Viết Lời ai điếu, Lê Phú Khải vén tấm màn nhung bí hiểm...

Thái Văn (Danlambao) - Từ mấy chục năm qua, hồi ký gần như là thể loại độc quyền của các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam. Các tướng lĩnh cao cấp, nhà văn hóa, nhà khoa học tên tuổi, đôi khi cũng được chiếu cố dự phần, nhưng phải chịu sự biên tập chặt chẽ, để cuốn sách, sau khi xuất bản không xảy ra sự cố ngoài tầm kiểm soát của Ban Tuyên giáo. Tuy vậy, ngay cả hồi ký của của những nhân vật thuộc hàng “lãnh tụ”, xưa nay, theo thông lệ, cũng vẫn là công trình mang dấu ấn tập thể. Nó được uốn nắn, gọt giũa theo sự chỉ đạo thống nhất mà tư tưởng chủ đạo là chỉ nói cái tốt, cái thắng lợi, còn cái xấu và sự thất bại lại ém nhẹm đi. Vì thế, đọc hàng trăm cuốn hồi ký cách mạng, hết thảy đều rực rỡ màu hồng. Vạn nhất, khi buộc phải viết về sự thất bại, người ta lập tức đổ lỗi cho khách quan và nhất là kẻ thù. Loại hồi ký ấy, dù là tác giả tự viết hay thuê các nhà văn, nhà báo viết, tất cả đều cùng một bố cục, một giọng điệu, sử dụng triệt để phương pháp thổi phồng sự thật, tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, sùng bái cá nhân và khinh miệt kẻ thù.

Khác với loại hàng “quốc doanh” trên, Lời ai điếu trước hết là một tác phẩm văn học nghiêm túc, được viết bởi một nhà báo chuyên nghiệp, không phải đảng viên cộng sản, chỉ với mục đích cung cấp cho bạn đọc sự thật về những điều mắt thấy tai nghe sau 38 năm làm báo dưới thể chế độc tài toàn trị.

Không phải là hồi ký chính trị, nhưng các sự kiện chính trị trong Lời ai điếu luôn xuất hiện với tần suất cao bởi nó gắn liền với vận mệnh đất nước cùng những biến động xã hội ở cả cấp độ vĩ mô đến cấp độ vi mô. Nói cách khác, không một ai có thể đứng ngoài chính trị cho dù anh ta là người thông minh tuyệt đỉnh hay kẻ ngu đần ở nấc thang cuối cùng của xã hội.

Lời ai điếu gồm 10 chương được viết theo trình tự thời gian, giống như một cuốn tự truyện về cuộc đời tác giả dưới dạng những hồi ức. Các chương lại được bố cục dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào tầm vóc của mỗi sự kiện. Điều đáng chú ý ở đây là, các sự kiện chủ đạo của mỗi chương lại có xu hướng rẽ nhánh thành những trường đoạn có cấu trúc như một câu chuyện hoàn chỉnh với những nhân vật có thực, trong một không gian, thời gian cụ thể theo phong cách tiểu thuyết hiện đại.

Bố cục tác phẩm, nhìn chung là khá tương thích với quá trình diễn biến tư tưởng, trạng thái tâm lý của người viết theo trình tự thời gian, sự chuyển dịch không gian và hoàn cảnh cá nhân được lồng trong bối cảnh xã hội. Chính vì vậy, ta cũng có thể xem Lời ai điếu là cuốn “biên niên sử” của dân tộc Việt trong vòng già nửa thế kỷ thông qua cuộc đời của một nhà báo đã vượt qua nỗi sợ hãi, tìm lại được chính mình sau nửa đời người buộc phải làm “bồi bút”.

Như chính tác giả từng nói, “dưới sự cai trị của những người Cộng sản, mọi thứ đều rơi vào tình trạng tù mù bởi hệ thống tuyền thông chỉ giới hạn trong việc cung cấp thông tin một chiều, trong đó không ít thông tin dối trá, lừa bịp”. Những thông tin người dân được tiếp cận, phần lớn mới chỉ phản ánh một nửa sự thật. Phần còn lại bị giấu kín dưới chiêu bài “bí mật quốc gia”, kể cả những chuyện rất tầm phào như Tổng Bí thư có hai phu nhân, khi Em Hai ở miền Nam ra thì Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương tìm cách lừa Chị Cả lên Tam Đảo chữa bệnh để khỏi “đụng hàng”.

Người Phương Tây có câu ngạn ngữ “một nửa cái bánh mỳ là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”. Với tư cách một nhà báo chân chính, Lê Phú Khải muốn bổ sung “một nửa sự thật”, nhằm cung cấp cho nhân dân một cái nhìn toàn cảnh về quá trình vận hành không bình thường của đất nước từ khi những người Cộng sản du nhập chủ nghĩa Marx - Lenin và áp đặt nền chuyên chính vô sản vào Việt Nam. Nói một cách dễ hiểu, cấu trúc của Lời ai điếu giống như bộ xương cá, trong đó phần chủ đạo là xương sống, trong khi hệ thống xương sườn phát triển về cả hai bên chính là những đoạn rẽ nhánh mỗi khi tác giả cần kể chi tiết về một sự kiện hay nhân vật nào đó có liên quan đến mình.

Cũng có thể hình dung, chủ thể xuyên suốt cuốn sách là một cái “tôi” chủ quan dẫn dắt hệ thống “cốt truyện” và nhân vật thông qua thời gian và không gian nhưng lại theo quy luật khách quan. Mỗi câu chuyện đều được gắn với mảnh đất và con người cụ thể như là những nhân chứng sống, tạo nên bức tranh toàn cảnh về diện mạo xã hội Việt Nam dưới sự quản trị của những người Cộng sản cuồng tín.

Dưới ngòi bút Lê Phú Khải, xã hội Việt Nam đương đại hiện ra như một vở bi hài kịch mà lớp đào kép buộc phải sắm vai diễn trên sân khấu như những con rối được điều khiển bởi bàn tay của những phù thủy lão luyện trong nghệ thuật lừa bịp. Ở đó, thậm chí không ít người trong cộng đồng dân tộc thiếu bản sắc văn hóa ấy, vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của những vụ thanh trừng nội bộ, những chiến dịch đấu tố đẫm máu, giết chết hàng trăm ngàn người vô tội bởi thứ chủ thuyết hoang đường đi ngược lại những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Nhìn một cách tổng quát, tinh thần chủ đạo của Lời ai điếu là những dòng hồi ức được “vẽ” bằng gam màu xám. Suốt cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, quá trình phát triển xã hội Việt Nam toàn là những cuộc thí nghiệm vĩ đại mà kết quả của nó đều thất bại thảm hại. Đương nhiên chịu hậu quả nặng nề nhất vẫn là nhân dân, thuộc thành phần đám đông. Vì thế, về một mặt nào đấy, Lời ai điếu còn là bản tổng kết hàng loạt chính sách thất bại của Đảng CSVN kèm theo những dẫn chứng hết sức thuyết phục. Dẫn chứng có khi là một nhân vật lịch sử tham gia vào guồng máy cai trị vừa hồi hưu hay bị thất sủng, cũng có thể là trí thức, văn nghệ sĩ, từng là nạn nhân trong các chiến dịch đàn áp, tẩy não sắt máu, thỉnh thoảng lại được khởi động để loại bỏ “thế lực thù địch” mà những người Cộng sản trong cơn mê sảng tưởng tượng ra.

Không phải ngẫu nhiên mà ngay phần mở đầu cuốn sách tác giả đã kể lại vắn tắt câu chuyện của ông nội từng làm nhân viên bưu chính trong Phủ Toàn quyền. Cụ từng sang hội chợ Marseille năm 1922 phiên dịch cho vua Khải Định; hay chuyện ông chú ruột Lê Phú Hào làm phiên dịch cho Lê Đức Thọ trong hòa đàm Paris; rồi chuyện một ông chú ruột khác là Lê Hữu Qua từng là lái xe kiêm bảo vệ ông Hồ Chí Minh thời kỳ đầu Cách mạng Tháng Tám, bị bọn Tàu Tưởng đuổi bắn phải bỏ xe chạy... khiến độc giả háo hức, buộc phải đọc tiếp những phần sau.

Có thể đây chính là nghệ thuật “tiếp thị” của một ký giả lão thủ trong nghề. Tuy nhiên, Lê Phú Khải không treo đầu dê bán thịt chó như phần lớn các tập hồi ký quốc doanh. “Hàng hóa” của ông toàn của độc, càng đọc càng giật mình...

Với vốn sống dồi dào, tư liệu phong phú, bản lĩnh vững vàng của một “lão trượng” U 70, đã thoát khỏi nỗi ám ảnh của sự sợ hãi, Lê Phú Khải đưa đến cho người đọc một tác phẩm văn học đích thực, giàu cảm hứng nhân văn, sôi sục tinh thần công dân về những năm tháng xã hội động loạn, khi mà nhà cầm quyền muốn biến dân tộc thành đàn cừu, nhất cử nhất động đều phải làm quen với tập quán xếp hàng, hài lòng với chế độ quản lý hộ khẩu và không được suy nghĩ những gì trái với sự cho phép của Đảng.

Nghệ thuật viết của Lê Phú Khải khác xa với kỹ thuật xảo biện của loại hồi ký chính trị ba rọi được bọn bút nô viết thuê, luôn bịa tạc, tô vẽ, hòng biến “chủ chi” của họ thành thánh thần thuộc đẳng cấp lãnh tụ linh thiêng bất khả xâm phạm. Trái lại, trong cuốn sách của mình, Lê Phú Khải, nhân vật trung tâm, đóng vai trò chứng nhân – người kể chuyện – bình đẳng với các đối tượng liên quan, cho dù người ấy là đầu lĩnh tối cao tự phong, hay chỉ là một anh “Hai Lúa” nào đó làm nghề đơm cá mùa nước nổi vùng Sông Hậu.

Phong cách viết của Lê Phú Khải đến Lời ai điếu đã có bước chuyển ngoạn mục từ văn báo chí minh họa rườm rà đầy rẫy những lời hoa mỹ, những uyển ngữ sáo rỗng sang hình thức phản biện, phản tỉnh. Ông sử dụng báo chí như là “quyền lực thứ tư” phanh phui sự lạm dụng quyền lực của chính thể độc tài toàn trị, xưa nay chỉ coi báo chí là công cụ tuyên truyền, lừa bịp, thao túng dư luận.

Đương nhiên, chất lượng một tác phẩm văn chương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bố cục mạch lạc, hợp lý, lời văn trau chuốt hay cách kể sinh động. Có điều, với thể loại ký, nhất là hồi ký, điều kiện cốt tử làm nên sự thành công phải là tư liệu. Với người viết hồi ký, tư liệu là nguồn tài nguyên quan trọng làm nên giá trị đích thực của cuốn sách.

Là người trong cuộc, từng tận mắt chứng kiến sự phát sinh, phát triển và suy thoái của một đảng chính trị cầm quyền bằng cách tước đoạt những quyền cơ bản của người dân, Lê Phú Khải viết về những sự kiện lịch sử trọng đại, ông phân tích và chỉ ra những chính sách sai lầm có hệ thống của những nhà lãnh đạo có vốn học vấn và tầm văn hóa thấp nhưng lại sở hữu cái đầu kiêu ngạo đầy hoang tưởng. Chỉ cần chừng ấy cũng đủ khẳng định bản lĩnh của người trí thức có hùng tâm tráng chí, luôn trăn trở với số phận đất nước. Tuy nhiên, Lê Phú Khải không dừng lại ở công đoạn kể lại sự việc một cách khách quan, trung thực như tấm gương vô hồn phản chiếu hiện thực xã hội, mà ông còn bộc lộ ý thức trách nhiệm của mình qua thao tác bình luận sau mỗi sự kiện đã trình bày. Lời bình của Lê Phú Khải luôn đánh giá đúng bản chất của hiện tượng, đồng thời lại chỉ ra được nguyên nhân nào làm phát sinh những hiện tượng ấy.

Cũng hoàn toàn khác với mánh khỏe tung hỏa mù, đánh tráo khái niệm hoặc bóp méo sự thật lịch sử của không ít cuốn hồi ký cách mạng giả cầy, Lời ai điếu luôn cung cấp những thông tin có chất lượng cao về mặt khoa học cũng như lịch sử, mục đích làm người đọc nhận thức chính xác diện mạo xã hội Việt Nam qua các thời kỳ thường bị nhà nước Cộng sản thông qua Ban Tuyên giáo các cấp bưng bít. Thông tin của những cuốn gọi là hồi ký ấy, nhiều nhất cũng chỉ cung cấp được một phần sự thật. Còn thông tin nhà nước qua hệ thống 800 tờ báo, tạp chí, gần 100 đài phát thanh truyền hình, luôn được chế biến, vo tròn bóp méo cho phù hợp với đường lối cai trị bằng chính sách ngu dân của Đảng. Sự bưng bít thông tin và thói quen dối trá đã biến dân tộc Việt thành một cộng đồng bạc nhược, triệt tiêu năng lực sáng tạo mà hậu quả là, đất nước tụt hậu thê thảm, tham nhũng trở thành quốc nạn, lãnh thổ bị ngoại bang xâm lấn, nợ công vượt quá giới hạn an toàn, còn môi trường ô nhiễm nặng nề đe dọa nghiêm trọng không gian sinh tồn.

Chuỗi bình luận của Lê Phú Khải có lý có tình, được quy chiếu vào những trường hợp cụ thể, giàu sức thuyết phục, rất thực tế chứ không viển vông, hoang tưởng như các nhà lãnh đạo vung tay chém gió phun ra trước đám đông mỗi khi nổi hứng để ghi điểm với các đồng chí của mình.

Cũng trong hồi ký của mình, Lê Phú Khải không ít lần nhận xét về những nhà khoa học được đào tạo bởi nền giáo dục Pháp, chịu ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây, được chính quyền Cộng sản sử dụng ở thời kỳ đầu sau Cách mạng Tháng Tám. Đó là những trí thức văn nghệ sĩ có tư tưởng cấp tiến, trình độ chuyên môn cao, thoát khỏi sự ràng buộc của hệ ý thức Khổng Mạnh bảo thủ, lạc hậu, sẵn sàng cống hiến sức lực để canh tân đất nước. Trái lại, loại cán bộ vô học xuất thân từ thành phần bần cố nông tham gia cách mạng, trở thành lực lượng nòng cốt lãnh đạo thì hống hách, kiêu ngạo và dối trá. Tầng lớp chính khách xôi thịt, vốn là sản phẩm của cách mạng mang phẩm chất lưu manh này, theo tác giả chính là thế lực hùng mạnh cản trở tiến trình phát triển bằng thứ tư duy giáo điều, chủ trương đường lối duy ý chí, đưa đất nước vào sự khủng hoảng trầm trọng, xã hội phân hóa sâu sắc, văn hóa, đạo đức suy thoái, không biết đến bao giờ tìm được lối ra. Ta hãy hình dung, một tay nông dân thuộc thành phần “lý toét xã xệ” như Minh Tiến, nơi gia đình tác giả tản cư hồi chống Pháp, chỉ sau một thời gian leo lên đến thứ trưởng Bộ Công an, mà đồng bào không đói nghèo, đất nước thành rồng thành hổ mới là chuyện lạ: “Hồi đầu Cách mạng Tháng Tám, ông nội tôi cũng có một khẩu súng lục, cũng do ông chú tôi “cấp” cho, nhưng sau đó bị ông chủ tịch xã mượn, chắc là để đeo cho oai. Chủ tịch xã là ông Minh Tiến, sau làm đến chức thứ trưởng Bộ Công an. Ông ta là một thư lại láu cá. Tôi sẽ kể về sau. Cái giấy “mượn” súng có đóng dấu hẳn hoi, đến bây giờ chú em họ tôi vẫn giữ”.

Nhà nước Cộng sản vận hành không theo quy luật phổ quát của nhân loại tiến bộ mà họ chơi theo cách riêng dựa trên cơ sở học thuyết đấu tranh giai cấp. Theo K. Marx, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội, mà giai cấp công nông lại là nòng cốt của nhà nước dân chủ kiểu mới này, đương nhiên phải được ưu tiên trong quá trình tuyển chọn vào guồng máy quản lý các cấp từ trung ương đến địa phương. Chủ nghĩa lý lịch hình thành như một điều kiện tất yếu. Con cháu các gia đình thuộc thành phần “lớp trên” bị loại khỏi các cuộc tuyển sinh như một lẽ đương nhiên. Trường đại học chỉ dành riêng cho con em bần cố nông. Quy trình đào tạo sặc mùi giai cấp này kéo dài gần bốn mươi năm làm cho chất lượng đại học Việt Nam xuống cấp một cách thảm hại. Có vẻ như thành phần bần cố nông vẫn luôn mặc cảm với trình độ thấp kém, giờ có cơ hội, họ quyết tâm vùng lên, trả mối hận truyền kiếp với những kẻ hơn mình về tri thức. Lê Phú Khải cũng là nạn nhân của thứ chủ nghĩa phân biệt quái gở, hai lần thi trượt đại học chỉ vì sự quan liêu của gã công an khu vực. Ngay phần đầu chương ba “Hai lần thi trượt nhưng số phận vẫn mỉm cười với tôi”, ông kể lại: “... một chuyện có thật về chế độ thi cử, hay nói cách khác là cả nền giáo dục ấu trĩ, xem nặng tính giai cấp của chế độ Cộng sản ở miền Bắc. Di hại của nó không biết bao giờ mới hết”. Việc tác giả hai lần thi trượt, sau này may có ông Bảy Trân can thiệp, sự việc mới lộ ra. Bài của ông không được chấm vì gia đình thuộc thành phần tư sản: “Hồi ấy, chế độ phê chuẩn, chứng nhận lý lịch của thí sinh nộp đơn thi vào đại học do xã phê, không cho đương sự biết, rồi niêm phong gửi qua đường bưu điện đến phòng tổ chức của trường đại học mà thí sinh dự thi. Nhà trường nhận được lý lịch như vậy cũng không chấm bài thi, chỉ căn cứ vào thành phần gia đình tốt xấu của thí sinh mà xét cho đỗ hoặc trượt như tôi đã kể ở trên. Chế độ tuyển sinh vào đại học như thế kéo dài từ sau hòa bình năm 1954 không biết đến năm nào... Trường hợp của tôi là do may mắn đưa tôi vào gặp thầy hiệu phó mùa thi tuyển năm 1963 trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi mới biết chế độ tuyển sinh rùng rợn và rừng rú này”. Cùng với lời kể khá chi tiết, Lê Phú Khải nhận xét: “Chủ nghĩa Marx - Lenin, với quan điểm giai cấp, đấu tranh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mới sinh ra cách tuyển sinh vào các trường đại học man rợ như thế. Nó lạc hậu hơn tất cả các hình thái xã hội từ trước đó. Kể cả thời phong kiến thì nhà nước cũng kén người tài giỏi, thi đạt bằng cấp cao mới được tuyển dụng vào bộ máy cai trị. Còn thời Cộng sản chỉ lựa chọn theo thành phần giai cấp. Chính vì thế mà dưới chế độ Cộng sản, tất cả sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp được phân bổ về các cơ quan đảng, nhà nước ta, đa phần là những kẻ dốt nát. Bởi lẽ, cứ là thành phần bần cố nông, dân nghèo thành thị thì mới được vào đại học”.

Nói đến chế độ thi cử, Lê Phú Khải lại liên hệ đến gia đình mình để chứng minh tính ưu việt của nền giáo dục thời thuộc Pháp: “Tôi nhớ thời Pháp thuộc, bố tôi thi diplôme bốn năm liền không đỗ. Không đỗ là không đỗ, chẳng có chuyện chạy chọt xét thành phần gì cả. Ông nội tôi có thừa tiền cũng không thể chạy cho bố tôi được”. Từ sự kiện trên tác giả phân tích: “Chế độ thi cử xét thành phần giai cấp để tuyển chọn đã đào tạo ra đầy rẫy những công chức có bằng cấp nhưng dốt nát để quản lý xã hội ở các lĩnh vực. Sau này vào đại học tôi mới biết, sinh viên con cái các gia đình bần cố, thành phần nòng cốt ở nông thôn, học lực rất yếu, nhưng mỗi năm vẫn lên một lớp, vẫn tốt nghiệp ra trường trở thành thầy cô giáo dạy môn văn cấp 3. Có thầy cả đời không đọc hết một cuốn sách... Vậy mà các vị trí thức bần cố nông này lại rất vênh váo, rất tự hào và rất thỏa mãn với địa vị của mình. Thời bao cấp thì thi thành phần để lấy bằng cấp. Thời kinh tế thị trường định hướng XHCN ngày nay thì mua bán, đút lót để lấy bằng là chính, chứ không cần kiến thức. Vì thế cả bộ máy xã hội hoàn thiện sự dốt nát. Bộ máy cai trị đó đầy ghét bẩn nên nó không thể vận hành bình thường được. Kẻ dốt nát, khi có quyền, lại xuất thân từ thành phần nghèo khổ nên chỉ lo vơ vét”.

Theo dòng thời gian, sau khi tốt nghiệp, được phân cộng về nông thôn dạy học, chỉ với 9 năm đứng trên bục giảng, Lê Phú Khải đã nhận ra tình trạng bần cùng của người nông dân Đồng Bằng Bắc Bộ qua chính sách hợp tác hóa phiêu lưu của các nhà lãnh đạo cuồng tín: “...sống ngay trong nhà dân..., tôi có dịp gần gũi để tìm hiểu người nông dân Đồng Bằng Bắc Bộ. Tôi có thể rút ra những nhận xét, những dẫn chứng, những kết luận mà các nhà xã hội học... ở Hà Nội không bao giờ có được chỉ bằng những chuyến đi thực tế. Thứ nhất, với chính sách hợp tác hóa, ruộng đất bị đưa 95% vào làm ăn tập thể cha chung không ai khóc, người nông dân Đồng Bằng Bắc Bộ bị bần cùng hóa và nghèo khổ đến cùng cực”. Nhưng đấy mới chỉ là nhân họa. Một khi nhân họa song trùng với thiên tai thì tình cảnh còn khốn nạn hơn nhiều. Và đây là thảm cảnh đàn trâu của hợp tác xã vùng Cẩm Giàng vỡ đê Văn Thai trong trận lụt năm 1971: “Ấn tượng sâu đậm nhất với tất cả chúng tôi là tiếng kêu tuyệt vọng của đàn trâu trong huyện. Chúng cứ bơi, cứ bơi ngày này qua ngày khác đến khi kiệt sức thì chết nổi lên. Cả một vùng đồng bằng rộng lớn như Hải Dương lấy đâu ra một gò đất cao cho trâu trú chân. Đàn trâu cứ bơi, vừa bơi vừa kêu. Trong đêm khuya thanh vắng, tiếng kêu tuyệt vọng của bầy trâu mới ai oán làm sao. Ban đầu còn nghe tiếng kêu, sau thưa dần rồi im hẳn”.

Nghĩ về nền giáo dục Việt Nam, sau khi cung cấp cho bạn đọc những chuyện bi hài cười ra nước mắt, Lê Phú Khải chỉ ra căn bệnh trầm kha đã ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng của các nhà quản lý sính thành tích: “Bệnh hình thức, hay nói cách khác, gọi đúng tên của nó là giả dối đã ngự trị trong lao động dạy học. Điều đáng nói là, chính những người lãnh đạo giáo dục ở các cấp, đã vì dốt nát và giả dối chấp nhận chủ nghĩa hình thức. Đối với môn văn thì lại càng nguy hiểm. Học sinh ngày càng chán học văn vì ngoại việc môn này bị chính trị hóa, còn một nguyên nhân rất quan trọng là sự lười biếng được khuyến khích ở thầy dạy văn”.

Việc học sinh thờ ơ với môn văn còn có nguyên nhân ở thái độ của Đảng đối với tầng lớp văn nghệ sĩ có thực tài, là tác giả của những tác phẩm văn học nổi tiếng, bị gạt ra khỏi sách giáo khoa của Bộ Giáo dục, hay nếu được “chiếu cố” thì phải chịu sự cắt xén cho vừa với “khẩu vị” của hệ thống “kiểm dịch”. Thơ Trần Đăng Khoa là trường hợp điển hình bị các nhà xuất bản sửa chữa trở thành tầm thường, dung tục, được Lê Phú Khải nhắc đến không chỉ một lần trong Lời ai điếu.

Để được đọc Trường ca giông bão, Lê Phú Khải phải về tận Nam Sách, Hải Dương tìm gặp Trần Đăng Khoa. Ông đọc bản thảo ngay trên bờ ruộng nơi thần đồng làng Điền Trì đang úp nơm cá: “Tôi ngồi xuống vệ cỏ đọc một mạch cho đến hết. Nó chẳng kém gì Iliad, Odysseus của Homer. Hơn 40 năm rồi, tôi vẫn còn nhớ mấy câu cuối cùng của bản trường ca đó: Ta nhất định thắng/ Vì đầu ta có nhiều lẽ phải/ Tay ta lấm láp phù sa. Khi về Hà Nội, gặp nhà báo Quang Đạm, Lê Phú Khải kể lại: “Tôi báo cáo với ông Quang Đạm về bản Trường ca giông bão, ông trầm lặng nói: Thiên tài! Thiên tài. Rồi ông chậm rãi nói tiếp, nhưng đảng ta tiết kiệm lắm! Tiết kiệm lắm! Tôi hiểu ý ông muốn nói là không có chuyện khen ai, nhất là một cậu bé như Trần Đăng Khoa... Sau đó không lâu, bài thơ được in trên các báo nhưng tên bài thơ đã được biên tập rất ngô nghê và vớ vẩn là Trường ca đánh Thần Hạn”.

Cũng như thông lệ, sau khi cung cấp cho bạn đọc “một nửa sự thật còn thiếu”, Lê Phú Khải lại bình luận, lời bình của ông sắc sảo và chính xác không chê vào đâu được: “Cách biên tập, sửa chữa để các tác phẩm văn học thời đó trước khi ra mắt bạn đọc của các tòa soạn báo là không để ai qua mặt được các cây đa cây đề như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu... Tố Hữu khi còn nhỏ đã viết trường ca đâu... mà một cậu bé con như Trần Đăng Khoa lại dám viết Trường ca giông bão? Nó chỉ có thể mang cái tên như một bài vè nôm na..., một kiểu kêu gọi người ta đi tát nước chống hạn mà thôi. Tôi nói điều này vì đã nhiều lần từng chứng kiển các kiểu biên tập vô liêm sỉ ấy của báo chí ngay từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước”.

Cũng vẫn đề tài Trần Đăng Khoa, Lê Phú Khải còn vạch rõ, người ta cố tình chữa đi những câu chữ hay nhất trong bài Hạt gạo làng ta để “dìm” tác giả xuống: “Bài thơ Hạt gạo làng ta nổi tiếng của Khoa được ca ngợi, được Xuân Diệu hiệu đính, Trần Khiết Bình phổ nhạc vào năm 1971, đã được biên tập hạ thấp nó xuống. Phải nói là cố tình hạ thấp, cho dù người ta biết thừa, để nguyên văn thì tác giả lớn hơn nhiều. Hạ thấp nó để đúng với lập trường quan điểm của Đảng về văn nghệ XHCN không có bi kịch, không có nỗi buồn, không có cái đau. Khi bài Hạt gạo làng ta đăng báo nó như sau:

Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
...

Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay...

Nhưng trước đó, tôi đọc bài này trong bản thảo của Khoa như sau:

Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
...
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...

Chữ đắng cay đã được biên tập thành hôm nay, vậy là giết chết tác giả rồi. Từ một nghệ sĩ đích thực phát ngôn của tâm hồn nhân dân, Khoa trở thành kẻ minh họa tầm thường, mộ tay bồi bút chỉ biết véo von ca ngợi”.

Thế nhưng, trên đây mới chỉ là đoạn “mào đầu” của một quá trình. Chỉ sau khi rời bục giảng, về Đài Tiếng nói Việt Nam, Lê Phú Khải mới thực sự trải nghiệm nỗi gian truân của của kiếp “bút nô”. Nói vậy, nhưng nghề làm báo cũng có cái lợi là được đi nhiều, tiếp xúc với đủ hạng người, đủ thành phần xã hội trong khi tác nghiệp. Mặt khác, cũng qua nhiều kênh tiếp xúc, nhà báo còn được cung cấp những nguồn thông tin phi chính thống luôn được coi là “bí mật quốc gia” mà nhà cầm quyền không bao giờ muốn người dân được biết. Ông may mắn sở hữu một kho tư liệu vô cùng phong phú, đồng thời cũng tạo dựng được các mối quan hệ rộng rãi, đáng tin cậy, để sau này, viết về họ vì những kỷ niệm tốt đẹp giữa người với người trong một xã hội mà sự dối trá, lừa lọc được tôn vinh như một giá trị văn hóa.

Cũng có người nhận xét, Lời ai điếu là cuốn hồi ký của những phác thảo chân dung chính khách cộm cán trên chính trường từ khi Chủ nghĩa Cộng sản thắng thế trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Khi giành được thắng lợi, những người Cộng sản cai trị đất nước theo cách riêng của mình. Thành phần lãnh đạo được chọn lọc rất kỹ qua sự sàng lọc khắt khe của Ban Tổ chức Trung ương mà thành phần giai cấp là tiêu chí quan trọng nhất. Cho nền, hầu hết những nhà lãnh đạo đều là những kẻ vô học và cơ hội, thậm chí có nguồn gốc lưu manh trong các băng đảng tội phạm, bị tù tội, được các đảng viên Cộng sản “giác ngộ”. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lộng quyền, tham nhũng, tha hóa nhân cách. Tuy nhiên, với người Cộng sản, lừa bịp, dối trá lại là “nghệ thuật” lãnh đạo. Họ thường dùng tấm màn đỏ che giấu sự nhếch nhác, hủ bại nhằm giữ thể diện trước nhân dân và cộng đồng thế giới. Lê Phú Khải làm ngược lại. Ông tìm mọi cách tháo gỡ tấm màn lòe loẹt ấy, phơi bày trước bàn dân thiên hạ mặt thật của những kẻ đạo đức giả, vừa ngu dốt vừa kiêu ngạo, lúc nào cũng coi mình là trung tâm vũ trụ.

Chân dung đầu tiên mà tác giả khắc họa là Trần Quốc Hoàn. Ngày nay, một số người lầm lẫn vẫn coi Trần Quốc Hoàn là “nhà cách mạng”, nhưng bộ mặt thật của ngài Ủy viên Bộ Chính trị, đứng đầu ngành công an suốt 28 năm liền thì không phải ai cũng biết nếu không có tướng Lê Hữu Qua nhiều lần kể cho cháu mình nghe về chuyện “thâm cung bí sử”. Tác giả viết: “Gộp những gì tướng Qua nhắc đến thì đây là một ông quan liêu nặng, dốt nát nhưng hay khoe mẽ, ích kỷ và dối trá, thích cấp dưới tâng bốc mình, ghét người trung thực, đặc biệt là trí thức. Ông đã loại bỏ trí thức ra khỏi guồng máy công an. Vợ ông là một người tham lam vô độ, cái gì vơ được là vơ... Chưa bao giờ tôi thấy tướng Qua gọi tên hay chức vụ bộ trưởng đối với Trần Quốc Hoàn. Ông gọi vị bộ trưởng này bằng tên H lưu manh”. Ở một đoạn khác, Lê Phú Khải nhắc lại lời tướng Qua: “Tên H lưu manh này chỉ biết hắn thôi. Sau ngày giải phóng Thủ đô, hắn chiếm ngay ngôi biệt thự này. Tất cả cán bộ cao cấp khác, hắn bắt ở trong cơ quan với lý do bảo vệ cán bộ”. Trong khi ấy, tướng Lê Hữu Qua, người hùng của chế độ, từng lại xe đưa cụ Hồ thoát khỏi sự truy đuổi của quân Tàu Tưởng, được cử đi bảo vệ cho Phạm Văn Đồng ở Hội nghị Genève năm 1954, chỉ bởi trực tính mà bị cho về hưu sớm. Tác giả kể về ông chú mình: “Cả một đời ngang dọc, đánh đông dẹp bắc chiến tích đầy mình mà đến cuối đời chú tôi vẫn phải ở trong căn nhà “như cái chuồng chó” ấy thật là bất công. Bây giờ, mỗi khi vô một căn nhà, chủ nhân chỉ là viên sỹ quan cấp tá thôi nhưng nhà họ nguy nga như một lâu đài. Tôi mới ngẫm ra rằng, như một nhà hiền triết đã nói: Nghĩ ra một chủ nghĩa bao giờ cũng là các bậc thiên tài. Thực hiện cái chủ nghĩa đó bao giờ cũng là những người cuồng tín và hưởng thành quả của chủ nghĩa đó thì bao giờ cũng là bọn lưu manh”.

Tướng Qua còn nói về thói ích kỷ, sự dối trá và nhất là sợ chết của Trần Quốc Hoàn. Dưới gầm bàn làm việc, ông ta cho xây căn hầm: “Chỉ cần bấm nút một cái là cả bàn giấy của H thụt xuống hầm sâu. Căn hầm có thể tránh được bom nguyên tử. Bên phố Yết Kiêu gần đấy, dưới đất là cả một căn hầm rộng mênh mông. Tên H rất sợ chết, chỉ lo bảo toàn tính mạng cho riêng hắn”.

Bộ trưởng như thế, đương nhiên các thứ trưởng và đám thuộc hạ phải được chọn theo ê kíp. Cục trưởng Hoàng Mai và Lê Quốc Thân chính là sản phẩm của vị bộ trưởng có thời kỳ cầm cờ đám ma và hành nghề lưu manh trên đường phố Hà Nội. Vẫn theo lời kể tướng Qua, phe cánh của Cảnh Con (biệt danh của Trần Quốc Hoàn) thường xuyên gây áp lực đến mức hàng loạt cán bộ cao cấp bị đẩy khỏi ngành: “Ở ngành an ninh Việt Nam, sau khi Lê Giản chuyển sang ngành Tư pháp - Tòa án, lần lượt các vị “lão tướng trung thần” như Nguyễn Tạo, Lê Tuấn Thức đều ra đi. Ông Nguyễn Tạo sang làm Tổng cục trưởng Tổng cục lâm nghiệp, Lê Tuấn Thức sang làm Chánh Văn phòng cho Tổng cục Lâm nghiệp... vì không thể ở lại ngành dưới triều đại của Trần Quốc Hoàn”.

Trần Quốc Hoàn là nhân vật nổi tiếng với những thành tích bất hảo ngay từ thời kỳ đầu lãnh đạo ngành công an, là nhân vật chính trong kế hoạch thủ tiêu người tình của ông Hồ Chí Minh, nhưng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không hiểu vì lý do gì lại im lặng. Về vụ thảm án này, Lê Phú Khải viết: “Được biết về vụ án cô Nông Thị Xuân năm 1957. Trước đó Trần Quốc Hoàn đã hiếp dâm cô Nông Thị Xuân ở số nhà 66 phố Hàng Bông Nhuộm rồi lập mưu giết hại cô như thế nào? Trong cuốn Đêm giữa ban ngày nhà văn Vũ Thư Hiên cũng viết trên giấy trắng mực đen vụ án kinh tởm ấy. Vũ Thư Hiên còn nói rõ trong Đêm giữa ban ngày là, cán bộ từ cấp vụ trở lên ở Bộ Công An đều biết vụ án này. Vì thế, tướng Qua mới luôn gọi Trần Quốc Hoàn là “thằng H lưu manh” khi nói chuyện với tôi. Còn nhà văn XĐ quê ở Nghệ An thì nói với tôi rằng, nếu giết hết được cả làng tôi thì thằng Hoàn nó cũng giết, vì cả làng đều biết nó là thằng ăn cắp ở chợ làng trước kia!”.

Từ những câu chuyện mang bóng dáng “một nửa sự thật” không ghi trong chính sử ông trùm công an Cộng sản, tác giả liên hệ đến những phát ngôn ấn tượng của nhà văn Dương Thu Hương: “Cần có cách mạng để quét đi những rác rưởi, và cần có tự do để quét đi những rác rưởi mà một cuộc cách mạng đã sinh ra! Chỉ tiếc là, rác rưởi mà một cuộc cách mạng vô sản đã sinh ra lại nhiều hơn cả rác rưởi mà nó định quét đi, vì thế mà tướng Trần Độ đã viết trong Nhật ký rồng rắn của mình rằng: Tôi đi làm cách mạng để xóa đi một xã hội xấu xa, nhưng xã hội hiện nay lại xấu bằng và xấu hơn cái xã hội mà chúng tôi đã xóa đi!”.

Một nhân vật cao cấp khác được tướng Qua nhắc đến là Phạm Văn Đồng, người có thâm niên 32 năm làm Thủ tướng Chính phủ “nhưng không làm gì” như bài vè dân gian thời ấy giễu nhại. Nghe Lê Phú Khải kể lại những chi tiết dưới đây, khiến ai cũng phải giật mình, bởi một chính khách vô tích sự như vậy đứng đầu nội các, mà guồng máy xã hội vẫn hoạt động bình thường thật là sự lạ: “Dưới mắt tướng Qua thì Phạm Văn Đồng là con người chủ quan, bốc đồng và rất vô tích sự. Ông kể: vừa mới giải phóng thủ đô, tôi phải bảo vệ cuộc họp quan trọng của đại diện Cộng Hòa Pháp với chính phủ ta. Tôi phải đích thân lái xe đến chỗ Sainteny để chở hắn sang họp với Phạm Văn Đồng... Cuộc họp kết thúc, Sainteny chưa bước ra khỏi phòng họp thì đã thấy tiếng cười lớn Ha! Ha! Ha! của Phạm Văn Đồng rồi tất cả cười theo. Thấy thế Sainteny quay ngoắt lại, có vẻ rất ngạc nhiên và khó chịu. Sau khi đưa Sainteny về rồi, tôi quay lại hỏi ông Lê Thanh Nghị... ông Nghị cười nói: Sainteny sau cùng có đề nghị ta, nếu chính phủ Việt Nam có cần giúp đỡ, bồi hoàn chiến tranh của chính phủ Pháp thì xin các ông cứ đề đạt, tôi sẽ là người tích cực trong công việc này... Nghe Sainteny nói, anh Đồng không trả lời, khi y quay ra thì anh Đồng nói: Mới đánh cho thua vãi cứt mà đã lên mặt! Rồi anh ấy cười lớn, mọi người cười theo!”. Kể xong câu chuyện trên, tướng Qua hạ một câu: “Phạm Văn Đồng là thế đó, chỉ làm hại đất nước”.

Tuy nhiên những chuyện trên mới chỉ là một phần sự thật. Còn một sự thật động trời nữa là, quốc dân đồng bào không thể ngờ, vị Thủ tướng “đáng kính” của mình là tay nghiện thuốc phiện và chơi gái có hạng. Ở các nước tư bản “giãy chết”, các chính khách vướng vào vụ scandal động trời như vậy, cầm chắc là phải hầu tòa hay chí ít ra cũng phải từ chức về “đuổi gà cho vợ”, nhưng ở ta, đây cũng là “bí mật quốc gia”, luôn được giấu kín như mèo giấu... của! Chuyện này cũng do tướng Qua kể, tác giả ghi lại: “Lần này thì chính ông ta gọi tôi lên để trình bày về cái vụ thế giới nó chỉ trích ta về nhân quyền trong vụ bắt tù nhân là tướng lĩnh sỹ quan Sài Gòn đi cải tạo vô kỳ hạn sau 1975. Với tư cách Cục trưởng Cục Trại giam, tôi phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để còn biết đường mà trả lời các cuộc phỏng vấn của báo chí Phương Tây. Tôi chuẩn bị khá kỹ tài liệu để báo cáo. Gặp tôi, ông ta không thèm hỏi han một câu nào, chỉ ra hiệu, anh nói đi! Tôi vừa báo cáo được vài câu thì đã thấy ông ta ngủ gật. Tôi phải vờ đặt cái tay xuống bàn thật mạnh để ông ta tỉnh dậy. Tôi lại báo cáo, ông ta lại ngủ gật. Lúc tỉnh dậy, ông nói, anh báo cáo lại đi tôi nghe chưa rõ. Tôi đứng dậy và nói thẳng vào mặt ông ta, anh có nghe đâu mà rõ... sau đó tôi quay gót về luôn. Ông ta cũng không nói gì cả. Chắc là để ngủ tiếp! Sau này tôi được nghe nhà báo TĐ ở báo Nhân Dân kể, Phạm Văn Đồng chuyên hút thuốc phiện và chơi đĩ do Lê Đức Thọ cung cấp, vì thế hai cái môi thâm sì. Và Lê Đức Thọ bảo sao thì phải nghe vậy, không thì cắt nguồn thuốc phiện và gái! Tôi tin lời anh TĐ vì suy ra, người hút thuốc phiện hay ngủ gật, và điều tướng Qua nói là hoàn toàn đúng về cái sự ngủ gật của ông Thủ tướng lâu năm này. Chả có thế mà đã thành bài vè trong dân gian:

Hoan hô ông Phạm Văn Đồng
Tuy là Thủ tướng nhưng không làm gì!”

Viết về chân dung Phạm Văn Đồng, Lê Phú Khải có nhắc đến chuyện, trong một cuộc hội thảo khoa học năm 1978 về kế hoạch khai hoang 50 vạn héc ta, một đại biểu phụ nữ Nam Bộ đã dũng cảm phản biện rất dữ dội chiến dịch phiêu lưu này, phớt lờ ba lần rung chuông của Phạm Văn Đồng khiến ông ta mất mặt. Sau cái gọi là “giải phóng” năm 1975, Phạm Văn Đồng đi đâu cũng tiền hô hậu ủng đăng đàn chém gió bên cạnh bọn “trí thức công nông” xu nịnh bốc ông ta lên tận mây xanh.

Nhân một lần đi theo chuyến máy bay chở cá giống vào Nam cùng mấy chuyên viên kỹ thuật của Bộ Thủy sản, Lê Phú Khải suy ngẫm về nền công nghiệp nước nhà: “Cái máy bay như thế mà đã vứt vào nghĩa địa vì nó được bay hết giờ quy định của hãng chế tạo ra nó. Phương Tây là như thế. Tôi nghĩ, 100 năm nữa chưa chắc nước ta đã làm nổi một chiếc máy bay từ A tới Z như cái DC tôi vừa đi. Tôi chưa thấy ai bốc phét như ông Phạm Văn Đồng 'đuổi kịp và vượt phương Tây trong vòng mươi, mười lăm, hai mươi năm nữa!'. Một đất nước được lãnh đạo bởi những con người hoang tưởng và lố bịch như thế thì đất nước sẽ đi về đâu? Nhân dân sẽ sống thế nào? Còn đám trí thức kia thì chỉ ngậm miệng ăn tiền mà thôi”.

Nếu Phạm Văn Đồng chỉ là viên thư lại, vô tích sự, thì Lê Duẩn đích thị là vị hoàng đế điều hành đất nước với sự trợ giúp đắc lực của Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ. Qua ngòi bút phóng khoáng của Lê Phú Khải, Lê Duẩn xuất hiện như một nhà độc tài, vô học, cuồng tín và cực kỳ hoang tưởng. Với hàng loạt chính sách phiêu lưu, duy ý chí, từ sau năm 1975, ông ta đã đưa đất nước vào những đợt khủng hoảng triền miên, kinh tế suy thoái, nạn đói hoành hành khiến hàng triệu người phải bỏ đất nước ra đi, tạo nên hiện tượng thuyền nhân (boat people) như một vết nhơ hằn vào lịch sử. Cho dù Lời ai điếu chỉ là một vài nét chấm phá nhưng chân dung tác giả “Quyền làm chủ tập thể” vẫn sừng sững “thi gan cùng tuế nguyệt” chẳng khác gì một “tượng đài nghìn tỷ”, biểu tượng cho sự hổ nhục trong tâm thức dân tộc.

Không phải ngẫu nhiên mà ngay ở “Lời nói đầu” Lê Phú Khải đã đưa đến cho người đọc một thông tin gây sốc: “Tôi nhớ, vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, khi Tổng Bí thư (TBT) Lê Duẩn vô thăm tỉnh Tiền Giang. Ban Thường vụ tỉnh ủy lúc đó đứng đầu là Bí thư Tỉnh ủy Chín Hải (tức Lê Văn Phẩm), và Chủ tịch tỉnh Sáu Bình (Nguyễn Công Bình) dẫn TBT Lê Duẩn vô thăm vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa phận Tiền Giang (90.000 ha). Đứng trước cánh đồng bao la bát ngát của vùng Đồng Tháp Mười, TBT Lê Duẩn chỉ tay về cánh đồng trước mặt, hỏi:

- Trồng những cây gì thế kia?

Bí thư Tỉnh ủy Chín Hải lễ phép trả lời:

-Thưa Tổng Bí thư, đó là rừng tràm ạ.

Bỗng mọi người sửng sốt khi nghe TBT quát:

-Ngu! Ngu! Sao không trồng lúa?

Trước cơn giận dữ của TBT vì sao tỉnh lại không trồng lúa ở Đồng Tháp Mười mà lại trồng tràm... thì mọi người chỉ còn biết chết lặng mà thôi. Ai dám cãi lại? Ai dám cả gan giải thích cho đồng chí TBT rằng, đất Đồng Tháp Mười là đất phèn nặng, chỉ trồng tràm là hợp nhất mà thôi... Khi TBT Lê Duẩn đi rồi, tôi nghe rõ tiếng than của Bí thư Tỉnh ủy Chín Hải:

-Ông Ba (tức Lê Duẩn) quay cờ rồi (!)”.

Sự kiêu ngạo của nhà lãnh đạo quốc gia thiếu một nền học vấn cơ bản, xuất thân từ nghề bẻ ghi xe lửa được phản ánh khá rõ qua tác phẩm “Quyền làm chủ tập thể” và kế hoạch hoang đường “sắp xếp lại giang sơn” với 500 pháo đài XHCN, khiến giáo sư Tạ Quang Bửu phải thốt lên: “Tôi là một nhà toán học, tiếp xúc nhiều với khái niệm trừu tượng, nhưng tôi chưa thấy cái gì trừu tượng bằng khái niệm làm chủ tập thể”. Nói về việc sáp nhập các tỉnh, các huyện thành đơn vị hành chính lớn của Lê Duẩn gây bao phiền toái cho dân, tác giả nhận xét: “Có xe hơi mà chúng tôi đi từ Lạng Sơn sang Cao Bằng để gặp lãnh đạo Cao Lạng phải toát mồ hôi hột thì nhân dân, cán bộ trong tỉnh miền núi này đi lại vất vả biết nhường nào. Chỉ sau một giấc ngủ, các nhà lãnh đạo trong thể chế toàn trị độc tài hứng chí lên là có thể sáp nhập các tỉnh trong cả nước một cách vô lối và điên rồ như thế...”.

Các kế hoạch “hoành tráng” đổ vỡ, đời sống bế tắc, xã hội uể oải bởi chính sách cai trị quái đản của những người Cộng sản mất hết lương tri, khiến dân gian lưu truyền nhiều giai thoại độc đáo về ông Đảng trưởng coi trời bằng vung để xả nỗi bực tức. Một trong những tiếu lâm truyền kỳ ấy là, có anh chàng mò đến số 6 Hoàng Diệu xin gặp Tổng Bí thư. “Bảo vệ hỏi: anh quan hệ với TBT như thế nào? Anh chàng kia trả lời: Bạn học cũ! Anh ta liền bị còng tay ngay vì đồng chí Lê Duẩn có đi học bao giờ đâu mà có bạn học!”.

Đời tư Lê Duẩn cực kỳ phức tạp, và quan hệ tình ái của ông ta cũng khá lăng nhăng, vô trách nhiệm như hầu hết các ông lớn Cộng sản khác. Trong mục “Nguyễn Hà Phan, bi hay hài”, Lê Phú Khải viết lại những gì được nghe từ người em họ Lê Thị Tuyết, Phó Ban Tài chính Trung ương Đảng đã kể: “Khi bà vợ hai của Lê Duẩn báo sẽ ra Bắc, thì lập tức cô phải điều bác sỹ đến khám sức khỏe cho bà cả. Rồi theo kịch bản, bác sỹ la lối lên “sức khỏe chị Cả kém lắm rồi, phải đi Tam Đảo nghỉ ngơi!”. Khi bác sỹ đến khám, có cả hai nữ công an mặc quân phục, đeo súng bên hông rất oai để “bảo vệ” chị Cả đi Tam Đảo an dưỡng… Thấy mình oai quá, chị Cả đi liền. Thế là tối đó, đưa Tổng Bí thư lên biệt thư ở Hồ Tây, chị Hai từ Sài Gòn ra, xuống sân bay là đưa thẳng đến biệt thự! Có lần cô còn tố cáo với vợ tôi: Lê Duẩn tàn độc lắm, có lần ngủ với cô y tá được cử đến để đấm bóp cho ông ta. Sau khi ngủ với cô y tá này, ông ta ra hiệu phải… Cô Tuyết nói nguyên văn với vợ tôi: - Em là phụ nữ, có chồng có con, lại theo đạo Phật, không bao giờ em làm điều thất đức”.

Nhân cách Lê Duẩn không chỉ như vậy, ông ta còn là thủ phạm gây ra sự biến Mậu Thân tắm máu đồng đội. Tác giả cuốn hồi ký nhận xét: “Tết Mậu Thân là tội ác trời không dung, đất không tha. Biết là lộ, là thua rồi vẫn cứ lùa quân đi vào chỗ chết. Nhiều chiến binh ở Nam Bộ còn sống sót trong Tết Mậu Thân đã kể với tôi, quân ta đi đánh thì máy bay do thám của địch bay trên đầu, địch biết hết nên đánh đợt hai đi 100, về chỉ còn 1, 2...”.

Lê Đức Thọ là nhân vật gian hùng số một của triều đình Cộng sản Việt Nam. Nếu Lê Duẩn là Vua, thì trên thực tế Sáu Búa (biệt danh của Lê Đức Thọ) là Tể tướng chứ không phải Phạm Văn Đồng. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thời kỳ ấy là chức vụ siêu quyền lực. Lê Đức Thọ sử dụng hệ thống mật vụ kiểu KGB giám sát nhất cử nhất động tất cả các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đến các Bộ trưởng, Thứ trưởng... Đó là một xã hội bị bóp nghẹt dưới sức nặng của chính sách hộ khẩu, chính sách tem phiếu và mạng lưới công an, đặc tình (chỉ điểm) khiến người dân chẳng khác gì những tội đồ trong một trại tập trung khổng lồ. Sáu Thọ như một phù thủy cao tay ấn điều khiển đám âm binh, trong đó có Tổng cục 2, chế tạo ra nhiều vụ án tưởng tượng để thanh toán phe đối lập trong Đảng.

Ngay từ khi ký hiệp định Genève, Lê Đức Thọ cũng như Lê Duẩn đã tỏ ra ghen tức vầng hào quang Điện Biên của tướng Giáp, đến khi hai nhân vật này nắm trọn quyền lực trong tay thì số phận Vainqueur de Dien Bien Phu (người chiến thắng ở Điện Biên Phủ) như báo chí Phương Tây gọi là vô cùng cay nghiệt. Cũng về nhân vật đầy mưu mô xảo quyệt này, tác giả viết: “Theo cách phân loại con người qua ba tiêu chí: thông minh, lương thiện và Cộng sản, mà ông Hà Sĩ Phu nói đến, thì, nếu thông minh mà Cộng sản thì gian hùng như Lê Đức Thọ, nếu lương thiện mà Cộng sản thì bầm dập, nếu thông minh và lương thiện thì không theo Cộng sản”.

Bàn tay sắt của Sáu Búa cùng với công cụ chuyên chính do Trần Quốc Hoàn nắm giữ đã tiến hành bắt giữ hàng loạt cán bộ trung, cao cấp trong vụ án gọi là “Xét lại chống Đảng năm 1967”. Theo nhà nghiên cứu người Mỹ Sophie Quinn-Judge đã viết trên tờ Journal of Cool War History (Lịch sử chiến tranh lạnh), tháng 11 năm 2005, thì vụ án này có 300 người bị bắt, trong đó có 30 nhân vật cao cấp, tất cả bị giam giữ lâu và không xét xử gì cả, rồi thả dần.

Theo nhận xét của Nguyễn Kiến Giang, một nạn nhân trong chiến dịch thanh trừng này kể lại, thì Lê Đức Thọ, ngay từ những năm bảy mươi của thế kỷ trước đã có ý định lật đổ Lê Duẩn. Ông kể lại: “Lê Duẩn lên Tổng Bí thư, ông Trường Chinh bảo tôi sang gặp anh Ba Duẩn để xin anh ấy các bài viết, các phát biểu… đem về in thành sách... Ông Duẩn rất cởi mở, đưa tôi một ôm tài liệu, bảo muốn làm gì thì làm… Tôi đọc kỹ thấy ông Duẩn không hiểu gì về chủ nghĩa Marx cả, chỉ có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa… Khi trao đổi với Lê Đức Thọ khi ông vào thăm tôi ở trong tù, tôi có nói ý đó. Thọ bảo tôi viết lại thành tài liệu đưa Thọ. Thọ về rồi, tôi suy nghĩ kỹ. Thọ nham hiểm lắm, muốn lợi dụng tôi để lập hồ sơ về Lê Duẩn, khi cần thì sử dụng. Đó là cách Thọ thường làm. Thì ra Thọ đã có ý lật Lê Duẩn từ đó. Nghĩ thế nên tôi không mắc lừa, không viết gì phê phán Lê Duẩn là dân tộc chủ nghĩa cả!”.

