Đề nghị một chiến lược với Washington: Chiến tranh môi trường (Bài 2)

Mekong cạn dòng - ĐBSCL hấp hối

Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - Dã tâm của Bắc Kinh biến nước sông Mekong thành vũ khí chiến lược nhằm gây áp lực các quốc gia hạ nguồn như Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam trở thành con tin vĩnh viễn. Đi tìm nguyên nhân nguồn nước ngọt và thủy sản trên dòng sông Mekong dần dần cạn kiệt nghiêm trọng. Dù biết Bắc Kinh là thủ phạm gây nên tình trạng trên, nhưng các quốc gia dưới hạ nguồn sông Cửu Long không dám lên tiếng nói, nêu thẳng vấn đề với những tên lãnh đạo Bắc Kinh côn đồ, hung hăng, ngang ngược. Đối với những tên lãnh đạo Bắc Kinh đang áp dụng chân lý thuộc về kẻ mạnh trong việc kiểm soát nguồn nước của dòng sông Mekong và ngay cả trong việc tranh chấp ở Biển Đông.

Hầu hết các dòng sông lớn ở Châu Á đều bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng. Một khu vực khác là Tân Cương cũng là nơi phát nguồn của sông Irtysh và Ili chảy đến Kazakhtan và Liên bang Nga. Tuy nhiên cho đến nay, Bắc Kinh không chấp nhận bất kỳ hiệp ước nào chia sẻ nguồn nước với các quốc gia hạ nguồn.

Theo Giáp sư Brahma Chellaney - Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi - bình luận trên tờ Nikkei Asian Review số ra ngày 16/3/2016, nhận định rằng: “Bằng việc xây dựng một cách lặng lẽ và mờ ám các đập nước thủy diện khổng lồ sát biên giới trên các dòng sông xuyên quốc gia, Bắc Kinh đang tạo ra một thứ vũ khí chính trị kiềm tỏa láng giềng ngày càng gia tăng khốc liệt. Bắc Kinh không thèm đếm xỉa đến lợi ích của các quốc gia được xem là thân thiện với họ từ Kazakhstan cho đến Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào và VN”. Thật vậy, những con đập này đang làm thay đổi rất lớn chất lượng nước và dòng chảy, làm giảm đáng kể lượng thủy sản và phù sa màu mỡ xuống hạ nguồn, ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến hàng trăm triệu nông dân, ngư dân sinh sống nhờ vào những dòng sông này, đặc biệt là nông dân ở ĐBSCL ở Việt Nam.

Tiến sĩ Richard Cronin – Giám đốc chương trình ĐNA thuộc Trung tâm Stimson ở thủ đô Washington – cho rằng: “Bắc Kinh nhìn nhận sông Mekong như là dòng sông riêng của nước nầy và họ có quyền làm bất cứ điều gì họ muốn. Ở vị thế thượng nguồn đã giúp nước nầy thu về lợi ích cơ bản từ việc khai thác dòng sông Mekong, nhất là về thủy điện, trong khi hậu quả từ việc làm của Bắc Kinh thì các quốc gia ở hạ lưu lại phải gánh chịu”. Bắc Kinh lập luận: “Trung Quốc có toàn quyền xây dựng bất cứ thứ gì trên sông Mekong ở phần lãnh thổ nước mình”. Thái độ vô trách nhiệm hoàn toàn nầy của những tên lãnh đạo Bắc Kinh đã vô hiệu hóa hoàn toàn các nỗ lực bảo vệ việc khai thác bền vững dòng sông quốc tế Mekong. 

Để trả lời việc Bắc Kinh nói rằng, tình trạng khô hạn ở khu vực hạ lưu không phải do những con đập của họ gây ra mà vì tình trạng biến đổi khí hậu. Ông Cronin nói: “Khó có thể xác định điều nầy vì Bắc Kinh không cho các quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong biết về hoạt động của các con đập nầy, cũng như các hồ thủy điện của họ,” ông nói. “Họ không cho biết là họ có xả toàn bộ nước, hay vẫn còn lưu giữ nước ở các hồ chứa. Bắc Kinh cũng không công bố các kết quả nghiên cứu về thủy học hay lượng nước. Nói chung, họ không cho thấy sự minh bạch về vấn đề nầy.”

