“Thất lạc hồ sơ” - Trịnh Xuân Thanh giống y chang… “Bác Hồ”!

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - Bài báo “Điều tra việc thất lạc hồ sơ bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh” cho biết: “Chiều 3/8, Văn phòng Chính phủ họp báo thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 diễn ra cùng ngày và trả lời một số câu hỏi dư luận quan tâm.

Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa đã giải đáp về việc hồ sơ gốc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang (năm 2015) bị thất lạc.

Theo ông Thừa, thời gian qua các cơ quan có trách nhiệm đã chỉ đạo xử lý nội dung trên, một số cá nhân liên quan bị kỷ luật. Cơ quan này cũng đã có báo cáo gửi Bộ Công an và cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ.

Lãnh đạo Bộ Nội vụ nói thêm, thời điểm xảy ra sự việc, cơ quan này nhận được 2 bộ hồ sơ có dấu đỏ đề nghị phê chuẩn chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đối với ông Trịnh Xuân Thanh. “Tuy nhiên hiện Bộ chỉ còn giữ một bản gốc, còn một bản có đóng dấu công văn đến lưu văn thư thì đang thất lạc.”

Hồ sơ mới năm 2015 đến nay là 2 năm, ấy vậy mà đã “bị thất lạc”?

À nghen, việc nay tôi thấy... quen quen! “Thất lạc hồ sơ”? Trịnh Xuân Thanh giống y chang... “Bác Hồ”!

1. Băng ghi âm chuyện Hồ Chủ Tịch kén vợ… “cuốn băng đã bị hư”.


“Dưới đây là 1 trong 2 câu chuyện được ông Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại lúc 15h chiều 24/6/ 2004 tại Bệnh viện Hữu nghị, Hà Nội. Khi đó, ông Vũ Kỳ đã rất yếu rồi. Người được ông mời đến để ghi âm lại những chuyện mà ông kể ra sau đây là bà Nguyễn Thị Tình, khi đó là Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng một cán bộ chuyên môn của Viện.

…Sau đây là phần bóc băng của Bảo tàng HCM và họ đã chép lại. Để giữ tính trung thực, nó vẫn chưa hề được biên tập gì (nguyên từ bản bóc băng chép tay của bà Tình. Bản trong băng, tôi - người gõ lại sau đây - cũng chưa được nghe băng trực tiếp. Thực ra, đến nay cuốn băng đã bị hư.”

Vậy là, chuyện Hồ Chủ Tịch kén vợ... cuốn băng đã bị hư... trong khi “Thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại”đã bị chết! Thế là hết tang chứng!

2. “Hồ sơ gốc về việc xét xử Nguyễn Ái Quốc tại tòa án Hồng Kông” cũng “đã bị thất lạc”

“Cho đến nay, hồ sơ gốc về việc xét xử Nguyễn Ái Quốc tại tòa án Hồng Kông vẫn chưa tìm lại được. Năm 1960, sau khi thăm Việt Nam trở về Hồng Kông, Luật sư Lôdơbai đã gửi toàn bộ hồ sơ gốc về vụ xét xử Tống Văn Sơ cho luật sư D. N. Pơrít. Biết được Luật sư Pơrít có trong tay bộ hồ sơ đó, nhà báo Ôxtrâylia W. Bơcsét đã mượn Luật sư Pơrít với lý do để dựng một bộ phim về Hồ Chí Minh. Nhưng sau đó W. Bơcsét đã không trả lại và nói rằng bộ hồ sơ đã bị thất lạc…

Tuy nhiên, báo chí Hồng Kông, đặc biệt là báo “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” (SCMP) đã tường thuật tương đối chi tiết từng phiên tòa. Trong cuốn sách này chỉ trích dịch một số nội sung chính…” (Trang 113, Vụ Án Nguyễn Ái Quốc ở Hông Kông (1931-1933) Tư liệu và hình ảnh, Nxb Chính trị Quốc gia- Bảo tàng HCM, Hà nội 2004.)

