Chuyện cờ đỏ và lịch sử nước Nam

Bảo Giang (Danlambao) -  Ngày nay, xem ra mọi người Việt Nam đều có chung một câu kết luận là: Kẻ thù duy nhất của dân tộc và đất nước Việt Nam hôm nay là tập đoàn đảng cộng sản Hồ chí Minh. Chính thành phần này là những kẻ đang tàn phá non sông và phẩm giá Việt Nam.
 
Sự khác biệt trong giáo dục
 
“Tôi là một người Trung Quốc chứ không phải là một người An Nam (Việt Nam) và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc” (18-12-1924). Bạn có ý kiến gì khi đọc lời công bố này? Hỏi xem, những đồ tôn, đồ tử viết sử cho Hồ Chí Minh và tập đoàn CS/VN giải thích ra sao về lời công bố xác định lý lịch của chính Hồ Chí Minh tự viết? Y là ai? Một người Việt Nam yêu nước hay là kẻ giết mướn vì tiền? Câu trả lời chính là lá thư Hồ Chí Minh viết cho Stalin đề ngày 31/10/1952.
 
Kế đến, “sử da” CSVN viết: Diệm lê máy chém đi khắp miền nam trong nhiều năm và giết rất nhiều người yêu nước”. Kết quả, ngày nay người ta chỉ chứng minh được là cái máy chém của Pháp để lại ấy đã chém đầu một kẻ duy nhất tên là Hoàng Lệ Kha, một tên cộng sản có thành tích bất hảo, phá rối trật tự và cướp của giết người ở Tây Ninh (giống trường hợp Bảy Lốp 1968, khó chứng minh hắn là cán bộ cộng sản hơn là tên cướp của giết người). Y là kẻ duy nhất bị xử tử bằng máy chém trong thời Cộng Hòa, ngày 12/3/1960. Ngay sau đó, chính ông Ngô Đình Diệm đã yêu cầu không sử dụng biện pháp tử hình bằng phương cách này nữa. Hỏi xem, những kẻ theo Lê chiêu Thống viết sử, có khả năng chứng minh người thứ hai bị đưa lên máy chém này vào thời TT Diệm chăng?
 
Đó là chuyện giữa ban ngày nhưng dưới bóng đêm, “sử da” Việt cộng Trần đức Cường nói và viết: “bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đó là một chính quyền được dựng lên bằng đô la và vũ khí, thực hiện kế hoạch toàn cầu của Mỹ”. Khá lắm! Nếu ông ta biết viết, biết nói vũ khí đạn dược là của Mỹ, từ đó bảo miền nam là tay sai cho Mỹ thì hãy hỏi xem ở ngoài bắc thế nào, là tay sai của ai đây?
 
Đây là câu trả lời chính xác do chính họ viết trong tư liệu giáo khoa lịch sử trường Đại Học tỉnh Thái Nguyên có tiêu đề “Đại thắng Điện Biên Phủ và Đoàn Cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam” đã viết rõ như sau: “Để chuẩn bị cho trận ĐBP ngay từ trước Năm 1952-53 Trung Cộng đã cử đoàn cố vấn hơn một trăm người sang Bắc Việt, không kể hàng ngũ chuyên viên cấp thấp. Ban lãnh đạo này đứng đầu là:
 
- Vi Quốc Thanh (韦国清): trưởng đoàn cố vấn quân sự.
- La Quý Ba (罗贵波): trưởng cố vấn chính trị trong bộ CT/VN.
- Trong đoàn cố vấn chính trị, có nhiều ban chuyên môn:
- Kiều Hiểu Quang (乔晓光), phó đoàn cố vấn chính trị..
- Phụ tá Hoàng Quần (黄群) 
- Tạ Ất (谢乙), Vương Ngôn Đường (王言堂): trưởng đoàn tình báo.
- Kim Chiếu Điện (金照殿): Trưởng công an.
- Trương Đức Cần (张德勤): Đặc trách tổ chức.
- Triệu Tử Thiện (赵子善): Phụ trách tài chánh.
- Vương Tử Cần (王子勤): Kiểm toán hậu cần.
...
 
Tuy họ không công bố số quân TC tham chiến chính thức là bao nhiêu, nhưng xem ra lực lượng của cấp bộ chỉ huy không thua kém quân Thanh năm nào, nên Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp phải tuyệt đối tuân lệnh. Bởi lẽ, từ quân lương quân dụng đều trong tay họ. Hơn thế, do đích thân Hồ Chí Minh vái lạy họ sang. Từ đó Hồ chỉ là kẻ nhận chỉ thị và thi hành những quân lệnh từ La Q Ba và Vi Quốc Thanh mà thôi. Hỏi xem trong tình thế ở giữa rừng này, Hồ dám có một câu chống đối lại tập đoàn lãnh đạo Tàu cộng không? Tôi tin là khó đấy. Bởi lẽ, nếu Hồ là người Việt Nam, có chút liêm sỉ của người sĩ phu Việt Nam, và có được chút tư cách, sự hiểu biết bằng 1/10 của Ngô Đình Diệm thì Hồ đã không còn đến ngày mở chiến dịch Điện Biên. Nói chi đến việc được TC đưa lên làm chủ tịch sau này.
 
Lãnh đạo là thế, đến phương tiện chiến tranh. Hỏi xem có phải toàn bộ vũ khí và đạn dược trong cuộc chiến ở Việt Nam trong 20 năm qua là do CS Bắc Việt tự chế tạo ra, hay tất cả đều do Tàu, Nga cung cấp? Họ biếu không, cho không hay tập đoàn lãnh đạo Ba Đình phải cắt Nam Quan, Lão Sơn, Bản Giốc, đất liền và nhường cả Hoàng Sa Trường Sa cho TC? Và rồi, tại sao sau khi vào được Sài Gòn, cộng sản đã cướp đoạt 16 tấn vàng của miền Nam và giao cho Liên Sô chở đi? Có phải để trả tiền chiến phí do Nga cung cấp không?
 
Rồi hỏi xem, có bao nhiêu ngàn cán binh Tàu chết trong cuộc chiến và nay còn một số nằm trong những nghĩa địa mang tên “ Liệt  TC” tại bắc Việt Nam? Hãy hỏi sử nô Trần Đức Cường xem lý do nào họ chết và được chôn trên đất Việt với cái tên trang trọng như thế? Họ chết khi đi du lịch? Chết vì tham gia chiến tranh trong hàng ngũ CSVN, hay chết trong trận chiến biên giớiChẳng lẻ nhà nước CSVN ta có thể bắt cả công dân TQ tòng quân trong hàng ngũ “đánh Mỹ cứu nước”, sau đó, cho lập những nghĩa trang để thay nhau cúng tế bốn mùa? Hay ta là một bè lũ bán nước cùng thuyền cùng hội với Lê Chiêu Thống, rước voi về dày mả tổ nên phải cúng tế cho những ngôi mộ này?
 
Xem ra, chỉ cần trả lời chính xác bấy nhiêu câu hỏi thôi, chúng ta đã có đủ chất sử để viết nên trang Sử Việt Nam một cách quang minh chính đại trong hơn nửa thế kỷ qua. Không cần gì phải vẽ vời thêm nữa.
 
Lịch sử có tùy thuộc cờ Vàng hay cờ Đỏ không?
 
Dĩ nhiên là không. Lịch sử của một dân tộc không tùy thuộc vào màu cờ nào và càng không thể lệ thuộc vào những tổ chức và những người viết về nó. Nhưng Lịch Sử là cuộc sống, là sinh hoạt của một Dân tộc. Ở đó, tất cả mọi thăng, trầm trong đời sống thật của dân tộc, của đất nước đều được ghi chép lại bằng chữ Minh, chữ Nghiêm và Chính, vượt qua cả thời gian và không gian. Nhờ đó mà Dân Tộc giữ được chính nguồn cội và Tổ Quốc của mình.
 
A. Cờ Vàng:
 
1. Sức sống qua nhiều thời
 
Ai cũng biết,  Cờ Vàng có từ thời hai bà Trưng. Đây là màu cờ, dù sau này có thay đổi hình dáng, có thêm vào hay bớt đi những đường kẻ, kích thước, nhưng không bao giờ thay đổi ý nghĩa đã từng khắc ghi trong lòng dân tộc về một truyền thống tự chủ và xây dựng nền Độc Lập cho Tổ Quốc. Như thế, dẫu Cờ Vàng tạm thời không hiện diện trên phần đất Việt Nam, nhưng vĩnh viễn thuộc về lịch sử Việt Nam. Cờ Vàng không phải là của một triều đại nào, càng không phải của phong kiến, hay của đệ nhất, đệ nhị Cộng Hòa. Cờ Vàng không là của riêng ai. Nhưng là của mọi người dân Việt, là nền móng vững chắc của nhà Việt Nam từ thời Lập Quốc và kiến quốc. Ở đó, Cờ Vàng là biểu tượng của nền văn hóa nhân bản, là cuộc sống của dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều triều đại trong ý thức Tự Do, Hòa Bình và khát vọng Độc Lập.
 
2. Là màu cờ của truyền thống, của tự hào Việt Nam?
 
Trong lúc này, Cờ Vàng không còn hiện hữu trên đất nước Việt Nam. Tuy thế, vẫn không thể là hình bóng để xóa mờ. Trái lại, càng lúc càng trải rộng ra khắp năm châu. Ở bất cứ nơi nào cờ Vàng xuất hiện, thế giới đều nhận ra đó là những tinh hoa còn lại của một đất nước mang tên Việt Nam Cộng Hòa. Đó không phải chỉ là biểu tượng của người Việt Nam đi tìm Tự Do, Nhưng là Nguồn Sống, là Hồn Thiêng của đất nước và của mọi người Việt Nam. Từ đó, Cờ Vàng ba Sọc Đỏ, không chỉ là biểu tượng cho người ra đi cũng như người ở lại, nhưng là văn hóa, là truyền thống và là đạo nghĩa của dân tộc Việt Nam. Đó là màu cờ, sắc áo của Dân Tộc Việt Nam.
 
B. Cờ Đỏ
 
1. Nguồn cội
 
Theo thời gian nó xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng sau 1941. Kẻ thì bảo rằng nó có nguồn gốc, tự vẽ ra từ tổ chức cộng sản trong nam. Người khác lại cho rằng nó có nguồn cội từ lá cờ của đảng cộng sản Thiên Tân, nơi mà Hồ Chí Minh gia nhập đảng cộng sản và thề trung thành và phục vụ cho tổ quốc Trung cộng. Theo lời thề, Hồ Chí Minh đã mang cờ này xuôi nam và dặt trong bản doanh hoạt động. “Ngày 19/5/1941 nó được treo lần đầu ở giữa hang Pác (vikipedia). Hang này hiện nay ở trong nội địa Trung Hoa.
 
Lá cờ này xuất hiện lần đầu tiên ở Hà Nội trong dịp Việt Minh cướp chính quyền (8-1945). Ngày 5-9-1945, lá cờ này được Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công nhận là cờ của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, địa sở tại miền bắc VN. Sau chiến tranh, 1976, nó truất phế cờ của MTGPMN và trở thành lá cờ của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, được áp đặt trên cả hai miền Nam Bắc. 
 
Lá cờ này chưa từng trải qua nhiều triều đại hay truyền thống của Việt Nam. Tuy thế, sự hiện hữu của nó tại nơi đây dù là khá ngắn, nhưng nó đủ khả năng diễn đạt là biểu tượng của phân ly, của hận thù và của bạo tàn. Chính Nó đã cướp đi cuộc sống của ít nhất 4 triệu người Việt Nam và hàng triệu người bị thương tật trong chiến tranh. Chính Nó đã tạo nên cuộc phân ly lớn trong lòng dân tộc Việt Nam sau ngày 20-7-1954 và sau 30-4-1975. Ở đó đã gần một triệu người phải bỏ quê cha đất tổ ở miền bắc, di cư vào nam. Kế đến, khoảng ba triệu người Việt Nam đã phải gạt nước mắt rời quê hương lênh đênh trên biển cả, hay vượt rừng sâu đi tìm tự do. Trong hành trình này có lẽ đến 1/5 số người ra đi đã bỏ mình trên đường vượt thoát tai ương cộng sản.
 
2. Phất phơ một dạo, tạo phân ly một đời 
 
Xem ra từ ngày có lá cờ này phất phơ, nó đã tạo ra những phân ly không thể hàn gắn. Trước hết, nó đã giết chết hơn 172000 ngàn gia chủ trong mùa đấu tố gọi là CCRD để cướp của và cướp tài sản của đồng bào miền bắc. Lý do tôi dùng chữ cướp của là bởi vì, một tên cán bộ chỉ ở cấp xã phường, ở ngoài bắc hay trong nam hôm nay cũng giàu có, nhiều tiền bạc, nhà cửa và ruộng vườn hơn những “phú ông” mà chúng giết vào mùa đấu tố 1953-56 với danh nghĩa cải cách ruộng đất hôm xưa. Nếu luật này là công minh và được áp dụng vào thời gian này, đầu cán cộng rơi xuống nhiều như đá vỡ! Đã thế, cuộc sống của người dân Việt đa phần là thiếu thốn, khổ cực. Tong khi đó, trộm cướp từ các cơ quan ra đến đầu đường xó chợ, không một nơi nào không có. Cờ Tàu vẫn bay cao, phần người dân Việt không hề được biết đến Tự Do, Độc Lập, Công Lý, Dân Chủ là gì. Tất cả chỉ là những hàng chữ viển vông. Tệ hơn, nó trở thành cái cùm cho những ai tưởng là có thật!
 
3. Là cờ tạo nên gian trá?
 
Nguồn hứng khởi tuyệt đối của lá cờ này là nó tạo ra được một tập đoàn cộng sống đời gian trá theo chủ thuyết tam vô: Vô gia đình, vô tôn giáo, và vô tổ quốc. Từ đó nó phủ bóng xã hội và tạo ra được những tên bồi bút bất lương, ca tụng cái ác.
 
Dĩ nhiên, chuyện này không khởi đầu từ một nơi mang tên Việt Nam. Nhưng nó khơi nguồn từ Liên bang Sô Viết và Trung cộng. Tuy nhiên, ngày nay ở Liên sô đã đổi đời. Xã hội và con người ở đó đã triệt từ chữ xã hội chủ nghĩa (cộng sản) khởi đầu với Lênin rồi Stalin, để quay trở về với nhân bản tính lương thiện của con người, sống chung trong xã hội hòa mình.
 
Từ cuộc đổi đời này, người dân Liên Sô đã biết sự gian trá và độc ác của Stalin, thầy của Hồ Chí Minh, là gì. Hơn thế, họ biết rõ điều này sau khi những bức tượng của LeninStalin với giá máu của triệu người dân bị kéo đổ ụp xuống bên đường. Các quốc gia Đông Âu cũng nhờ đó mà trở mình. Xem ra, ở Việt Nam cũng sẽ không có ngoại lệ. Người dân ở đây chỉ có thể biết đến và nói đến lẽ thật, sự thật sau khi những tượng đồng nghìn tỷ của Hồ Chí Minh bị kéo đổ ụp xuống cống rãnh. Khi đó, công lao của những kẻ xây dựng gian trá dầu có trong 50, 70 hoặc giả là một trăm năm đi chăng nữa, đều có đoạn kết giống nhau. Hỏi xem, Stalin dối trá, hung bạo một đời, uy danh một dạo, đã về với gian trá trong cống rãnh. Hồ Chí Minh, liệu có hơn Stalin không? Những danh hề viết sử, vẽ râu cho Hồ sẽ về đâu?
 
Ý nghĩa của màu cờ
 
Lá cờ không chỉ là biểu tượng cho con người và đất nước, nhưng còn là văn hóa và đạo nghĩa dân tộc
 
a. Đạo Nghĩa dân tộc trong ánh Cờ Vàng
 
Chúng ta không mất thời giờ để nói về ý nghĩa của cuộc chiến tranh Quốc-Cộng nữa. Nhưng nơi đây, tôi chỉ dăm hàng ngắn gọn về những hành động của những con người trong hai màu ấy thể hiện khi đất nước bị kẻ ngoại biên xâm lấn, cũng khả dĩ chứng minh bên nào vì nghiệp nước, bên nào làm thân nô lệ, rước voi về dày mả tổ.
 
1. Thiếu Tá Nguyễn Văn Thà và cuộc chiến Hoàng Sa 1974.
 
Ông chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa ở miền nam. Ông và đồng đội đã lấy mạng sống của mình ra để bảo vệ mảnh đất của quê hương là quần đảo Hoàng Sa khi giặc Tàu với sức mạnh vũ bão tràn đến. Ông đã nằm xuống cho lá cờ của Tổ Quốc vươn lên.
 
Khi ông ra đi, nước mắt phủ ngập miền Nam, nhưng tiếng cười mừng rỡ lại vang vọng trong mọi cấp bộ, từ bộ chính trị cho đến bộ tổng tư lệnh rồi trong hàng quân của Hồ Chí Minh. Tại sao lại như thế nhỉ? Đơn giản là Phạm Văn Đồng, thủ tướng nhà nước CS Bắc Việt đã ký giao những quần đảo này cho Trung cộng từ 1955 để trừ nợ phần chiến phí do TC trợ cấp. Nay TC chiếm được, tại sao họ lại phải khóc?
 
2. VC Lê Đức Anh và cuộc chiến Gạc Ma.
 
Khi Nguyễn Văn Thà hy sinh vì bảo vệ phần đất, biển đảo quê hương, cánh cộng sản Bắc Việt mừng rỡ. Tuy thế, nỗi lo trả nợ mới giảm một nửa. Nó chỉ hoàn toàn vui mừng vào dịp TC xua quân đánh chiếm Trường Sa rồi Gạc Ma vào năm 1984, nơi quân CS đã tiếp thu từ QLVNCH sau 1975. Đó là lý do lệnh cấm binh sĩ nổ súng khi quan thầy TC vào cướp đất, cướp biển, được Lê Đức Anh trong vai bộ trưởng QP/ VC đã thay mặt cho cái chính phủ CS Bắc Việt ban ra, nhằm hoàn tất việc thi hành công hàm do Phạm Văn Đồng ký đã vào năm 1958 với TC. Kết quả, có ít nhất 64 binh sĩ Việt Nam đã bị TC bắn, giết trong nhiệm vụ bảo vệ quê hương. Nhưng tủi cho họ là đã phải chết vì cái kệnh cấm nổ súng trước quân thù.
 
Với hai câu chuyện nhỏ này, có lẽ đã đủ chứng minh được phía nào giữ trọn đạo nghĩa Dân Tộc trong việc bảo vệ mảnh đất quê hương. Nói thế, không có nghĩa phía Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử. Tuy nhiên họ cho thấy, sức sống gói ghém trong lá Cờ Vàng truyền thống kia là hoàn hảo và cùng đích. Từ đó, những người như Nguyễn Văn Thà và đồng đội của anh, khi bước vào cuộc tranh đấu là tự nhận biết trách nhiệm của người đi bảo vệ chủ quyền của đất nước, cũng như bảo vệ cuộc sống yên lành của dân tộc. Họ biết, thân ta có thể tan, mạch nước không bao giờ tàn! Đó chính là cái nguyên lý sống của người miền nam trong thời đất nước bị chia đôi. Nó hoàn toàn khác với tinh thần làm nô lệ của tập đoàn CSBV.
 
b. Văn hóa dân tộc trong màu cờ Vàng
 
Màu cờ vàng, tuy hôm nay không còn ở trên quê hương Việt Nam. Tuy thế, lại không phải là mất dấu. Trái lại, màu cờ ấy vẫn huy hoàng tung bay trên khắp mọi nẻo đường thế giới. Khắp năm châu, nơi nào cũng có màu cờ ấy giữa bầu trời. Hơn thế, những con dân Việt Nam đứng dưới màu cờ ấy còn không ngừng đem vinh dự về cho quê mẹ Việt Nam. Trước kia là đại tá KQ/VNCH Nguyễn xuân Vinh, rồi đến những mầm non tỵ nạn như Dương Nguyệt Ánh, Lương Xuân Việt, Nguyễn Bá Hùng, Huynh Trần Mylene, Trịnh Hữu Châu … Dĩ nhiên, danh sách này còn rất dài, không phải hàng trăm, nhưng là hàng nghìn nghìn những tài danh Việt Nam thuộc Việt Nam Cộng Hòa đang góp mặt trong tất cả mọi chuyên ngành, cơ quan, quân đội và cả trong chính quyền của các quốc gia, nơi mà họ đến từ sau 30-4-1975. Xem ra, sự hiện diện của họ ở những nơi này đã chứng minh cho chính nghĩa và ý thức Việt Nam ở trong lòng người ra đi khi cộng sản tràn vào.
  
Ở bên kia vĩ tuyến 17 dưới màu cờ đỏ, cũng có khá nhiều người từ miền bắc vượt biên sang Tàu, sang Nga hay Đông Âu, lại cũng có cả những thành phần ưu tuyển ở đó được đi du học. Nhưng bất hạnh làm sao chứ, người đã ra đi chẳng khi nào muốn quay trở về sống chung với Việt cộng nữa, kể cả con cái của cán gộc! Hỏi xem, tại sao thế? Và hỏi xem, bao người đã vươn lên đỉnh cao, hay nhất định xin làm nô lệ? Ấy là chưa kể đến một thành phần không nhỏ, nghe nói có cả con cháu Trường Chinh, rồi cô chiêu, cậu ấm, chiêu đãi hàng không... đã trở thành những tù nhân trên xứ người chỉ vì rành món nghề chôm chĩa do Hồ Chí Minh truyền lại theo kiểu “Ngục trung nhật ký”! Hỏi xem, nó là họa hay là phúc từ xã hội cộng sản?
 
Tại sao, tất cả đều từ dòng máu Việt Nam mà lại có sự khác biệt này? Câu trả lời đơn giản là người ở miền Nam họ hiểu và có tư chất của con người đã được tôi luyện trong một quốc gia có Văn Hóa, có Độc Lập, Tự Chủ. Trong khi đó, cánh ngoài kia, từ Hồ Chí Minh cho đến hàng quan cán nhớn nhỏ hôm nay đều có tài và được giáo dục theo cấp hệ làm nô lệ mà nên nỗi!

30.09.2017 
 

Dấu hiệu cho thấy tinh thần Quốc Gia VNCH đang phục sinh

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - VNCH đã bị thay tên đổi họ bằng cái đuôi dài thòng. Khi tổng bí thư Lê Duẩn chôn sống Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh ra ngày 2/09/1945.

Sau ngày 30/04/1975 VNCH do 2 tổng thống nền đệ nhất và đệ nhị lãnh đạo đã bị CSVN chôn vùi, bôi nhọ và gán ghép cho cái từ chế độ ngụy quân, ngụy quyền, tay sai, cho ngoại bang, rước đế quốc Mỹ vào giết hại dân lành.

Có đúng vậy không, câu trả lời chắc giờ này mọi người ai cũng đã có câu trả lời.

Một chế độ từ chính phủ đến quân đội đều có một mẫu số chung là làm cho dân giàu nước mạnh, không như chính phủ trong hang Pắc Pó chui ra, một thời gian nói ngược lại "nước giàu, dân mạnh" bị mọi người chê cười bây giờ mới nói ngược trở lại như VNCH.

Có thật là nước giàu dân phải mạnh như câu nói của CSVN không hay đất nước càng ngày càng lụi dần, dân càng ngày càng đau bệnh, mỗi giường trong bệnh viện Sài Gòn có khi nhét cả 3 người nằm, nhiều nhất là bệnh viện Ung Bứu, từ trẻ em cho tới người lớn không có chỗ chen vì ăn trúng thức ăn vật lạ hoá chất siêu độc của Tàu Cộng tuồn hàng qua VN với mức thuế ưu tiên là "0$". Một thí dụ điển hình là Cam, Nho, Táo đều được ngâm trong hoá chất có chất Phọc Môn ướp xác và các hoá chất tuyệt độc ăn nhiều sẽ phá tanh banh nội tạng. 

Nước có mạnh không khi đang từ một nền kinh tế phát triển thời VNCH nổi tiếng một thời, giờ đứng xếp hàng sau các nước đàn em Cam & Lào. Từ một quân đội Quốc Gia VNCH được quốc tế xếp hạng mạnh thứ 5 trên thế giới giờ nép vế với cả Cambodia mà trước đây quân đội họ từng được CSVN đem quân qua cứu vớt thời Pôn Pốt, đến nỗi chủ quyền biển đảo của mình mà cũng không dám nhận, để ngoại bang làm mưa làm gió mặc tình bắn giết ngư dân đánh cá ngay trong vùng hải phận của nước mình. Nhục nhã hơn nữa là vừa qua sợ Cambodia đánh chiếm các tỉnh miền Tây đòi lại đất cha ông họ ngày xưa bị các vua chúa VN đánh chiếm Nguyễn Phú Trọng đã ôm 20 triệu USD biếu không cho Cambodia để lấy lòng.


Trước đây QLVNCH chưa từng khuất phục một kẻ thù nào cho dù phía địch có đông gấp nhiều lần nhưng họ vẫn tử thủ tới cùng như trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. 

Còn quân đội nhân dân hiện nay như thế nào. Suốt ngày chỉ biết làm kinh tế, lo đi chiếm đất của dân để làm các công trình có lợi cho mình, mặc cho Tổ Quốc có nguy cơ bị mất vào tay giặc vẫn cứ bình chân như vại.

Ngay trong biển đảo của chính mình mà còn không dám lên tiếng phản đối, lên án hoặc thưa kiện ra toà án quốc tế nói chi là đánh đấm gì. Giặc đem quân chiếm Gạc Ma 64 lính quân đội nhân dân đứng dàn hàng ngang cho giặc làm bia sống tập bắn thì không còn gì để nói nữa.

Chỉ hy vọng lớp trẻ trong nước thức tỉnh và những lớp trẻ thế hệ kế tiếp của VNCH sẽ không bao giờ quên được một chính quyền nhân bản vì dân vì nước như VNCH, không quên được tình thần trách nhiệm và danh dự lấy Tổ Quốc chứ không lấy đảng làm đầu như QLVNCH, vì bảo vệ Tổ Quốc là ưu tiên hàng đầu cho những người lính QLVNCH dù có phải hy sinh tuổi trẻ, tính mạng cũng sẵn sàng khi Tổ Quốc cần đến.

Trong nước rộ lên dòng nhạc Bolero mà các thế hệ trẻ đang thi nhau hát, những dòng nhạc tiền chiến, những dòng nhạc truyền cảm ngọt ngào thấm đẫm, tình yêu quê hương, tình yêu trai gái đã một thời bị cho là nhạc ủy mị ru ngủ, văn hóa phẩm đồi truỵ giờ sống lại giữa lòng đất mẹ.

Một cặp thanh niên mồ côi được nuôi lớn lên trong Chùa, tối ngày ăn chay tụng kinh chỉ biết quanh quẩn chốn thiền môn như 2 thanh niên trong Clip Video dưới đây, họ chưa sống cũng như chưa biết gì về chế độ VNCH nhưng họ đã đam mê âm nhạc VNCH với 2 giọng ca ngọt ngào thánh thoát hát những bài tình ca của VNCH để lại mà một thời bị cấm ngặt.


VNCH đã để lại cho thế hệ sau này nhiều nhân tài bên nước người như khoa học gia Dương Nguyệt Ánh người được mệnh danh là Lady Bomb, chuẩn tướng Lương Xuân Việt, đại tá Thomas Nguyên, đại tá Nguyễn Minh Hùng, đại tá Lê Bá Hùng, đại tá Huỳnh Trần Mylene, còn nhiều và rất nhiều xin mời xem danh sách trong đường dẫn dưới đây.


Hy vọng họ sẽ không quên tinh thần VNCH của cha ông họ trước đây, mai sau họ sẽ là những hậu duệ về quang phục lại đất nước VN.

Những dấu hiệu tuổi trẻ trong nước đã thức tỉnh đòi quyền con người, đòi dân chủ, đòi tự do sau khi tìm hiểu sự thật trên Internet, họ đang làm sống lại tinh thần quốc gia của chế độ nhân bản VNCH trước đây. Họ là những người gánh vác trách nhiệm của người công dân với Tổ Quốc sau này

Ngày 30/09/2017


__________________________________________

Chú thích:

Phượng Ôi!

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Lâu lắm rồi, không thấy Phượng Yêu của bác Chổi “trong trang phục Con Bướm Bay quí phái” (1) xuất hiện, lại nghe thiên hạ đồn cục cưng của Ếch tía đưa con cái về bên nội vui thú... Siêu thị in Xi-a-tồ, Oa- sinh- ơn Xì- tệt (Seattle, Washington State), bác bẵng quên mất nàng “công chúa” nước phèn Rạch Giá. Nay gặp lại “cố nhân” qua hình ảnh từ thiện giữa núi rừng Thái Nguyên trông cực kỳ dễ thương, bác “bức xúc” quá, chỉ biết kêu lên hai tiếng: Phượng Ôi!

Bà Nguyễn Thanh Phượng trong buổi khai trương công trình ngôi trường ở Lũng Luông

Phượng Ôi!,

Ít ra Phượng Yêu của bác Chổi cũng phải như dzầy chứ bộ. Mặc ai nói gi thì nói, so với hình chụp “Con Bướm Bay” cùng đám “mặt ngầu” trước đây không lâu từng làm bác Chổi ngao ngán bao nhiêu, thì hình cái Phượng hôm nay trong chiếc áo xộc xệch bên cạnh những người trí thức lương thiện lo làm việc thiện “ấn tượng” bấy nhiêu. Từ Phượng Yêu đến Phượng Ơi là cà một khung trời cách biệt. 

“Doanh nhân Nguyễn Thanh Phượng đẹp quý phái với chiếc đầm của NTK Đỗ Mạnh Cường”(1)

Việc làm mang ý nghĩa từ thiện của Ếch cô nương vừa qua đối với không ít người là một điều cấn phải đặt dấu hỏi; chẳng hạn như ông Hoàng Dũng, một người từng nhiệt tình tham gia các hoạt động vì dân chủ tại Sài Gòn, viết: “Nếu cả tập đoàn dòng họ nhà bạn khai thác 1 đất nước đến kiệt quệ rồi xây dựng lại dăm vài chục công trình thiện nguyện bất kể đó là tiền sạch hay bẩn, thì bạn có xứng được tung hô không?”, hay Nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang bày tỏ: “Cứ mặc sức tham nhũng trăm nghìn tỷ, phá nát đất nước, tạo trường rách nát đi. Hưu, bỏ vài tỷ xây 1 trường, sẽ được tri ân”. Thì cũng có nhiều người dặt “dấu th... ương” như “một tiến sĩ thường đưa ra các phân tích, phản biện xã hội về Việt Nam nói với VOA những phản ứng trái chiều nhau về khoản tài trợ của Quỹ Phượng Hoàng cho các hoạt động thiện nguyện là “trường hợp rất thú vị”(2), hoặc như Giáo sư Ngô Bả Châu khiêm tốn về sự đóng góp của mình vào ngôi trường kia khi viết, “Ba người làm việc này bao gồm cô [Nguyễn Thanh] Phượng là người cho tiền, anh [Trần Đăng] Tuấn là người quản lý, anh [kiến trúc sư Hoàng Thúc] Hào thiết kế và thi công. Tôi chỉ có công mời ba người kia đi ăn tối”(2).

Phượng Ôi! Bác không thuộc bên “đặt dấu hỏi” hay bên “đặt dấu than... thương”. Lý do cũng đơn giản thôi vì bác không biết chắc chắn những đồng tiền Phượng đóng góp vào việc từ thiện kia là tiền bẩn hay tiền sạch, và mục đích làm từ thiện là cho người hay cho mình.

Không đứng bên này bên kia, là đứng ở giữa trời đất câu xin và ước chi chuyện Nguyễn Thanh Phượng tài trợ cho chương trình Ngôi trường ở Lũng Luôn và nhiều chương trình từ thiện cho học sinh nghèo hay phẫu thuật cho trẻ em sứt môi, là do động cơ “làm người tử tế (3) mà tía Ếch lúc “về vườn” đã kêu gọi “Ráng lên…”

Phượng Ôi!

Không cần ba triệu đảng viên CS, chỉ cần thế hệ CCCCC (Con Cháu Của Các Cụ Cả) biết “Ráng làm người tử tế” là dân Việt mình đỡ khổ rồi. 

30/9/2017


__________________________________________

Ghi chú:

Tương Lai - kẻ trung thành của đảng

Nhà hoạt động công đoàn Trần Ngọc Thành trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành (Danlambao) - Vào ngày 2/9/2017, ông Tương Lai - một đảng viên trung thành với đảng đã tuyên bố ra khỏi đảng cộng sản với lý do đảng này bị Nguyễn Phú Trọng lũng đoạn để... trở về với đảng lao động của Hồ Chí Minh.

Sau tuyên bố bỏ đảng với lý do trên, dư luận có người tôn trọng ý kiến ông, có người cho rằng ông nói vậy nhưng không phải vậy vì cái cha đẻ của "cái đảng ông ra đi" và "cái đảng ông định đến" đều là Hồ Chí Minh - tội đồ của dân tộc.

Đảng Cộng sản hay Đảng Lao động cũng chỉ là vòi của một con bạch tuộc và Tương Lai vẫn là một kẻ trung thành với con bạch tuột một đầu nhưng nhiều vòi này.

Nhà hoạt động công đoàn Trần Ngọc Thành đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về việc ông Tương Lai ra đảng vào đảng.

Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe:

Các phụ nữ sẽ không nhận tội trong phiên xử nổi tiếng về vụ sát hại Kim Jong Nam


Tin Kuala Lumpur (Reuters) - Hai phụ nữ bị cáo buộc giết chết người anh cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Hàn tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur được dự đoán sẽ không nhận tội khi phiên xử của họ bắt đầu tại một tòa án Mã Lai hôm thứ hai (2/10/2017).

Cô Siti Aisyah, người Nam Dương 25 tuổi, và cô Đoàn Thị Hương, người Việt 28 tuổi, bị buộc tội giết chết ông Kim Jong Nam tại phi trường hôm 13/2 bằng cách bôi vào mặt ông này bằng VX, một loại hóa chất mà Liên Hiệp Quốc mô tả là một thứ vũ khí tàn sát tập thể.

Tuy nhiên, cả hai đều nói với luật sư của họ rằng họ không biết là họ đã tham dự vào một cuộc tấn công chết người và tin rằng họ đã thực hiện một trò đùa chơi cho một màn truyền hình thực sự. Họ đối đầu với bản án tử hình nếu bị kết tội.

Luật sư Hisyam Teh của cô Hương nói với Reuters rằng “Họ (những phụ nữ này) sẽ duy trì sự vô tội của họ.”

Phiên xử được mong đợi nhiều hôm thứ hai dự trù kéo dài cho tới ngày 30/11 tại Tòa Thượng thẩm Shah Alam thuộc ngoại ô của thủ đô Mã Lai.

Vị đứng đầu công tố, Muhamad Iskandar Ahmad, từ chối bình luận về chị tiết của vụ án, nhưng nói rằng giữa 30 tới 40 nhân chứng, gồm cả 10 nhà chuyên môn, sẽ được gọi ra khai chứng.

Ông Hisyam nói phía khởi tố được dự đoán sẽ cho gọi những nhân chứng chuyên môn chẳng hạn như những nhà nghiên cứu bệnh học và các nhà hóa học trước.

Ông từ chối bình luận về sách lược biện hộ, nhưng nói rằng cô Hương được chăm lo chu đáo.

Ông nói mà không cho biết thêm chi tiết: “Cô ta (Hương) có được sự biện hộ tốt và chúng tôi có bằng chứng yểm trợ".

Bốn nghi can bị truy tầm

Các viên chức Nam Hàn và Hoa Kỳ cho biết rằng chế độ Kim Jong Un đã đứng sau vụ sát hại này.

Theo một số nhà lập pháp Nam Hàn, ông Kim Jong Nam, sống lưu vong tại Macau, đã chỉ trích qui luật triều chính của gia đình ông về Bắc Hàn và người em của ông đã ra lệnh xử ông.

Bốn người khác, vốn chưa bị bắt và không được nêu tên, đã bị buộc tội cùng với hai cô Siti Aisyah và Hương. Bốn người Bắc Hàn, mà cảnh sát cho là nghi can trong vụ nầy, đã rời khỏi Kuala Lumpur về Bình Nhưỡng vào ngày xảy ra vụ giết người đó.

Cảnh sát cho biết, một thông báo đỏ của cảnh sát quốc tế, một báo động quốc tế chỉ thiếu trát tòa, đã được đưa ra cho 4 người này, vốn bị ghi lại trong máy chụp ảnh CCTV của phi trường quan sát vụ giết người này.

Naran Singh, người trong toán biện hộ cho cô Hương, đã yêu cầu các công tố viên công bố danh tánh của 4 nghi can bị buộc tội cùng các phụ nữ.

Ông Gooi Soon Seng, luật sư của cô Siti Aisyah, không đáp lại email yêu cầu bình luận. Trước đó ông ta nói sự hiện diện của những nghi can khác sẽ thay đổi hoàn toàn vụ án.

Ông Gooi nói với các phóng viên sau phiên dự thẩm hồi tháng 7 rằng “chúng tôi tin những nghi can chính là 4 người Bắc Hàn đã rời khỏi nước. Nếu chúng ta có thể bắt giữ họ thì mọi sự sẽ rõ ràng như ánh sáng ban ngày.”

Con đường an toàn

Mối quan hệ có lúc nồng ấm giữa Mã Lai và Bắc Hàn đã sứt mẻ sau khi Bắc Hàn nêu thắc mắc về việc Mã Lai phụ trách điều tra vụ sát hại ông Kim Jong Nam.

Chính phủ Mã Lai đã trục xuất Đại sứ Bắc Hàn. Đáp lại, Bình Nhưỡng cấm tất cả những người Mã Lai không được rời khỏi nước họ. Mã Lai chỉ lo cho họ được tự do nếu trả lại thi hài của ông Kim Jong Nam cho Bắc Hàn và tạo con đường an toàn về nước cho 3 người đàn ông Bắc Hàn bị truy nã để thẩm vấn về vụ đó.

Hôm thứ năm vừa qua, Mã Lai cấm công dân họ không được đi du lịch tới Bắc Hàn, viện lẽ an toàn đối với những cuộc thử nghiệm nguyên tử của Bình Nhưỡng. Lệnh cấm du lịch được đưa ra theo sau chuyến thăm Hoa Thịnh Đốn hồi đầu tháng này của Thủ tướng Najib Razak, người đã nói với TT Mỹ Donald Trump rằng Mã Lai đã ngưng giao thương với Bắc Hàn, theo lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc.

Theo ông Ahmad Martadha Mohamed, phụ giảng sư tại Đại Học Utara Malaysia, Bắc Hàn không phải là thành viên của cảnh sát quốc tế, và Bình Nhưỡng dường như sẽ không thỏa mãn bất cứ yêu cầu nào của Mã Lai đòi trả lại các nghi can vì không có hiệp ước dẫn độ giữa hai nước.

Ông nói: “Một cách gián tiếp, việc đó sẽ làm cho rất khó khăn để Mã Lai tạo áp lực trên Bắc Hàn buộc họ gửi trả lại các nghi can.”

(Reporting by Rozanna Latiff; Editing by Bill Tarrant)


Lược dịch:

Chủ tịch, bí thư Đà Nẵng mất ghế

CTV Danlambao - Sáng ngày 29/9, Ủy ban kiểm tra trung ương đảng CSVN vừa quyết định kỷ luật mức cảnh cáo ông Huỳnh Đức Thơ - chủ tịch thành phố. Đồng thời, đề nghị Bộ chính trị xem xét, thi hành kỷ luật “thái tử đảng” Nguyễn Xuân Anh - Ủy viên TW đảng, bí thư thành ủy Đà Nẵng.

Những sai phạm, khuyết điểm của 2 nhân vật đứng đầu Đà Nẵng này được xem “nghiêm trọng”.

Theo quy định của ĐCSVN, có 4 hình thức kỷ luật dành cho đảng viên của mình: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức và khai trừ. 

Ông Nguyễn Xuân Anh là ủy viên trung ương, bí thư thành ủy. Vì vậy, việc thi hành mức kỷ luật nào sẽ do Bộ Chính trị đảng CSVN quyết định.

Sau công bố về những sai phạm hôm 18/9, nhiều cuộc họp, hội nghị quan trọng có sự tham gia của 2 nhân vật này đã không thể diễn ra theo dự kiến hoặc thay đổi lịch. Cụ thể, trong ngày 22/10, cuộc họp do ông Nguyễn Xuân Anh chủ trì đã bị hủy. Buổi tiếp xúc tiếp công dân tại Trung tâm hành chính Thành phố của ông Huỳnh Đức Thơ cũng đã không thể diễn ra. Chương trình quan trọng Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2017, nơi có bài phát biểu của Nguyễn Xuân Anh (diễn ra từ ngày 29 đến 1/10) được thay đổi lịch, diễn ra vào giữa tháng 10.

Những sai phạm của bí thư, chủ tịch cùng hàng loạt những khuất tất đang được điều tra như: Biến nhà đất công sản thành của riêng, mua bán dự án, hàng loạt lô đất trái phép của các lãnh đạo ở bán đảo Sơn Trà... được công bố rộng rãi thì nhiều cán bộ, công chức “bị xao lãng, phân tâm trong công việc". Tình trạng trì trệ trong hệ thống hành chính này được ông Huỳnh Đức Thơ thừa nhận trong cuộc họp hôm 23/9.

Như vậy, sau một thời gian dài sử dụng chiêu trò bẩn thỉu, mưu kế hèn hạ để đấu đá, tranh giành với nhau nhằm thâu tóm quyền lực về phía mình thì cả hai nhân vật đứng đầu Đà Nẵng này đã bị các “đồng chấy, đồng tiền” của mình nắm thóp. Và trước mắt là đối diện với khả năng bị “hất văng khỏi ghế”.

Khi hai con sói háu ăn đang say máu tranh phần thì một bầy sói nham hiểm đã vây quanh lặng lẽ bày mưu, tình kế để cướp miếng mồi và đẩy luôn đồng loại của mình khỏi cuộc chơi. Tình đồng chí của những đảng viên CSVN là vậy.

Lên thay Nguyễn Xuân Anh làm lãnh chúa Đà Nẵng thì dư luận nhiều ngày qua đồn đoán rằng ông Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng Bộ GTVT, một đồng hương Quảng Nam của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được biệt phái vào ngồi ở vị trí bí thư thành ủy Đà Nẵng.

30.09.2017

Bộ trưởng Tiến từ chức là lối thoát duy nhất để cứu vãn "uy tín" của ngành y tế

Trần Thanh Hồng (Danlambao) - Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến sau nhiều ngày im lặng, cuối cùng đã xuất hiện để trả lời về vụ bê bối ngành y đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến vụ việc công ty VN Pharma được nhập thuốc điều trị ung thư giả và hàng loạt loại thuốc kém chất lượng khác.

Nói rất nhiều và mơ hồ, nhưng chung quy lại Bộ trưởng Kim Tiến nói mấy điều:

1. VN Pharma là công ty nhỏ, Bộ trưởng không quan tâm nhiều;

2. Căn biệt thự ở đường Nguyễn Văn Hưởng (Quận 2, thành Hồ) Bộ trưởng có từ lâu, không phải của ai cho tặng. Không có người thân làm trong VN Pharma;

3. Có người cố tình phá hoại Bộ Y Tế, bôi nhọ thanh danh của Bộ trưởng.

Liên quan vấn đề này xin có đôi điều trao đổi cùng Bộ trưởng Tiến:

1. Nếu Bộ trưởng nói vụ VN Pharma là vụ việc nhỏ thì Bộ trưởng nên từ chức sớm, một sự việc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến sinh mạng hàng triệu con người mà một người đứng đầu ngành y lại tuyên bố một cách lếu láo, là thái độ quan liêu, không sâu sát của Bộ trưởng đối với lĩnh vực quan trọng nhất của Bộ Y tế là bảo đảm giá thuốc, bảo đảm chất lượng thuốc nhằm phục vụ nhân dân. Đây là nhiệm vụ lớn mà Chính phủ đã giao phó cho Bộ Y tế, nhưng bà Tiến đã không hoàn thành nhiệm vụ thì không chỉ phải đối diện với các cáo buộc pháp lý mà còn phải đối diện với các áp lực chính trị. Ủy ban thường vụ Quốc hội và Ủy ban Các vấn đề xã hội nên tổ chức sớm phiên điều trần để nghe báo cáo của Ủy ban điều tra này và quyết định có đưa bà Tiến ra Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm. Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Y tế không trả lời nghi vấn em chồng của bà có phải là phó giám đốc đối ngoại của VN Pharma trong thời gian công ty này "thắng thầu" nhiều lô thuốc nhất thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên lập một ủy ban điều tra độc lập, làm rõ điều đó và tìm thêm những dấu hiệu liệu VN Pharma có phải là "sân sau" của bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến hay không.

2. Việc Bộ trưởng không kinh doanh, không làm thêm nhưng căn biệt thự ở đường Nguyễn Văn Hưởng, Quận 2 - vốn được mệnh danh là khu đất kim cương là một vấn đề nhất thiết phải được minh bạch. Đó là chưa kể đến những bất động sản khác của Bộ trưởng. Nếu nói đây là tài sản minh bạch thì tại sao không cho tiến hành Thanh tra minh bạch.

3. Cuối cùng, Bộ trưởng cho rằng có người phá hoại ngành y tế, bôi nhọ Bộ trưởng.

Bộ trưởng không đoái hoài nhân dân từ vaccine cho đến thuốc giả. Thậm chí khi đi công tác ngay tỉnh Quảng Trị, nơi cùng thời điểm có ba trẻ em tử vong vì sai lầm của đội ngũ y tế, Bộ trưởng vẫn không màng đến an ủi. Đến Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến cũng phải lên tiếng về thái độ vô cảm này của Bộ trưởng.

Bộ trưởng chỉ khăng khăng lo lắng cho uy tín của Bộ trưởng, Bộ trưởng lại tung ra thuyết âm mưu có ai đó phá hoại ngành y, rõ ràng Bộ trưởng đã không“lo cái lo của dân, vui cái vui của dân, chỉ biết vun vén cho bản thân mình”.

Bằng tất cả sự tôn trọng, tôi nghĩ Bộ trưởng không xứng đáng với cương vị lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ trưởng không xứng đáng với cụm từ “Lương y như từ mẫu”.

Cuối cùng, từ chức có lẽ là lối thoát duy nhất để mong cứu vớt lại chút ít danh dự và tự trọng của một người từng khoác áo blouse trắng, thưa Bộ trưởng!

Sẽ không ai phá hoại được uy tín của ngành y lẫn Bộ trưởng nếu những người công tác tại ngành y giữ được y đức của mình, đó là điều chắc chắn.

29.09.2017

Việt Nam: “Cách mạng Ăn Cướp” hay “Cách mạng Mại Dâm”?

Trần Trung Chính (Danlambao) - Ở các nước trên thế giới có nhiều kiểu cách mạng. Nào là “Cách mạng Nhung”, “Cách mạng Hoa hồng”, “Cách mạng hoa Tulip”, “Cách mạng hoa lài”…

Cách mạng Nhung là một cuộc cách mạng bất bạo động tại Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc diễn ra từ ngày 16 tháng 11 năm 1989 đến ngày 29 tháng 12 cùng năm và dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa đã kéo dài 41 năm tại nước này.”

Cách mạng Hoa hồng là từ dùng để chỉ cuộc cách mạng lật đổ Eduard Shevardnadze, nhà lãnh đạo lâu năm của Gruzia. Hơn 100.000 người đã tập trung trên các đường phố Tbilisi trong tháng 11 năm 2003 để phản đối kết quả cuộc bầu cử quốc hội, sau đó tiến vào quốc hội khiến Shevardnadze phải bỏ chạy rồi từ chức vào ngày 23 tháng 11 năm 2003. Mikhail Saakashvili, người có quan hệ thân phương Tây, sau đó đã lên nắm quyền và tuyên bố đưa Gruzia ra khỏi chiếc bóng của Nga.” 

Rồi “Cách mạng hoa Tulip là cụm từ đề cập đến việc lật đổ Tổng thống Askar Akayev và chính phủ của ông ở nước cộng hòa Trung Á Kyrgyzstan sau khi cuộc bầu cử nghị viện của 27 tháng 2 và ngày 13 tháng 3 năm 2005. Các cuộc cách mạng tìm cách kết thúc của quyền lục của Akayev, gia đình của ông và cộng sự, những người mà theo ý kiến công luận quốc gia này là đã trở nên ngày càng tham nhũng và độc đoán. Sau cách mạng, Akayev bỏ chạy tới Kazakhstan và sau đó Nga. Ngày 4 tháng 4, ông đã ký tuyên bố từ chức của mình với sự có mặt của một phái đoàn quốc hội Kyrgyzstan tại đại sứ quán của đất nước ông ở Moskva, và vào ngày 11 tháng 4 Quốc hội Kyrgyzstan phê chuẩn đơn từ chức của ông.”

Hay “Cuộc Cách mạng hoa lài tại Tunisia. Sau gần 1 tháng với nhiều biến loạn tại xứ sở Tunisia, Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali đã thoát chạy và xin tị nạn tại vương quốc Saudi Arabia, chấm dứt 23 năm độc quyền cai trị tại xứ này.”

Ở Việt Nam hiện nay, các học giả chính trị cũng đang mong muốn có một cuộc Cách mạng hoa gì đó cho Việt Nam, có thể là Cách mạng hoa Sen chăng? Hay là Cách mạng hoa bèo tây (hoa Lục Bình) cũng được, miễn là đuổi được bọn cộng sản tham tàn là hậu duệ của Hồ tàu về nước. Nhưng xem ra nhân dân Việt Nam phải đợi 10 năm hoặc 20 năm nữa mới có cuộc cách mạng hoa đó.

Hiện tại ở Việt Nam xuất hiện nhiều tình huống cho một cuộc cách mạng Nhung nhưng không được thể hiện bằng màu sắc hay một loài hoa thân thương nào đó. Vậy đó là Cách mạng gì? Xin thưa, đó là cuộc Cách mạng Ăn Cướp với đúng nghĩa đen của nó!

Trước mỗi cuộc cách mạng, người ta cần xem xét, nghiên cứu kỹ các tình huống chủ quan và khách quan của nó – biết người biết ta trăm trận trăm thắng mà. Vậy các tình huống chủ quan và khách quan của là cuộc Cách mạng Ăn Cướp đã có chưa?

Xin thưa, có rồi!

Nhưng cộng sản nó gọi là Ăn Trộm! cụ thể như Mất trộm, quan chức lộ vàng khối, tiền tỷ, bài báo nêu “Nạn nhân nhiều vụ trộm là quan chức đã lộ khối tài sản trị giá hàng chục cây vàng hay hàng tỷ đồng.”

Nào là “Phó cục trưởng mất gần 400 triệu đồng trong khách sạn”, rồi “Thứ trưởng Bộ Tư pháp mất trộm gần 300 triệu đồng năm 2011”, “Giám đốc Sở Tài chính Kon Tum bị 'khoắng' 65 lượng vàng năm 2013”, “Giám đốc Sở TN&MT mất 1,6 tỷ năm 2014”, “Giám đốc Sở GTVT Bắc Kạn bị trộm 1,2 tỷ năm 2014”, “Nhà cán bộ thuế mất hơn 6 tỷ”, “Hơn 2 tỷ trong nhà cán bộ tỉnh "bay hơi"”…

Vâng, báo cộng sản nó gọi là trộm, nhưng bản chất của vấn đề ở đây đích thị là cướp! Nói cụ thể ra là bọn chúng - lũ cán bộ sâu mọt kia mới chính là kẻ ăn trộm, chúng trộm tiền của dân, qua cái gọi là tham nhũng ăn hối lộ mà có. Còn người đi lấy lại của chúng thì phải gọi cho đúng là đi cướp lại để chia trả cho dân nghèo mới đúng.