Lũ lớn giữa mùa khô

Den Kroolong trong lúc đang ngủ tại ngôi nhà ở miền bắc Thái Lan một ngày cuối năm ngoái bị một cú điện thoại gọi dậy vào lúc 6 giờ sáng cho biết, chiếc thuyền của ông đã biến mất. Den Kroolong chứng kiến một cơn lũ lớn bất thần đổ về giữa mùa khô cuối năm. Bùn đất, mảnh gỗ vỡ, rác rến từ thượng nguồn đổ về ầm ầm, nước dâng lên lên đến vài mét. Đây là đều bất thường vì tháng 12 là mùa khô, nước sông Mekong thường lặng và cạn, người ta có thể trồng rau dọc bờ sông. Ông rất ngỡ ngàng đứng nhìn dòng Mekong. Ông nói: “Đây là lần đầu tiên trong đời tôi chứng kiến cảnh nầy”.

Mọi thứ dọc bờ sông bị tàn phá tan hoang. Hoa màu ven sông như cà chua, bắp cải bị lũ quét đi hết sạch. Các bè cá bị hư hại nghiêm trọng, ghe thuyền bị chìm, bị cuốn trôi theo dòng nước lũ. Ông và người bạn lên một con xuồng khác tìm chiếc thuyền của mình. Vài giờ sau, ông phát hiện một số người Lào ở bên kia sông đã giữ chiếc thuyền của ông. Họ đòi tiền chuộc là 460 USD, trong khi mỗi ngày đánh bắt cá, Den Kroolong chỉ kiếm được 6 USD, có gọi cảnh sát cũng chẳng ích gì, ông đành bỏ con thuyền và bỏ luôn ghề đánh bắt cá đã gắn bó với ông từ năm lên 9 tuổi. Ông kết luận: “Lũ giữa mùa khô là do mấy con đập thủy điện ở Trung Quốc xả lũ”.

Những con đập mà Kroolong nói đến được xây dựng trên sông Mekong, đoạn chảy trên đất Tàu Cộng. Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng đổ về Vân Nam rồi qua Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và cuối cùng là VN trước khi đổ ra biển. Một nửa chiều dài là chảy trên đất Tàu Cộng, nơi Bắc Kinh cho xây dựng con đập đầu tiên ở Vân Nam hơn 20 năm trước. Những con đập đầu tiên đều lớn nhưng không thể so sánh với 2 con đập khổng lồ được xây dựng gần đây là Đập Tiểu Loan được hoàn thành cách đây hơn 5 năm là một trong các dự án thủy điện lớn nhất của Bắc Kinh sau đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử. Bức tường chắn của Đập Tiểu Loan cao ngang tháp Eiffel ở Pháp, hồ chứa có dung tích 15 tỷ thước khối. Tuy nhiên, so với con đập sinh sau là Nọa Trác Độ vẫn còn thua, hồ chứa nước của đập nầy có dung tích là 22.7 tỷ thước khối nước.

Từ lâu đã có những nhận định về ảnh hưởng của các con đập do Bắc Kinh xây dựng ở thượng nguồn, đã gây ra đối với các nước dưới hạ nguồn từ hạn hán, lũ lụt đến việc các nguồn cá cạn kiệt. Nhưng điều phóng viên Financial Times thấy rõ là cường quốc mới nổi của thế giới lại có dã tâm man rợ là kiểm soát nguồn tài nguyên nước ngọt làm các các quốc gia dưới hạ nguồn điêu đứng, đang chịu những áp lực ngày càng lớn.

Tàu Cộng có dân số chiếm 20% thế giới, nhưng chỉ có nhu cầu 6% nước ngọt toàn cầu. Bắc Kinh muốn chuyển nguồn nước ngọt từ miền Nam lên miền Bắc khô cạn theo kế hoạch, đồng thời thỏa mãn cơn khát điện đã biến nước này thành những nhà máy điện khổng lồ không giống ai với khoảng 22.000 con đập lớn nhỏ toàn quốc chiếm gần 50% tổng số toàn cầu. Để tránh tệ nạn làm ô nhiễm không khí, Bắc Kinh không thể xây dựng thêm các nhà máy điện chạy bằng than đá nữa; vì vậy, Bắc Kinh phải lên kế hoạch xây thêm các đập thủy điện, bao gồm một số đập ở tỉnh Vân Nam nhằm chuyển nguồn điện lực cho các nhà máy ở phía đông cách đó hàng trăm cây số.

