai trò xây dựng Hiệp ước an ninh Kyiv, do Chánh văn phòng tổng thống Ukraine Andriy Yermak và cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đồng soạn thảo.

Theo nội dung tài liệu, các tác giả kêu gọi ký kết Hiệp ước an ninh Kyiv giữa Ukraine và những nước đảm bảo an ninh gồm: Mỹ, Anh, Canada, Ba Lan, Ý, Đức, Pháp, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Bắc Âu, Baltic và Trung Âu. Nga không được nêu tên trong danh sách này.

Mặt khác, tài liệu nêu rõ ràng những cam kết an ninh này sẽ không thay thế cho khát vọng gia nhập NATO của Ukraine, đồng nghĩa ngay cả khi nhận được sự bảo trợ nói trên thì Kyiv vẫn không từ bỏ ý định gia nhập NATO, điều đã được đưa vào hiến pháp Ukraine.

Trước sự kiện này, Nga lại đưa luận điệu cũ mèm ra dọa nhưng chẳng dọa được ai. Rằng những đề xuất trên là “sự khơi mào” cho Thế chiến 3.

4. Báo quốc doanh nói gì?

Trước sự kiện Nga đang thua liểng xiểng trên chiến trường Ukraine, tờ Thanh niên 13/09/2022 có bài:

“Nghi vấn về năng lực thật sự của Nga sau việc Ukraine đoạt lại Kharkiv quá nhanh”

Theo đó: “Tốc độ phản công của quân đội Ukraine ở tỉnh miền đông Kharkiv đang diễn ra với tốc độ có thể nói là “chóng mặt”, gây hoài nghi về sức mạnh quân sự khổng lồ như họ rêu rao, theo Đài Al-Jazeera.

Chuyện gì đang xảy ra ở miền nam?

Hàng chục thị trấn và làng mạc được Ukraine giải phóng khỏi sự kiểm soát của lực lượng Nga. Tổng cộng Ukraine chỉ mất vài ngày để lấy lại hơn 20 thị trấn và làng mạc ở vùng Kharkiv. Quân Nga tháo chạy về hướng đông và hầu như chẳng chống cự gì mấy.

Vì thế, tốc độ tiến quân khá dễ dàng của các lực lượng Ukraine cũng khiến một số nhà quan sát hoài nghi về năng lực quân sự lâu nay của Nga.

Bên cạnh đó, bà Nataliia Humeniuk, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh miền nam Ukraine hôm 12.9 cho hay quân Ukraine đã giải phóng các khu định cư ở Vysokopillya, Novovoznesenske, Bilohirka, Sukhyi Stavok và Myrolyubivka. Khu vực này chiếm diện tích 500 km2 của tỉnh Kherson.

Cùng ngày, những hình ảnh và video clip ghi nhận cho thấy các đơn vị Ukraine đã vượt qua sông Siverskiy Donets và kiểm soát thị trấn Svyatohirsk ở vùng Donetsk.

5. Thay tướng vì thua đau

Một ngày trước, Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo Nga đã thay thế vị trí tư lệnh Quân khu miền Tây. Theo đó, trung tướng Oleksander Lapin đã đảm nhiệm vai trò của trung tướng Roman Berdnikov chỉ sau 17 ngày.

Ông Berdnikov chỉ mới được bổ nhiệm vào ngày 26.8. Ukraine cho rằng sự thay đổi nhân sự lãnh đạo lần này có liên quan đến thất bại của lực lượng Nga tại tỉnh Kharkiv của Ukraine gần đây.

6. Putin chết hụt.

Báo Daily Mail của Anh ngày 15/9 đưa tin Putin vừa bị ám sát hụt

Chiếc xe limousine của Putin phát ra "một tiếng nổ lớn" trong vụ được coi là "mưu toan ám sát" nhưng nhà lãnh đạo Nga không hề hấn gì, báo Daily Mail của Anh dẫn một nguồn tin cho hay.

Kênh General SVR Telegram dẫn nguồn tin cho biết, đoàn xe của Putin bao gồm 5 chiếc xe bọc thép, trong đó chiếc thứ ba chở Putin.

General SVR là kênh Telegram thường xuyên đăng tải thông tin nội bộ rò rỉ về Putin và Điện Kremlin.

Trên đường đến nơi cư trú, cách đó vài km, chiếc xe hộ tống đầu tiên bị xe cứu thương chặn lại, và chiếc xe hộ tống thứ hai chạy vòng qua một chướng ngại vật xuất hiện đột ngột trên đường.

Chiếc xe limousine của Putin phát ra “tiếng nổ lớn”, kèm theo “màn khói” ở bánh trước bên trái, nhưng chiếc xe đã đến nơi an toàn.

Putin được ghi nhận không hề hấn gì nhưng đã có nhiều vụ bắt giữ từ cơ quan an ninh Nga.

