Vì sao cuộc gặp gỡ âm thầm của ông Trump với thủ tướng Việt Nam tiết lộ VN đang rào đón cuộc đánh cá với Hoa Kỳ

Brett Davis * Đỗ Hồng (Danlambao) lược dịch - Có nhiều tiếng đồn rõ ràng xuất phát từ cuộc gặp gỡ hồi tuần trước tại Hoa Thịnh Đốn giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ Tướng VN Nguyễn Xuân Phúc, nhưng có một ít thay đổi quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.

Nhưng trong trường hợp này, không có thay đổi nào có vẻ giống như một thắng lợi cho VN. Bản tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo được đưa ra sau cuộc gặp gỡ đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng, như những bản tuyên bố đó luôn luôn có, thế mà những cam kết để tiếp tục hợp tác song phương trên hàng loạt bao quát các lãnh vực đã thể hiện. Có nhiều điều được xác định và hứa hẹn.

Có một số bối rối trong các viên chức VN về mối quan hệ nào sẽ diễn ra dưới thời đại ông Trump, nhất là sau sự hội nhập nồng ấm và hợp tác được khai triển dưới thời chính phủ Obama, mà điểm chính yếu của nó là sự bãi bỏ lệnh đình hoàn bán quân cụ cho VN.

An ninh vùng cùng những vấn đề công bố tranh chấp trên biển Nam Hải và chương trình hạch nhân của Bắc Hàn cũng đã được đề cập tới. Một lần nữa, điều đó không ngạc nhiên chút nào và không đi chệch hướng khỏi những lập trường được công bố từ lâu giữa hai nước.

Nơi những điều đáng gây chú ý hơn, nhất là qua quyết định của ông Trump rút HK khỏi thỏa ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương gồm 12 nước, chính là lãnh vực mậu dịch. Ứng cử viên Trump thường chỉ trích sự mất quân bình mậu dịch với nhiều nước, mà việc công khai nêu tên VN đang diễn tiến.

Sự mất quân bình mậu dịch giữa hai nước là 32 tỉ Mỹ Kim hồi năm ngoái, và là 31 tỉ MK vào năm trước đó. Với thuật ngữ của ông Trump liên quan tới mậu dịch trước và sau khi đắc cử, điều đó có thể là nguyên nhân gây bất hòa sắp tới. Cả hai nhà lãnh đạo đều loan báo việc ký kết khoảng 8 tỉ MK về các hiệp ước thương mại, chủ yếu là việc mua của HK máy móc sản xuất điện và các động cơ máy bay.

Tuy nhiên, khó mà tránh khỏi ý kiến cho rằng đó là một sự giả vờ rõ ràng của người Việt, một mục tiêu sáng chói để cho TT Mỹ hoan nghênh một thỏa hiệp "có nhiều tỉ MK, có nghĩa là có việc làm cho HK, và công cụ rất tuyệt vời cho VN”, trong khi ông bị làm cho xao lãng vấn đề thâm thủng mậu dịch bao quát.

HK đã báo hiệu cho thấy việc xúc tiến ưu tiên của họ là thực hiện các thỏa ước mậu dịch song phương, qua đó, họ có được sự kiểm soát chặt chẽ đáng kể hơn. Vị đại diện mậu dịch Mỹ là ông Robert Lighthizer tuyên bố nhiều tại một cuộc hội nghị ở Hà Nội hồi tháng trước rằng “TT đã quyết định, mà tôi chắc chắn đồng ý, là những cuộc điều đình song phương thì tốt cho HK hơn là những cuộc điều đình đa phương.”

Tuy vậy, mười một nước khác trong TPP vẫn tiếp tục tiến hành một hiệp ước, với việc Nhật Bản và Tân Tây Lan nỗ lực nhiều cho công việc khó khăn này. Hội nghị các vị bộ trưởng thương mại trong khối APEC vào giữa tháng 5 đã xúc tiến một nghị trình cho thỏa hiệp mậu dịch, và đồng thời Trung Hoa đang đẩy mạnh cái tổ chức mở rộng của họ là tổ chức Đối Tác Kinh Tế Bao Quát Khu Vực Á Châu (RCEP).

Tất cả những lợi ích cạnh tranh này có nghĩa là thuận lợi cho VN kéo dài thời gian để xem hướng nào mà cơn gió mậu dịch thế giới sẽ thổi qua. Thực hiện một thỏa hiệp với HK sẽ có nghĩa là cấp cho sự tiếp cận thị trường của họ trong những lãnh vực như nông nghiệp và dịch vụ tài chánh vốn từ lâu đã nhận được sự bảo vệ đặc biệt.

VN cần sự hợp tác của HK dưới dạng an ninh vùng và tiến hành mục tiêu của họ để trở thành một nền kinh tế thị trường rộng mở quốc tế. Nhưng để không mắc phải sai lầm, họ cũng còn phải biết cách tham dự một trò chơi lâu dài.



Previous Post
Next Post
Related Posts