Bắc Kinh bất chấp 5 quốc gia dưới hạ nguồn sông Mekong như Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam sống nhờ vào sông Mekong là nguồn sản xuất thủy sản khổng lồ, nguồn phù sa nước tưới cho đồng ruộng mùa màng và là nguồn sống của hàng trăm triệu người. Một nửa sản lượng lúa gạo của Việt Nam sản xuất từ ĐBSCL. Đó là lý do tại sao những đập trên dòng sông Mekong trên thượng nguồn gây sự quan ngại sẽ triệt tiêu nguồn sống của các dân tộc sống dưới hạ nguồn. Hệ thống đập thủy điện này chặn những mùa cá ngược lên khu vực sinh sản đầu nguồn, nhiều ngư dân phải bỏ nghề vì cá ngày càng hiếm. Các con đập này còn chặn lại lớp phù sa màu mỡ nuôi dưỡng đồng ruộng.

Nếu Tàu Cộng không xả lũ đủ nước trong mùa khô hạn, để bắt chẹt và gây áp lực lên các quốc gia dưới hạ nguồn phải tuân theo luật chơi của Bắc Kinh và biến những nước nầy trở thành con tin vĩnh viễn của bọn “Chệt khựa”. Chúng mặc tình thao túng nguồn nước sông Mekong, không xả lũ vào mùa khô hạn để thực hiện dã tâm của bọn lãnh đạo Bắc Kinh. Phía Tàu Cộng hoàn toàn bưng bít thông tin về các các con đập thủy điện. 

Theo điều tra của Financial Times, các nhà khoa học Chệt khựa khi nghiên cứu về xây các con đập ở Vân Nam, họ coi đây là bí mật quốc gia. Các nhà báo nước ngoài đến tìm hiểu, họ đều bị bắt giữ, ngay cả người bản xứ muốn đến gần quan sát đập Tiểu Loan đang xây dựng vào năm 2010 cũng bị hạn chế và phải xuất trình thẻ căn cước. Bắc Kinh cũng từ chối thẳng thừng thỏa hiệp với các quốc gia liên quan dưới hạ nguồn sông Mekong. Họ hoàn toàn đi ngược lại với nguyên tắc trên thế giới là các quốc gia liên quan cần ngồi lại cùng bàn thảo, chia sẻ thông tin và hợp tác cùng sử dụng chung nguồn nước.

Theo Peter Gleick, chuyên gia Viện Thái Bình Dương ở California, bình luận: “Tàu Cộng là một trong 3 nước ít ỏi bỏ phiếu chống lạiHiệp ước năm 1997 của LHQ” về việc quản lý các dòng sông chung và chưa bao giờ đồng ý đàm phán về việc cùng quản lý dòng Mekong.”

Trong tương lai, dòng sông Mekong quả u ám với sự Tàu Cộng góp phần không nhỏ vào công việc phá hoại nó. Tác hại to lớn của những con đập do Bắc Kinh xây dựng trên thượng nguồn chưa đủ thì mới đây vào tháng 10/2015, Bắc Kinh lại trực tiếp tung tiền giúp Lào xây dựng thêm một con đập thứ 3 ở vùng hạ nguồn sông Mekong, sau khi mượn vỏ bọc một tập đoàn Malaysia để thúc giục Vientaine ngang nhiên xúc tiến việc xây dựng con đập thứ 2, tiếp theo con đập thứ nhất được cho là đã xong 50%. Theo một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại Washington, con đập thứ 3 trên dòng Mekong, đoạn chảy qua Lào do TC xây dựng là đập Pak Beng, cách cố đô Luang Prabang ở miền Bắc Lào khoảng 100 km đường chim bay. Đập nầy có khả năng sản xuất ra 4.700 gigawatt/ giờ điện một năm với hơn 90% sản lượng sẽ được bán lại cho Thái Lan.