Theo một tuyên bố, chiếc xe của Vladimir Putin đã bị “tấn công” trong vụ âm mưu ám sát.

Các chi tiết về vụ tấn công “được bảo mật”.

Trước đó báo Hà Nội mới ngày 6/9 đưa tin siêu xe của ông Putin bị đâm nát, tài xế tử vong

Chiếc siêu xe của Tổng thống Nga Putin bị đâm nát khiến tài xế tử vong tại chỗ.

Daily Mail ngày 5/9 đưa tin, chiếc siêu xe chính thức của Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa dính vào một vụ tai nạn ở thủ đô Moscow khiến tài xế tử vong ngay tại chỗ.

Video gây sốc về vụ tai nạn này đã được máy quay giám sát an ninh ghi lại gây sự chú ý đặc biệt trong dư luận.

Hình ảnh từ video do Daily Mail đăng tải cho thấy người lái xe ưa thích và tin cậy của ông Putin đã thiệt mạng ngay lập tức trong vụ đâm xe kinh hoàng này. Khi đó, nhà lãnh đạo Nga may mắn không có mặt trên xe.

Tạm kết.

Qua những vụ việc trên cho thấy tên độc tài khát máu Putin có thể mất mạng bất cứ lúc nào, dù hắn chui rúc ở đâu.

Khi mà quân Nga đang sa lầy trên chiến trường càng đánh càng thua. Khi mà nhiều tiếng nói trong giới cầm quyền đòi Putin từ chức. Khi mà những vụ ám sát liên tục xảy ra, thì tính mạng Putin giời như ngàn cân treo sợi tóc.

Trước tình hình Nga bất bại nặng nề tại chiến trường Ukraine, cựu Tư lệnh Lục quân Châu Âu của Mỹ là Trung tướng Ben Hodges cảnh báo phương Tây “cần chuẩn bị cho sự sụp đổ của Nga”


Hai vấn đề nan giải sau quyết định ân giảm án cho tử tù Đặng Văn Hiến


Nguyễn Ngọc Chu

1. Tin vui chưa trọn vẹn

Hôm nay truyền thông đưa tin, Chủ tịch nước ký quyết định ân giảm từ án tử hình xuống án chung thân cho tử tù Đặng Văn Hiến.

Sau mấy năm không ngừng kêu oan, với sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức và công luận, cuối cùng Đặng Văn Hiến thoát án tử hình. Thoát án tử hình, là tin vui cho Đặng Văn Hiến và người thân, là "thành tựu" khiêm tốn của những ai tham gia và lên tiếng bảo vệ công lý cho Đặng Văn Hiến. Nhưng đó là một tin vui chưa trọn vẹn, một "thành tựu" mặn chát đắng cay.

Toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng. Vì toàn vẹn lãnh thổ mà bao thế hệ người Việt Nam, đời nối đời, phải ngã xuống. Vì toàn vẹn lãnh thổ mà cả dân tộc Ukraine hiện đang cầm súng để giải phóng đất đai khỏi sự chiếm đóng của kẻ xâm lược.

Nhưng muốn có toàn vẹn lãnh thổ quốc gia thì trước hết phải có toàn vẹn lãnh thổ gia đình. Vì toàn vẹn lãnh thổ gia đình mà luật pháp Hoa Kỳ cho phép người dân quyền giữ súng và bắn bỏ bất cứ ai đến xâm chiếm đất đai bất hợp pháp. Quyền bất khả xâm phạm đất đai thiêng liêng đến mức, dù đã có bao nhiêu vụ nổ súng giết người, Luật pháp Mỹ vẫn bảo vệ quyền có súng của người dân.

Bảo vệ đất đai là thiêng liêng. Đặng Văn Hiến là người dám bảo vệ đất đai. Đặng Văn Hiến là người dám bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ gia đình. Án chung thân vẫn không công bằng đối với Đặng Văn Hiến.

2. Hai vấn đề nan giải cần giải

1. Quyền sở hữu đất đai là thiêng liêng. Từ vụ án Đặng Văn Hiến, Đoàn Văn Vươn, Dương Nội, Thủ Thiêm, Đồng Tâm và hàng vạn vụ tranh chấp đất đai khác cho thấy sự bức thiết phải SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤT ĐAI để đảm bảo quyền TƯ HỮU ĐẤT ĐAI của người dân.

2. Từ các vụ án oan Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn, Đặng Văn Hiến, Hồ Duy Hải… cùng hàng vạn vụ án oan khác, có tên và không tên, cho thấy sự cấp thiết phải CẢI CÁCH TƯ PHÁP để tiến đến nền TƯ PHÁP ĐỘC LẬP. Chỉ khi có nền TƯ PHÁP ĐỘC LẬP thì các vụ án oán mới thuyên giảm. Không có nền TƯ PHÁP ĐỘC LẬP án oan ngày một gia tăng.