Nhận xét: Việc mất tài liệu gốc là chuyện có thể diễn ra, nhưng tại sao tài liệu vụ án mà nhiều người nói Hồ Chí Minh không phải là Tống Văn Sơ thì lại bị thất lạc? 

Giả định rằng nhà báo Úc W. Bơcsét đã làm thất lạc là thật, thì người có bắt được được nó cũng sẽ hiểu tầm quan trọng của nó để mà đưa nó ra... đấu giá chẳng hạn!

Giờ không thấy đâu, thì việc nó đã bị tổ chức nào đó cất kỹ là rất có thể xảy ra!

3. “Bản thảo gốc Ngục trung nhật ký” của “Bác Hồ viết từ năm 1943” cũng bị "thất lạc"

"...Đó là thông tin của anh Hoàng Cao Thắng, Bí thư Huyện ủy Trà Lĩnh, "kể lại" nội dung bài báo của nhà báo Hồng Khanh in trên báo Nhân Dân: Bản thảo gốc Ngục trung nhật ký của Bác Hồ viết từ năm 1943 bị "thất lạc" ở Cao Bằng, đến năm 1955 mới "tìm thấy", trở về với Bác Hồ. Đó là một "sự kiện", xét ra cũng rất bình thường trong đời sống đầy biến động, nhưng xét theo góc độ lịch sử, đó là sự kiện đáng để tâm, vì làm rõ được "ngọn ngành" sẽ có nhiều điều thú vị..." (Trang 5, Nhật ký trong tù và số phận lịch sử, Nxb Thanh Niên, Hoàng Quảng Yên, Hà nội, 2007)

"... Thông tin từ bài báo của nhà báo Hồng Khanh đăng trên báo Nhân dân ngày 17 -5 -2003... xin trích nguyên văn một đoạn: "Đồng chí Tạ Quang Chiến kể: "Một hôm vào khoảng giữa năm 1955, tại văn phòng giúp việc cho Bác tôi đang ngồi nhận số công văn các nơi gửi đến thì thấy trong số đó có một phong bì dầy cộm hơn các phong bì, công văn khác, ngoài phong bì dầy cộm này không ghi tên ai gửi mà chỉ biết từ Cao Bằng gửi đến ghi là: Gửi văn phòng Chủ tịch phủ để trình lên Bác Hồ. Khi bóc phong bì ra thấy một cuốn sổ nhỏ viết tay chữ Hán không có chỗ nào gạch xóa, tôi đưa trình lên Bác. Cầm cuốn sổ nhỏ này, xem qua một lượt, niềm vui của Bác Hồ hiện rõ trên nét mặt. Bỗng Bác nắm chặt tay tôi và nói: "Bác cảm ơn chú". Lặng giây lát Bác nói tiếp rất cảm động đại ý: Qua kháng chiến chín năm, Bác tưởng nó thất lạc đâu rồi, Bác chỉ nhớ mang máng khi ở Cao Bằng công việc cách mạng cuốn hút khẩn trương, Bác gửi lại, dắt nó lên mái tranh của một nhà đồng bào.

Rồi Bác lại nói văn phòng nên có thư cảm ơn và thưởng cho người giữ và chuyển đến đây "tài liệu" này. "Tài liệu" mà Bác nói chính là bản thảo gốc Nhật ký trong tù..." (Trang 31, Nhật ký trong tù và số phận lịch sử, Nxb Thanh Niên, Hoàng Quảng Yên, Hà nội, 2007)

Nhận xét: 

1. Việc mất tài liệu gốc là chuyện có thể diễn ra, nhưng tại sao cuốn Nhật Ký Trong Tù mà nhiều người nói không phải của HCM thì lại bị... thất lạc?

2. Việc mất tài liệu gốc là chuyện có thể diễn ra, nhưng tại sao cứ cái gì quan trọng, tài liệu thuộc diện “nhạy cảm” với Hồ Chí Minh và Trịnh Xuân Thanh thì lại mất rất nhiều, thì lại “bị thất lạc”???

Đúng là: Trịnh Xuân Thanh giống y chang “Bác Hồ”!
05.08.2017

Previous Post
Next Post
Related Posts