Như thông lệ, các đại biểu Lào đã nhấn mạnh rằng Vientiane rất quan tâm đến việc bảo đảm sao cho đập sắp được xây dựng có được đầy đủ tính chất “bền vững và thân thiện về mặt kinh tế”. Sau khi dự án được phê duyệt, thông tin về đề án này sẽ được gởi đến các quốc gia khác trong “Ủy ban Sông Mekong” và các tổ chức quốc tế lấy ý kiến. Và đây chính là điều đáng quan ngại đối với các tổ chức các nước láng giềng như Campuchia và VN nằm ở dưới con đập này vì chính quyền Lào đã có thói quen hỏi ý kiến lầy lệ, còn làm thì cứ làm nhân danh chủ quyền tối thượng của mình.

Theo một số nhà quan sát, sở dĩ Vientaine đã có thái độ ngang ngược như vậy, đó chính là vì họ được Bắc Kinh chống lưng. Nếu đối với đập Pak Beng, vai trò của Tàu Cộng rất hiển nhiên với một tập đoàn TC làm chủ công trình thì đối với đập thủy điện thứ 2 ở vùng hạ nguồn sông Mekong là Don Sahong ở Nam Lào, gần biên giới với Camphuchia, thì mới đây âm mưu của Bắc Kinh đã bị vạch trần.

Trong một bài viết mới đây, nhà nghiên cứu kỳ cựu về sông Cửu Long là ông Ngô Thế Vinh đã nêu bật sự kiện là “Mạng lưới Sông ngòi Quốc tế” (International Rivers Network) vào đầu năm 2015 đã gởi thư phản đối đích danh Tập đoàn Thủy điện Nhà nước TC Sinohydro về việc can dự vào đề án Đập Thủy điện Don Sahong sẽ có tác hại môi trường và xã hội nghiêm trọng. Theo nhà nghiên cứu Ngô Thế Vinh, tập đoàn MegaFirst của Malaysia, chủ đầu tư của Don Sahong, thực ra chỉ là một công ty bình phong cho Tập đoàn Tàu Cộng Sinohydro đã từng bị rất nhiều tai tiếng về những con đập gây ra những tác hại môi sinh.

Đối với các nhà quan sát, từ lúc xúc tiến đề án xây con đập Xayaburi vào năm 2012 cho đến đập Don Sahong và sắp tới đây là đập Pak Beng, chính quyền Lào luôn theo cùng một kịch bản, chờ cho kế hoạch tiến xa rồi mới báo cho các nước láng giềng, lấy ý kiến nhưng phớt lờ các phản đối. Đập Xayaburi, theo báo Vientiane Times đã hoàn tất được 50% và sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019, còn đập Don Sahong thì đã bắt đầu được xây dựng dù bị Phnom Penh và Hà Nội chống đối. 

Thái độ bất cần láng giềng của Lào, theo nhà nghiên cứu Ngô Thế Vinh, xuất phát từ việc Lào đã có được hậu thuẫn vô điều kiện của Bắc Kinh trong việc này và dòng Mekong sẽ còn tiếp tục bị gây hại với các đề án khác, trong đó tập đoàn TC Sinohydro sẽ trực tiếp làm chủ thầu của đập Pak Lay của Lào và Sambor của Campuchia. Hai nước Đông Dương này được cho là đã rơi vào quỹ đạo của Bắc Kinh.

ĐBSCL đang hấp hối vì 27 đập Thuỷ Điện ở thượng nguồn sông Mekong:

Theo tài liệu chính thức của Tỉnh ủy Vân Nam năm 1995. Bắc Kinh đã xây dựng hoàn tất 14 con đập thủy điện thềm Vân Nam trên dòng chính sông Mekong và đã hoàn thành 2 con đập khổng lồ cách đây 5 năm là Đập Tiểu Loan và Nọa Trác Độ. Cộng với 11 đập thủy điện lớn được dự kiến xây dựng chặn dòng chảy chính tại hạ nguồn sông Mekong đoạn chảy qua Lào và Camphuchia. Tuy chỉ mới hoàn thành 6 đập, ĐBSCL vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mekong đã cạn kiệt nước ngọt và đang đứng nguy cơ bị tan rã. Mùa lũ năm 2015, đỉnh lũ sông Cửu Long đạt mức thấp nhất trong hơn 70 năm qua. Không có lũ, vùng sông nước Cửu Long khiến nguồn thủy sản giảm nghiêm trọng, việc mùa màng, gieo trồng lúa ngày một khó khăn vì ngập mặn. Nạn sạt lở bờ sông gia tăng…