Còn một chuyện khá khôi hài nhưng lại là hiện thực về sự đa nghi đúng chất Tào Tháo của “Ông cố vấn” từng được Giải Nobel hòa bình, vẫn do cô em Lê Thị Tuyết kể với tác giả cuốn hồi ký: “Có lần cô Tuyết kể trực tiếp cho tôi nghe, khi cần vụ của Lê Đức Thọ đem một cái chăn bông đã rách nát đến đổi chăn bông mới, cô nói với chú cần vụ này: Thủ trưởng của câu tiết kiệm quá, chăn rách cả mền, lòi cả bông ra thế này mới chịu đem đổi. Cậu ta cười nói: Tiết kiệm cái con tiều! Tối nào trước lúc đi ngủ ông ta cũng nắn bóp cái chăn đến nửa tiếng đồng hồ, chỉ sợ người ta gài mìn thôi... nên chăn mới rách bươm ra như thế. Tối qua, bông nó xổ ra, bay tứ tung làm ông ấy ho suốt đêm nên sáng nay mới bảo tôi đem đổi!”.

Trong đời mình, Lê Đức Thọ đã gây ra không biết bao nhiêu tội ác với dân tộc, hãm hại không biết bao nhiêu người lương thiện, vì thế, sau khi ông ta chết, gia đình các nạn nhân vẫn không quên trả thù bằng cách hàng tuần bí mật đổ phân tươi lên phần mộ. Cuối cùng, gia đình Sáu Búa phải dời mộ từ Mai Dịch về quê.

Là một trí thức có tư tưởng cấp tiến, Lê Phú Khải nhận rõ bản chất của cái gọi là “báo chí cách mạng”. Trước khi bàn sâu về nền báo chí của nhà nước độc tài toàn trị, tác giả kể một chuyện vui nghe như tiếu lâm hiện đại thời bao cấp: “Không hiểu vì lý do gì hay sơ xuất mà trong khi mỗi nhân viên phục vụ ở Quốc hội được phát một phiếu mua hàng, còn ba nhà báo mới được một, nên phải bốc thăm để loại nhau. Một đồng nghiệp của tôi ở TTXVN mới phán một câu xanh rờn: Thì ra ba thằng bồi bút mới bằng một con bồi bàn!”.

Nghĩ về thân phận nhà báo, Lê Phú Khải viết: “Ở nước ta báo chí chỉ có một thang bậc giá trị là chức vụ hành chính. Và thực chất, các nhà báo của chúng ta là những ông công chức trong cơ quan nhà nước. Họ chỉ có thể tiến thân bằng con đường quan chức báo chí. Vì thế, có thể nói nước ta chưa có báo chí, chưa có “nhà báo” đúng nghĩa vì chỉ có báo quốc doanh. Thậm chí, có nơi chẳng “doanh” gì cả. Họ lấy tiền công quỹ ra để in báo rồi biếu không cũng chẳng ai đọc. Một phóng viên dù tài giỏi đến đâu nếu không có một chức sắc gì trong cơ quan, thì cũng chỉ là nhân viên hạng... chót!”. Cũng bởi đã lăn lộn với nghề báo chí minh họa, hiểu được bản chất của hệ thống tuyên truyền nên tác giả khẳng định, nhà nước có hơn 800 tờ báo, tạp chí và cả trăm đài phát thanh truyền hình nhưng chỉ có một Tổng Biên tập là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, vì “đảng ta” dứt khoát không chấp nhận báo chí và xuất bản tư nhân. Thế mới có chuyện cười ra nước mắt: “khi chiến sự ở Iraq nổ ra, một tờ báo ở TP HCM năng nổ cử phóng viên thạo tiếng Anh đi Iraq viết tin, bài... thì lập tức bị cấp trên phê phán là chưa báo cáo xin phép!”. Trong khi đó, nữ “phù thủy” Lê Bình, Giám đốc chương trình “Chuyển động 24 giờ”, lại cùng ê kíp cánh hẩu, ngụy tạo bộ phim về chiến sự ở Syria mà nội dung hoàn toàn ăn cắp của các đồng nghiệp người Nga, thì lại được công chiếu trên VTV1(!?).

Một thể chế chính trị xôi thịt tất yếu sản sinh một nền báo chí nhếch nhác, tuy luôn tự khoe là “cách mạng”, “vì dân tộc”, “vì tổ quốc XHCN”, nhưng thực chất guồng máy quản lý toàn một lũ hoạt đầu, lưu manh, trục lợi và tống tiền như Trần Mai Hạnh, Vũ Văn Hiến, Vũ Văn Hiền, Hồng Vinh, Nguyễn Công Khế, Huy Cá Rồ... Về Vũ Văn Hiến, Lê Phú Khải không lạ gì nhân vật đầy tai tiếng này: “Hiến vướng vào những vụ tham nhũng khi xây dựng các công trình ở Đài Truyền hình. Dư luận đã ầm ĩ một thời gian, nhưng giống như hàng ngàn ông quan tham khác, y vẫn hạ cánh an toàn. “Triều đại” của Hiến đã để lại cho Đài Truyền hình một lớp cán bộ thật “ấn tượng”. Điển hình là Lại Văn Sâm. Một Việt kiều ở Pháp vô tình biết tôi từng làm phát thanh và truyền hình đã kể rằng, khi Lại Văn Sâm qua Pháp làm việc, đồng bào yêu quý các nhà báo quê hương nên đã tổ chức nhau mời Lại Văn Sâm một bữa cơm. Thấy các món ăn sơ sài quá, Lại Văn Sâm đã trừng mắt nói: “Mời Lại Văn Sâm mà thế à?”. Nghe xong tất cả mọi người đã kinh ngạc về nhân cách văn hóa thấp kém của Sâm”.

Là trí thức có nền học vấn đại học nghiêm túc, có tầm văn hóa dày dặn, lại có chú ruột là tướng công an nhưng Lê Phú Khải không vào đảng, không ham chức tước mà chỉ chỉ muốn làm một nhà báo đúng nghĩa, tự do rong ruổi khắp những dặm dài đất nước. Từ biên chế ở Đài Tiếng nói Việt Nam, tác giả dám “Nam tiến” làm một phóng viên tỉnh lẻ Đồng Bằng Sông Cửu Long, chứng tỏ bản lĩnh đáng nể của kẻ sĩ Hà Thành cùng với đặc tính thích phiêu lưu mạo hiểm của người làm báo có nhân cách. Và cũng chính bởi cuộc “thiên di” bất đắc dĩ theo tinh thần “tự cứu mình trước khi trời cứu” này, Lê Phú Khải đã thành danh. Ông lặn lội khắp hang cùng ngõ hẻm vùng châu thổ sông Cửu Long, dấn thân vào cuộc nhân sinh đầy cam go, kết giao với nhiều bạn bè, hòa đồng được văn hóa Bắc Kỳ với tính cách hào sảng của các Anh Hai Nam Bộ. Và cũng do cơ may ấy, ông viết được hàng chục đầu sách có giá trị về vùng đất phương Nam trù phú, về văn hóa đặc thù Miệt Vườn, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc trong và ngoài nước.

Định cư ở vùng sông nước Nam Bộ, với tư cách là người làm báo ưa phản biện, Lê Phú Khải luôn hy vọng góp một chút công sức vào sự phát triển của đất nước, đồng thời tác động ít nhiều đến bộ óc trì trệ của những nhà lãnh đạo quốc gia bảo thủ, vô cảm và quan liêu. Nhưng rồi ông hoàn toàn thất vọng khi mà những nghịch lý cứ phơi bày ra trước mắt: “Thật là chua chát! Cho đến nay khi Việt Nam đã xuất khẩu gạo vào hàng nhất nhì thế giới, nhưng càng xuất nông dân ĐBSCL càng nghèo và các nhóm lợi ích càng giàu. Người làm ra hạt lúa thì nghèo, kẻ đi buôn gạo được lấy tiền ngân hàng lãi suất thấp đi buôn, buôn độc quyền thì phè phỡn. Tham nhũng thành quốc nạn, lãnh thổ bị gặm dần bởi anh bạn 16 chữ vàng, đất nước đứng bên bờ vực thẳm. Đó là kết quả của đại hội VI, chỉ cải cách kinh tế mà không cải cách chính trị, dẫn đến một nền kinh tế của bọn mafia. Tôi chỉ còn một con đường là cầm bút viết cho báo 'lề trái', viết cho mạng Internet tự do”.

Nghĩ lại cuộc tranh chấp ruộng đất vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long những năm tám mươi, Lê Phú Khải chỉ ra nguyên nhân sâu xa của nó nhưng nhà cầm quyền có thói quen ăn sẵn chỉ giải quyết phần ngọn: “Chính sách hợp tác hóa của Đảng là nguyên nhân của tội ác này. Và nói thật công bằng, giới báo chí cũng phải chịu trách nhiệm về tội ác này vì đã cổ vũ cho phong trào 'hợp tác hóa'. Trong những tội ác mà báo chí đã gây ra, có tôi, kẻ viết những dòng chữ này cũng nhúng tay vào tội ác đó. Chính tôi đã viết không biết bao nhiêu tin, bài cho đài cho báo để cổ vũ cho hợp tác hóa vì sự ngu dốt, ngộ nhận của mình”. Tuy nhiên, việc tự “thú tội” với việc thay đổi cách viết để “phục thiện” là cả một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, bởi vì: “... báo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng chỉ để ca ngợi, để minh họa đường lối của Đảng, để 'đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống'. Báo chí không cần dự báo, không được 'bôi đen' chính sách của Đảng và không cần đưa cuộc sống vào nghị quyết Đảng”.

Chính hệ thống báo chí với bản chất minh họa như vậy nên mới đẻ ra những Tổng Biên tập dốt nát, cơ hội và tham nhũng. Có lẽ vì thế nên trong Lời ai điếu, Lê Phú Khải đã dành hẳn một mục “Mặt thật của các Tổng Biên tập” rất đáng đọc. Ở mục này, tác giả điểm qua một vài gương mặt tiêu biểu của làng báo Việt Nam với hàng loạt vụ lùm xùm mà điển hình là Trần Mai Hạnh, Lê Quang Trang, Vũ Văn Hiến, Hồng Vinh và Nguyễn Công Khế. Với Lê Quang Trang, tác giả viết: “Tổng Biên tập báo Đại Đoàn kết Lê Quang Trang dùng tờ báo của mình để bênh vực, ăn chia với các quan tham ở Đồ Sơn trong vụ bê bối đất đai ở đây ồn ào dư luận cả nước một thời. Lê Quang Trang bị cách chức, về hưu. Hai vợ chồng... ôm tiền vào Sài Gòn mua nhà ở Phú Mỹ Hưng... Vậy mà anh ta lại được cơ cấu làm Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, vì thế phải cơ cấu làm Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam(!?). Đảng sẵn sàng 'bỏ qua' tội lỗi của anh và cần một nhà văn ngoan ngoãn, 'biết lỗi' và tận trung với Đảng trong lúc đang suy yếu và có rất nhiều 'thế lực thù địch' xuất hiện ngay trong hàng ngũ các nhà văn quốc doanh. Trong khi đó, Trần Mai Hạnh phải “đáo tụng đình” vì nhận 93 triệu đồng “tiền lót tay” trong vụ Năm Cam để làm lộ bí mật và chạy án cho tên trùm xã hội đen này. Trước khi “nhập kho” ông này từng là Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.

Những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam nghèo xác xơ, các nhà báo làm việc trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thì Trần Mai Hạnh sống như một đại gia. Ông ta sử dụng phương tiện truyền thông bảo kê cho các nhóm lợi ích, tàn phá đất nước, kéo tay chân đi nước ngoài, dùng tiền thuế của dân mua nhà núp dưới chiêu bài “cơ quan thường trú” với giá đắt gấp nhiều lần để ăn chênh lệch. Còn Tổng Biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế thì bí mật gửi bài viết của cộng tác viên cho cơ quan an ninh Hà Nội để lập công với Đảng: “Khế luôn dùng tờ báo của mình để gây thanh thế, chẳng hạn y cho phóng viên của báo đi viết về tiêu cực, nhưng khi vụ việc có liên quan đến một ông lớn nào đó… Ví dụ, đồng chí X xưa kia ở tỉnh Y, nay đã lên Trung ương làm đến Bộ Chính trị mà bài viết có dính líu đến đồng chí đó khi còn ở địa phương thì Khế không đăng mà gửi bài cho đồng chí ấy biết 'để giữ uy tín' cho lãnh đạo, thế là đồng chí X đã 'mắc nợ' Khế. Khi báo Thanh Niên tổ chức một cuộc thi hoa hậu nào đó, Khế gửi giấy mời, thế là đồng chí ấy, dù là Chủ tịch nước cũng phải đến dự tận quê Khế ở Miền Trung xa xôi! Một tờ báo hạng B mà Bộ Chính trị phải đến dự thì uy tín của Khế lên như diều… Cứ thế mà Khế “ra roi”, cứ thế mà dọa nạt thiên hạ để tống tiền”.

Một người bạn của tác giả kết luận sau khi kể câu chuyện trên: “Nguyễn Công Khế là tên lưu manh ngang tầm thời đại”. Thế nên đám tang mẹ Khế vào tháng 9 năm 2007, được so sánh là linh đình hơn cả tỷ phú Mỹ. Tài nghệ tống tiền của tay Tổng Biên tập này điêu luyện đến mức, hầu hết các Ủy viên Bộ Chính trị đều trực tiếp mang vòng hoa đến viếng như lễ tang nguyên thủ quốc gia. Tác giả nhận xét: “Có thể nói, đây là đám tang mẹ một Tổng biên tập một tờ báo ngành của một nước nhỏ nhưng “vĩ đại” nhất hành tinh, chưa hề thấy trong lịch sử báo chí nhân loại. Trong chế độ toàn trị, một Tổng Biên tập chỉ cần không chống chế độ, không nói ngược với đường lối của đảng cầm quyền, biết luồn lách, biết dùng tờ báo của mình để nịnh bợ, dọa nạt và khống chế, biết té nước theo mưa, biết gió chiều nào che chiều ấy, giả vờ chống tham nhũng… thì anh ta kiếm bẫm hơn bất cứ nhà buôn nào, có thế lực như một ông vua không ngai”.

Bên cạnh những thành phần bất hảo ngồi chót vót ở đỉnh cao quyền lực hay bọn sai nha chuyên bưng bô đổ vịt, ăn tàn phá hại, Lê Phú Khải cũng đưa đến cho công chúng một số gương mặt thực sự con người. Họ đã bằng tấm lòng và năng lực của mình, tận tụy phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, nhưng lại bị chính các “đồng chí” của mình tìm đủ cách hãm hại. Thời Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, ngoài các vụ án oan như “Cải cách ruộng đất”, “Nhân văn Giai phẩm”, “Xét lại hiện đại”..., xử tử hàng trăm ngàn người, đưa hàng chục ngàn khác vào các trại tập trung không qua xét xử, những người Cộng sản Việt Nam còn xuống tay “xử lý” cả những công thần của chế độ. Số cán bộ cao cấp bị thanh toán hoặc vô hiệu hóa như một thứ tù giam lỏng không loại trừ một ai, từ danh tướng Võ Nguyên Giáp đến Bảy Trân, Đặng Kim Giang, Lê Liêm, Ung Văn Khiêm đến Lê Trọng Nghĩa, Lê Hữu Qua..., thậm chí cả Võ Văn Kiệt đã giải nhiệm nhưng người ta vẫn không tha vì tội dám nói trái ý Đảng.

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả để ra đến 50 trang viết về chân dung ba nhà cách mạng nổi tiếng một thời, được nhân dân và quân đội kính trọng, biết ơn, nhưng lại bị đối xử là “thế lực thù địch”. Đó là ba ông họ Võ: Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt (Phan Văn Hòa) và Võ Viết Thanh. Võ Nguyên Giáp bị Tổng cục 2 lập hồ sơ, vu cho là con nuôi Chánh Mật thám Đông Dương. Tướng Võ Viết Thanh không chịu xét xử vụ án ngụy tạo “Sáu Sứ Năm Châu” do Lê Đức Thọ sắp đặt để dằn mặt tướng Giáp, bị mất chức với lý do bố mẹ đã “khai báo” khi bị địch bắt. Còn Võ Văn Kiệt sau chuyến ra Hà Nội, về Sài Gòn, thì qua đời...

Có thể nói, những cán bộ Cộng sản muốn làm người tốt là rất khó. Cả một guồng máy dối trá, lừa lọc và tàn độc cai trị đất như các băng đảng tội phạm. Chúng luôn tìm cách hãm hại người lương thiện, coi đất nước là tài sản riêng của một nhóm đặc quyền đặc lợi, vì thế, lúc này, vấn đề dân chủ vẫn còn là một cái gì quá xa vời...

Lời ai điếu của Lê Phú Khải thực chất là tiếng nói lương tâm của một nhà báo có bản lĩnh và nhiệt huyết sau một đời cầm bút khi đã hiểu quá rõ bản chất chế độ độc tài toàn trị. Ông dũng cảm xé toạc tấm màn nhung che đậy những thứ gọi là “bí mật quốc gia”, phơi bày sự thật khủng khiếp vương triều Cộng sản cai trị đất nước mấy chục năm qua. Chính họ là nguyên nhân đưa đất nước vào tình cảnh thảm hại của ngày hôm nay...

Làng Bần, ngày báo chí “cách mạng” Việt Nam (21.6.2017)

Previous Post
Next Post
Related Posts