Bài báo trên thống kê chưa hết, bọn quan chức mất nhiều hơn nhưng có nhiều đứa đã khôn ngoan mà không khai báo, nên báo đảng không nắm hết được. Nhưng sơ sơ như vậy thôi, ăn cướp của mấy người tự phát, chưa có tổ chức mà ta đã thấy rằng: Nhiều quá! Ghê quá! Xấu hổ quá!

Tiền đâu mà nhiều thế?

Nếu bọn côn an và tòa án của CSVN mà có chút tính người thì các vụ kiểu đó cứ gọi là kẻ bị mất cướp sẽ đi tù mọt gông!

Nhưng thôi, dù chúng cố tình che chẳng mà “xấu chàng hổ Bác” thì trăm vụ chúng cũng xử lý được một vụ, chẳng thế mà khi đó ông Phó Văn Phòng phủ Thủ Tướng Nguyễn Văn Lâm - đã mất chức vì “để quên va li tiền ở sân bay”! Kiểm tra va li tiền để quên người ta mới biết: Những "địa chỉ" nào biếu phong bì cho ông Lâm? và thế là Phó Văn Phòng phủ Thủ Tướng Nguyễn Văn Lâm - đã mất chức, nhường chức đó lại cho Phúc nổ, để bây giờ Phúc nổ đã lên tới chức Thủ tướng oai vệ!

Và nếu ta hình dung một chút, khi đó phe Phúc nổ chỉ cần nói với lái xe của Sếp Lâm là hãy để quên chiếc va li kia, sẽ được 1 triệu đô chẳng hạn, thì làm gì mà chiếc va li tiền kia chẳng bị quên. Và thế là phe Phúc nổ - phe “Cách Mạng” đã thắng!

“Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết chất vấn việc việc Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ bỏ quên tiền ở sân bay. "Tại sao chỉ xử lý nội bộ? xử lý như thế thì làm sao chống được tội phạm?", ông Thuyết bức xúc. Bộ trưởng Anh nhẩn nha: "Việc ông Nguyễn Văn Lâm quên cặp trên sân bay, Văn phòng Chính phủ đã có công văn, kèm theo các văn bản kiểm tra, kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương, tôi thấy là đã rõ".

Giải thích việc công an không vào cuộc điều tra, ông Hồng Anh cho biết, hiện chưa nhận được một văn bản nào của Văn phòng Chính phủ hay Ủy ban kiểm tra TƯ đề nghị phải tiến hành điều tra. Chủ tịch Nguyễn Văn An "xin phép" ngắt lời: "Những vấn đề xử lý cán bộ của Đảng đề nghị không giải trình tại hội trường. Bộ trưởng hãy trả lời theo luật".” (Bộ trưởng Công an phải giải trình nhiều vụ việc nhạy cảm - VnExpress)

***

Nếu một ngày kia, vào ngày đẹp trời, chúng ta thông báo chung cho nhau, đồng loạt trên cả nước (64 tỉnh thành) - từ mỗi xã phường, huyện, tỉnh - chúng ta đồng loạt xáp vô vào tất cả các nhà quan chức thì số tiền cướp được sẽ nhiều lắm dấy!

Lúc đó báo chí hãy dũng cảm mà đưa hết lên mặt báo thì thúi hết cỡ! Lúc đó nó còn thối hơn cả Phọc Mô Xa cơ đấy! Lúc đó không phải cá chết mà là cán bộ sẽ chết!

Tức là lúc đó Cách mạng sẽ thành công!

LƯU Ý:

1. Tính truyền thống: Trước đây “Cha già dân tọoc” cũng đã có một cuộc cách mạng cướp chính quyền rồi đó và đã thành công.

2. Mùa thực hiện: Có thể thực hiện quanh năm, nhưng sẽ hiệu quả hơn là vào mùa thu, hoặc mùa đông. Bởi vào Mùa thu và Mùa đông là lúc bọn CSVN chia tiền 10% xây dựng lại quả, chiều nào về chúng cũng đầy cặp tiền - Xem Việt Nam: Tham nhũng số 1, Hiếp dâm số 1, Nhân quyền... áp chót!

Cướp vào mùa này sẽ được rất nhiều! Đặc biệt là những ngày cuối mùa đông gần tết âm lịch là tiền biếu xen, chia chác nhiều nhất! Hơn nữa, mùa thu cũng là mùa của cách mạng cướp Hồ Chí Minh đã thành công!

3. Nhớ quay video các phong bì đã bóc, chưa bóc.

4. Cần làm đồng loạt ở 64 tỉnh thành, từ xã tới tỉnh rồi Trung ương, đồng loạt từ nhà quan chức tới các phòng riêng ở các nhiệm sở. 

Cuối cùng, cầu chúc cho cuộc “Cách mạng Ăn Cướp” thành công!


Nào, mời các bạn cùng thảo luận.

29.09.2017

Nhật Bản: Nhập cuộc vào thế trận đối đầu với Trung Cộng ở Biển Đông

Nguyễn Lương Tuyền (Danlambao) - ...Việc tham dự tích cực của Nhật Bản - một cường quốc quân sự và kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới -vào thế trận đáp ứng các tham vọng của TC ở Biển Đông đã khiến TC cực kỳ quan ngại. TC cũng đã nhận thức rõ ràng là họ chỉ có đủ sức "bắt nạt" các nước nhỏ như Việt Nam.Tình trạng tranh chấp tại Biển Đông sẽ còn kéo dài nếu không có giải pháp, kể cả giải pháp quân sự. Nếu chiến tranh xảy ra giữa TC và Đồng Minh, TC sẽ hoàn toàn bị bao vây, tứ diện thọ địch. Eo biển Malacca, nằm giữa Mã Lai và Nam Dương, sẽ bị Ấn Độ và Đồng Minh phong tỏa, chiếm đóng. Nguồn hàng hóa, dầu khí tiếp liệu... đến TC sẽ bị ngăn lại. Đồng thời Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ mở chiến dịch khai thông Biển Đông khỏi tầm với của TC...

*

Nhật Bản là một quốc gia hợp bởi nhiều hòn đảo, ở miền Đông Bắc của Biển Hoa Đông. Nhật Bản không trực tiếp có cùng biên giới với bất kỳ một nước nào.

Đảo quốc Nhật Bản gồm 6. 852 đảo lớn nhỏ. Thủ đô Tokyo là thành phố đông dân nhất thế giới (13 triệu người).

Diện tích Nhật Bản: 377, 962km2. chỉ lớn hơn Việt Nam chút đỉnh (330,000km2 trước khi TC chiếm một khoảng đất ở vùng biên giới phía Bắc, giáp với Trung Hoa).

Dân số Nhật Bản là 126 triệu người (VN có trên dưới 90 triệu người), phần lớn tập trung ở 4 hòn đảo lớn.

Hiện nay Nhật Bản là 1 cường quốc về kinh tế, chỉ đứng sau Hoa Kỳ, Trung Cộng. Trước khi TC, dưới thời Đặng Tiểu Bình, cải tổ để chấn hưng nền kinh tế, Nhật Bản đứng hạng nhì, sau Hoa Kỳ, trong nhiều năm. Từ hơn 20 năm nay, kinh tế của Nhật Bản đang ở giai đoạn suy thoái, nên Nhật Bản tụt xuống hạng 3, sau TC và Hoa Kỳ. Tuy là một cường quốc về kinh tế, khoa học... nhưng Nhật Bản lại không có chân trong Hội Đồng Bảo An (Security Council) của Liên Hiệp Quốc.

Nhật Bản không có nhiều tài nguyên, 72% đất đai là rừng núi, không có dầu hỏa, nên 85% hàng hóa vật liệu nhập cảng - nhất là dầu hỏa, khí đốt- và xuất cảng đều dùng đường biển (hơn 85%). Các tầu hàng đến và đi từ Nhật Bản sang các nước ở Trung Đông, Âu Châu, Phi Châu đều phải đi qua Biển Đông, rồi vào Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca. Eo biển này nằm giữa Mã Lai và Nam Dương..Hải trình này là nguồn sống của dân tộc Nhật Bản, là lẽ sống còn của nền kinh tế Phù Tang.

Vị trí của Nhật Bản trên bản đồ (nguồn Internet)

Trước năm 1945, Nhật Bản là 1 cường quốc về quân sự, đã từng chiếm đóng nhiều nước ở Á Châu như Tàu, các nước ở Đông Nam á trong đó có Việt Nam. Bán đảo Triều Tiên là nước bị Nhật Bản chiếm đóng lâu nhất, từ năm 1915 cho đến khi Đại chiến thế giới chấm dứt năm 1945.

Chiến tranh Thế giới thứ 2 chấm dứt năm 1945, Nhật Bản bại trận, phải ký hòa ước với Đồng Minh để rồi bị Mỹ đóng quân tại đảo quốc để giám sát ngay trên đất Nhật. Theo Hòa ước ký với Hoa Kỳ, Nhật Bản không được phép có quân đội. Tuy vậy Nhật được phép có Lực Lượng Phòng Vệ 1 để tự vệ và giữ gìn trật tự. Lực Lượng này có độ trên dưới vài trăm ngàn quân.

Ngoại Trưởng Nhật Bản Mamoru Shigemnitsu đang ký vào văn kiện đầu hàng trên Chiến Hạm USS Missouri trước sự chứng giám của Tướng Hoa Kỳ Richard K. Sutherland ngày 2/9/1945 (nguồn Internet).

Trước khi đầu hàng chính thức Hoa Kỳ & Đồng Minh vào ngày 15 tháng 8 năm 1945 sau khi đảo quốc bị tàn phá bởi 2 quả bom nguyên tử, quân đội Nhật Bản là một đạo quân hùng mạnh trên thế giới. Nhật Bản, trong Thế chiến thứ 2, đã xâm chiếm Tàu và nhiều nước ở Đông Nam Á như Việt Nam, Phi Luật Tân, Thái Lan, Miến Điện...

Sau khi đầu hàng, Nhật Bản đã phải tuân theo những điều kiện do kẻ thắng trận đặt ra như đất nước bị chiếm đóng, quân đội ngoại quốc đóng ngay trên đất Nhật Bản để giám sát. Hoa Kỳ đã góp phần quan trọng trong việc soạn thảo Hiến Pháp mới cho Nhật Bản trong đó có Điều 9, là điều không cho phép Nhật Bản có 1 Quân Đội. Thay vào đó, Nhật chỉ có 1 Lực Lượng Phòng Vệ tương đối nhỏ, võ trang nhẹ. Lực lượng này không được phép hoạt động ngoài nước Nhật. Hải Quân, Không Quân và Quân Đội Hoàng Gia bị giải thể. Nền Kỹ nghệ quốc phòng bị đóng cửa, ngưng mọi hoạt động. Chủ nghĩa Quân Phiệt của thời chiến tranh bị xóa bỏ hoàn toàn trong Tân Hiến Pháp của Nhật Bản. Sau chiến tranh. Hoa Kỳ chánh thức đóng quân tại đất Nhật Bản từ năm 1945 cho đến năm 1952, gọi là để "giám sát" sự phát triển của Nhật sau chiến tranh.

Không phải bận tâm về vấn đề Quốc Phòng, Nhật Bản ra công kiến thiết đất nước, xây dựng nền kinh tế cũng như phát triển các ngành khoa học, giáo dục. Oái oăm thay, tất cả đều với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Trong lịch sử Nhật Bản hiện đại, Thống chế Hoa Kỳ Douglas McArthur được người Nhật tôn vinh là đã đóng góp cho sự trỗi dậy, phồn thịnh của đất nước Nhật. Cùng với 10 danh nhân Nhật khác, Thống chế Douglas McArthur được coi là ân nhân thực sự của nước Nhật Bản.

Chiến tranh lạnh chấm dứt vào đầu thập niên 90 's cùng với việc TC trở nên một cường quốc về quân sự lẫn kinh tế càng thúc đẩy Nhật trong việc tái võ trang cũng như tu chính điều 9 của Bản Hiến Pháp. Thực ra ngay từ thập niên 59's-60's, các nhà lãnh đạo của Nhật đã nghĩ đến việc tái võ trang quân đội Nhật Bản để kịp thời đối phó với những tham vọng của TC, nhất là các tham vọng về đất đai, biển đảo. Nhật Bản cũng cảm nhận Hoa Kỳ không thể nào bảo vệ được Nhật khi chiến trận xảy ra. Trước tham vọng chiến cứ hoàn toàn Biển Đông rồi sau đó là chiếm cứ biển Hoa Đông của TC, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố không úp mở rằng tự do hàng hải tại Biển Đông gắn liền với sự sống còn của đất nước Nhật Bản. Quân Đội Nhật Bản được tái võ trang. Hải Lục Không Quân của Nhật được tái tạo, tái trang bị những vũ khí cực kỳ tối tân.

Nhật Bản trước những tham vọng đất đai, biển đảo của Trung Cộng

Chiếm cứ đất đai của nước láng giềng là truyền thống từ ngàn xưa của giống nòi Đại Hán. Trong lịch sử, VN đã bị người Hán nhiều lần đô hộ để đồng hóa người Việt. Có lần cuộc đô hộ đã kéo dài hơn 1 000 năm. Năm 1982, Công ước về biển của LHQ cho phép các nước được nhìn nhận chủ quyền trên biển của họ tức Thềm Lục Địa, vùng đặc quyền kinh tế ra đến 200 hải lý kể từ bờ biển. Trước đó TC đã tự ý tuyên bố hải phận của Trung Hoa là 12 Hải Lý kể từ bờ biển, nghĩa là bờ biển của Trung Hoa bao gốm các biển đảo ở Biển Đông. Quyết định này được ban bố ngày 4/9/1958.

Ngày 14 /9/1958 (chỉ vẻn vẹn có 10 ngày tiếp theo), Thủ Tướng CSVN Phạm Văn Đồng của Miền Bắc nước Việt Nam đã gửi một công hàm nhìn nhận quyết định về hải phận 12 hải lý của TC. Nghĩa là bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bức Công hàm của Phạm Văn Đồng đã gây ra nhiều khó khăn cho VN cho tới giờ phút này. Quả thực đó là một CÔNG HÀM BÁN NƯỚC theo đúng nghĩa của 2 chữ BÁN NƯỚC..

Năm 1974, TC chính thức chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa trong sự im lặng của Cộng Sản Bắc Việt. Hoàng Tùng, ủy Viên Trung Ương Đảng, Tổng Biên Tập Báo Nhân Dân của CSVN còn tuyên bố tán đồng TC. Hoàng Tùng coi hành động của TC chỉ là 1 hành động mượn tạm. Hoàng Tùng tuyên bố: "thà để Trung Quốc giữ hộ còn hơn là để bọn Ngụy chiếm đóng".

Vị trí của 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (nguồn Internet)

Những năm 80's, TC chiếm một số đảo và bãi cát thuộc quần đảo Trường Sa. TC chiếm đảo Gạc Ma (thuộc Trường Sa) năm 1988. Quân đội của CSVN đóng trên đảo được lệnh của Bộ Trưởng Quốc phòng của CSVN là Lê Đức Anh không được chống cự. Kết quả là họ (trên dưới 80 người) đã bị TC thẳng tay tàn sát. TC đã bắn họ như bắn bia vì cái lệnh ngu xuẩn của BT Lê Đức Anh.

TC đơn phương tuyên bố Biển Đông thuộc về Trung Hoa. Họ đã hoạch định ra Đường Lưỡi Bò 9 đoạn để đánh dấu vùng chủ quyền của họ. Trên thực tế, năm 1947, Chinh Phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tướng Tưởng Giới Thạch đã đưa ra đường lưỡi bò 11 đoạn. TC đã dùng đường lưỡi bò đó nhưng chỉ còn 9 đoạn. Đường lưỡi bò này khiến TC đòi 75% diện tích Biển Đông thuộc về họ. Các nước trong vùng chia nhau 25% biển còn lại

Biển Đông rộng độ 3,5 triệu km2 (khoảng 1/3 diện tích nước Trung Hoa). Ngoài vị trí chiến lược quan trọng, để kiểm soát hoàn toàn con đường hàng hải quan trọng từ Ấn Độ Dương lên đến tận Nhật Bản, Đài Loan và Bán đảo Triều Tiên. Biển Đông còn là vùng đầy khoáng sản, thủy sản và nhất là dầu khí (trữ lượng dầu ở Biển Đông lớn gần gấp đôi trữ lượng đầu hỏa của Kuwait ở Trung Đông). Biển Đông còn là một vùng rất phong phú về cá, về hải sản. Hiện nay số lượng cá đánh, bắt được ở đây là 8% số cá bắt được trên thế giới. Biển Đông quả là có nhiều tài nguyên rất phong phú. Người ta hiểu vì sao TC cố tìm cách chiếm hữu Biển Đông. Người ta cũng hiểu vì sao Nhật Bản rất quan tâm đến tham vọng của TC vì Nhật Bản tùy thuộc rất nhiều vào hải trình qua Biển Đông để sống còn.

Tháng 7/2015 Quốc Hội Nhật Bản đã thảo luận và biểu quyết Dự luật về An Ninh do Thủ Tướng Shizen Abe đệ trình. Dự luật này cho phép Quân Đội Nhật được quyền tham chiến ở ngoài nước Nhật để bảo vệ đồng minh của Nhật. Dự luật này cũng cho phép quân đội Nhật tái võ trang để thành lập một đạo quân đa dạng gồm Hải, Lục, Không Quân.

Lý do khác là cuộc tranh chấp với TC về chủ quyền trên quần đảo Senkaku, mà TC gọi là Quần đảo Điều Ngư. Đó là một quần đảo không có người ở. Trên bản đồ, quần đảo Senkaku - nguồn tranh chấp giữa Nhật Bản, Trung Hoa và Đài Loan - có vị trí gần Đài Loan hơn cả.

Quần đảo Senkaku, nguồn tranh chấp 
giữa Nhật, Trung Hoa và Đài Loan (nguồn Internet)

Lý do kế tiếp là mối thù gần như truyền kiếp giữa Trung Hoa và Nhật Bản.

Trong lịch sử, Nhật Bản và TC đã nhiều lần có chiến tranh giữa 2 nước. Nhật Bản luôn luôn là kẻ thắng. Trung Hoa vẫn có mối thù truyền kiếp đối với Nhật Bản..

TC hay nhắc lại về những đối xử tàn bạo của Quân Đội Nhật Bản ở Tàu trong suốt thời gian Nhật chiếm đóng Tàu hồi Đại chiến thứ 2. Thí dụ là cuộc tàn sát hơn 300 000 thường dân khi Nhật chiếm Thành phố Nan Kinh sau nhiều tháng vây hãm. (The rape of Nanking).

Cho tới bây giờ, TC vẫn kiêng nể Nhật Bản vì trong quá khứ Trung Hoa đã nhiều lần bị Nhật Bản đánh bại trong các cuộc đụng độ giữa 2 nước.

Trung Cộng sẽ khống chế hoàn toàn Nhật Bản nếu một khi họ thành công chiếm hữu Biển Đông. Hải trình tới Nhật qua Biển Đông, con đường huyết mạch cho sự sống còn của Nhật Bản sẽ bị TC kiểm soát khiến Nhật Bản sẽ lâm nguy.

Một lý do khác nữa khiến Nhật Bản không thể khoanh tay ngồi yên là vấn đề Bắc Hàn. Nước này có vũ khí hạt nhân. Họ luôn luôn thách đố Hoa Kỳ và Đồng Minh. Từ đầu năm tới giờ phút này, họ liên tiếp thử các loại vũ khí nguyên tử kể cả bom H. Hỏa tiễn liên lục địa của họ có khả năng bắn tới bất kỳ nơi nào của đất nước Hoa Kỳ. Các hình thức phong tỏa về kinh tế của LHQ và của Hoa Kỳ cũng như những hăm dọa, cảnh cáo trừng phạt của TT Hoa Kỳ Donald Trump không làm họ nao núng.

Bằng các thương thảo với Nga, Trung Cộng để 2 nước đàn anh của Bắc Hàn can ngăn Bắc Hàn "đừng đùa với lửa" đều không mảy may hiệu quả. Người ta tự hỏi phải chăng Nga lẫn TC đều không tích cực trong việc "răn đe" đứa em "muốn nổi loạn" là Bắc Hàn. Có người lại bi quan, cho tằng Nga và TC dùng Bắc Hàn như một "con ngáo ộp" để đe dọa Mỹ và Đồng Minh?

Nhật Bản đã phản đối dữ dội Bắc Hàn khi Bắc Hàn bắn hỏa tiễn qua nước Nhật để rồi rơi ở Thái Bình Dương. Khi Bắc Hàn dọa tấn công đảo Guam của Hoa Kỳ bằng hỏa tiễn tầm xa, Nhật Bản đã bố trí các giàn hoa tiễn "địa đối không PATRIOTES" để bắn hạ các hỏa tiễn của Bắc Hàn nhắm vào đảo Guam sẽ bay qua nước Nhật để tới mục tiêu.

Quân lực Nhật Bản hiện nay

Từ hơn 1/4 thế kỷ tới nay, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển. Nhật Bản cũng ý thức được rằng quân đội Hoa Kỳ không còn đủ sức bảo vệ Nhật Bản nữa nếu chiến tranh xảy ra giữa Nhật và 1 quốc gia trong vùng như TC và Bắc Hàn nên Nhật Bản phải tăng cường khả năng của Lực Lượng Phòng Vệ. Từ khi TC có những hoạt động quân sự cũng như ngoại giao nhằm chiếm hữu hoàn toàn Biển Đông, Nhật Bản thấy sự sống còn của mình bị TC trực tiếp đe dọa. Tái võ trang quân đội Nhật trở nên một điều tối cần thiết. Tuy rằng điều 9 của Hiến Pháp của Nhật tạo ra những khó khăn cho quân đội Nhật nên trong khi chờ đợi việc tu chính điều 9 này được thực hiện, Quốc Hội Nhật Bản đã "cởi trói" cho quân đội Phù Tang. Không phải chỉ một sớm một chiều mà Nhật Bản có một sức mạnh quân sự như hiện nay. Nhật Bản đã từ từ cải thiện quân đội cũng như cho hoạt động lại nền kỹ nghệ quốc phòng. Nhật Bản hiện đã có đủ khả năng để chế tạo các loại vũ khí kể cả phi cơ, tầu ngầm, xe thiết giáp cũng như hỏa tiễn... ngoài những chiến cụ nhập cảng từ nước ngoài. Quân Đội Nhật đã có những thay đổi nhanh chóng làm kinh ngạc mọi người (métamorphoses déconcertantes):

- Năm 2015, Ngân sách Quốc Phòng của Nhật Bản là 49 tỷ Mỹ Kim trong khi ngân sách quốc phòng của TC là 188 tỷ Mỹ Kim. Ngân sách đó chắc chắn tăng cao cho năm 2017. Chúng ta chờ xem các con số sẽ được công bố cho năm này. Theo Bảng xếp hạng của trang mạng Global Firepower thì khi thuần xét về số lượng, TC đứng hạng 3, chỉ sau Hoa Kỳ và Nga. Nhật Bản đứng hạng thứ 10 cũng theo trang mạng này.

- Nhật Bản hiện có 250 000 quân phục vụ dưới cờ. So với 2 triệu rưỡi của TC và 1,2 của Bắc Hàn.

- Quân Đội Nhật Bản gồm Hải, Lục, Không Quân và các lực lượng hỏa tiễn tầm xa cũng như tầm gần.

Lực lượng phòng vệ trên đất của Nhật có 2 loại sư đoàn và lữ đoàn hiện đại để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp, được trang bị võ khí nặng nhưng có rất nhiều khả năng cơ động trong trường hợp khẩn cấp; một loại sư đoàn, lữ đoàn tổng hợp, có khả năng tác chiến hiện đại. Tổng cộng có 15 sư đoàn, đóng tại 5 quân khu rải rác khắp nước Nhật

Ngoài ra Nhật Bản còn có 1 đơn vị khẩn cấp thuộc trung ương để đối phó với các trường hợp cực kỳ khẩn cấp. Đon vị này có 950 xe chiến đấu, 950 xe bọc thép, 660 khẩu đại bác và 500 máy bay

Hải Quân Nhật Bản (tên cũ Lực Lượng phòng vệ biển) quân số khoảng 44 000 người, 151 tầu chiến gồm 3 Hàng không mẫu hạm, tầu khu trục, vận tải v.v.... và một hạm đội tầu ngầm rất tối tân.

Không Quân Nhật Bản, có khoảng 45000 người, gần 88 máy bay trong đó một nửa là máy bay chiến đấu.

Tóm lại, so với TC, quân đội Nhật kém về số lượng nhưng có nhiều khả năng chiến đấu vượt trội. Đó là miếng xương rất khó nuốt cho TC.

Quân đội Nhật Bản luôn luôn có những cuộc tập trận chung với các đơn vị quân đội Mỹ, quân đội của Đại Hàn, quân đội Úc và quân đội Ấn Độ. Các cuộc tập trận này là những cái gai trong mắt các đồng chí Trung Cộng.

Nhật Bản vận động các nước liên quan tới Biển Đông trong thế trận đối đầu với Trung Cộng.

Nhật Bản cũng rất tích cực vận động, liên kết với các nước trong vùng Biển Đông hoặc ngoài biển Đông như Ấn Độ, Úc Châu để lập nên một khối liên hoàn để đồi đầu với TC. Tham vọng chiếm hữu hoàn toàn Biển Đông càng ngày càng hiện rõ. TC đã lập thêm các căn cứ quân sự có tầm vóc trên các đảo mà họ chiếm giữ bất chấp luật hàng hải quốc tế. Mặt khác TC tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo.

Ngoài việc tăng cường khả năng quân sự của Nhật để đối phó với các hăm dọa của TC, Nhật Bản đang cố gắng lập một liên minh với các nước ở Biển Đông như Việt Nam, Phi Luật Tân, Đài Loan, Đại Hàn, Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Brunei... cùng các nước ở ngoài Biển Đông như Ấn Độ, Úc và Hoa Kỳ để đương đầu với các tham vọng của TC.

Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abey đã nhiều lần viếng thăm VN, Ấn Độ, Úc Châu, hầu hết các nước ở Biển Đông là các nạn nhân trực tiếp của những tham vọng biển đảo của Trung Cộng. Ông Abe đã hội đàm với các lãnh tụ cao cấp của các nước này. Chắc chắn vấn đề đối phó với TC là đề tài chính của các buổi hội đàm. Bộ Trưởng Quốc phòng, Bộ Trưởng Ngoại giao cũng như các chỉ huy quân sự cao cấp của Nhật Bản đã liên tiếp công du thăm viếng các người đồng cấp thuộc các nước trực tiếp hay gián tiếp là nạn nhân của những tham vọng biển đảo của TC. Như Việt Nam đã nhiều lần tiếp đón các tầu chiến đến VN gọi là để thăm viếng các quân cảng Cam Ranh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Sài Gòn. Nhật Bản và Ấn Độ đã viện trợ quân sự cho VN và cho các nước ở Biển Đông như VN.

Việc tái võ trang quân đội Nhật cộng với những vận động cho một thế liên kết các nước ở vùng Thái Bình Dương để chống lại tham vọng của TC là một khúc ngoặt lớn trong thế trận ở Biển Đông, biển Hoa Đông. Mặt khác sự tham dự của Ấn Độ, nước đông dân thứ nhì sau TC (1 tỷ 3 so với 1 tỷ rưỡi của TC), vào thế trận chống tham vọng bành trướng của TC đã làm thay đổi hẳn cán cân lực lượng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Từ cuối năm 2015 tới nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe liên tiếp gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Ấn Độ, của Úc để hình thành một liên kết giữa 4 nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc để bảo vệ một khu vực hình con thoi kết nối giữa Nhật, Úc, Ấn Độ đến tận Hawaii của Hoa Kỳ. Hãng Kyodo của Nhật Bản đã phân tích động thái này của TT Shinzo Abe để đi đến kết luận đây là các hành động nhằm chống lại TC. Hãng thông tấn kết luận sự đối đầu giữa TC và Nhật Bản sẽ càng ngày càng trầm trọng hơn.

TT Abe nhấn mạnh các vấn đề ở Biển Đông, ở biển Hoa Đông là những mối quan tâm hàng đầu của Nhật Bản

TC liên tiếp lên tiếng vừa để trấn an vừa để cảnh báo Nhật Bản. TC nói Nhật Bản không có gì để quan ngại về các hoạt động của TC ở Biển Đông. Trên thực tế, sự dấn thân tham gia tích cực của Nhật Bản - một cường quốc về quân sự và kinh tế - vào "sự kiện" Biển Động đã và đang làm TC quan ngại đặc biệt.

TC cũng cảm nhận được các sức ép do Nhật Bản tạo ra do sự liên kết giữa Nhật và Ấn Độ, Úc và Hoa Kỳ. Có tin cho rằng TC đang tìm cách cải thiện quan hệ với Nhật Bản.

Xét về tương quan lực lượng quân sự giữa Nhật Bản và TC, người ta nhìn nhận bề ngoài TC có vẻ vượt Nhật Bản nhưng sự khác biệt không đáng kể. Nếu ta cho vào cán cân lực lượng sức mạnh quân sự của Ấn Độ, Úc và Hoa Kỳ thì cán cân lực lượng nghiêng hẳn về phía các đối thủ của TC. Nếu chiến tranh xảy ra, dù chỉ là chiến tranh khu vực, chiến tranh cục bộ, TC không phải là đối thủ của liên minh Nhật, Úc, Ấn Độ và Hoa Kỳ. TC cũng cảm nhận điều đó. TC chỉ đủ sức để có thể "bắt nạt" được các nước tương đối yếu kém về quân sự so với TC như Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương v.v...

Thay lời kết

Việc tham dự tích cực của Nhật Bản - một cường quốc quân sự và kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới -vào thế trận đáp ứng các tham vọng của TC ở Biển Đông đã khiến TC cực kỳ quan ngại. TC cũng đã nhận thức rõ ràng là họ chỉ có đủ sức "bắt nạt" các nước nhỏ như Việt Nam.

Tình trạng tranh chấp tại Biển Đông sẽ còn kéo dài nếu không có giải pháp, kể cả giải pháp quân sự. Nếu chiến tranh xảy ra giữa TC và Đồng Minh, TC sẽ hoàn toàn bị bao vây, tứ diện thọ địch. Eo biển Malacca, nằm giữa Mã Lai và Nam Dương, sẽ bị Ấn Độ và Đồng Minh phong tỏa, chiếm đóng. Nguồn hàng hóa, dầu khí tiếp liệu... đến TC sẽ bị ngăn lại. Đồng thời Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ mở chiến dịch khai thông Biển Đông khỏi tầm với của TC.

Hy vọng chiến tranh sẽ không xảy ra và TC rút "bàn tay lông lá"' của họ ra khỏi vùng biển này.

29.09.2017