Mỗi năm ĐBSCL đón nhận 440.000 tấn cá đủ loại di trú trong mùa lũ. Với giá 2.500 USD/ tấn tương đương 1 tỷ USD. Ký ức bao đời của người dân sống trên ĐBSCL vào mùa lũ là mùa tôm cá theo con nước từ thượng nguồn đổ về, người dân nơi này đây giăng câu, thả lưới, đóng đáy…

Mùa lũ năm nay, tại vùng “tam giác cá” hồi đó của tỉnh An Giang: Chợ đầu mối Vĩnh Hanh (Châu thành), xóm chài Trà Sư (Tịnh Biên) và xứ đáy Vĩnh Hội Đông (An Phú). Ngày nay không còn hình ảnh dưới bến sáng rực ánh đèn của những dãy ghe, xuồng câu sau một đêm bắt cá trên sông như cá bông lau, cá ba sa, cá ngát… và cá trên đồng ruộng như cá lóc, cá trê, lươn, rắn… gom về bán cho những đầu mối chở về các chợ trung tâm để phân phối đi các tỉnh thành.

Bà Lê Hồng Tươi là đầu mối lớn, chuyên thu gom và phân phối cá loại 1 từ nhiều năm trước. Nhưng, giờ đây bà Tươi trầm lặng gom cá để bán lại chợ xã, bà nói: “Cả đêm mới mua được vài ký cá. Gần nhà nên ráng làm, chớ so công thức khuya dậy sớm là lỗ…

Đêm ở bến Trà Sư, hồi đó được biết đến như “cửa sông” đón cá từ xuôi dòng từ Biển Hồ bên Miên đổ vào sông rạch, ruộng đồng khu Tứ giác Long Xuyên qua ngõ đập Trà Sư. Vào mùa nước lũ, dọc bờ kênh có hàng trăm dân chài chuyên nghiệp đua nhau tung lưới ngày đêm, nên nơi này có tên gọi bến chài. Nhưng, năm nay bến vắng lặng, chỉ còn gia đình anh Nguyễn Văn Lạc bám trụ, một mình một chợ, nhưng nhiều hôm anh Lạc cũng chỉ kiếm đủ cá nuôi sống gia đình, anh nói: “Hồi trước, ngày nào tệ lắm cũng kiếm được chục ký cá là thường. Bây giờ, nhiều hôm cả ngày chỉ kiếm được 1 hoặc 2 ký cá”.

Nằm giữa ngã ba sông tiếp giáp với Campuchia, Vĩnh Hội Đông (An Phú) được xem là “đất làm ăn” của ngư phủ chuyên nghiệp. Lũ về, dòng sông như ngày hội. Những xuồng câu, xuồng chài, ghe lưới liên tục thu về những mẻ cá đầy khoang, những gian đáy tấp nập cảnh chuyển cá lên các ghe chở đi khắp nơi tiêu thụ… Nhưng, giờ đây con sông vắng lặng như tờ với duy nhất đáy của ông Nguyễn Hữu Hải hoạt động cầm chừng. Suốt buổi sáng, 2 miệng đáy của ông Hải cũng chỉ thu được 100kg cá, chủ yếu là cá linh. Ông thở dài, nói: "Năm, nay cầm chắc lỗ 200 triệu đồng, vì cá ít mà giá lại thấp".

