Tập Cận Bình phát biểu tương tự Hitler

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Lịch sử nhân loại đã chứng minh một chân lý rằng không có từ bi, bác ái nhân loại đã bị tận diệt từ lâu. Tuy nhiên, lịch sử loài người cũng không phải là con đường đầy xanh bóng mát mà là con đường có nhiều đoạn đầy máu nhuộm với sự xuất hiện của những sát nhân độc ác nhất trong lịch sử loài người như Hitler và hôm nay có khả năng một Tập Cận Bình. 

Đọc diễn văn của Tập Cận Bình mang tinh thần “hòa giải và hòa hợp nhân loại” tại Liên Hiệp Quốc hôm 28 tháng 9 vừa qua, tôi lại nhớ đến các diễn văn của Hitler đọc trước Quốc Hội Đức Quốc Xã về “Hòa giải và hòa hợp châu Âu” nhất là đối với Ba Lan trước 1939.

Vị trí Việt Nam ngày nay cũng có đặc tính chiến lược giống như vị trí Ba Lan trước Thế chiến thứ hai nên xin trích vài đoạn trong hai diễn văn của Hitler trước Quốc Hội Đức 21 tháng 5, 1935 và 7 tháng 3, 1936 để so sánh với diễn văn của Tập Cận Bình.

Hitler phát biểu trước Quốc Hội Đức Quốc Xã: “Đức Quốc, và đặc biệt là chính phủ Đức hiện nay không có mong muốn nào khác hơn là được sống trong điều kiện hòa bình và thân hữu với các nước láng giềng... Tôi muốn nhân dân Đức học hỏi để thấy những thực tế lịch sử của các quốc gia khác, trong đó một người hoang tưởng có thể muốn chúng rơi vào quên lãng, nhưng không thể bị lãng quên. Tôi muốn nhân dân Đức ý thức rằng thật là phi lý khi cố gắng mang những thực tế thuộc về lịch sử vào vị trí đối lập với quyền lợi sống còn và những đòi hỏi về quyền được tồn tại rất dễ hiểu của họ.” 

(The German Reich and, in particular, the present German Government, have no other wish than to live on friendly and peaceable terms with all neighbouring States… I would like the German people to learn to see in other nations historical realities which a visionary may well like to wish away, but which cannot be wished away. I should like them to realise that it is unreasonable to try and bring these historical realities into opposition with the demands of their vital interests and to their understandable claims to live).

Một người bình thường dù Ba Lan, Đức hay một nước châu Âu nào đó khi nghe Hitler nói vậy thật khó mà tin không lâu sau đó Ba Lan là nước đầu tiên bị Hitler tấn công. 

Tập Cận Bình chẳng những ngọt ngào không kém mà gần như trích nguyên vẹn ý của Hitler khi họ Tập tuyên bố tại Liên Hiệp Quốc 28 tháng 9 vừa qua kêu gọi “gác qua quá khứ hận thù để hướng tới tương lai”. 

Tập Cận Bình phát biểu tại Liên Hiệp Quốc: “Lịch sử là một tấm gương soi. Rút ra những bài học từ lịch sử là cách duy nhất để nhân loại tránh được việc lập lại tai họa đã xảy ra. Chúng ta nên nhìn lịch sử bằng một lương tâm trong sáng và kính trọng. Quá khứ không thể thay đổi, nhưng tương lai có thể được làm tốt đẹp hơn. Khắc ghi lịch sử không phải để dưỡng nuôi thù hận lâu dài. Nhưng đúng hơn là để nhân loại không quên những bài học lịch sử. Khắc ghi lịch sử không có nghĩa để rồi bị ám ảnh với quá khứ. Nhưng đúng hơn là, khi làm như vậy, chúng ta nhằm tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn và trao ngọn đuốc hòa bình cho các thế hệ mai sau……Chúng ta nên xây dựng một tinh thần hợp tác qua đó các quốc gia đối xử nhau công bằng, cam kết để tham khảo lẫn nhau và bày tỏ sự hiểu biết hỗ tương. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền củng cố Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Tương lai của thế giới tùy thuộc vào sự đóng góp của mọi quốc gia. Tất cả quốc gia đều bình đẳng. Những nước lớn, mạnh, giàu không nên hiếp đáp các nước nhỏ, nghèo và yếu.”

(History is a mirror. Only by drawing lessons from history can the world avoid repeating past calamity. We should view history with awe and human conscience. The past cannot be changed, but the future can be shaped. Bearing history in mind is not to perpetuate hatred. Rather, it is for mankind not to forget its lesson. Remembering history does not mean being obsessed with the past. Rather, in doing so, we aim to create a better future and pass the torch of peace from generation to generation….We should build partnerships in which countries treat each other as equals, engage in mutual consultation and show mutual understanding. The principle of sovereign equality underpins the UN Charter. The future of the world must be shaped by all countries. All countries are equals. The big, strong and rich should not bully the small, weak and poor). 

Tập Cận Bình không đạo văn của Hitler nhưng đó là giọng điệu của những kẻ độc tài sắp giết người tập thể. 

Thật vậy, lúc 4:45 sáng ngày 1 tháng 9, 1939 Hilter tung 1.5 triệu quân Đức với chiến thuật chớp nhoáng tấn công Ba Lan. Hơn 6 triệu người Ba Lan (dân số Ba Lan 1939 là 35 triệu người) bị giết chết trong thế chiến thứ hai. Ngày Tập Cận Bình ra lịnh tấn công Việt Nam chưa được tiết lộ.





Trung Cộng áp sát Đà Nẵng 34 hải lý, hải quân Việt Nam ở đâu?

Bạn đọc Danlambao - Tại buổi tiếp xúc cử tri Đà Nẵng sang 1/10/2015, phó chủ tịch quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã gây chú ý khi tiết lộ rằng nhiều lượt tàu Trung Cộng đã xâm nhập rất sâu vào vùng biển Việt Nam, có khi chỉ cách Đà Nẵng chỉ 34 hải lý.

“Lực lượng chức năng của ta đã phát hiện nhiều lượt/chiếc tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển của ta, cách phía Đông – Đông Nam đến Bắc bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng chỉ từ 34 – 89 hải lý!”, báo Infonet trích lời vị thượng tướng, cựu tư lệnh quân khu 5 cho biết.

Như vậy, tàu Trung Cộng có thể dễ dàng đi vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam mà không ai hay biết. Thậm chí, chỉ khi những tàu này tiến sát vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam thì mới bị “phát hiện”.

Đây quả là một thông tin hết sức đáng báo động, trong đó trách nhiệm lớn thuộc về lực lượng hải quân Việt Nam. 

Hải quân đã ở đâu và làm gì khi để tàu Trung Cộng có thể tự tung tự tác như chỗ không người như vậy?

Xác một chiếc thuyền cá của ngư dân Cam Ranh bị đánh chìm - 'chiến lợi phẩm' của lực lượng hải quân vùng 4


Xin thưa, cái gọi là lực lượng ‘hải quân nhân dân Việt Nam’ đang bận đi đối đầu với các ngư dân  -những người đang tuyệt vọng vì mất kế sinh nhai trên vịnh Cam Ranh. 

Trong cuộc đối đầu không cân sức hôm 29/9/2015, ‘chiến thắng’ đã thuộc về bộ tư lệnh hải quân vùng 4, thuộc quân chủng hải quân, hiện đang trú đóng tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa.

Sau trận đánh đẹp nhằm bảo vệ việc thi công hút cát, lực lượng này đã hợp đồng tác chiến với bọn quant ham Khánh Hòa, thẳng tay đánh chìm 2 ghe cá khiến nhiều ngư dân bị thương. 

Ít nhất 4 ghe cá khác của ngư dân cũng bị hư hỏng nặng sau ‘chiến tích’ đầy ô nhục này. 

Trong khi đó, 9 vạn tàu cá Trung Cộng vẫn nhởn nhơ tràn ngập Biển Đông.

2 triệu ngư dân Việt Nam bất chấp mạng sống vẫn đang kiên cường bám biển, trở thành những cột mốc sống bảo vệ chủ quyền đất nước.

Ngược lại, lực lượng hải quân thì đang loanh quanh bám bờ. Lãnh đạo bộ quốc phòng thì lo triệt hạ lẫn nhau, chây lỳ bám ghế.

Quả đúng là một chế độ hèn với giặc, ác với dân!




Cam Ranh: Biểu tình lớn phản đối hải quân vùng 4 đâm chìm thuyền cá ngư dân


Bạn đọc Danlambao - Hàng trăm ngư dân Cam Ranh đã xuống đường biểu tình sau khi bị lực hải quân vùng 4 cố tình đâm chìm thuyền cá khiến nhiều người bị thương.

Bắt đầu từ trưa ngày 30/9/2015, cuộc phản kháng đã khiến quốc lộ 1A - đoạn đi qua Mỹ Ca bị ách tắc trong nhiều giờ. 

Video cho thấy cảnh người dân kéo hẳn xác một chiếc ghe cá bị hư hại ra giữa đường nhằm tố cáo tội ác của lực lượng hải quân vùng 4. 

Ngư dân khốn đốn vì hải quân vùng 4

Nguyên nhân vụ việc bắt đầu từ cuối năm 2014, bộ tư lệnh hải quân vùng 4 đã tiến hành nạo vét vịnh Cam Ranh với lý do ‘phục vụ mục đích quân sự’.

Tuy nhiên, việc thi công hút cát ồ ạt đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cá tôm của dân nuôi trên vịnh Cam Ranh bị chết hàng loạt, nhiều người rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần.

Đỉnh điểm vụ việc xảy ra vào ngày 20/4/2015, người dân đã kéo đến trụ sở UBND xã Cam Phú Bắc (TP. Cam Ranh) yêu cầu giới chức địa phương can thiệp. Do bị các quan chức địa phương trốn tránh và không tiếp, nhiều người dân phẫn nộ đã mang đổ cả tôm, cá chết tràn lan ra quốc lộ để phản đối.

Để xoa dịu tình hình, ông Nguyễn Ngọc Sơn, phó chủ tịch TP. Cam Ranh khi ấy đã phải ra lệnh ngừng nạo vét, đồng thời cam kết sẽ bồi thường thỏa đáng cho người dân.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là thủ đoạn lừa đảo, câu giờ của các quan chức Khánh Hòa. Chỉ 5 tháng sau, vào sang ngày 29/9/2015, việc nạo vét lại tiếp tục tái diễn trên vịnh Cam Ranh.

Quá phẫn uất, hàng trăm ngư dân đi trên 60 ghe cá đã kéo đến ngăn cản các phương tiện thi công hút cát. 

Đáp lại, hải quân vùng 4 đã ra lệnh cho các tàu vũ trang đến đối đầu với ngư dân. Trong lúc xô xát, tàu hải quân đã đâm chìm 2 thuyền cá khiến nhiều ngư dân bị thương. Ngoài ra, 4 thuyền cá khác cũng bị hư hại nặng.

Xác một chiếc thuyền cá hư hại bị lực lượng hải quân vùng 4 đâm chìm


Đảng bộ Khánh Hòa giở thói láo xược với dân

Trưa ngày 30/9/2015, hàng trăm ngư dân xuống đường biểu tình khiến quốc lộ 1A, đoạn đi qua TP. Cam Ranh bị tê liệt trong suốt nhiều giờ. 

Ngoài ra, xác một chiếc thuyền cá hư hỏng nặng cũng được kéo ra giữa đường như một bằng chứng tố cáo tội ác của lực lượng hải quân vùng 4.

Hàng trăm cảnh sát cơ động, trong đó có cả quân đội đã được huy động để ngăn chặn biểu tình và ngăn cấm xe cộ.

Báo Khánh Hòa Online – cơ quan ngôn luận của đảng bộ Khánh Hòa cũng liền giở thói láo xược khi đe dọa những người dân biểu tình ‘đã vượt quá giới hạn’.

Tờ báo này dẫn lời ông Nguyễn Ngọc Sơn, phó chủ tịch TP. Cam Ranh tuyên bố: “Đây là dự án phục vụ an ninh quốc phòng nên dứt khoát phải tiến hành. Nếu người dân không hợp tác sẽ bị cưỡng chế di dời. Trước mắt, UBND TP. Cam Ranh chỉ đạo cơ quan công an làm rõ những đối tượng gây rối để có hình thức xử lý theo pháp luật.”

Sáng ngày 1/10/2015, con em của một số ngư dân trong vùng cũng đã phải nghỉ học vì lo lắng trước cảnh gia đình bị mất nguồn sống.

Do mức giá đền bù quá rẻ mạt, hàng trăm hộ ngư dân trên vịnh Cam Ranh đã không chấp di dời. Dự kiến, tình hình tiếp tục diễn biến căng thẳng trong những ngày tới.

Lực lượng hải quân vùng 4 sẽ tiếp tục đối đầu với những ngư dân bị mất hết nguồn sống này đến bao giờ?




Từ đơn giản đến phức tạp - Từ phức tạp trở lại đơn giản

Nguyên Thạch (Danlambao) - Từ những rắc rối phức tạp trên của một đảng vô tích sự với chuỗi phiền não, bệ rạc, toàn dân có thể đồng loạt cả nước nhất tề đứng dậy chuyển hóa nhũng rắc rối kia bằng một quyết định đơn giản là đạp đổ chúng, khi đồng bào muốn đơn giản thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản. Đất nước sẽ thanh thản, trở thành đơn giản, đầy nhân bản khi không còn cộng sản.

*

Mọi vấn đề sinh hoạt trong cuộc sống sẽ đơn giản hay trở nên phức tạp, đơn thuần hay rắc rối, tất cả đều do ảnh hưởng chủ động của con người. Tác động ấy sẽ càng lớn khi uy thế cùng sức mạnh của cá nhân hay tập thể đó ảnh hưởng đến đông đảo khối cá nhân khác hay trên toàn thể xã hội. Trên bình diện quốc gia hoặc ngay cả quốc tế, vị thế của lãnh tụ tài ba hay đảng phái lãnh đạo xuất sắc sẽ đưa một quốc gia hay cả cộng đồng nhân loại đến công bằng, bác ái, dân chủ, hạnh phúc và hòa bình hay lãnh tụ độc tài, thể chế toàn trị, đưa muôn dân đến lầm than khốn khó, đầy dẫy áp bức và bất công.

Trong phạm trù lịch sử trên toàn thế giới qua các thể chế chính trị của nhân loại thì chủ nghĩa cộng sản và mạng lưới tổ chức chính trị, an ninh và xã hội của nó được xem là khắc nghiệt và sắc máu nhất. Dẫu vậy, người ta cũng không thể không công nhận sự hiệu quả của nó, nghĩa là một mạng lưới an ninh dầy đặc đến có thể một con ruồi cũng khó có thể mà thoát được.

Chủ nghĩa cộng sản này đã một thời gây bão tố mà những nhà độc tài kiểu mới muốn dùng nó để thực hiện tham vọng nhuộm đỏ toàn cầu hầu thống trị cả nhân loại dưới bàn tay vô cùng tàn bạo và sắc máu trong hệ thống cai trị, kềm kẹp được xem là bất khả kháng dưới hệ thống tổ chức về an ninh xã hội của Lénine và sau đó là các đồ đệ Stalin, Mao, Hồ... khiến các quốc gia hùng cường như Pháp, Anh, Mỹ... cũng phải trải qua một thời toát mồ hôi hột, rùng mình ớn sợ và đã phải dồn hết mọi khả năng, mọi nỗ lực để dập tắt cho bằng được ngọn lửa đỏ đó đang có nguy cơ quét cả toàn cầu và đe dọa toàn thể nhân loại.

Trong thời "Chiến tranh lạnh", Việt Nam Cộng Hòa đã là một vật hy sinh trong uất hận vì đã bị bức tử. Như đã nêu, cuộc sống đơn giản hay phức tạp thảy đều do tác động của yếu tố con người. Cuộc đời, đôi khi người ta cũng phải chấp nhận những cái vô cùng cay đắng do những người khác tạo ra rồi đem lại cho chính mình. Tuy đau nhói cho miền Nam nhưng dẫu sao điều cay đắng ấy cũng còn lưu lại được những dấu vết cao cả, được là một quốc gia gián tiếp tạo ân huệ tạo làm nền móng cho những bước tiến Tự Do, là cơ hội góp niềm hạnh phúc cho khối đông của những con người đã thọ nạn tại các nước cộng sản Đông Âu và cái nôi của nó là Liên Bang Sô Viết vì Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh hay bị hy sinh bước đầu cho chiến lược giải thể các đảng cộng ấy.

Thuở xa xưa, Việt Nam tuy dân ít, đất hẹp nhưng cũng đã một thời Nam chinh Bắc chiến, chinh Bắc phạt Nam. Cũng có những anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương, Quang Trung Nguyễn Huệ, Huyền Trân công chúa, các Chúa Nguyễn. Trong một góc độ nào đó, một cách công tâm, người Việt xưa vì mục đích phát triển bờ cõi nên đã chiếm đất, giết dân của các quốc gia láng giềng khác cũng rất tàn bạo, bởi thế giờ chúng ta, lớp thế hệ con cháu nhận lãnh hậu quả chăng?. (Đây chỉ là "tâm tư" chứ không là câu khẳng định).

Vua Quang Trung

Điện thờ Huyền Trân Công Chúa tại Huế

Chân dung Nguyễn Hữu Cảnh tại dinh Ông xã Kiến An.

Hôm nay, Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ Obama gặp gỡ Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, hai con người là hai lãnh đạo của Mỹ và Tàu cộng và cũng gần như là hai lãnh đạo của cả thế giới. Dĩ nhiên họ gặp nhau vì mục đích và quyền lợi giữa 2 quốc gia của họ là chính, song bên cạnh mà về mặt nổi đã cho thấy rằng còn có vấn đề Biển Đông. Vấn đề Biển Đông này trong hiện tại có trở nên rắc rối hay sẽ trở thành đơn giản là phần lớn do tính toán và sự tác động của 2 quốc gia cốt cán này, trong đó sự tranh chấp gồm có: Trung Cộng, Đài Loan,Philippines, Malaysia, Brunei mà Việt Nam là quốc gia có chủ quyền chính và nhiều nhất.

Obama - Tập Cận Bình 2015

Dựa trên chứng tích của lịch sử và phạm vi phân định về lãnh thổ và lãnh hải của mỗi quốc gia, đồng thời dựa trên Công ước Luật biển 1982, còn gọi tắt là: UNCLOS 1982 thì Việt Nam có chủ quyền rất nhiều đảo và phần biển nhưng dưới áp lực của bá quyền Tàu cộng, kèm theo sự nhu nhược cúi đầu im lặng trước những sự lấn chiếm ngang ngược của ngoại bang nên đảng CSVN đã để mất rất nhiều tài sản của đất nước. Ngạn ngữ dân gian có tả: Con không khóc, mẹ không cho bú, Việt Nam không dám kiện cáo, không muốn (hoặc sợ) thể hiện trách nhiệm và thi hành bổn phận của mình trước quốc dân nhằm mục đích để bảo vệ đất nước, nếu không muốn nói là toa rập, nối giáo với giặc cướp để bán đứng non sông và dân tộc.

Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh... dẫu thích dẫu không thì cũng đã vỗ ngực xưng tên là những nhà lãnh đạo cho Đảng, Chính phủ và Quân đội nhưng trên thực tế đã trở thành những con thiếu phần người tạo nên những rắc rối, phức tạp về lâu về dài cho đất nước và cho cả dân tộc Việt Nam vốn đã có hơn 4.000 năm lịch sử văn hiến cũng như gần 2.000 năm dựng nước và giữ nước.

Tệ hại hơn thế, đảng CSVN cùng những tên dưới cái mệnh danh là lãnh đạo quốc gia nhưng chẳng những đã không làm được gì để bảo vệ đất nước mà còn bắt nhốt những công dân vì lòng yêu nước muốn đứng lên để góp bàn tay giữ gìn bờ cõi, thật là những nghịch lý không thể nào chấp nhận.


Từ đơn thuần là một Việt Nam với đầy đủ chủ quyền và sự vẹn toàn, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và những tên đồ đệ Thái thú đã làm cho đất nước trở nên rối rắm, phức tạp. Côn an, mật vụ của một nhà nước côn đồ đã tạo thêm nhiều điều luật thô bạo, bỉ ổi nhằm giam hãm ý chí chiến đấu, gây bao nỗi sợ hãi để làm nhụt chí muốn vùng dậy của toàn dân trước vòng vây nô lệ Tàu cộng.

Từ những rắc rối phức tạp trên của một đảng vô tích sự với chuỗi phiền não, bệ rạc, toàn dân có thể đồng loạt cả nước nhất tề đứng dậy chuyển hóa nhũng rắc rối kia bằng một quyết định đơn giản là đạp đổ chúng, khi đồng bào muốn đơn giản thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản. Đất nước sẽ thanh thản, trở thành đơn giản, đầy nhân bản khi không còn cộng sản.

1/10/2015




CSVN - Còn hơn cả tiền “Chùa”

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Ở Việt Nam khi thấy các quan chức cộng sản đua nhau tìm mọi cách bòn rút ngân sách (tiền thuế của dân) bằng các công trình xây dựng hoang phí, mọi người hay nói là họ xài tiền “Chùa” tiền không do mồ hôi nước mắt họ làm ra. Nhưng ngay cả tiền Chùa thật, do khách thập phương cúng dường hiến tặng cũng không thấy nhà chùa nào xài phung phí, vì vậy nên chỉ danh lại cho chính xác hành vi các quan chức cộng sản lạm dụng chức quyền chi tiêu hoang phí ấy là phường sâu dân mọt nước chuyên câu kết với nhau tìm những bình phong che đậy cách đục khoét mồ hôi nước mắt nhân dân, chứ làm sao mà nói tiền ấy là tiền “chùa”…

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) cuối năm 2014 nợ công của Việt Nam lên tới 110 tỷ usd, nếu chia cho 90 triệu người dân thì một em bé vừa chào đời đã phải gánh nợ 1.200 đô la = 26 triệu đồng tương đương 2/3 thu nhập/năm bình quân đầu người VN. Số liệu này cao hơn mọi công bố từ trước tới nay của các cơ quan kiểm toán, thông kê, Việt Nam- (vnexpress.net-21-07-2015) .

Quí II/2014 - Quốc hội Việt Nam thông báo nợ công sắp vượt trần, trong lúc giới chuyên gia tài chánh cảnh báo mối nguy đang tiềm ẩn. Báo điện tử VnExpress ngày 14/10 dẫn lời Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu trước đại diện các doanh nghiệp châu Âu tại Hà Nội cho biết nợ công có khả năng “suýt soát 64% GDP” vào cuối năm 2015 trong khi mốc kịch trần là 65% GDP - Chi trả lãi nợ vay hiện chiếm gần 7,2% chi ngân sách, lấn át các khoản chi tiêu cần thiết khác. (BBC-14 /10 /2014)

Trong hoàn cảnh “ăn đong” ấy thì mọi nhà nước của dân đều phải “nhắm em xem chợ” cân nhắc chi tiêu những gì thật cấp thiết và mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội cải thiện kinh tế tài chính cân bằng thu chi để bớt thâm thủng hầu còn “tích cốc phòng cơ”. 

Ấy vậy mà có rất nhiều những khoản nhà nước… đã chi... và… dự trù chi, “cười ra nước mắt” chỉ có ở các chế độ CS/độc tài (CS Việt Nam là một) chứ tuyệt nhiên không thể và không bao giờ xảy ra ở các quốc gia đa nguyên dân chủ có nền tự do báo chí, nơi mà một đồng tiền thuế của dân là một giọt máu của quốc gia, mọi chi tiêu đều được người dân thông qua báo chí, quốc hội và các đảng chính trị giám sát chặt chẽ.

Như mọi người đã biết v/v UBND tỉnh Sơn La lập dự án xây tượng đài Hồ Chí Minh lên tới 1400 tỷ bị công luận chỉ trích dử dội thậm chí còn nặng lời công khai rất tệ như Fields GS Ngô Bảo Châu: “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì… hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”. 

Vậy mà họ (UBND tỉnh Sơn La) vẫn điềm nhiên trơ mặt chấp nhận mình là những kẻ “thần kinh, khốn nạn” thật. Ngày 5/8/2015, UB/tỉnh Sơn La tổ chức họp báo công bố nghị quyết HĐND tỉnh thông qua để thực hiện dự án xây dựng cụm quảng trường Hồ Chí Minh 1.400 tỷ với nhiều hạng mục, riêng tượng đài HCM được thông báo kinh phí là 250 tỷ đồng (hơn 11 triệu usd) (.vnexpress.net) 

Hiện nay cả nước có tổng cộng 63 tỉnh và thành phố, nhà nước “đảng ta” dự kiến sẽ xây tất cả 192 tượng đài HCM, đã hoàn thành 134 tiếp tục lên kế hoạch xây 58 tượng đài còn lại. 

Thật khôi hài, đến một tỉnh thuộc dạng nghèo nhất nước như Sơn La: “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang” (nhận xét của GS Ngô Bảo Châu) mỗi năm giáp hạt còn phải xin hổ trợ hàng ngàn tấn gạo cứu đói dân nghèo mà cũng quyết xây cho được tượng đài HCM 250 tỷ!? thì không những họ bị thần kinh mà còn là khốn nạn thật rồi.

Đi khắp vùng ngoại ô 61 tỉnh thành cả nước chúng ta dễ dàng chứng kiến nhiều lắm những gia đình đồng bào ở hoàn cảnh nghèo không còn cái nghèo nào hơn được nữa, mà một căn nhà nhỏ giá trị chỉ 50 triệu đồng thôi (như nhà để xe của các quan chức CSVN) nhưng đó là cả một ước mơ “vĩ đại” của nhiều cảnh đời nghèo khó ấy – Một tượng đài 250 tỷ x 192 tượng đài HCM, số tiền đủ để xây dựng hàng “trăm ngàn” căn nhà 50 triệu, cũng có nghĩa ngần đó (rất nhiều) gia đình tránh được mưa tạt gió lùa, như người chết có một nấm mồ, họ, người sống có được một mái nhà dù là đạm bạc....

Căn nhà 50 triệu đồng, là ước mơ “vĩ đại”của nhiều cảnh đời nghèo khó 

Có mỉa mai chua chát cay đắng không? Một Hồ Chí Minh phải lau nước mắt thú nhận trước nhân dân rằng mình chỉ đạo sai lầm giết chết 172.008 đồng bào không cần thiết để thử nghiệm mô hình “CCRĐ” cho CNXH/CS, mà bây giờ cái chủ nghĩa ấy bị nhân loại nguyền rủa chôn lấp vì nó không hề có thật, nhưng lạ thay ngoài cái lăng Ba Đình to đùng thì HCM (người nhận lệnh Nga –Tàu triển khai đấu tố giết đồng bào mình ấy) lại còn được đúc tượng tốn kém thêm nữa để thờ tự tôn vinh trong khi nhiều gia đình đồng bào của HCM còn đói nghèo tang thương…Trong khi đó cha ruột của HCM là huyện quan Nguyễn Sinh Sắc chỉ lỡ tay đánh chết một người dân thôi đã bị triều đình cách chức (suýt bị mất đầu) sa thải xuống hàng thứ dân!? Cha chỉ giết một người mà đã như vậy, còn con (HCM) trực tiếp chịu trách nhiệm cái chết của gần hai trăm ngàn đồng bào mà lại được xây Lăng đúc tượng? Thế gian này duy nhất chỉ thấy tại Việt Nam….

“Hỏi khắp thế giới văn minh - Có ai tạc tượng tôn vinh: Giết người”?

Năm 2010- Để chào mừng cái gọi là “kỷ niệm 1000 năm Thăng Long” nhà nước “đảng ta” duyệt chi 2 khoản tiền “ngộp thở” để xây dựng 2 công trình, Bảo tàng Hà Nội trị giá 2.300 tỷ (hơn 100 triệu usd) được khánh thành vào tháng 10/2010 và Làng Văn hóa Du lịch 3.256 tỷ (150 triệu usd) khai trương tháng 10/2010.

Hiện nay Bảo tàng Hà Nội (hơn 100 triêu usd) là “Bảo tàng Gió” (người dân Hà Nội mỉa mai như vậy) vì suốt 4 tầng tòa nhà lèo tèo vài hiện vật nghèo nàn hắt hiu trưng bày, hàng ngày khách viếng đếm trên đầu ngón tay, với kiểu xây dựng “lập dị lộn đầu” không giống ai, như đảo ngược, thách thức định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, trọng lượng cả khối nhà dồn lên diện tích chịu lực không cân đối nó cần có một ngân sách duy tu thường xuyên bảo đảm chống lão hóa kết cấu khung sườn nếu không muốn thấy nó sớm bị sập… Nhưng từ ngày khai trương đến nay không thể “bán vé” tạo ra nguồn thu vì vắng khách nên nhà nước lại phải chịu thêm gánh nặng duy tu của một công trình xã hội rất tốn kém mà theo kế hoạch phát thảo nó sẽ thu lệ phí để tự nuôi chính nó!?.....

Bảo tàng “lộn ngược” Hà Nội (2.300 tỷ) Sinh ra để làm: “của nợ”!

Công trình “Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam” (150 triệu usd) được xây dựng tại Đồng Mô, Hà Nội - Tháng 10/2010 nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, nó được cắt băng khánh thành nhưng… (Chưa bao giờ hoàn thành) vì nó còn nợ nhiều hạng mục… và hiện nay đang bỏ hoang, người dân Hà Nội gọi nó là “Làng Ma” vì rất vắng vẻ, chẳng có khách nào ghé thăm. Công trình bốn mùa phơi mình giữa mưa nắng không chăm sóc nên đã xuống cấp rất nhanh chóng… Không một cơ quan thanh tra nào kiểm toán xác minh xem 3.256 tỷ (150 triệu usd) cái nào còn lại cái nào “bốc hơi”?

Công trình “Làng Ma” Đồng Mô, Hà Nội 3.256 tỷ đồng

Người ta tự hỏi TP/Tokyo Nhật Bản 15 triệu dân có một cái thư viện nào như tòa nhà 5 tầng này không? Nhưng đây là “Thư viện” vừa xây xong của một tỉnh nhỏ Hải Dương Việt Nam chỉ hơn 1 triệu dân, GDP không bằng 1/1000 Tokyo (1191 tỷ usd/năm)- hàng ngày khách vào thường chỉ trên dưới 10 ngón tay.

Người dân nghèo sống kề bên “thư viện” này - Đây là phát triển Văn Hóa kiểu XHCN- của tỉnh Hải Dương.

Như kế thừa từ sự xây dựng vô lý nhưng “ngon ăn” (thư viện to đùng nói trên) UBND Tỉnh Hải Dương lại đang tiếp tục nhổ toẹt vào mặt người dân trong tỉnh và Việt Nam khi dù thực tế, hiện hữu các trụ sở cơ quan hành chính và đảng bộ của tỉnh Hải Dương vẫn rất bề thế, đẹp đẽ, thậm chí khiến nhiều tỉnh khác còn phải “thèm muốn”…

Hiện tại – UBND/ TP Hải Dương khá khang trang, bề thế...

Sở Xây dựng - Sở Kế hoạch Đầu tư - Cục thuế Tỉnh Hải Dương

Sở Nội Vụ - Sở Công thương - VP/Tỉnh ủy Hải Dương

Nhưng UBND tỉnh Hải Dương đã triển khai xin Thủ tướng chấp thuận cho xây dựng mới khu Trung tâm Hành chính tỉnh rộng 19 héc ta tại khu đô thị của thành phố Hải Dương với tổng mức đầu tư khoảng 2.060 tỉ đồng để thay thế (Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc)!? - Dự kiến, trung tâm hành chính này sẽ là nơi làm việc tập trung của các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền của tỉnh Hải Dương!?.(*)

Người ta phải ngán ngẩm lắc đầu tự hỏi, chẳng lẽ từng đó những con người gọi là “lãnh đạo” nhà nước và đảng CSVN tỉnh Hải Dương đang an tọa làm việc trong các tòa nhà bề thế tiện nghi khang trang hiện hữu nói trên, tất cả họ bị đau mắt “mờ” hết không còn nhìn rỏ những khối nhà ấy nó còn tốt như thế nào à?

Xin thưa là không! Tất cả họ mắt còn rất tốt, sáng hơn cả người bình thường, các vị lãnh đạo tỉnh Hải Dương cùng nhau nhìn rất rỏ những con số thể hiện đầy tính “thuyết phục” mà không cần mang mắt kính…Tiền tỷ nào nào là ngân sách trung ương, tiền tỷ nào là của địa phương và tiền tỷ nào là vay thêm ngân hàng (thế chấp tạm thời bằng toàn bộ cơ sở cơ quan hiện tại) sau khi hoàn thành tất cả dọn sang khu Trung tâm Hành chính mới thì tiến hành “bán đấu giá hay hóa giá” cơ sở và đất đai cơ quan củ để trả ngân hàng (Tất nhiên chỉ có “nhà nước và đảng ta” của Hải Dương lãnh đạo chỉ đạo việc hóa giá này) Nói chung là ngoài % của 2.060 tỉ đồng xây dựng “lại quả” (ít ra củng vài ba trăm tỷ) thì giải quyết khối nhà cửa đất đai cơ quan củ đang nằm trên vị trí đắt địa rất hấp dẫn (củng màu mỡ không kém cạnh) .

Màu mỡ và quá nhiều để không ai lo thiếu phần, và vì vậy dù có là liệt vào hạng “thần kinh hay khốn nạn” (nói như GS Ngô Bảo Châu) thì “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” tập thể lảnh đạo nhân dân tỉnh Hải Dương “chúng ta cùng nhất trí cao, chỉ đạo” là không có gì khó hiểu!

Câu hỏi phụ - Vô lý vì hoang phí như thế tại sao (Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc)? – Đơn giản, bởi vì (đ/c X) Thủ tướng đang trong thế “dầu sôi lữa bỏng” tranh chấp quyền lực (chưa muốn về hưu sớm) để leo lên cao hơn, mà điều này tùy thuộc khá lớn vào những lá phiếu từ các thành viên Ban Chấp Hành/TW đảng (gồm Bí Thư &Chủ Tịch các tỉnh thành) trong đại hội trung ương đảng CSVN sắp tới, vì vậy không phải tiền túi của mình thì… ngu sao? không đồng ý duyệt cho nó…Còn mới chỉ “đồng ý về nguyên tắc” chứ chưa chính thức là… chờ xem chúng mày bỏ phiếu cho ai!. 

Đây là “công thức vàng” mà không chỉ riêng UB/tỉnh Hải Dương hay Sơn La mà lãnh đạo các tỉnh, Tp cả nước cũng luôn tận dụng để… “Tham nhũng hợp pháp” trong xây dựng hoang phí.

Nhưng cũng may (dù rất hiếm hoi) có một ngài ĐB/QH biết xót lòng khẳng định với công luận: “Không thể chấp nhận được. Đối với một tỉnh xây trụ sở như thế là không có ý nghĩa. Tôi đã nói rồi, phải dừng!” (ĐBQH Ngô Văn Minh - Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) (*)





Tập Cận Bình: tôi nói mấy anh hà nội có nghe rõ không?

Phạm Trần (Danlambao) - Ngày mồng Hai tháng Chín năm 1945, tại cuộc mít tinh Tuyên bố Độc lập ở Quảng trường Ba Đình, ông Hồ Chí Minh đã để lại câu nói lịch sử: “Tôi nói, đồng bào có nghe rõ không?”

Bây giờ, 70 năm sau, ngày 25/09/2015 người ta cũng mường tượng nghe thấy Lãnh tụ Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói từ Dinh Tổng thống Mỹ: "Tôi nói, mấy anh Hà Nội có nghe rõ không?"

Vậy họ Tập đã nói gì mà nghe quen quen?

Câu chuyện bắt đầu từ cuộc họp báo chung giữa Tổng thống Barack Obama và ông Tập Cận Bình diễn ra tại vườn Hồng trong Tòa Bạch Ốc, tiếp theo sau cuộc họp riêng giữa hai người nhân chuyến thăm chính thức nước Mỹ của họ Tập.

Hai lãnh tụ đã thảo luận các vấn đề quan tâm đến hai nước, từ mậu dịch đến nghi ngờ Trung Quốc đứng sau hàng loạt tin tặc xâm nhập các công ty, xí nghiệp Mỹ hoạt động ở Trung Quốc và Hoa Kỷ để đánh cắp tin tức và kế họach giúp cho Trung Quốc cạnh tranh bất chính. Trên 22 triệu nhân viên Chính phủ Mỹ và một số cơ quan trọng yếu về an ninh như hai Bộ Quốc phòng và An ninh Quốc gia, bao gồm cả CIA (Tình báo Hoa Kỳ), FBI (cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ) cũng bị xâm nhập.

Ngoài ra hai bên cũng thảo luận và đồng ý kế họach gỉam thiểu chất độc làm ô nhiễm khí hậu và hứa cùng nhau hợp tác giải quyết cuộc khủng hoảng về môi trường và khí hậu trên thế giới.

Chuyện biển đông

Đến chuyện khủng hoảng ở Biển Đông do hành động bồi đắp và bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh gây ra, Tổng thống Obama cho biết: “Chúng tôi đã thẳng thắn thảo luận vấn đề biển Đông và Nam Trung Hoa, và tôi đã tái khẳng định quyền của mọi quốc gia được tự do giao thông thương mại trên biển và trên không không bị ngăn cản. Do đó, tôi đã lưu ý là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục lướt sóng, bay và hoạt động bất cứ nơi nào mà luật pháp Quốc tế cho phép.”

(”We did have candid discussions on the East and South China Seas, and I reiterated the right of all countries to freedom of navigation and overflight and to unimpeded commerce. As such, I indicated that the United States will continue to sail, fly and operate anywhere that international law allows.” (Thông tin của Văn phòng Báo chí Phủ Tổng thống)

“Tôi cũng đã nói với Chủ tịch Tập về mối quan ngại đặc biệt của Hoa Kỳ về hành động dành chủ quyền đất đai, xây dựng và quân sự hóa những vùng tranh chấp, gây khó khăn cho các quốc gia trong vùng giải quyết hòa bình những bất đồng. Vì vậy tôi khuyến khích tìm ra một giải pháp giữa các quốc gia tranh chấp ở khu vực này. Hoa Kỳ không phải là nước có tranh chấp; Chúng tôi chỉ muốn bảo đảm luật pháp của lưu thông phải được bảo vệ.” 

(I conveyed to President Xi our significant concerns over land reclamation, construction and the militarization of disputed areas, which makes it harder for countries in the region to resolve disagreements peacefully. And I encouraged a resolution between claimants in these areas. We are not a claimant; we just want to make sure that the rules of the road are upheld.) 

Lãnh thổ của Trung Hoa

Đến phiên Tập Cận Bình, ông ta nói: “Chúng tôi đã có cuộc thảo luận sâu rộng về tình hình Châu Á-Thái Bình Dương. Và chúng tôi tin rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng có quyền lợi chung rộng rãi ở khu vực, và chúng ta nên tiếp tục tăng cường trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực ở đó, và cùng làm việc với nhau để cổ võ những hoạt động và hợp tác hỗ tương trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương, và cùng làm việc với các nước trong khu vực để mưu cầu hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung.”

(--Lời Thông dịch viên: “We have in-depth discussion on the situation of the Asia Pacific. And we believe that China and the United States have extensive common interests in this region, and we should continue to deepen dialogue and cooperation on regional affairs and work together to promote active interactions and inclusive cooperation in the Asia Pacific, and work with countries in the Asia Pacific to promote peace, stability, and prosperity in this region.”

Với gương mặt lạnh như đồng nhưng cương quyết, họ Tập nhìn thẳng các Nhà báo nói tiếp: “Trung Quốc cam kết theo đuổi chính sách phát triển hòa bình, láng giềng tốt và hợp tác với các quốc gia láng giềng của chúng tôi. Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, từ thời cổ đại, là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi có tòan quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hợp pháp của chúng tôi, cũng như các quyền lợi chính đáng về hàng hải. Chúng tôi cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở vùng biển Nam Trung Hoa, dung hòa khác biệt và tranh chấp qua đối thọai, thương thuyết, tham khảo lẫn nhau trong hòa bình để mưu tìm giải pháp cùng có lợi thông qua hợp tác.”

(China is committed to the path of peaceful development and a neighboring foreign policy characterized by good neighborliness and partnership with our neighbors. Islands in the South China Sea since ancient times are China’s territory. We have the right to uphold our own territorial sovereignty and lawful and legitimate maritime rights and interests. We are committed to maintaining peace and stability in the South China Sea, managing differences and disputes through dialogue, and addressing disputes through negotiation, consultation, and peaceful manner, and exploring ways to achieve mutual benefit through cooperation.)

Ngỏanh mặt về phía Tổng thống Obama, nhà Lãnh đạo Trung Quốc nói như trả lời trực tiếp quan ngại của Mỹ: “Chúng tôi cam đoan bảo vệ lưu thông hàng hải và hàng không của các quốc gia theo luật pháp quốc tế. Liên quan đến các hoạt động xây cất của Trung Quốc thi hành ở quần đảo ở phía Nam, Trường Sa, không nhắm vào hay gây ảnh hưởng đến bất cứ nước nào, và Trung Quốc không có chủ tâm tiến tới quân sự hóa ở đó.”

(We're committed to respecting and upholding the freedom of navigation and overflight that countries enjoy according to international law. Relevant construction activities that China are undertaking in the island of South -- Nansha Islands do not target or impact any country, and China does not intend to pursue militarization.)

Giải thích rõ hơn với báo chí, họ Tập nhắc lại rằng: “Trung Hoa và Hoa Kỳ đều có những quyền lợi chung ở vùng biển Nam Trung Hoa. Chúng ta cùng ủng hộ một Nam Hải hòa bình và ổn định. Những nước trực tiếp có tranh chấp hãy làm việc qua thương lượng, tham khảo lẫn nhau bằng những biện pháp hòa bình. Chúng tôi ủng hộ tự do lưu thông hàng hải và bay trên không của tất cả các quốc gia theo luật pháp quốc tế và giải quyết sự khác biệt qua thương thuyết, thi hành đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử Các bên ở Biển Đông (DOC, Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea), và sớm hòan tất thương thảo về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC, Code of Conduct) dựa trên sự đồng thuận. Chúng tôi đồng ý duy trì tích cực mối liên lạc về những vấn đề liên quan.”

(China and the United States have a lot of common interests on the issue of South China Sea. We both support peace and stability of the South China Sea. The countries directly involved should address their dispute through negotiation, consultation and in peaceful means. And we support freedom of navigation and overflight of countries according to international law and the management of differences through dialogue, and full and effective implementation of DOC and an early conclusion of the consultation of COC based on consensus-building. We have agreed to maintain constructive communication on relevant issues.)

Phản ứng từ Việt Nam

Không có gì ngạc nhiên khi thấy các Nhà báo Trung Quốc, Hoa Kỳ và nước ngoài có mặt tại cuộc họp báo đã không có câu hỏi nào về lời tuyên bố như tát nước lạnh vào mặt Hà Nội của Tập Cận Bình. Nhưng phải thắc mắc tại sao đảng, chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ ngoại giao Việt Nam, nhất là các cơ quan ngôn luận vẫn thường xuyên to mồm như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam đã không dám hé răng mở miệng chỉ trích lời nói công khai xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của họ Tập.

Trước đây, mỗi khi có câu nói tương tự phát ra từ cửa miệng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hay Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị thì Ban Tuyên giáo chỉ thị ngay cho Bộ Thông tin và Truyền thông để truyền xuống các báo và Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao mau mắn đáp trả bằng lời viết sẵn của chính phủ chỉ để lập lại câu nói “biết rồi khổ lắm nói mãi”: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử xác định Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam!

Lần này, phải đợi đến ngày 28/9 (2015), người ta mới nghe được phản ứng của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đưa ra tại một cuộc họp của Tổ chức Xã hội Châu Á (Asia Society) ở New York.

Ông Sang nói (với phóng viên Ban tiếng Việt của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ): “Người Trung Quốc, trong những lần gặp gỡ Việt Nam, cũng thường nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, không gì tranh cãi. Thì người Việt Nam chúng tôi cũng nói lại rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam, không gì tranh cãi. Chắc các câu này các bạn đã nghe suốt”.

“Vấn đề đặt ra là chúng tôi mong muốn rằng mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế và con đường duy nhất dẫn đến chỗ đó thôi, chứ không thể nói mãi như thế này được. Một anh đứng ở bên đây sông thì nói là của tôi, và một anh đứng ở bên kia sông thì nói là của anh. Như tôi đã nói với các bạn vừa nãy, trong lúc quá độ, hai bên đều thống nhất 6 nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo các vấn đề trên biển”.

6 nguyên tắc nói gì?

6 “Nguyên tắc” ông Sang ám chỉ là Thỏa hiệp được ký tại Bắc Kinh trong chuyến thăm Trung Quốc lần thứ nhất của Tông Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, ngay sau khi đắc cử Lãnh đạo khóa đảng XI ngày 20/01/2011.

Nguyên văn 6 Điểm như sau:

1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.

3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).

Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.

4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.

5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.

Sau thỏa hiệp căn bản này, các cuộc thảo luận đôi bên tiếp tục bế tắc vì Trung Quốc luôn luôn đòi phần hơn ở vịnh Bắc Bộ và muốn Việt Nam hợp thức hóa việc “hợp tác cùng khai thác” ở Biển Đông, nhưng chủ quyền biển đảo vẫn phải là của Trung Quốc như câu nói của Tập Cận Bình.

Đây là quan điểm Trung Quốc gọi là “vấn đề cốt lõi chủ quyền biển” đã đưa ra từ năm 1979 của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình và được duy trì để chuyển cho Việt Nam vá các nước có tranh chấp với Trung Quốc qua các đời Chủ tịch-Tổng Bí thư Cộng sản Trung Hoa Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình hiện nay.

Tuy nhiên tranh chấp Việt-Trung đã đạt cao độ khi Trung Quốc đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần đảo Hoàng Sa từ ngày 2/5 đến 27/05/2014. Bắc Kinh chỉ rút lui sau khi bị Quốc tế lên án làm căng thẳng tình hình và cho biết họ đã tìm thấy có dầu và khí đốt tại 2 giếng đào thử, nhưng không nói khi nào sẽ trở lại khai thác.

Sau đó, Trung Quốc một mặt tiếp tục “nói chuyện phải trái với Việt Nam”, mặt khác lại tăng cường tái tạo, xây dựng 7 đảo và đá san hô chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 thành các đảo lớn kiên cố có sân bay, bến cảng và căn cứ quân sự.

Để bảo vệ, nhiều Tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến Trung Hoa và đơn vị phòng không, súng đại bác đã được điều động đến Gạc Ma, Vành Khăn, Chữ Thập v.v…

Trước các hành động ngang nhiên chiếm biển đảo này của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng âm thầm “đắp đập be bờ” ở một số đảo và đá ngầm, nhưng so với kiến thiết của Trung Quốc thì như muối bỏ biển, như châu chấu đá voi.

Về mặt ngoại giao và tuyên truyền, Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ làm được mỗi việc nhắc lại điệp khúc “tái khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”.

Lãnh đạo đảng, từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xuống đến anh Tuyên giáo Xã, Phường cũng chỉ biết bảo nhau hô to kiên quyết: "Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”, như viết trong Dự thảo Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng XII.

Vì vậy, chẳng phải ngẫu hứng mà ông Tập Cận Bình đã chọn Tòa Bạch Ốc trong chuyến thăm Mỹ ngày 25/09/2015 để nói rõ cho Hà Nội và cả Thế giới biết lập trường chủ quyền biển đảo của Trung Quốc ở Trường Sa.

Trong suốt cuộc họp báo với Tổng thống Obama họ Tập không nói gì đến Hoàng Sa mà Trung Hoa đã chiếm từ tay Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tháng 1/1974. 

Điều này không lạ vì đã từ lâu, trong tất cả các cuộc gặp và thảo luận tranh chấp với Việt Nam, phía Trung Quốc đã gạt phăng như chuyện thừa thãi mất thời giờ mỗi khi phía Việt Nam muốn nhắc đến Hoàng Sa. Cũng là chuyện bất bình thường khi ít lâu nay, không thấy phía Việt Nam nói nhiều đến Hoàng Sa, ngoại trừ khi có các vụ tầu đánh cá Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, cướp của ở khu vực biển Hoàng Sa.

Có tin Trung Quốc đã nói thẳng với Việt Nam “Hoàng Sa không có trong bất cứ cuộc nói chuyện nào”. Riêng Bộ Quốc phòng Việt Nam thì họ đã quên nói đến Hoàng Sa từ 1974. -/-

(09/015)




Chủ tịch Sang đang giúp Trung Quốc trong chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - Wall Street Journal ngày 25/9 đưa tin: trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Obama, ông Tập Cận Bình lập luận rằng Trung Quốc có "chủ quyền" đối với quần đảo Trường Sa "từ thời cổ đại".

Lập luận mơ hồ về chủ quyền của TQ tại HS, TS của Tập Cận Bình chứng tỏ dã tâm cướp đoạt Biển đảo của VN một cách trắng trợn của chính viên Tổng bí thư ĐCS TQ, một kẻ bành trướng được nhắc lên địa vị lãnh đạo cao nhất của tập đoàn lãnh đạo Trung Cộng, đối với chúng ta không lạ.

Từ lâu những người Việt Nam yêu nước đã biết tỏng tiêu chí chọn người thừa kế chức Tổng bí thư ĐCS TQ là trung thành tuyệt đối với tư tưởng bành trướng của Mao: dẫn đầu 500 triệu nông dân TQ xâm lược Đông Nam Á.

Mục tiêu đầu tiên của Trung Cộng là cướp đoạt Hoàng Sa, Trường Sa của VN làm bàn đạp chiến lược. 

Từ chỗ không có một chút chủ quyền pháp lý nào đối với Hoàng Sa, Trường Sa, hôm nay viên lãnh đạo cao nhất của Trung Cộng lại dám tuyên bố với Hoa Kỳ, với thế giới rằng Trung Quốc có chủ quyền này từ thời cổ đại.

Trong quá trình thực hiện mưu kế "Biến không thành có" của tập đoàn bành trướng Bắc Kinh, có sự đồng lõa của những người cộng sản Việt Nam.

Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh là những người đầu tiên bằng công hàm 14/09/1958 đã đưa vào tay TQ những căn cứ pháp lý, mà họ đã dùng để cướp đoạt toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và 7 đảo tại Trường Sa của Việt Nam năm 1988.

Thực tế là Trung Cộng đã ngang nhiên xâm lược Biển Đảo, ngang nhiên cướp Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh hải thiêng liêng từ lâu đời của Việt nam. Hoàng Sa, Trường Sa đã do tổ tiên người Việt Nam phát hiện, từ lúc chưa có bất cứ quốc gia nào có đòi hỏi chủ quyền đối với hai quần đảo này, khai thác liên tục 2 quần đảo này hàng trăm năm, và làm chủ một cách hòa bình và liên tục trên bình diện quốc gia bởi những tuyên bố, chỉ dụ của Hoàng đế Gia Long Nguyễn Ánh.

Dư luận thế giới (do sự lập lờ của Mỹ: chỉ quan tâm đến tự do hàng hải, do những cố gắng không mệt mỏi của tuyên truyền Trung Cộng đổi trắng thay đen, do những né tránh sợ sệt của cộng sản Việt Nam) đến hôm nay vẫn cho rằng: đây là tranh chấp lãnh hải vì dầu hỏa, khoáng sản dưới lòng Biển Đông mà 2 quốc gia cộng sản VN và TQ trở mặt với nhau.

CT nước Việt Nam, Ông Trương Tấn Sang hôm 28/9, đã lần đầu tiên phản hồi bình luận của Chủ tịch Tập Cận Bình rằng Trường Sa “thuộc về Trung Quốc từ thời xa xưa”.

Khi được VOA Việt Ngữ hỏi về phản ứng đối với tuyên bố của nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông Sang nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa “thực sự thuộc về tổ quốc Việt Nam của chúng tôi”.

Nguyên thủ Việt Nam nói tiếp: “Người Trung Quốc, trong những lần gặp gỡ Việt Nam, cũng thường nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, không gì tranh cãi. Thì người Việt Nam chúng tôi cũng nói lại rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam, không gì tranh cãi. Chắc các câu này các bạn đã nghe suốt".

Vấn đề đặt ra là chúng tôi mong muốn rằng mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế và con đường duy nhất dẫn đến chỗ đó thôi, chứ không thể nói mãi như thế này được. Một anh đứng ở bên đây sông thì nói là của tôi, và một anh đứng ở bên kia sông thì nói là của anh”

Ông Sang nói thêm: "Vấn đề đặt ra là chúng tôi mong muốn rằng mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế và con đường duy nhất dẫn đến chỗ đó thôi, chứ không thể nói mãi như thế này được. Một anh đứng ở bên đây sông thì nói là của tôi, và một anh đứng ở bên kia sông thì nói là của anh. Như tôi đã nói với các bạn vừa nãy, trong lúc quá độ, hai bên đều thống nhất 6 nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo các vấn đề trên biển”. / VOA 29.09.2015/.

Trong cả đoạn văn trên, CT Sang đã không nêu trọn ý được chân lý: Hoàng Sa, Trường Sa đã từ lâu đời thuộc về Việt Nam, là lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc VN, việc Trung quốc hiện diện trên Hoàng Sa và Trường Sa từ 1956 đến nay là do cướp đoạt bằng vũ lực.

Ông Sang đã lẫn lộn rằng Hoàng Sa, Trường Sa là tranh chấp giữa VN và Trung cộng.

Ông Sang đã quên rằng cộng đồng quốc tế đã bác bỏ yêu sách của TQ đối với Hoàng Sa, Trường Sa năm 1951 tại Hội nghi San Francisco Mỹ.

Cũng tại hội nghi này, Thủ tướng Việt Nam Trần Văn Hữu đã trịnh trọng tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Như vậy công hàm của Chu Ân Lai năm 1958 gộp Nam Sa/Trường Sa và Tây Sa/Hoàng Sa vào lãnh hải TQ là vô giá trị. Đòi hỏi chủ quyền trên các đảo đã có quốc gia khác thực hiện chiếm hữu, khai thác liên tục là trái với luật quốc tế. Chiếm hữu các đảo khi quốc gia khác đang thực thi chủ quyền, bằng vũ lục, bằng chiến tranh là phi nghĩa.

Việt Nam chỉ mạnh hơn TQ ở chính nghĩa này.

Nếu mất chính nghĩa là người bị xâm lược, nếu mất chính nghĩa là nước nhỏ bị nước lớn chiếm đoạt lãnh hải bằng vũ lực, nếu đánh đồng rằng: "Một anh đứng ở bên đây sông thì nói là của tôi, và một anh đứng ở bên kia sông thì nói là của anh", tức là Trương Tấn Sang đã giúp TQ, đã làm hại VN. 

Cuộc đấu tranh pháp lý của Việt Nam sẽ mất ý nghĩa quốc tế nếu chỉ là 1 tranh chấp vì tài nguyên bình thường do lòng tham.

Ông Sang và các lãnh tụ cộng sản phải nhớ rằng dân tộc Việt Nam đang tiến hành 1 cuộc chiến tranh pháp lý với Trung cộng để nêu cao chân lý: Không một cường quốc nào, dù mạnh đến đâu, có thể cướp đoạt đất đai, lãnh hải của 1 quốc gia nhỏ khác, bằng ngụy biện, ngụy tạo bằng chứng và bằng sức mạnh cơ bắp.

Đây là chân lý của thời đại. 




Nỗi niềm trăn trở Biển Đông!

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Ngày 25-9-2015, cuộc hội đàm Mỹ-Trung tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Obama đã thẳng thắn nói rằng việc nước Tàu cho bồi đắp và quân sự hóa các đảo đang tranh chấp ở biển Đông rất đáng lo ngại: “Vấn đề nước Tàu bồi đắp và quân sự hóa các đảo đang tranh chấp, sẽ khiến các quốc gia khác trong vùng khó khăn giải quyết các tranh chấp chủ quyền một cách hòa bình?!”.

Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình đã bác bỏ phát biểu của TT Obama thẳng thừng: “Những hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa) không nhắm vào nước nào hay ảnh hưởng đến nước nào, và Bắc Kinh không hề có ý định quân sự hóa các đảo này”.

Dù ông Tập gian dối, nhưng bàn dân thiên hạ ai cũng biết một số đảo ở Hoàng-Trường Sa đã có binh sĩ Trung cộng trú đóng với vũ khí phòng thủ của họ?!. Ông Tập còn nói lời lẽ lắt léo: “Nam Sa, là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa” hoặc “Đảo Nam Sa là của Trung Quốc vì tên quốc tế đã gọi là South China Sea?!”. Nói như thế, không hiểu ông Tập nói năng lắt léo hay bị bệnh tâm thần, vì gọi Indian Ocean là Ấn Độ Dương, như thế biển này là của nước Ấn Độ sao???!.

Dân tôi xem đến đây thì chưng hửng, vì đinh ninh rằng: Tổng thống Hoa Kỳ Obama là người có tài hùng biện và đang có thế thượng phong hơn Trung cộng về nhiều mặt: Quân sự, kinh tế, tài chính... Hơn nữa, TT Obama đang cần gây uy tín cho Đảng Dân Chủ sắp tranh cử Tổng thống vào đầu năm 2016. Nhưng hỡi ơi, trước sự nói năng lắt léo của họ Tập đã gây cho TT Obama có vẻ lúng túng! Nói tóm lại, các hoạt động của Trung cộng xây dựng những đảo đang tranh chấp tại Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn trắng trợn là không lùi bước?!.

Từ đấy, dân tôi nghĩ rằng: Tập Cận Bình đã có chủ trương “ngoại giao nước lớn” không còn “giấu mình chờ thời” như sách lược của Đặng Tiểu Bình?! Như vậy, họ Tập dùng kế “Viễn giao cận công” (ở xa giao thiệp, ở gần tấn công. Xem bài “Mưu mô quỷ quyệt của Tập Cận Bình khi đi Mỹ, ngày 25-9-2015”). Vì thế, họ Tập kêu gọi Mỹ “Lợi ích tương đồng cùng nhau hợp tác” và Tập Cận Bình chờ xem Đại hội 12 của đảng CSVN (đầu năm 2016) thử xem nhà cầm quyền mới tại Hà Nội sẽ nhìn Trung cộng ở mức độ nào?! Sau đấy, có lẽ gây chiến trên biển Đông có thể cả trên bộ (biên giới Việt-Trung)?!. Và Trung cộng có thể thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) tại biển Đông?!

Liền sau đấy, có cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ: United Nations General Assembly: UNGA) lần thứ 70 ở New York, với sự tham dự khoảng 160 nhà lãnh đạo trên thế giới. Chương trình nghị sự bao gồm những mục tiêu phát triển “Bền vững” và rất nhiều mục tiêu nhằm giải quyết về: Kinh tế, giáo dục, biến đổi khí hậu, năng lượng, y tế, nông nghiệp...

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon trịnh trọng phát biểu: “Liên Hiệp Quốc đã/đang có cơ chế sẵn sàng để hỗ trợ các quốc gia đạt được những mục tiêu trong Chương trình nghị sự về Phát triển bền vững từ nay cho đến năm 2030”.

Vào ngày 28-9-2015, Tổng thống Obama phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, có lẽ ông đã hiểu rõ hơn về tâm địa của họ Tập, nên nhấn mạnh: “Không ai có thể đổi trắng thành đen. Hoa Kỳ không ủng hộ những tổ chức tham nhũng, nhưng nâng cao nhận thức và mong mỏi của nhân dân trên thế giới. Khoa học kỹ thuật, phương tiện truyền thông xã hội, và nhu cầu tối thiểu của con người ở khắp mọi nơi sẽ do tự mình đưa ra quyết định về phương thức cai trị, điều hành trong quốc gia của họ”. Tổng thống Obama còn thẳng thắn nói lên trách nhiệm siêu cường quốc của mình: “Tôi đứng đầu một quân đội mạnh nhất trên thế giới từng được biết đến. Tôi sẽ không bao giờ ngần ngại đơn phương bảo vệ đất nước và các đồng minh thân cận, và dùng vũ lực khi cần thiết.”

Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng phản bác họ Tập mạnh mẽ: “Ngài Tập Cận Bình khẳng định Nam Sa từ lâu là của Trung Quốc thì chúng tôi cũng nói lại rằng đối với chúng tôi, lập trường trước sau như một không thay đổi. Chúng tôi gọi đó là Trường Sa và Hoàng Sa, trước sau như một thuộc về Việt Nam của chúng tôi. Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng về lịch sử và thực tiễn pháp lý để xác định chủ quyền của Việt Nam” (Theo đài VOA phổ biến vào thứ Tư, ngày 30-9-2015).

Trước đấy, ông Trương Tấn Sang cũng đã khẳng định về biển Đông: “Chúng tôi kiên trì và nhất quán chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ tuyên bố giữa các bên ở biển Đông”.

Dân tôi hoan nghênh lời phát biểu của ông Sang lần này. Từ những “Nỗi niềm trăn trở biển Đông”, dân tôi xin thưa với quí ngài đang cầm quyền tại Việt Nam:

1- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Thưa ông, lời nói của ông về biển Đông cần thực thi theo “Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc”, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam có dám kiện Trung cộng như chính quyền Philippines do Tổng thống Aquino lãnh đạo đã kiện Trung cộng hay không?! Việt Nam nên kiện Trung cộng ra tòa án Quốc tế ở Hague, dù không ngăn cản chúng bằng vũ lực, nhưng đấy là điều rất cần thiết để ngăn cản chúng bằng pháp luật.

Khi dân tôi nghe Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”. hoặc “Việt Nam phản đối Trung Quốc quy hoạch Trường Sa và Hoàng Sa”. Thú thật với ông, khi nghe lần đầu cảm thấy rất vui, nhưng nghe lập đi lập lại nhiều lần mà chẳng thấy nhà cầm quyền Việt Nam kiện Trung cộng như chính quyền Philippines thì cảm thấy nhàm chán, mà xem đấy là “nói như vẹt”, dân tôi cũng không muốn “Chủ tịch nước ta” lại trở thành “nói như vẹt”, xin ông đắn đo suy gẫm nhé?!

2- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thưa ông, đôi khi nghe ông nói hình như có tâm tư nghĩ đến quốc gia dân tộc, dân tôi rất vui mừng, nhưng không biết nói vậy mà ông có thực lòng không, vì chưa từng thấy ông đem thực thi những điều ông đã phát biểu?! Khi dân tôi xem qua tiểu sử của ông trước đây vài năm thấy đề là tốt nghiệp “Tiến sỹ luật”. À “Thủ tướng của mình” là người “trí thức” (intellectual) thì dân tôi nghĩ tài năng lãnh đạo sẽ tốt hơn, nay xem tiểu sử của ông lại bị kẻ nào lại ngỗ nghịch xóa mất, uổng quá! Dù vậy, giả sử không phải người “trí thức” mà có “tri thức” (knowledge) thì cũng không sao! Vì Lưu Bang (256-195 TCN) từng đi phu ở Hàm Dương và làm Đình trưởng ở Tứ Thượng, sau khi Trảm xà khởi nghĩa thành công, xưng là Hán Cao Tổ đã được dân Hán kính trọng có sao đâu?!.

Một trường hợp khác “Buông đao thành Phật” đấy là Mikhail Sergeyevich Gorbachov là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (Nhiệm kỳ: 1985-1991), ông ta là con trai của một công nhân cơ khí nông nghiệp Nga Alexi Gorbachov và Maria Pantelyeva là một gia đình nông dân tại làng Privolnoye gần Stavropol. Dân tôi nói sơ qua tiểu sử của Gorbachov để thấy rằng ông ta sinh ra từ gia đình nông dân chứ không phải gia đình danh tiếng hay khoa bảng, nhưng ông ta đã làm được những việc hữu ích cho đời thì vẫn được người đời trọng vọng. Ông Gorbachov đã có công chấm dứt Chiến tranh lạnh, chính sách của ông đã đem lại tự do và dân chủ cho dân chúng tại Liên bang Xô Viết và Đông Âu. Do đấy ngày 15-10-1990, ông ta được nhận “Giải Nobel Hòa bình” vinh dự thay!.

Thế nên, nếu ông Thủ tướng thực hiện tại Việt Nam bằng cách giải thể chệ độ Cộng sản lỗi thời như ông Gorbachov, đem lại tự do và dân chủ thật sự cho đồng bào thì ông Thủ tướng chẳng những nhận “Giải Nobel Hòa bình” mà tên tuổi của ông cũng được ghi vào “Trang Sử Việt” rạng rỡ muôn đời vậy?!.

3- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thưa ông, riêng ông và ông Phùng Quang Thanh bị mang tiếng đã quỵ lụy thiên triều (Tàu), mà chúng là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ta, bàn dân thiên hạ suy nghĩ như vậy, riêng dân tôi hy vọng đây không phải là sự thực?!.

Ông Tổng bí thư ơi, ông là người có kiến thức, có lẽ ông nhớ lịch sử nước nhà, dù vậy dân tôi cũng xin phép nhắc lại: Năm 1407, quân Minh bắt được cha con Hồ Quí Ly, nói dối rằng nhà Trần không còn ai nữa, lại dùng chiêu bài “phù Trần diệt Hồ”, gọi con cháu nhà Trần ra mặt để giúp đỡ, nhưng chúng lại bắt thủ tiêu. Ngoài ra chúng bắt ép quan lại và các bô lão Đại Việt làm tờ khai: “Họ Trần không còn ai nữa và đất An Nam vốn là đất Giao Châu ngày trước, nay xin lập quận huyện như cũ” (Việt Nam sử lược tr. 241).

Năm 1788, Tôn Sĩ Nghị thống lãnh trên 20 vạn quân Thanh (Tàu) tiến qua Thăng Long. Lúc sắp ra quân, Nghị dâng sớ vua Càn Long: “Thần nghe họ Lê (Lê Chiêu Thống) ở nước An Nam hèn yếu, sau này không chắc đã giữ được nước, nay họ sang cầu cứu, bản triều nên cứu giúp. An Nam vốn là đất cũ của Trung Quốc (chỉ thời Bắc thuộc), sau khi khôi phục họ Lê rồi, nhân đó lại cho quân đóng giữ, như thế là bảo tồn họ Lê, mà đồng thời chiếm được nước An Nam, một công mà hai việc vậy”(Hoàng Lê Nhất thống Chí, tr. 344) được vua Càn Long tán thành.

Ngày Xuân Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung cầm quân đánh tan 20 vạn quân Thanh xâm lược. Lê Chiêu Thống với bầy tôi 25 người: Phạm Như Tùng, Lê Hân, Lê Quí Thích, Hoàng Ích Hiểu... chạy theo giặc. Vua tôi nhà Lê bị nhà Thanh bạc đãi, cho sống ly cách. Để vui lòng vua Quang Trung, mà trước đấy nhà Thanh gọi là giặc Tây Sơn, sau Xuân Kỷ Dậu (1789) lại tỏ ra thân thiện?!. Vua Càng Long ra chỉ du: “Nay truyền lệnh các viên tổng đốc, tuần phủ lập tức lệnh Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống) cùng bọn tùy tùng của y phải cạo đầu, dùng y phục của Thiên triều. Trong tương lai Nguyễn Quang Hiển đi qua Quế Lâm, trực tiếp đến gặp Lê Duy Kỳ trò chuyện, thấy y đã cạo tóc ăn mặc khác lạ, không còn lý nào trở về nước; rồi bảo Hiển sai người trở về nước báo với Nguyễn Huệ để không còn sự nghi ngờ”?!!!.

Lê Chiêu Thống nhớ quê hương và ăn năn việc lỡ lầm rước voi cõng rắn, bị bịnh mất ngày 16-10-1793, tại Yên Kinh (Tàu), hưởng dương 28 tuổi.

Đây chỉ là hai dẫn chứng tiêu biểu, còn hàng trăm mưu mô quỷ quyệt của phương Bắc luôn ngấm ngầm xâm lược nước ta, tìm cách đồng hóa dân ta, mong ông và ông Phùng Quang Thanh nghiền ngẫm kỹ nhé?!

Xin thưa các ngài (Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng bí thư), đáng tiếc là nhân dân Việt Nam đang bị mất tự do bởi nhà cầm quyền và Đảng CSVN, chứ không đã kết hợp để kiện Trung cộng ra tòa án Quốc tế ở Hague như ở Philippines đã kiện?! Dân dã chúng tôi chỉ còn ngóng trông nhà cầm quyền Việt Nam sẽ kiện Trung cộng để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc, nhưng oái oăm thay, chính nhà cầm quyền Việt Nam kể cả Đảng CSVN cũng đang bị mất tự do bởi kẻ thù truyền kiếp phương Bắc?! Vì sao, vì theo Trang mạng Hoàn Cầu Thời Báo, Dương Khiết Trì đã nhắn nhủ các ngài trong cuộc hội đàm tại Hà Nội ngày 18-6-2014: “Chính quyền CSVN tự kiềm chế trước khi quá muộn” và hắn còn ra lệnh các ngài và toàn Đảng CSVN với lời lẽ trịch thượng: Thúc giục đứa con hoang đàng trở về nhà”.

Thế nên, mong mỏi các ngài nghiền ngẫm câu: “Mai cốt bất mai danh” nghĩa là: Thi thể có thể chôn, nhưng danh thơm hay tiếng xấu thì còn mãi mãi?!. Dù sao, cũng mong các ngài sớm thức tỉnh vùng vẫy lấy lại tự do cho chính mình, đừng để kẻ thù truyền kiếp phương Bắc kiềm kẹp nữa?! Và các ngài sớm cởi trói cho đồng bào đang sống trong nhà tù khổng lồ “Xã hội chủ nghĩa Việt Nam?!” được tự do.

Thưa các ngài: “Nỗi niềm trăn trở biển Đông!” dân tôi nghĩ không lẽ các ngài đành đoạn (nhẫn tâm) để cho chài dân tự mình ra khơi chấp nhận mọi hiểm nguy, có thể họ bị táng gia bại sản hay chết chóc bởi “tàu lạ”, vì họ phải ra khơi bởi sự sinh tồn của gia đình. Nhân đấy, các ngài đẩy họ bảo vệ vùng biển đảo Việt Nam thay thế quân đội hay sao?!. Than ôi, xót xa quá!:

Nỗi niềm trăn trở biển Đông!
Biển mình, mình lại phập phồng xót xa!
Bảy Tư, giặc cướp Hoàng sa
Quân ta tử chiến máu hòa biển xanh!
Việt gian điều khiển chiến binh?!
Gạc Ma giặc cướp, quân mình làm bia?!
Chài dân rơi lệ đầm đìa!
Hung hăng “tàu lạ” không thua giặc Tàu?!
Công hàm bán nước do đâu?!
Gây tang tóc nước, đượm sầu toàn dân!!!

Ngày 30-9-2015