Hà Nội chính thức nhìn nhận kinh tế phá sản

Trần Nguyên Thao (Danlambao) - Sau chuyến đi “xin xỏ” Hoa Kỳ cuối tháng 5, để mong được công nhận là nền kinh tế thị trường, Thủ Tướng Việt Cộng, ông Nguyễn Xuân Phúc hôm đầu tháng 6 chính thức nhìn nhận, nền kinh tế đinh hướng xã hội chủ nghĩa đã hoàn toàn phá sản, khi công khai tung hô Adam Smith [1], học giả kinh tế, chính trị, cha đẻ kinh tế học hiện đại, từng cống hiến cho nhân loại hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh về thương mại tự do, chủ nghĩa tư bản, và chủ nghĩa tự do - nguồn gốc đưa đến hạnh phúc cho người dân và thịnh vựng cho quốc gia nào ứng dụng các tư tưởng này dưới sự soi dẫn của tinh thần nhân bản Ki-tô Giáo.

Lần đầu tiên trên con đường đấu tranh giai cấp bảo vệ tư tưởng Mac-Lê, một quan chức cao cấp của VC công khai nhìn nhận trước dư luận quốc tế về chiến lược kinh tế phá sản không thể cứu chữa của 30 năm “cưỡng chế, trấn áp thị trường”. Lời tuyên bố này được ông Nguyễn xuân Phúc, với tư cách Thủ Tướng đưa ra trong diễn văn ở diễn đàn Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ 23, khai mạc hôm 5 tháng 6 tại Tokyo, qua chủ đề Chủ nghĩa toàn cầu hóa giữa ngã tư đường - Bước đi tiếp theo của Châu Á” [2].

Cho đến thời điểm này, những gì ông Phúc nói ở trên đối nghịch hẳn với chủ trương của Hà Nội vẫn muốn độc quyền chính trị; kiểm soát mọi tài nguyên quốc gia, kể cả đất đai đều nằm trong tay đảng CSVN khiếm khuyết khả năng làm kinh tế và đầy tham nhũng. 

Chưa có dấu hiệu gì cho thấy Hà Nội muốn hướng theo những điều ông Phúc nêu dẫn Adam Smith như ngọn hải đăng trong tình hình kinh tế tài chánh Việt Nam, sơ lược dưới đây:

* Nợ xấu trong khu vực ngân hàng thương mại cũng khoảng 600 nghìn tỷ đồng, bằng 27 tỷ Mỹ Kim. Số liệu này chỉ là phần nổi được loại ra khỏi bảng cân đối kế toán. Phần chìm mới mang nguy cơ giết chết nền tài chánh, được dấu kín dưới mỹ từ “lãi dự thu”, có thể còn cao hơn số nợ. 

* Toàn bộ hệ thống Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) gần như làm ăn thua lỗ, hoặc bị phá sản như các “quả đấm thép” Vinashin, Vinalines, điện lực than khoáng sản... mang món nợ ước tính khoảng 321 tỷ Mỹ Kim, bằng 157% GDP.

* Nợ do chính phủ vay cũng khoảng 107 tỷ Mỹ Kim, bằng 64.5% GDP. Ngân sách năm nào cũng bội chi trung bình khoảng 6% tương đương 12 tỷ Mỹ Kim. Hà Nội dùng đến trên 70% ngân sách chi thường xuyên và trả lương cho 11 triệu cán bộ mọi ngành, kể cả dư luân viên, công đồ được thuê mướn trấn áp người dân. Thiếu tiền, Hà Nội phải mượn bên quỹ bảo hiểm để chi tiêu. Công nhân viên nghỉ hưu trong năm nay chỉ nhận được 75% số tiền họ đáng được hưởng. Quyền lợi của người nghỉ hưu từ sang năm sẽ thấp hơn nhiều.

* Nếu cộng hai món nợ lại, thì nợ công của Việt Nam tương đương 428 tỷ Mỹ Kim, bằng 210% GDP. 

* Hàng năm, Hà Nội phai trả nợ, gồm một phần vốn và lãi khoảng 12 tỷ Mỹ Kim.

Truyền thông Việt Nam tường thuật, trước khi sang Mỹ, ông Phúc họp khẩn cấp đưa ra chỉ thị “kiên định mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 là 6,7%. Xem ra Hà Nội muốn đạt thành tích tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá qua việc duy nhất là giúp và bảo vệ cho người Tầu được gia tăng đầu tư tại Việt Nam. Chấp nhận thêm nhiều nhà máy của Tầu Cộng với kỹ thuật lỗi thời, gây ô nhiễm môi trường sống, hệ thống sông rạch và biển Việt Nam. Khi mở toang cửa cho các dự án bẩn hay ưu đãi người Tầu, đảng CSVN được Tầu bao bọc để tiếp tục nắm quyền; nhận được bổng lộc rất lớn từ người Tầu khi họ mua giá rẻ mạt các công ty thuộc DNNN nằm trong chương trình giải tư. Đồng thời Hà Nội còn có thêm tiền để trang trải nợ lãi và chi tiêu. Đây là giải pháp mà một chính phủ biết nghĩ đến sự tồn vong của Dân Tộc không thể chọn lựa.

Hoa Kỳ chưa có hứa hẹn gì gì về quy chế kinh tế thị trường qua chuyến thăm Mỹ của ông Phúc. Năm ngoái, 2016 Washington nhập siêu từ Hà Nội 32 tỷ Mỹ Kim. Mỹ đang hướng dần đến cân bằng thương mại với nhiều nước, mà Việt Nam chỉ là một.


Đến cuối tháng 5, Hoa Kỳ vẫn chỉ ghi nhận quan tâm của Việt Nam mong đạt được quy chế kinh tế thị trường và hai bên đồng ý tiếp tục tham khảo một cách hợp tác và toàn diện thông qua việc đẩy mạnh nhóm làm việc song phương.

Có thể ông Phúc “công kênh” Adam Smith là thủ thuật lừa đảo quốc tế để mong nhận được quy chế kinh tế thị trường. Đồng thời nhằm đánh lừa dư luận trong nước, cứ y như là Việt Nam sắp áp dụng triệt để kinh tế thị trường của Adam Smith đến nơi. 

Ông Phúc đang nói năng như kiểu họ Hồ, sau khi đã ra lệnh giết dã man hàng trăm ngàn đồng bào trong cải cách rộng đất (CCRĐ) giai đoạn 1953 -1956 [3], Sau thời điểm này, ông Hồ thường thủ sẵn cái khăn tay trong túi áo, khi cần thì móc ra lau nước mắt, cả khi trước quốc hội bù nhìn hay trước đám đông dân chúng để chụp hình nhằm lừa dân chúng là “bác & đảng” hối lỗi vụ CCRĐ!

Hôm 18 tháng 5, ông Võ văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên Giáo Cộng đảng công khai nói là đảng “không sợ đối thoại với các cá nhân khác ý kiến”. Lời nói của ông Thưởng cũng hoàn toàn ngược với thực tế đang xảy ra tại Việt Nam:

Tin hàng ngày mô tả thời gian gần đây về nhiều xáo trộn được nhà cầm quyền dàn dựng, giật dây gây bất an tại 4 tỉnh có hàng triệu nạn nhân Formosa chứng tỏ, Hà Nội đang chuẩn bị áp dụng lại chiến dịch đấu tố man rợ, trấn áp quy mô; kể cả lệnh khởi tố vụ Đồng Tâm để triệt đến cùng mọi tranh đấu ôn hòa của những vụ tương tự Đồng Tâm, hàng triệu nạn nhân Formosa và dân oan đang gia tăng khắp nước. 

Chưa tính toàn quốc, mới chỉ trong khu vực thủ đô Hà Nội, cũng còn đến 200 vụ đầy phức tạp, ẩn khúc, do tính tàn ngược của chế độ gây ra - cũng gần như biến cố Đồng Tâm, chưa được giải quyết ổn thỏa.

Nhìn qua tình trạng trấn áp bóc lột lương dân từ hàng chục năm nay, đưa kinh tế đến chỗ tụt hậu, mà thủ phạm chính là đảng CSVN, thì đề nghị đối thoại nói trên của Hà Nội, nếu có là không thiết thực. Hà Nội phải thống hối trước toàn dân Việt, và từ bỏ đường lối Mác-lê hại dân nước. Nếu không, đề nghị của đảng CSVN chỉ là một phương án dự phòng của chế độ gian manh như kiểu họ Hồ giả vờ lau nước mắt năm xưa thôi.

June 19, 2017


________________________________

Chú thích:



Previous Post
Next Post
Related Posts