TƯ HỮU ĐẤT ĐAI và TƯ PHÁP ĐỘC LẬP là hai vấn đề lớn không dễ giải trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay. Nhưng muốn cho đất nước hùng cường, nhân dân hạnh phúc, thì nhất thiết phải đối mặt với TƯ HỮU ĐẤT ĐAI và TƯ PHÁP ĐỘC LẬP.

Putin đang bị dồn vào chân tường


Hương Khê - Chiến thắng vang dội của Ukraine trong những ngày vừa qua đã làm nức lòng nhân dân Ukraine, gây chấn động dư luận thế giới. Đồng thời cũng làm nội bộ nước Nga bị phân hóa và chia rẽ nặng nề, sâu sắc.

Tại VN, hơn 800 tờ báo quốc doanh mặc dù được giao nhiệm vụ định hướng dư luận là Nga đang thắng như chẻ tre. Nay đã 200 ngày trôi qua mà trước mặt Putin cuộc chiến đang đi vào bế tắc, sa lầy không lối thoát.

Trước những thắng lợi giòn dã của Ukraine, báo chí đành phải rón rén, rụt rè đưa tin một cách miễn cưỡng về sự thất bại nhục nhã của Nga. Vì nếu không nói thì tự mình đào thải vì dân biết hết rồi. Nhưng vẫn thòng cái đuôi là Nga sẽ vượt qua khó khăn và cuối cùng sẽ giành thắng lợi. giành thắng lợi.

Về sự chia rẽ trong nội bộ nước Nga, dù bị đàn áp bắt bớ tàn khốc, nhưng những những tiếng nói chống đối cuộc chiến phi nghĩa đang nổi lên ngày càng mạnh mẽ.

Đáng chú ý là các dân biểu từ quê hương Putin và tại thủ đô Nga đã đồng loạt lên tiếng mạnh mẽ đòi Putin từ chức.

Tại 18 quận thành phố của Moscow và Saint Petersburg, các đại biểu đã ký công khai yêu cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin từ chức.

“Chúng tôi, các đại biểu thành phố của Nga, tin rằng các hành động của tổng thống Vladimir Putin có hại cho tương lai của Nga và công dân. Chúng tôi yêu cầu Vladimir Putin từ chức Tổng thống Liên bang Nga ”, theo yêu cầu, được công bố bởi Ksenia Thorstrom, phó chính quyền thành phố của Quận Semenovsky ở Saint Petersburg.

Danh sách các bên ký kết cũng bao gồm:

· Andrei Moiseykin, Quận Dvortsovy (Saint Petersburg)
· Dmitry Markevich, Quận Liteyny (Saint Petersburg)
· Roman Volga, Kolpino (Vùng Leningrad)
· Vitaly Bovar, Quận Vladimirsky (Saint Petersburg)
· Sergey Samusev, Quận 15 (Saint Petersburg)
· Alexander Budberg, Moskovskaya Zastava (Saint Petersburg)
· Dmitry Baltrukov, Quận Smolninskoye (Saint Petersburg)
· Anna Karulicheva, Quận Narvsky (Saint Petersburg)
· Valery Shaposhnikov, Quận Vladimirsky (Saint Petersburg)
· Galina Filchenko, Quận Tverskoy (Moscow)
· Timofey Nikolaev, Quận Lomonosovsky (Moscow)
· Olga Shtatskaya, Quận Lomonosovsky (Moscow)
· Yulia Shcherbakova, Cheremushki (Moscow)
· Vasily Khoroshilov, Quận Akademichesky (Moscow)
· Margarita Sharipova, Ramenki (Moscow)
· Vladimir Volokhonsky, Quận 72 (Saint Petersburg)
· Olga Fattush, Gavan (Saint Petersburg)
· Ekaterina Silaeva, Severnoye Izmaylovo (Moscow)

Trước đó, Phó Hội đồng quận Lomonosovsky ở Moscow cũng đã kháng nghị ông Putin yêu cầu ông từ chức. Như các đại biểu đã chỉ ra, "mọi thứ đã đi xuống phía nam" bắt đầu từ nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Putin.

Trong khi đó, các đại biểu thành phố Smolninskoye ở Saint Petersburg tuyên bố ý định đệ trình đề nghị lên Duma Quốc gia để buộc tội ông Putin vì tội phản quốc gây ra cuộc chiến ở Ukraine. Theo các tác giả, hành vi của anh ta thuộc Điều 93 của Hiến pháp Nga về việc luận tội. Thủ tục luận tội ở Nga ngụ ý rằng tổng thống có thể bị cách chức nếu Duma Quốc gia buộc tội họ phản quốc hoặc các tội nghiêm trọng khác(1).

Xem ra ngày tàn của tên độc tài khát máu Putin chẳng còn bao xa. Còn các con vẹt cuồng Nga tại VN như Lê Văn Cương, Lê Thế Mẫu thì bỗng dưng câm bặt, chẳn thấy hùng hổ sủa tầm bậy như trước nữa.


Chú thích: