Để tiêu diệt một Dân tộc

Lê Minh Nguyên (Danlambao) - Khi sinh tiền bà GS Sheri Rosenberg có viết "Diệt chủng là một tiến trình, không phải một sự kiện" (Genocide Is a Process, Not an Event [1]. Bà cho rằng đó là một sự giảm thiểu từ từ sức sống của dân tộc đó về cả hai mặt chất lượng và số lượng (genocide by attrition).

Trong lịch sử loài người, diệt chủng đã xảy ra rất nhiều cho các dân tộc, tuy hoàn cảnh và đặc tính có khác nhau, nhưng nó có các điểm giống nhau như: (1) diễn ra trong bối cảnh thế giới ít quan tâm vì do một sự kiện lớn khác chiếm hết các băng tầng của truyền thông các nước, (2) muốn xóa bỏ, làm bạc nhược, hay đuổi dân tộc đó ra khỏi một vùng lãnh thổ, (3) chủ thể gây ra là một chính quyền hay một quốc gia ở tại thực địa hay ở ngoài thực địa, (4) xem sự hiện hữu hay sự hùng mạnh của dân tộc đó là một mối đe dọa, (5) xảy ra khi dân tộc đó không có khả năng để tự bảo vệ, (6) chủ thể gây ra thường nhân danh một lý tưởng, một chủ nghĩa, một tín ngưỡng, hay một sự tự vệ, (7) chủ thể gây ra thấy không có ai ở bên ngoài thực sự có khả năng can thiệp vào, (8) sự diệt chủng xảy ra trong một thời gian dài, không phải giết hàng loạt trong một vài lần, (9) sự diệt chủng không chừa một ai, dù đàn bà hay trẻ em [2].

Trong quá khứ ta thấy có khoảng 6 triệu người Do Thái bị Đức Quốc Xã sát hại từ 1933-1945, khoảng 1 triệu người Tutsi bị sát hại trong năm 1994 ở Rwanda bởi chính quyền người Hutu, khoảng 1.5 triệu người Armedian bị sát hại dưới tay người Thổ Nhĩ Kỳ từ 1915-1923, khoảng 1.5 triệu người Cam Bốt dưới tay Pol Pot từ 1975-1979, hơn 1 triệu người Ái Nhĩ Lan chết đói 1846-1852 mà nguời Anh gián tiếp để cho xảy ra, nhiều triệu thổ dân ở Mỹ Châu bị chết vì bệnh đậu mùa (smallpox) do người Âu Châu đem sang cùng sự tàn sát người Inca và người Aztecs, chính quyền Úc từ 1909 đến thập niên 1970s chủ trương tiêu diệt thổ dân bằng cách bắt cóc trẻ sơ sinh của họ,...[3].

Việt Nam là nạn nhân của tiến trình này qua cả ngàn năm lịch sử, nó giảm tốc khi Việt Nam giành được độc lập, nhưng tăng tốc trở lại khi phong trào cộng sản thắng thế với quốc tế vô sản, và càng thảm não hơn khi Đông Âu và Liên Sô sụp đổ, CSVN lệ thuộc vào CS Trung Quốc nhiều hơn để tồn tại, mà Hội Nghị Thành Đô 1990 và hai thập niên sau đó là đỉnh điểm của sự thần phục.

Trung Quốc từ ngàn năm, do địa chính trị chéo ngoe thất thế, hoặc chỉ thu mình ở trung nguyên hay chỉ có thể tiến nam để bành trướng, nên xem VN là cái gai cần phải nhổ cho trống đường, cả bộ lẫn thủy. TQ xem sự hùng mạnh của VN là một mối đe dọa, cản bước TQ trong việc chế ngự Đông Nam Á với khoảng trên 600 triệu dân, với tài nguyên Biển Đông và đường vào Ấn Độ Dương để tiếng đến Trung Đông và Phi Châu.

Nhưng tiêu diệt dân tộc VN thì rất khó mà ngàn năm lịch sử đã chứng minh. Vậy thì diệt chủng bằng một tiến trình từ từ và đa dạng là giải pháp mà họ có thể làm được, vừa hiệu quả vừa không gây ồn ào để dư luận thế giới quan tâm.

Ở Hội Nghị Geneva 1954, trong các cuộc đàm phán giữa các bên, TQ với thủ tướng Chu Ân Lai luôn thúc ép phía Việt Nam chia đôi đất nước [4]. Nhà sử học Nayan Chanda nhận xét: “Trung Quốc ủng hộ sự tồn tại của hai Việt Nam và nói chung mong muốn có một đa quốc gia tại biên giới của nó..."[5].

Trong Chiến Tranh VN, TQ cung cấp súng đạn cho Miền Bắc xâm lăng Miền Nam, muốn cho huynh đệ tương tàn, TQ còn cho cả 170,000 quân TQ vào trấn giữ Miền Bắc để CSVN dốc toàn lực lượng xâm lăng Miền Nam [6]. Một VN yếu và tan nát là một dạng của tiến trình tiêu diệt một dân tộc.

Khi Miền Bắc chiếm được Miền Nam năm 1975, những ngày trước khi MN sụp đổ, TQ không muốn có một VN thống nhất mà muốn tiếp tục duy trì hai thực thể, họ đã liên lạc với Tòa Đại Sứ Pháp và với phía ông Dương Văn Minh trong ý định này, nhưng đã không thực hiện được vì biến cố xảy ra quá nhanh và ông DVM đi về hướng người em ruột của ông là Dương Thanh Nhựt (Mười Ty - [7] phía CSVN, đang ngã hẳn về Liên Sô. Sử gia Dương Trung Quốc đồng ý với đánh giá của truyền thông quốc tế lúc bấy giờ là TQ muốn "đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng". Ông nêu bật là, bất chấp sự chọc gậy bánh xe của TQ, CSVN năm 1975 đã thống nhất đất nước. Phản ứng sau đó của TQ là xúi giục lực lượng Khmer Đỏ của Pol Pot mở cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và xua quân đánh vào vùng biên giới phía Bắc VN năm 1979 [8].

Để tiêu diệt một dân tộc, TQ sử dụng một tiến trình lâu dài và đa dạng: từ chia đôi đất nước, cung cấp súng đạn cho huynh đệ tương tàn, thừa cơ hội Hoa Kỳ rút quân để chiếm Hoàng Sa, thừa cơ hội CSVN chơi vơi trước sự suy tàn của Liên Sô và Đông Âu để chiếm Trường Sa, lợi dụng lúc CSVN sẽ té nếu không có họ chống lưng để tung ra đường lưỡi bò, xây đảo, chiếm thêm ngư trường, đưa thêm giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của VN hay vùng chồng lấn ở vịnh Bắc Bộ, xâm nhập nóc nhà VN qua việc khai thác bauxite, nơi có vị trí chiến lược và xả rác bùn đỏ, chiếm các khu rừng đầu nguồn, khống chế nước sông Mekong gây nhiễm mặn cái nôi nông phẩm và hủy diệt tôm cá, núp sau Đài Loan xây dựng nhà máy thép Formosa Vũng Áng, nơi có vị trí yết hầu dễ cắt VN cả bộ lẫn thuỷ với chỉ khoảng 40 cây số đến Lào và 320 cây số đến căn cứ hải quân Du Lâm của TQ, làm nhiễm độc biển đưa chất độc vào hệ thống dây chuyền thực phẩm tàn phá sức sống dân tộc nhiều thế hệ về sau, nhập vào VN các thực phẩm và hóa chất độc hại, xây các nhà máy không an toàn gây ô nhiễm không khí hay nguồn nước từ Bắc đến Nam như nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận hồi tháng 4/2015 [9], xây các phố Tàu khắp các tỉnh thành.

TQ từng lấy cớ mượn đường vào đánh Chiêm Thành đời nhà Trần để xâm lăng VN. Ngày nay việc mượn đường được thể hiện dưới hình thức đầu tư kinh tế. Thâm hụt thương mại với TQ năm 2015 là khoảng 35 tỷ đôla, số tiền khổng lồ này mà TQ móc được từ VN mỗi năm giúp TQ mượn đường vào VN bằng chi phí của VN [10].

VN đất hẹp dân đông, mật độ dân số được coi là quá cao, khoảng 270 người cho một cây số vuông, gấp 7 lần so với tiêu chuẩn [11] thế giới. Cho nên để dọn con đường mòn tiến nam, họ vừa cho dân TQ vào sống xôi đậu chiếm các vị thế thượng phong, vừa hủy hoại môi trường để bào mòn sức sống, đuổi người Việt đi nơi khác. Các khu phố Tàu nở ra từ sau Hội Nghị Thành Đô ở các tỉnh như Bắc Ninh, Quảng Ninh, Bình Dương... [12] càng ngày càng mọc lên nhiều hơn.

Đảng CSVN lại không quan tâm gì đến môi trường, trong khi TQ đang dùng nó để tiêu diệt một dân tộc. Các nước như Đức, Áo, Bỷ, Ý, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ và cả Phi Luật Tân đang chủ trường giảm thiểu và loại bỏ hẳn điện hạt nhân. Các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha đang cắt xuống dần các nhà máy [13]. Trong khi đó thì VN lại hồ hởi xây dựng ở Ninh Thuận. Nếu tai nạn xảy ra thì sức tàn phá môi trường sẽ vô cùng khủng khiếp. Rất nhiều các chuyên gia điện hạt nhân bên trong và bên ngoài VN hết sức lo lắng và lên tiếng báo động, nhưng CSVN bỏ ngoài tai vì xây dựng hàng tỷ đôla thì tiền bôi trơn tham nhũng sẽ khổng lồ cho họ [14]. VN có bờ biển dài và vô cùng xinh đẹp, các nhà máy như Formosa hay điện hạt nhân sẽ lấy đi món quà thiên nhiên quý giá của dân tộc.

Các nước theo chế độ cộng sản có một điểm chung là xem rẽ sự sống của người dân trong nước. Họ xem dân là con vật để thí nghiệm trong việc họ thay Thượng Đế để cơ cấu lại xã hội con người (social engineering). Coi dân như cái đinh con ốc trong bộ máy cơ khí, có thể ném bỏ một cách vô cảm (expendable), hoàn toàn không có nhân vị. Chủ nghĩa cộng sản với ý niệm "đạo đức cách mạng" mà Lê Nin cổ xuý, dạy cán bộ phải biết xem rẽ đạo đức mà các tôn giáo lớn của nhân loại xiển dương để làm bất cứ điều gì có lợi cho đảng. Sự bạo tàn từ đó mà ra! Não trạng này ngày nay cũng còn di truyền sang hậu CS của chế độ Putin [15]. CSVN là đàn em của cộng sản Liên Sô và Trung Quốc cho nên cũng không ngoại lệ. Sự kiện cá chết và môi trường sống bị tàn phá đã phơi bày rõ nét điều này.

Các nước theo chế độ cộng sản có một điểm chung thứ hai là "khôn nhà dại chợ", hà hiếp và giết hại dân mình nhưng sợ ngoại bang, nhất là những ngoại bang có sức mạnh quân sự hay kinh tế. Lợi dụng tâm lý "dại chợ" này của CSVN mà TQ đã và đang xây hàng rào khóa các cửa biển của VN, khóa từ các nhà máy dọc bờ cho đến những chuỗi đảo ngoài khơi, khóa từ dưới nước lên đến trên không trung, biến VN thành con đường mòn Mao Trạch Đông ven biển để họ tiến nam.

Hiện tượng cá chết xuất hiện từ ngày 4/4 nhưng tứ trụ đều lặng thinh vô trách nhiệm. Mãi đến 22/4 TBT Nguyễn Phú Trọng mới đến Hà Tĩnh, nhưng không phải để hỏi thăm dân việc cá chết hay lo lắng môi trường mà để kiểm tra mô hình sản xuất nông nghiệp và tiến độ Dự án Formosa [16]. CTN Trần Đại Quang thì chẳng thèm thăm dân của 4 tỉnh bị nạn, hôm 29/4 vào Đà Nẵng phát biểu "Tôi cũng rất ủng hộ có chính sách đặc thù cho thành phố, có chính sách đặc thù thì Đà Nẵng mới bứt phá đi lên được, nếu không có là rất khó." Sự vô trách nhiệm cùng câu nói này cho thấy chế độ đã quá hư hỏng, chỉ nơi nào có ngoại lệ, có chính sách đặc thù như Đà Nẵng thì mới phát triển được [17].

Ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Công ty Formosa Hà Tĩnh hôm 25/4 trên kênh truyền hình VTC14 nói rằng "Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại" [18]. Câu nói tuy nghe rất sốc, nhưng có vẻ không phải nói với dân mà là nhờ truyền thông chuyển qua cho Đảng, vì trong quá trình thành lập, Formosa không làm việc với dân mà làm việc với Đảng CSVN, dân hoàn toàn bị gạt ra bên lề. Tiền Formosa bôi trơn trám miệng thì lãnh đạo Đảng đã ăn và đã chọn nhà máy, vì vậy Đảng "khôn nhà dại chợ" nên biết phải làm gì để bảo vệ Formosa vì công ty có yếu tố nước ngoài.

Để tiêu diệt một dân tộc nó "là một tiến trình, không phải một sự kiện" như GS Sheri Rosenberg quan sát. Tiến trình này TQ lâu nay thực hiện cho dân tộc Việt Nam. Nó lâu dài và đa dạng, được tăng tốc bởi chế độ chính trị của nước nạn nhân. Chế độ khóa tay bịt miệng người dân, không cho đất nước có sức mạnh dân tộc, hai đảng cộng sản đàn anh và đàn em rù rì rủ rỉ với nhau trong bóng tối. Nó biến VN trước tiên là bãi rác, kế đến là con đường mòn nam tiến. Nó bào mòn sức sống của dân tộc và tàn phá một đất đước xinh đẹp mà thiên nhiên ban bố. Lối thoát là đâu? - Nó nằm trong sự thông minh và dũng cảm của dân tộc ta, cho dù đã một lần uống phải bùa mê thuốc lú của chủ nghĩa cộng sản nên còn dật dờ cảnh trí. Lịch sử ngàn năm đã chứng minh, sức sống của dân ta mãnh liệt, dân tộc này không để bị tiêu diệt mà sẽ tỉnh thức để vùng lên.

30/4/2016




_____________________________________

Chú thích:

Tôi biết ơn Việt Nam Cộng Hòa

* Bài viết đã đăng trên Danlambao vào tháng 4/2014 của Nguyễn Ngọc Già.



Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Một số người trong nước cũng như người Việt hải ngoại cho rằng không nên vực dậy "xác chết" có tên Việt Nam Cộng Hòa.

Tuy nhiên, lịch sử là nguồn cội của bất kỳ dân tộc nào. Lịch sử là khoa học và tính Người được thể hiện cao nhất từ đó. Bất kỳ một giai tầng nào hay một bậc vua chúa hoặc một nhà độc tài nào đi nữa, cũng không thể nào trốn được lịch sử. Lịch sử là Con Người.


Lịch sử dù đau thương như VNCH đã để mất Hoàng Sa, hay đáng tủi hổ như công hàm 1958 của VNDCCH và hội nghị Thành Đô của CHXHCNVN cùng nhiều biến cố sự kiện quan trọng khác không thể không nhắc lại. 

Nhắc lại để hiểu rõ hơn và để cho thế hệ con cháu hôm nay, ngày mai nghiền ngẫm, dọn mình cho một thời đại mới - đang bắt đầu ló dạng. Tôi không biết mình có mơ mộng hão huyền trong tình thế của nước CHXHCNVN hôm nay không, nhưng trong tâm hồn tôi, từ lâu, tôi muốn nói: Cám ơn Việt Nam Cộng Hòa - Nhà Nước mà ở đó, làm cho tôi "Trích Lục Bộ Khai Sanh" [*]. 

Sài Gòn - nơi tôi được sinh ra, lớn lên, chứng kiến một góc nhỏ nhoi những trầm luân của số phận dân tộc Việt Nam. 

Dù VNCH tồn tại ngắn ngủi, nhưng tôi không sao quên được cuộc sống chan hòa nhân ái của tuổi hoa niên, dù ngay trong những ngày chiến tranh lửa khói.

Hôm nay, bỗng nhiên trong tôi bật ra lời thành tâm này. Tôi viết với nỗi xúc động rưng rưng trên khóe mắt, khi xem lại hình ảnh những tử sĩ đã ngã xuống tại Hoàng Sa - Trường Sa ngày xưa. 

Thay mặt gia đình

Như đã viết rải rác trong nhiều bài trước đây, tôi sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, trong một gia đình trung lưu với việc làm ăn phát đạt, dần dẫn đến giàu có hơn. 

Thật ra, sau này tôi mới biết ba tôi là "Việt Cộng nằm vùng", do đó có thể nói, gia đình tôi là gia đình "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản". Cách đây vài chục năm, khi nghe câu này, tôi khá giận dữ và cảm thấy bị sỉ nhục. Cảm giác đó dễ hiểu bởi sự thật chưa được phơi bày như sau này.

Tuy nhiên, cũng nhờ đó mà tôi tự tìm tòi. Tôi nghĩ, không có cách gì thuyết phục nhất cho mỗi người, nếu như tự thân mình không chủ động tìm hiểu và can đảm nhìn thẳng vào Sự Thật. Nhìn một cách thẳng thắn, không hề né tránh là điều chưa bao giờ dễ dàng, cho bất kỳ ai, cho bất kỳ điều gì, không riêng lãnh vực chính trị.

Ít nhất, cho đến nay, tôi có thể nói, tôi đã nhìn thẳng vào Sự Thật mà tôi biết, tôi tin một cách có căn cứ. 

Từ cảm giác giận dữ, dần dần tôi chuyển qua cảm giác nhục nhã. Nhục nhã vì sự vong ân bội nghĩa của gia đình mình đối với Quốc Gia mà từ đó gia đình tôi làm ăn khá giả một cách chân chính, còn bản thân tôi lớn lên từ đó.

Tôi không có ý định chạy tội cho ba tôi hay những người thân khác. Suy cho cùng, gia đình tôi vừa là đồng phạm, vừa là nạn nhân của cộng sản. Đó là sự thật. Ba tôi chưa bao giờ giết bất kỳ một ai.

Ba tôi đã chết dưới tay người cộng sản. Tôi có căm thù không? Có. Có muốn báo thù không? Đã từng. Điều mỉa mai, ba tôi chết không phải vì người cộng sản trả oán hay trù dập mà cái chết của ba tôi đến từ sự "ân sủng" dành cho ông - một người chưa bao giờ cầm một đồng tiền bất chính nào, cũng như chưa bao giờ nhận bất kỳ sự "ban ơn" nào từ người cộng sản. Một cái chết khá đặc biệt trong muôn vàn cái chết, do người cộng sản gây ra. Có thể đó là một niềm an ủi cho tôi. Cũng có thể đó là một ơn huệ của Ơn Trên, đã sắp đặt cho ba tôi một cái chết không hề nhơ nhuốc mà nhuốm màu thê lương trong một con người thơ ngây và chơn chất. Nhưng đó là câu chuyện quá vãng của gần 20 năm về trước, không phải những gì tôi muốn viết hôm nay.

Tôi có ba người chú ruột đều được "phong liệt sĩ". Cả ba người đều chết thời Pháp. Bà nội tôi được "tặng" "bà mẹ Việt Nam anh hùng". Tôi có hai người cậu ruột, trốn ngoại tôi để đi tập kết năm 1954. Hai người cậu ruột khác lại làm trong chế độ VNCH. Hai người cậu này đều có chức phận vào thời bấy giờ. Tôi có một người chị ruột làm trong nhà thương và "thân cộng" lúc đó. Một người anh ruột là sĩ quan thuộc quân lực VNCH (nhưng thật ra là VC nằm vùng), một người anh ruột khác là hạ sĩ quan cũng thuộc quân lực VNCH (thuần túy là lính, không quan tâm và tham gia vào chính trị, cũng như không phải VC nằm vùng). Tôi có vài người anh, chị ruột nữa, họ là dạng "cách mạng 30/4". Một số bà con thân thuộc nội ngoại khác, người thì ở trong "khu", người lại chống Cộng triệt để. Vài người khác, người thì là quân nhân, người nữa lại là công chức của VNCH v.v...

Hồi trước 1975, đa số gia đình đều đông con. Ít thì ba, bốn; nhiều thì chín, mười. Có gia đình lên đến mười hai - mười bốn người con, đều bình thường trong nếp sống lúc bấy giờ. Một đời sống sung túc, hầu hết gia đình khá giả, đều giống nhau suy nghĩ: nhiều con là phúc lộc Trời cho. Chế độ VNCH cũng không có việc "sinh đẻ có kế hoạch". Mắn đẻ lại là điều tốt mà phụ nữ thời xưa luôn tự hào. Cuộc sống dung dị như thế. Không chỉ riêng những gia đình giàu có mà có thể nói hầu hết đều tương tự như vậy.

Dông dài như thế, để nói rằng giòng tộc nội ngoại của tôi khá phức tạp. Giá như... 

Vâng, chính cái "giá như" nó đã làm hầu hết giòng tộc, anh chị em đại gia đình tôi "tan đàn xẻ nghé" từ dạo ấy. Dạo mà "rầm rập bước chân ta đi rung chuyển đường phố Sài Gòn" với ngày 30/4/1975 (!)

Một giòng tộc như thế mà nói đến "đoàn kết" (như CSVN đang kêu gọi) thì quả là... hài kịch.

Ba tôi và anh chị tôi đã từng đi tù dưới chế độ VNCH. Ba tôi ra tù sớm, chị tôi thì được tha bổng sau vài tuần tạm giam, vì không đủ chứng cớ kết tội. Riêng anh tôi nhận án "20 năm khổ sai" và bị đày đi Côn Đảo cho đến (tất nhiên) 1975.

Điều tôi cám ơn Nhà Nước Việt Nam Cộng Hòa thật giản dị:

- Ngày ba tôi ra tù, ông vẫn mạnh khỏe. Về đến nhà chỉ một tuần sau là ông có thể bắt tay trở lại công việc làm ăn.

- Suốt thời gian ba và anh chị tôi bị điều tra cho đến lúc kết án chính thức, gia đình tôi (những người không liên quan) không hề bị săn đuổi, bắt bớ vô pháp, hành hung, xách nhiễu v.v... Má tôi đã gánh vác mọi việc làm ăn vào lúc đó. Chúng tôi vẫn đi học bình thường và sống trong môi trường không hề bị kỳ thị của bất kỳ thầy cô hay bạn bè nào. Hàng xóm láng giềng cũng không vì thế mà ghẻ lạnh, hắt hủi hay tiếp tay như kiểu bây giờ mà người ta gọi là "đấu tố thời đại mới".

- Anh tôi - người ở tù Côn Đảo, ngày trở về đất liền vẫn mạnh khỏe, dù ốm o đen đúa, nhưng không hề mang thương tật gì cả.[**]

Cá nhân tôi

Tôi cám ơn Việt Nam Cộng Hòa, không chỉ vì tôi được sống trong một xã hội - có thể chưa phải là tốt đẹp nhất - nhưng tốt đẹp hơn chế độ cộng sản 39 năm qua, mà tôi còn biết ơn vì tôi đã hấp thụ được nền giáo dục, có thể nói, cho đến nay 39 năm, dù VNCH không còn, dù CHXHCNVN cố gắng "cải cách" giáo dục nhiều lần rất tốn kém nhưng không hề mang lại chút tiến bộ nào khả dĩ. Và nói cho công bằng, giáo dục hiện nay tính về chất lượng, vẫn không thể nào đạt được như trước 1975 của miền Nam.

Nền giáo dục trước 1975 mà tôi hấp thụ, dù ngắn ngủi, nó thật sự là nền giáo dục nhân bản và khai phóng. Trung thực và hiền lương. Ganh đua nhưng không đố kỵ. Biết phẫn nộ nhưng không tàn ác. Đặc biệt nền giáo dục đó giúp cho hầu hết học trò luôn biết dừng lại đúng lúc trước cái sai với nỗi xấu hổ và tính liêm sỉ - tựa như "hàng rào nhân cách" được kiểm soát kịp thời.

Chính xác hơn, tôi cám ơn Thầy - Cô của tôi, có lẽ bây giờ hầu hết đã qua đời, nếu còn sống chắc cũng đã nghễnh ngãng hay quá già yếu.

Tôi biết ơn các Giáo sư [***]. Tôi muốn nói rõ: Tôi không hề có danh vị, bằng cấp gì cả.

Tôi biết ơn Thầy - Cô của tôi, vì nhiều độc giả thương mến (có lẽ qua những bài viết), họ ngỡ tôi là: giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, nhà văn, nhà giáo v.v... nhưng tôi thưa thật, tôi chỉ là một người "tay ngang" trong viết lách. Qua từng bài viết, tôi rút ra kinh nghiệm. Đặc biệt, tôi luôn cố gắng viết cẩn trọng và khách quan nhất để thuyết phục độc giả. Tính cách này, tôi đã học từ Thầy - Cô tôi, ngày xưa. Dù môn Văn Chương ngày ấy, tôi luôn nhận điểm thấp tệ.

Tôi biết ơn Thầy - Cô của tôi cũng vì, sau 1975, cả nước rơi vào đói kém, làm cho "tính người" trong xã hội cũng mai một dần và tôi không là ngoại lệ. Thảm trạng xã hội lúc đó biến tôi trở nên chai lỳ, mất cảm xúc và lạnh lùng. Đặc biệt "chữ nghĩa" hầu như trôi sạch hết cùng những "tem phiếu", "xếp sổ mua gạo", chầu chực "mua nhu yếu phẩm" v.v... ngày xưa.

Về sau này, khi cuộc sống đỡ hơn, tôi có thời gian hơn cùng với thời cuộc đảo điên, dần dần, tôi cảm nhận tôi "trầm mình" trong nỗi đau của bản thân, gia đình, từ đó tôi mới thấu hiểu những điều ngày xưa tôi học và tôi giật mình vì sự lãng quên đáng trách đó.

Tôi tìm lại được "tính Người" mà bấy lâu nay tôi đánh mất.

Một lần nữa, tôi cám ơn Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa và các Thầy - Cô của ngày xưa.



______________________________________

Chú thích:

[*] Vì những năm loạn lạc, đặc biệt tết Mậu Thân, nhiều nơi cháy nhà và thất lạc giấy tờ. Sau khi tạm bình yên, má tôi đã ra Tòa Hành Chánh Quận 3 thời bấy giờ để làm "Trích Lục Bộ Khai Sanh" cho tôi.

[**] Tôi nhớ khoảng đến cả tháng sau (tức đâu khoảng cuối tháng 5/1975) anh tôi mới về tới SG, nhưng chưa được về nhà ngay mà ở đâu đó (lâu quá rồi tôi không còn nhớ địa điểm, hình như lúc đó ở tại một trường học nào đó thì phải?) đợi thẩm vấn điều tra từ "chính quyền cách mạng lâm thời" lúc bấy giờ, đâu hết cả hai tuần nữa mới được về nhà. Tôi nhớ lúc đó, tôi hỏi anh tôi rất ngây ngô: Ủa! Sao hơn cả tháng trời anh mới về nhà? Anh tôi cười và im lặng không nói. Mãi về sau, tôi mới lò mò tìm hiểu, thì ra, dù là "phe mình", nhưng bản chất người cộng sản là "bản chất Tào Tháo". Họ có tin ai bao giờ đâu! Họ giữ lại tất cả tù chính trị để điều tra xem thử có phải là gián điệp (các loại) được cài lại hay không (để tính chuyện lâu dài).

[***] Trước 1975, từ đệ thất (nghĩa là lớp 6 bây giờ), Thầy - Cô được gọi là Giáo Sư - một cách gọi trân trọng, không phải học hàm như bây giờ nhiều người biết.

Sài Gòn giải phóng tôi

Nguyễn Quang Lập - Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Ngày sinh của tôi ngủ yên trong học bạ, chỉ được nhắc đến mỗi kì chuyển cấp. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Thật không ngờ. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.

Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30 tháng 4 cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm ba tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Ba tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kì diệu.

Dù chưa được vào Sài Gòn nhưng tôi đã thấy Sài Gòn qua ba vật phẩm lạ lùng, đó là bút bi, mì tôm và cassette của thằng Minh cùng lớp, ba nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài Gòn gửi ra cho nó. Chúng tôi xúm lại quanh thằng Minh xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là bút nguyên tử. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài Gòn lại có thể sản xuất được cái bút tài tình thế kia.

Tối hôm đó thằng Mình bóc gói mì tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương khô chúng tôi không chú ý lắm. Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy chúng tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào. Thằng Minh túc tắc ăn, chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa cãi nhau. Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ giành cho các du hành vũ trụ, người thường không bao giờ có. 

Thằng Minh khoe cái cassette ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây thì tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassette là tài sản lớn, chỉ những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái cassette của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng chạy đến xem máy ghi âm mà ai cũng đinh ninh đó là công cụ hoạt động tình báo. Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi say sưa nói vào máy ghi âm rồi bật máy nghe tiếng của mình. Tôi cũng được nói vào máy ghi âm và thật vọng vô cùng không ngờ tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bỉu môi nói với nó, cứt! Rứa Sài Gòn là tây à? Thằng Mình tủm tỉm cười không nói gì, nó mở casette, lần đầu tiên chúng tôi được nghe nhạc Sài Gòn, tất cả chết lặng trước giọng ca của Khánh Ly trong Sơn ca 7. Kết thúc Sơn ca 7 thằng Hoan bỗng thở hắt một tiếng thật to và kêu lên, đúng là tây thật bay ơi! 

Sài Gòn là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi đêm nào tôi cũng mơ tới Sài Gon. Kì nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông. Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đã cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba ngày ba đêm tôi được gặp Sài Gòn.

Tôi sẽ không kể những gì lần đầu tôi thấy trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều hòa, tủ lạnh, ti vi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu. Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc nào có ngay lúc đó cũng đã làm tôi thán phục lắm rồi. Thán phục chứ không ngạc nhiên, vì đó là nhà của ông triệu phú. Xin kể những gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.

Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy dành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí.

Tôi mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và cho vào túi nilon, chăm chút cẩn thận cứ như bà đang gói hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà hàng xén quê tôi, phục vụ khách hàng được như thế, cái túi nilon gói hàng càng không thể có. Ai đòi hỏi khách hàng dây chun buộc hàng và túi nilon đựng hàng sẽ bắt gặp cái nhìn khinh bỉ, vì đó là đòi hỏi của một kẻ không hâm hấp cũng ngu đần. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài Gòn làm điều đó hồn hậu như một niềm vui của chính bà, khiến tôi sửng sốt.

Cách đó chưa đầy một tuần, ở Hà Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch viên hất hàm hỏi tôi, hết thịt, có đổi thịt sang sườn không? Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch viên tôi vẫn đáp, dạ có! Tranh cãi với các mậu dịch viên là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đã bán sườn cho tôi và vui mừng đã chụp được miếng sườn, không để nó rơi xuống đất. Kể vậy để biết vì sao bà chủ tạp hóa Sài Gòn đã làm tôi sửng sốt. 

Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính. Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.

Một giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách. Con hẻm ngắn, rộng rãi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không, chỉ nhớ rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng sum sê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi tha thẩn ở đây. Quá nhiều sách hay, tôi không biết nên bỏ cuốn gì mua cuốn gì. Muốn mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó, có cả những cuốn sách Mác – Lê. Cuốn Tư Bản Luận của Châu Tâm Luân và Hành trình trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung cùng nhiều sách khác. Thoạt đầu tôi tưởng sách từ Hà Nôi chuyển vào, sau mới biết sách của Sài Gòn xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông chủ bán sách, ở đây người ta cũng cho in sách Mác - Lê à? Ông chủ quán vui vẻ nói, dạ chú. Sinh viên trong này học cả Mác - Lê. Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói gì hơn. 

Chuyện quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường, nếu không muốn nói thật lớn lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là gì trong buổi sáng hôm ấy. Tôi còn ở lại Sài Gòn thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không cắt nghĩa được đó là gì. Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị. Tôi thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng.

Đọc thơ 30/04 nhìn vào bản chất đảng Hồ để nhận ra hậu quả

Le Nguyen (Danlambao) - Lịch sử cổ, trung, cận đại của Trung Hoa đã chỉ ra, có nhiều quốc gia, dân tộc bị bá quyền Đại Hán xóa tên trên bản đồ thế giới. Gần đây nhất là lãnh thổ của các sắc dân Mông, Mãn, Tạng, Hồi đã bị xóa sổ, sáp nhập vào nhà nước Tàu Cộng. May mắn thay cho dân tộc Việt Nam, dù bị một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, với chính sách đồng hóa thâm độc và nhiều thủ đoạn dã man, tàn bạo nhưng kẻ thù phương bắc đều thất bại. Bá quyền Đại Hán không thành công với Việt Nam vì nòi việt vẫn còn đó tinh thần bất khuất, kiêu hùng trên dưới một lòng với tâm tư tình cảm của Triệu Trinh Nương:

“Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, lấy lại giang san, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ chứ không khom lưng làm tỳ thiếp cho người.”

Thế cho nên sau một ngàn năm bền bỉ đấu tranh chống sự đô hộ của giặc thù không ngừng nghỉ, dân tộc Việt Nam đã giành lại nền độc lập, tự chủ thoát vòng nô lệ của giặc Tàu, từ chiến thắng oanh liệt của Đức Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938.

Tiếp theo thời kỳ đấu tranh chống xâm lăng giành độc lập tự chủ, là thời kỳ xây dựng và bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Thời kỳ này tổ tiên ta cũng đã có những phát ngôn đanh thép, hào hùng vang danh lịch sử cho cháu con nòi việt noi theo: 

“...Nếu bệ hạ hàng giặc, xin hãy chém đầu thần trước đã... Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất bắc... Đem đại nghĩa thắng hung tàn.. Lấy chí nhân thay cường bạo... Đánh cho để tóc dài... Đánh cho để răng đen... Đánh cho nó chính luân bất phản... Đánh cho nó phiến giáp bất toàn... Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ...”


Lịch sử hơn bốn ngàn năm lập quốc của tổ tiên nòi Việt với một ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ, một ngàn năm trong triền miên khói lửa chiến tranh, chiến đấu vệ quốc, kiến quốc, mở rộng tổ quốc và tổ tiên ta luôn hiên ngang ngẩng cao đầu với dáng đứng khí phách Việt Nam làm rạng danh giòng giống Việt. 

Thế nhưng Việt Nam vào thời cộng sản dưới sự lãnh đạo của tên cộng sản quốc tế Hồ Chí Minh - chưa rõ nhân thân, nguồn gốc rất có khả năng là tình báo Hoa Nam, đầu lãnh của nhóm Hán gian nhập Việt cướp quyền lãnh đạo đảng, nhà nước Việt Nam và Hồ đã tổ chức huấn luyện thiếu nhi thành đội quân sát thủ, khủng bố giết người không gớm tay. Hồ cũng đã đào tạo đội ngũ Việt gian, hồn hoa da Việt, từng bước thực hiện kế hoạch gặm dần lãnh thổ để đi đến thôn tính và xóa sổ đất nước, dân tộc Việt Nam. 

Đảng cộng sản Việt Nam sau 71 năm cướp chính quyền ở miền bắc và 41 năm cướp quyền lãnh đạo cả nước. Có lẽ mọi người Việt Nam ai cũng đều nhận ra âm mưu thôn tính đất nước và xóa sổ dân tộc Việt Nam của Tàu cộng đã từng bước dần hiện rõ, không còn là mơ hồ hay suy diễn nữa:

Thứ nhất là cộng sản đời đầu theo lệnh Hồ tận diệt tinh hoa, nguyên khí dân tộc Việt Nam với cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, Mậu Thân Huế và đánh Pháp, đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng. Song song đó là vụ việc Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận lời tuyên bố về chủ quyền Biển Đông, chính xác là giao nộp Hoàng, Trường Sa cho Trung Cộng.

Thứ hai là cộng sản đời giữa đã chứng kiến, sự hung hăng, man rợ của Tàu cộng trong chiến tranh trên toàn tuyến biên giới phía bắc năm 1979 và tàn sát chiến sĩ hải quân ở quần đảo Trường Sa năm 1988 nhưng những tên đại đệ tử được Hồ rèn luyện đào tạo như Linh-Mười- Đồng chớp thời cơ vội vã sang Tàu ký hiệp ước bí mật xin làm khu tự trị của Tàu trong hội nghị Thành Đô năm 1990. Tiếp theo hội nghị Thành Đô là hiệp ước giao nộp cả nghìn cây số vuông đất biên giới và cả vạn cây số vuông của vịnh bắc bộ.

Thứ ba là cộng sản đời nay từng bước hợp thức hóa những vùng lãnh thổ, lãnh hải mà cộng sản đời đầu, đời giữa đã ký kết giao nạp để cho Tàu hình thành bản đồ hình lưỡi bò trên Biển Đông làm thành bước đệm nhằm thực hiện âm mưu xóa sổ dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cưỡng chiếm, sáp nhập lãnh thổ Việt Nam vào Tàu như nhà nước Đại Hán đã làm trong quá khứ và Tàu cộng làm trong thời nay đối với các dân, các nước trong lục địa Tàu. 

Có lẽ ai cũng biết, sát thủ vô hình của Tàu cộng thiết lập trên đất nước Việt Nam vô cùng thâm độc, nếu không có khối người Việt sống trên khắp thế giới lên tiếng thì với dàn loa đài hùng hậu, với bức màn bưng bít thông tin khép kín và với chính sách ngu dân, làm cho dân nghèo đói ngu dốt, khó cho người dân trong nước phát hiện ra âm mưu diệt chủng dân tộc Việt Nam bằng phương pháp đầu độc và triệt nguồn sống của Tàu Cộng.

Âm mưu thôn tính, xóa sổ dân tộc Việt Nam không mới và không thể thực hiện được trong quá khứ. Tàu cộng chỉ gặt hái được kết quả khả quan kể từ khi Hồ Chí Minh nhập Việt lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, rèn luyện đám cháu ngoan mù quáng, cuồng tín không có cái đầu cũng chẳng có trái tim, lao vào làm đội quân đánh thuê cho cộng sản quốc tế, từng bước phá bỏ rào cản nhập Trung theo chỉ đạo của tên Hán gian Hồ Chí Minh, tình báo của cộng sản Tàu. 

Ngày nay thời tin học, thông tin bùng nổ âm mưu Hán hóa, đồng hóa tiêu diệt dân tộc Việt Nam, thôn tính đất nước Việt Nam do Hồ vạch ra cho cộng sản đời đầu tiến hành thực hiện, cộng sản đời giữa triển khai các hiệp ước bí mật và cộng sản đời nay đang hoàn tất giai đoạn cuối, con đường nhập Trung không tiếng súng của Hồ Chí Minh vạch ra.

Tạm không nhắc đến các bước tiến hành triển khai kế hoạch tiêu diệt, thôn tính Việt Nam của Tàu cộng hơn nữa thế kỷ qua, kể từ lúc Việt cộng cướp quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội Việt Nam mà chúng ta chỉ bàn đến nhưng âm mưu, kế hoạch thiết lập sát thủ giấu mặt âm thầm xóa sổ đất nước, dân tộc Việt Nam không cần động binh, không cần đến vũ khí sát thương hàng loạt của tên lửa hành trình hay bom nguyên tử!

Kế hoạch từng bước triệt đường sống để giết dần, xóa sổ dân tộc, đất nước Việt Nam của Đại Hán Tàu Cộng đã bắt đầu phát huy hiệu quả như khống chế chính trị, phá hoại kinh tế, nô thuộc văn hóa, kiềm hãm xã hội với chủ trương, đường lối ngu dân trong giáo dục như:

Một là việc triệt đường sống người dân đồng bằng sông Cửu Long của miền tây Nam Bộ có sự tiếp tay của cộng sản đời nay phá rối hội nghị, tìm kiếm tiếng nói chung cho các nước có quyền lợi và nghĩa vụ trên dòng sông Cửu Long (MeKong). Cộng sản Việt Nam đời nay phá rối hội nghị sông Cửu long trong những năm trước đây là gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho Tàu cộng đơn phương đắp đập ngăn nước ở thượng nguồn, làm cho sông Cửu Long cạn dòng, nhiễm mặn gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người dân Nam Bộ trong thời gian gần đây.

Hai là cộng sản đời nay mở cổng biên giới cho thương lái Tàu nghênh ngang đi lại buôn bán, tuồn hàng hóa độc hại, hóa chất độc hại, phun xịt trên vật nuôi, cây trồng và tồn đọng chất độc trong thực phẩm, nhu yếu phẩm có khả năng gây ung thư, làm thần kinh bại não, sinh quái thai tàn tật truyền đời và không thể một sớm một chiều có thể khắc phục hậu quả cũng như không thể khắc phục hậu quả.

Ba là cộng sản đời nay nhắm mắt bịt tai trước mọi lời can ngăn tâm huyết của giới trí thức, nhà khoa học về nguy cơ bùn đỏ của bauxite Tây Nguyên, với cái kiêu ngạo cộng sản gọi là chủ trương lớn của đảng. Đến thời điểm này mọi tiên báo về sự kém hiệu quả của dự án khai thác bauxite đã trở thành hiện thực. Thật ra kém hiệu chưa đáng sợ bằng nguy cơ của hóa chất độc hại sử dụng, tồn đọng trong tiến trình tách thải kim loại, bùn đỏ để có sản phẩm bột nhôm.

Bốn là cộng sản đời nay bật đèn xanh cho các nhà thầu Trung Cộng xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp với kỹ thuật lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp và tàn phá môi trường gây hậu quả nghiêm trọng khó lường. Chất thải công nghệ ảnh hưởng đến sức khỏe, nòi giống Việt Nam đến nhiều đời sau, với con mắt thường và kiến thức khoa học giới hạn của đại bộ phận đảng viên cộng sản đã bị Hán hóa lẫn chưa bị Hán hóa. Nếu không nói là ngu dốt đã vô tình cũng như cố tình tiếp tay cho Tàu cộng diệt chủng dân tộc Việt Nam.

Cũng nên nói thêm nước thải công nghiệp của Vedan giết sông Thị Vải, Đồng Nai những năm trước và cống nước thải khu công nghiệp Formosa Vũng Áng, Hà Tỉnh đầu độc biển làm cho cá chết trắng bờ biển hiện nay. Hậu quả đó chúng ta có thể thống kê, tính thành tiền để tính ra thiệt hại. Tuy nhiên nó chỉ là sát thủ đã lộ diện không đáng sợ như sát thủ giấu mặt từng bước, từng bước thầm giết dần, giết mòn dân tộc, tổ quốc việt Nam - từ hàng hóa độc hại của Tàu tràn ngập thị trường Việt Nam, của quả bom bùn đỏ treo lơ lửng trên Tây Nguyên, nóc nhà Việt Nam và chất thải độc hại đổ ra sông ngòi, biển cả tàn phá môi trường, là bàn tay vô hình bọc nhung êm ái, có nguy cơ xóa sổ dân tộc, đất nước Việt Nam. Nếu không có nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh thì khó mà nhận ra hậu quả tác động lên con người và môi trường sống.


Tháng 4 cá chết tràn bờ, trắng ờ biển miền trung nước Việt mến yêu gợi nhớ đến tháng 4 xưa của một thời Hòn Ngọc Viễn Đông và để kết thúc bài viết, xin mời các bạn cùng đọc bài thơ của tác giả Huyền Hồ, một cô gái trưởng thành ở hải ngoại mà tiếng Việt không phải là ngôn ngữ chính trong giao tiếp:

“Nếu 30 Tháng 4...

Nếu 30 tháng 4 xưa không tồn tại,
Giờ Việt Nam không uất ức tủi hờn
Giờ có lẽ đất nước ta lớn mạnh
Vẫn mãi đứng đầu Hòn Ngọc Viễn Đông.

Nếu 30 tháng 4 xưa không tồn tại 
Giờ Việt Nam không có lắm oan khiên 
Mái nhà tranh không bị quan cướp mất 
Công Lý nhân quyền... đất nước đảo điên. 

Nếu 30 tháng 4 xưa không tồn tại 
Dân Việt mình không lo sợ hoang mang 
Nhìn thức ăn chứa độc chất lan tràn
Ăn cũng chết mà không ăn cũng chết. 

Nếu 30 tháng 4 xưa không tồn tại. 
Cuộc sống giờ đâu nhiều chuyện thị phi 
Thật giả trắng đen ai mà thấu nổi? 
Thôi cũng đành... đành biết nói năng chi? 

Nếu 30 tháng 4 xưa không tồn tại 
Việt Nam giờ đẹp lắm phải không anh 
Sẽ không có bọn tham quan bán nước
Sẽ không còn lũ sâu bọ buôn dân.

Nếu 30 tháng tư xưa không tồn tại
Tổ quốc mình đẹp lắm phải không anh?”


99 chữ V về vẹm!


Trần Thị Hải Ý (Danlambao) - Vừa vất va vất vưởng vào, võ vàng vêu vao vẹo vọ. Vì vậy, vấn vít vắt va vắt vẻo vểnh vai vênh váo vúc vắc vây vo võ vẽ véo von viển vông vung vít, vội vàng vi vu vẫy vùng vồ vập vơ váo vơ vét veo veo, vung vinh vung vẩy vác về vừa vờ vịt vòng vo, vằn vèo vần vè vá víu vân vân và vân vân, vớt vát với vạn vẽ vời vu vơ vặt vãnh vô vị vớ va vớ vẩn về vụ việc vét vơ: Vẹm vẩu vốn vẫn vậy! Vâng, vĩnh viễn, vĩnh viễn! 

(Cảm khái từ tranh Babui, 30/4/2016)

Nha Trang: Bạn yêu biển?

Mẹ Nấm - Hãy mang thông điệp ra đường để chính phủ biết cần phải nhanh chóng và minh bạch và có trách nhiệm trước thảm hoạ ô nhiễm môi trường hiện nay.

Tại sao con cái chúng ta phải lựa chọn cá hay nhà máy thép?

Tại sao chúng ta phải sống trong hoang mang và lo sợ vì không biết chuyện gì đã và đang xảy ra trên biển?!

Nếu yêu biển và quan tâm đến tương lai, hãy ra đường mà mang theo thông điệp của bạn. 

Tôi sẽ ra đường và gặp mọi người ở đường Trần Phú, biển Nha Trang.

8h30 sáng ngày 1/5/2016.

Hãy lên tiếng để bảo vệ môi trường biển!



















Mẹ Nấm

Ứng phó với thảm hoạ và năng lực lãnh đạo

Mẹ Nấm (Danlambao) -Sáng ngày 29 và 30/4/2016, ngư dân tại Xuân Hòa, Quảng Xuân – Quảng Bình đem cá biển và giăng lưới chặn đường quốc lộ vì bức xúc do không thể bán được cá đánh bắt xa bờ.

Trước đó, ngày 28/4/2016, Chính phủ có công điện do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký về việc nghiêm cấm sử dụng, kinh doanh, tiêu thụ thủy, hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế.

Công điện nêu rõ: “Để bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của người dân, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành thu gom, xử lý hết, kịp thời số lượng thủy, hải sản chết (bao gồm thủy, hải sản nuôi trồng và tự nhiên) bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

Đồng thời tăng cường tuyên truyền về việc mất an toàn thực phẩm, hướng dẫn người dân không sử dụng các sản phẩm từ thủy, hải sản chết; nghiêm cấm việc tiêu thụ, thu gom, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thủy, hải sản chết làm thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc, gia cầm” (1)

Ngoài giải pháp cấm cản này, không thấy thêm động thái hỗ trợ các thuyền đánh bắt xa bờ ra sao. Cấm trước cho an toàn cái đã.

Đã có dư luận cho rằng báo chí làm quá, mọi người kêu ầm lên nên bà con không bán được cá. Dư luận có quyền phán xét như vậy bởi ai mà không thương ngư dân? Nhưng nói đi cũng phải nói lại, bạn có dám mạo hiểm cuộc đời của mình hay con cái mình để ăn cá ủng hộ ngư dân khi chưa biết chắc nó có an toàn hay không không?

Nói đến đây phải nói đến trách nhiệm của chính phủ!

Tại sao không có giải pháp đảm bảo nguồn gốc cá để bà con đừng phẫn nộ như ở Quảng Bình?

Tôi xin chia sẻ một bài viết ngắn của một anh bạn, để so sánh một chút với Singapore, qua đó chúng ta có thể thấy năng lực lãnh đạo và tầm nhìn của chính phủ Việt Nam.

Đầu năm 2015, Singapore đã có một thảm họa môi sinh hải dương gây ra bởi HABs (thủy triều đỏ) khiến 77 nhà nuôi cá bè dọc eo biển Johor thiệt hại hàng triệu đô Singapore. Đây là mức thiệt hại cao nhất trong một thập kỷ qua tại các bè nuôi cá của ngư dân Singapore. Có hơn 600 tấn cá nuôi bè đã chết. 

Cục Quản lý Nông sản Thực phẩm và Thú y Singapore (AVA) đã phải vào cuộc cùng các viện nghiên cứu, các trường đại học tại Singapore để nghiên cứu chuyên sâu, có thể phòng ngừa những đợt HABs trong tương lai. Những nghiên cứu này mất ít nhất là 3 năm mới có thể có kết quả và biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

Singapore đã xử lý 'khủng hoảng' nghề cá của họ một cách chuyên nghiệp trước thảm họa môi sinh và không hề có khủng hoảng xảy ra và lan rộng. Mọi việc minh bạch, xác định rõ ràng nguyên nhân và triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa, nghiên cứu... 

Sau hơn 1 năm, AVA đã có chính sách đền bù thiệt hại cho các bè nuôi cá bị dịch tảo HABs năm 2015 tàn phá. Chính phủ "đền bù" cho người nuôi cá chứ không hề có thái độ "cứu trợ" vì đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của AVA và chính phủ Singapore trước người dân Singapore nói chung và ngư dân nói riêng.

Sự khác biệt trong hai kiểu gọi tên cách hành xử hậu thảm họa môi trường giữa Singapore và Việt Nam cho thấy còn lâu chúng ta mời theo kịp họ.

Singapore gọi cách họ xử lý với thảm họa môi trường HABs - thủy triều đỏ năm 2015 là "đền bù" thiệt hại cho ngư dân và những người nuôi cá.

Việt Nam đang ra rả rao giảng bài ca đạo đức "cứu trợ" ngư dân miền Trung khi thảm họa môi trường biển xảy ra.

Đó, hai quan điểm, hai cách nhìn và cách xử lý vấn đề gần như cùng một bản chất nhưng nó khác xa nhau lắm bá tánh [lỡ] mang dòng máu Việt ạ!

Sẽ khập khiễng nếu phải so sánh giữa hai quốc gia Việt Nam và Singapore.

Nhưng để thay đổi tình hình hiện nay, Việt Nam chỉ có một lựa chọn là công khai và minh bạch các thông tin bị nghi vấn liên quan đến thảm họa môi trường. 

Tại sao đến bây giờ toàn dân vẫn chưa có câu trả lời chính thức dù trước đó có thông báo rằng Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin truyền thông sẽ có câu trả lời chính thức cho báo chí vào chiều 29/4/2016?




Bài viết có sử dụng tư liệu của anh Bao Thien.

Nguồn hình: Hoàng Đức Thụ & Thảo Shi



Quyết chiến

Nguyên Thạch (Danlambao) - Cho lời kêu gọi xuống đường biểu tình "Vì môi trường" vào ngày 1 - 5 - 2016.

Tình quân dân như cá với nước
Nước độc rồi cá cũng chết theo
Nước Việt giờ đây thân phận bọt bèo
Nên đàn cá cũng nổi trôi theo vận nước.

Đảng đã đem nước ra làm trò cá cược
Vũng Án, Tây Nguyên...từng bước hiến dâng
Bình Thuận, Bình Dương... từng tỉnh sẽ lần lượt bị bán dần
Tiền đồ dân tộc?
Đảng đ... cần, mà chỉ cần tiền, quyền, chức.

Hơn 70 năm lừa đảo mụ mị... hôm nay đã lòi ra sự thực
Một đảng điêu ngoa... đạo đức suy đồi
Dòng thời gian 70 năm, từ ngày đảng lên ngôi
Đường Tổ Quốc đã tới hồi mạt vận!.

Đất nước giờ đây?
Đảng đã quì lạy... để cho giặc Tàu xâm lấn
Thực hiện mưu đồ mà Mao đã nuôi nấng từ lâu
Dựng Hồ Chí Minh để ép dân Việt làm bọn chư hầu
Dồn dân tộc vào ách khổ đau vô tận.

Lính Việt Nam hãy dồn căm hận
Bọn Bộ chính trị Trung ương đảng chính là giòi, rận đục phá non sông
Hãy nhắm thẳng chúng, trực chỉ đạn lên nòng
Chấp nhận hy sinh vì Tổ Quốc, lập công giết giặc.

Thanh niên Việt ơi, đảng đã dồn dân vào đường cùng ngõ tắt
Bán đứng chúng ta cho phương Bắc thiên triều
Hãy đứng lên vì đất nước thân yêu
Dựng chí khí hào hùng kiêu hãnh.


Tình thế hôm nay?
Tất cả hãy xung vào trận đánh
Nam hào nữ kiệt trọng gánh sơn hà
Quyết đứng lên để bảo vệ đất tổ quê cha
Lời Mẹ gọi: NƯỚC NHÀ NGUY BIẾN.

Lính Việt Nam, thanh niên nam nữ... cùng toàn dân chung một lời thề QUYẾT CHIẾN.


Ý đảng cộng sản Việt Nam: Kệ mẹ lòng dân!!

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Những ngày đầu của tháng Tư “đen” năm 2016 ngư dân vùng Hà Tỉnh đánh bắt ven biển gần khu vực đại dự án “quả đấm” thép của đảng cộng sản Việt Nam: Formosa (liên doanh giữa các cấp lãnh đạo đảng, nhóm lợi ích xuất thân từ thành phần con ông cháu cha của giai cấp đảng và tập đoàn Tàu Đài, Tàu cộng) đột nhiên thấy một hiện tương chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Việt Nam: cá “tự tử”.

Hàng chục tấn cá tự dưng chết hàng loạt với xác cá, một số đã phân rã và số khác mới chết trôi dạt vô bờ. Lúc đầu ngư dân và dân chúng địa phương vui như trở cờ, nhớ lại những ngày của tháng tư năm 1975 cộng sản miền Bắc nhuộm đỏ cả miền Nam, bà con sống trong vùng nhà máy “quả đấm” thép Formosa rất phấn khởi, hồ hởi, tưởng đây là quà mừng “giải phóng 30 tháng Tư” của Bác Hồ Chí Minh tặng không cho dân vùng mình, và có lẽ cũng là chút quà mọn của bác Nguyễn Phú Trọng-trẻ-lại (cải lão hoàn đồng) được đảng “bầu” tiếp tục nắm giữ chức đảng trưởng (Tổng Bí) tặng ăn mừng cho bà con dân Hà Tỉnh, vùng cái nôi của đảng cộng sản và sinh sản ra nhiều đời Tổng Bí Thư đảng cộng sản. 

Nhưng cá chết (tự tử, bị thương do cắn nhau- lời tuyên bố của một quan cộng sản tại Thừa Thiên- Huế) trôi dạt vô bờ càng ngày càng nhiều, cả xác của chim biển cũng xuất hiện cạnh những con cá chết, và những người dân ăn những cá đánh bắt từ vùng này cảm thấy có hiện tượng bị ngộ độc, điển hình là ở huyện Phúc Trạch, tỉnh Quảng Bình có 20 người phải tới bệnh viện cấp cứu vì ăn các loại hải sản nghi bị nhiễm độc, và tại huyện Quảng Trạch cũng có khoảng 200 thực khách được mời tới dự tiệc khai trương của một nhà hàng bị trúng độc sau khi ăn các món hải sản.

Cá chết trôi dạt vô bờ biển xung quanh khu vực nhà máy “quả đấm” thép Formosa do đảng ưu đãi bảo trợ được dân chúng phát hiện từ ngày 06/04/2016. Những ngày tiếp sau đó hiện tượng cá “tự tử” đại tràng tại Hà Tỉnh lan đến các tỉnh vùng biển kế cận: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Trong khi nước biển vùng cửa biển Lăng cô Huế được xét nghiệm chứa chất kim loại nặng vô cùng độc hại Chrome cao gấp 9 lần mức an toàn cho phép (con số 9 lần là từ phát ngôn của quan cộng sản nhưng con số thực sự cao gấp bao nhiêu lần hơn con số 9 lần thì không ai biết được- bí mật của đảng cộng sản Việt Nam) thì các ngài quan chức Bộ (ăn hại) Môi Trường lại bào do thủy triều “đỏ” (Cộng sản?) gây ra!! Nếu nước biển tại một vùng biển cách xa khu nhà máy “quả đấm” thép Formosa hơn 200km chứa lượng kim loại nặng tiêu biểu là Chrome cao gấp 9 lần mức độ an toàn cho phép, sau khi đã được làm loãng với khối lượng khổng lồ nước biển dài 200km, thì tại khu vực có nhà máy “quả đấm thép” Formosa số lượng các chất kim loại nặng cực độc cao biết chừng nào - hàng ngàn hàng vạn lần?

Đây đích thực là một thảm họa ô nhiễm các hóa chất vô cùng độc hại chưa từng xảy ra trên thế giới, không chỉ khoanh vào một vùng rộng chu vi vài km mà kéo dài hằng trăm cây số rông không biết bao xa cách bờ biển, bao trùm hầu như toàn bộ vùng biển Trung Phần Việt Nam từ Hà Tỉnh đến Đà Nẵng tính đến ngày hôm nay, và rồi sẽ lang xa hơn xuống vùng biển Nha Trang, Bình Thuận, Bình Tuy, Bà Rịa, Vũng Tàu…

Trong khi tình hình 4 tỉnh miền Trung đang hứng chịu một thảm họa không chỉ xảy ra tại một địa phương nhỏ mà cả vùng bờ biển miền Trung và sẽ là đại thảm họa cho cả nước không chỉ vài ngày mà sẽ kéo dài không biết đến bao giờ với nguồn xuất phát từ việc xả thải vô tội vạ số lượng khổng lồ hóa chất độc hại ra vùng biển trong khu vực Vũng Áng của khu nhà máy “quả đấm thép” (Hưng Nghiệp) Formosa, ngày 22/04/2016 (18 ngày sau thảm họa ô nhiễm hóa chất cực độc tại Hà Tỉnh), Tổng Bí Thư/Chủ tịch đảng cộng sản Việt Nam lại dẫn bộ sậu cán bộ đảng viên CS trung ương từ Hà Nội đến tham quan và khen thưởng tập đoàn Formosa về tiến độ xây dựng khu nhà máy gang thép tại Vũng Áng. Tổng bí Trọng đã phớt lờ khu vực biển Vũng Áng và các tỉnh kế cận Hà Tỉnh những nơi người dân đang điêu đứng vì thảm họa ô nhiễm do chính nhà mày “quả đấm thép” Formosa tại Vũng Áng gây ra. Không những chỉ Tổng bí Nguyễn Phú Trọng đến Formosa cổ động tinh thần và bao che cho tập đoàn Formosa, mà cả một đoàn hung hậu gồm toàn tướng lãnh quân đội của đảng tuy đang học tập đào tạo cấp chỉ huy cao cấp trong quân đội cũng đến thăm nhà máy để ủng hộ tinh thần (làm nước) cho tập đoàn sát nhân môi trường Formosa vào ngày 15/04/2016. 


Như vậy ý đảng cộng sản Việt Nam đã rõ ràng, đảng đã trả lời thẳng không vòng vo về câu hỏi của ngài phó giám đốc đối ngoại Chu Xuân Phàm của tập đoàn Formosa Tàu: “Chọn nhà máy thép hay chọn cá, chỉ chọn một trong hai”

Đảng cộng sản Việt Nam, qua hành động của Tổng Bí Thư/Chủ tịch đảng Nguyễn Phú Trọng, nhất quyết chọn “quả đấm thép”, giết cá.

Hằng ngàn tấn “Quả đấm” thép do Formosa sản xuất đã có Chủ tịch nước là đại tướng công an Trần Đại Quang và cả trăm ngàn công an tay sai của đảng sẵn sàng tiêu thụ.

Ý của đảng cộng sản Việt Nam đã rỏ: kệ mẹ lòng dân, quyết chí ăn thép không ăn cá.

Dân muốn ăn cá không ăn thép, chết ráng chịu, bề gì trước sau cũng bị chết không toàn thây dưới “quả đấm thép” của lực lượng công an Việt cộng, chết vì ăn cá nhiễm hóa chất kim loại nặng thì được toàn thây!! 

Đảng cộng sản Việt Nam!

Đi chết đi! 

Để cá tôm sống lại!
Để dân Việt tồn tại!

Ngày 30/40/2016


____________________________________

Tham khảo:




Giám đốc đối ngoại Formosa chọn cá hay chọn nhà máy thép, chỉ được chọn một trong hai


Tân Chủ tịch nước Đại Tướng công an Trần Đại Quang khen ngợi 'quả đấm thép' ngành công an


Toàn cảnh cá chết nhiễm độc tràn bãi biển miền Trung


Thảm họa biển miền Trung - Một cái nhìn toàn cảnh.


Đất nước mình ngộ quá phải không anh? Trần Thị Lam