Đảng lãnh đạo - Nhà Nước quản lý - Nhân Dân làm chủ

Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Nhìn tựa đề, chúng ta thấy ngay là thứ tự nầy do đảng cộng sản sắp xếp. Ở miền Bắc, ngay sau khi cướp chính quyền năm 1946 và rõ ràng nhất là ngay sau khi hiệp định Geneve ký kết ngày 20/7/1954, người dân miền Bắc bắt đầu hiểu và hiểu rõ “11 chữ bạc” trên. Mãi đến 21 năm sau đó, dân miền Nam mới bắt đầu thấm… đòn!

Và “đòn cai trị” đang tiếp tục gây dấu ấn lên đầu, lên vai, và lên khắp 95 triệu người dân Việt, ngoại trừ hơn ba triệu thành viên của đảng CSVN và nhóm người có “dây mơ rễ má” với họ.

Phải nói cho rõ ràng để nhận diện: 

- Ai là nguyên nhân?

- Ai là nạn nhân của “11 chữ bạc” nầy?

Nhưng trước hết, chúng ta cần phải biết chính sách trên như thế nào? Áp dụng làm sao? Và kết quả (của đảng) cũng như hậu quả (của Dân) ra làm sao?

1. Đảng lãnh đạo

Nói về đảng lãnh đạo, một hiến pháp mới được thông qua vào tháng 11 năm 2013, tái xác định vai trò chủ chốt của đảng CSVN trong chính trị, quân sự, kinh tế, và xã hội. Khác với nguyên tắc tam quyền phân lập như hành pháp, lập pháp và tư pháp, vốn là nền tảng chính trị của hầu hết các quốc gia trên thế giới, ĐCSVN sắp xếp tổ chức chính trị của họ là do Đảng Cộng sản giữ địa vị trên hết. Cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Đình Lộc (tại nhiệm sở từ năm 1992 đến 2002) cho là Việt Nam tuân theo mô hình "quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có phân công, phối hợp giữa các quyền lực đó" với một đảng lãnh đạo và cầm quyền.

Quyền lực quan trọng nhất nằm ở Bộ Chính trị Trung ương đảng, là cơ quan tối cao chỉ định các chức vụ chủ tịch nước và thủ tướng. 

Theo bản hiến pháp trên thì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của “nhân dân” và là tổ chức duy nhất nắm quyền lập pháp. Cơ quan này có trách nhiệm to lớn trong việc giám sát mọi hoạt động của chính phủ.

Tuy nhiên, Quốc hội vẫn là đối tượng chịu sự lãnh đạo của Đảng. Khoảng gần 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên. Số còn lại dù không phải là đảng viên, nhưng phải được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua mới có thể tranh cử vào Quốc hội.

2. Nhà nước quản lý

Theo định nghĩa của hiến pháp CSVN, quản lý nhà nước là việc điều hành bộ máy nhà nước, hoạt động của các tổ chức nhà nước trên các phương diện luật pháp, hành pháp và tư pháp. Hay có thể hiểu là cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân lao động làm chủ”.

Quản lý nhà nước còn được biết là quá trình tổ chức, quá trình điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật. Để đạt được những mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ quản lý nhà nước đã đề ra.

Hiện nay:

- Điều 6 của Hiến pháp CSVN quy định "nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân". Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Ðiều 83, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

- Công an Nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang quan trọng của đảng CSVN làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước. Công an ở Việt Nam "là công cụ trấn áp của chính quyền, mà chính quyền ở đây là chính quyền của ĐCSVN.

- Quân đội Nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Ngoài việc bảo vệ tổ quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, Quân đội Nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội toàn cầu.

- Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo. 

- Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thực hiện việc quản lý lễ hội tín ngưỡng,.

- Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo là một yêu cầu khách quan của mọi quốc gia. Hoạt động tôn giáo không chỉ thuần túy nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành, mà còn liên quan đến các lĩnh vực đời sống xã hội. Mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội và mọi công dân liên quan đến các lĩnh vực đời sống xã hội đều phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

Việc đào tạo cán bộ ngành “quản lý nhà nước” (state management)

CSVN đã thiết lập một chương trình đào tạo riêng cho ngành quản lý nhà nước ở đại học quốc gia với thời gian học tập bốn năm sau kỳ thi tuyển văn hóa và lý lịch của ứng viên đã tốt nghiệp bậc trung học. Mục tiêu đào tạo nhằm vào việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về quản lý, kiến thức chuyên môn về quản lý hành chính nhà nước và có khả năng thực hiện được các công việc quản lý hành chính thuộc khu vực công hoặc khu vực tư.

Lý thuyết là như vậy, nhưng thật ra, sinh viên tốt nghiệp sẽ là những cán bộ hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn:

* Trung thành với Đảng, nhà nước; nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. 

* Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế cơ quan, tổ chức. Trở thành một công chức chuyên nghiệp, làm việc hiệu quả.

* Các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chính trị học, Pháp luật đại cương).

Rõ ràng những nhiệm vụ trên chỉ nhằm “phục vụ” cho Đảng và Nhà nước mà thôi. 

3. Nhân dân làm chủ 

Ngay từ Lời nói đầu của Hiến pháp 2013 thể hiện: "... Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" đã thể hiện rõ trách nhiệm của nhân dân trong việc xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp.

Thứ hai, khoản 2 Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Đảng CSVN gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình". Điều nầy cho thấy, cũng trên lý thuyết, vai trò làm chủ của Nhân dân đối với nước, Nhân dân giao phó trách nhiệm cho Đảng để lãnh đạo Nhà nước và xã hội, vì vậy, Đảng phải chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước nhân dân trong việc lãnh đạo của mình.

Như vậy, theo định nghĩa trong việc xây dựng chế độ dân chủ XHCN, một chế độ xã hội tự nhận là “dân là chủ và dân làm chủ”, Đảng đã sớm đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ là “cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”. Mắc xích nhân dân làm chủ trong chuổi “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” trong đó, nhân dân làm chủ là yếu tố trung tâm, bởi vì mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước đều từ nhân dân và vì nhân dân. Nhưng trên thực tế, nhân dân chỉ là đối tượng để cho ĐCSVN “nhấn mạnh” thêm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước mà thôi. 

Điều nầy có nghĩa là “Đảng và Nhà nước làm chủ thay Nhân dân”. 

4. Thực tế đảo ngược

Sau hơn 42 năm cai trị toàn cõi Việt Nam, Đảng CSVN đã thể hiện rõ dã tâm và đang hoàn toàn thực sự lãnh đạo, quản lý, và làm chủ Đất và Nước. 

Nghĩa là tất cả chỉ tập trung vào một chữ Đảng mà thôi!

Và trên hiến pháp còn có cương lĩnh đảng, nghĩa là đảng là luật, là Nhà nước, là “làm chủ” cả 95 triệu nhân dân!

Và câu hỏi Ai là nguyên nhân? Ai là nạn nhân của “11 chữ bạc” đã được giãi bày rõ ràng. 

Nguyên nhân chính là Đảng Cộng sản và nạn nhân chính là 95 triệu người dân Việt!

Vì vậy, muốn tranh đấu vì tự do dân chủ, dù chủ trương bất bạo động hay không, dù không vận động bạo lực cách mạng đánh đổ chế độ độc tài toàn trị của CSVN thì ít nhất cũng phải tổ chức hành động “bất tuân dân sự“(civil disobedience) như tuổi trẻ và trí thức Hong Kong đã làm năm 2014 do Hoàng Chí Phong lúc đó mới 17 tuổi lập nên phong trào Demosito. 

Chính ông David Steinman, một luật sư Hoa Kỳ đã khuyến cào tuổi trẻ Việt Nam cáo rằng: “Sớm muộn gì quý vị cũng phải dùng biện pháp bất tuân dân sự. Phải có phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc mới hy vọng thay đổi được chế độ cộng sản độc tài.” Và bất tuân dân sự ở đây không có nghĩa là biểu tình ôn hòa, chấp nhận sự đàn áp của công an, côn đồ một cách thụ động. Mà bất tuân dân sự tức là chấp nhận chiến đấu tự vệ, đánh trả đòn và chấp nhận đổ máu…

5. Thay lời kết

Tranh đấu cho một Việt Nam dân chủ, tự do, nhân quyền đích thực ngày hôm nay là phải chấp nhận hy sinh chiến đấu Chống Tàu Diệt Việt Cộng. Việc thành lập các “xã hội dân sự” ngày hôm nay chỉ là một bước đầu. Bước kế tiếp phải sử dụng biện pháp bất tuân dân sự:

- Chống lại cướp đất, cướp ruộng, cướp cơ sở kinh doanh là bất tuân dân sự.

- Đòi bồi thường tài sản, nguồn sinh sống trong vụ “đầu độc” biển ở Formosa Vũng Áng cũng là một hành động bất tuân dân sự.

- Biểu tình chống sự xâm nhập của giàn khoan Hải Dương 981 cũng là bất tuân dân sự.

- Đốt các cơ ngơi, cơ sở kinh doanh của CSVN, của Tàu khựa cũng là một hành động bất tuân dân sự.

Ai sẽ làm những điều trên?

Là chính chúng ta, những người con Việt trong và ngoài nước.

Là 65% Tuổi trẻ Việt Nam.

Bây giờ và hôm nay không phải là lúc đặt vấn đề và phân tích tội ác của đảng CSVN nữa, mà bây giờ mới chính là lúc cần phải HÀNH ĐỘNG thực tiễn và cụ thể. CSVN đang thực sự đi vào bế tắc vì những cuộc đấu đá tranh giành quyền lực, vì nền kinh tế kiệt quệ, vì gánh nợ xấu quá cao (600 ngàn tỷ Đồng VN), và nhứt là vì đảng đã loại ra ngoài xã hội hai thành phần quan trọng trong công cuộc... chiếm đóng Việt Nam. Đó là thành phần nông dân và công nhân. 

Con giun xéo lắm cũng quằn! 

Nên nhớ, người Do Thái chịu cảnh nô lệ của Ai Cập trong 430 năm và rồi lang thang trong sa mạc thêm 40 năm nữa để trút bỏ tâm hồn nô lệ của 430 năm ấy. Còn người miền Nam mang tâm cảm nô lệ suốt hơn 42 năm rồi, hẳn không thể trút bỏ mặc cảm nô lệ để đứng thẳng lên dành lại đất của cha ông hay sao?

Hịch Vua Quang Trung đã ghi: “Đánh cho để răng đen, đánh cho để tóc dài, đánh cho nó “chính luân bất phản”, đánh cho nó “nhất phiến giáp bất hoàn”, đánh cho “sử tri Nam quốc Anh hùng chi hữu chủ”. (Đánh cho không một xe nào dám quay trở lại, đánh cho một miếng giáp cũng không còn, đánh cho lịch sử ghi nước Nam có chủ).

29.06.2017

-->
Previous Post
Next Post
Related Posts