PGS Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nhận định: “Đó chỉ mới là khúc dạo đầu của hệ thống đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong. Nạn khan hiếm thủy sản trên sông Cửu Long vào mùa lũ sẽ tiếp tục leo thang theo tỷ lệ thuận của tiến độ xây dựng đập thủy điện”.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều cư dân ĐBSCL lo hơn cả, là vì nó còn tác động đến an ninh xã hội như hiệu ứng “domino”, nguồn cá giảm sẽ làm tổn thương đến người nghèo và khiến hiện tượng di dân trên diện rộng, khi dân nghèo bỏ quê lên thành thị kiếm sống sẽ phát sinh nhiều hiện tượng làm xáo trộn về trật tự xã hội cho cả nông thôn lẫn thành thị. Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ, kết luận: “Điều nầy muốn cảnh báo đến những nhà hoạch định chính sách kế hoạch của Nhà nước”.

ĐBSCL nước trữ không còn & trên bờ vực bị hủy diệt:

Hàng năm, ĐBSCL đón nhận trên 500 tỷ m3 nước, cung cấp lượng phù sa màu mỡ, đồng thời giúp tháo nước chua, rửa phèn và cung cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân. Năm nay 2016, tình trạng khô hạn, thiếu nước diễn ra ngay cả mùa lũ đang khiến mọi nơi tại vùng ĐBSCL “khát nước ngọt” vì mực nước thượng nguồn sông Mekong tiếp tục xuống nhanh và thấp nhất trong 90 năm qua, nên mùa khô 2015 - 2016 dân chúng tại vùng ĐBSCL sẽ thiếu nước ngọt trầm trọng.

Bà Trần Thị Nở cư dân ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Lượng trữ nước mưa để nấu ăn uống trong 5 cái thùng phi thì nay đã dùng gần hết, chỉ còn vỏn vẹn chừng 20 lít. Nhiều gia đình hàng xóm đã hết sạch nước mưa từ lâu”.

Anh Trần Minh Sơn, cư dân ở ấp Sóc Léo, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng gánh 2 cái thùng lấy nước đã xỉn màu vì phèn mặn ở cái ao trữ nước. Anh cho biết con kênh trước mặt đã nhiễm mặn hoàn toàn, cả cái ao nầy cũng vậy.

Theo báo cáo của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, độ mặn cửa Trần Đề, dọc sông Hậu, thuộc tỉnh Sóc Trăng lớn nhất trong tháng 2/2016. Mới cuối tháng 2/2016, mặt trời đỏ rực trên cánh đồng lúa xã Đại Ân 2. Sau thu hoạch, mặt ruộng nứt toác do khô hạn. Kênh Bà Kẹp chạy giữa cánh đồng vẫn lấp loáng nước nhưng đã nhiễm mặn hoàn toàn từ nhiều tháng nay. Cả cánh đồng mênh mông không còn sự sống. Cặp bên con kênh có 2 ngôi nhà lá cũ kỹ vài chiếc ghe mắc cạn, mấy con gà tìm kiếm thức ăn bên lòng kênh cạn trơ đáy nứt nẻ. 

Theo dự báo của viện nầy, mùa khô 2015 - 2016, khu vực ĐBSCL nước mặn sẽ xâm nhập vào trong nội đồng của hầu hết các tỉnh thành miền Tây. Trước đây, nhiều tỉnh và khu vực không hề bị nhiễm mặn thì nay cũng chịu chung cảnh ngộ như Vĩnh Long, huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy của tỉnh Hậu Giang. Dự báo trong thời gian sắp tới, ½ đất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang và tỉnh Kiên Giang sẽ bị mặn xâm nhập, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, một phần của thành phố Cần Thơ, Long An sẽ bị nước mặn xâm nhập. Đặc biệt, khu vực Tân An, tỉnh Long An, nước mặn với độ mặn 10-12g/l có khả năng xâm nhập sâu vào nội đồng đến 85km trong tháng 5/2016 nếu không có mưa cũng như các giải pháp phòng chống kịp thời.

Theo PGS. TS Lê Anh Tuấn nhấn mạnh: “Chính mặt trái của hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong là thủ phạm,” ông nhấn mạnh. “Hệ thống đập thủy điện ngoài việc đánh thẳng vào 2 cột trụ kinh tế là nông nghiệp và thủy sản trước mắt và để lại nhiều di chứng lâu dài, khó lường trên các lĩnh vực khác như: cung cấp dinh dưỡng đất, tạo trầm tích và mở rộng diện tích, bổ sung nguồn vật liệu xây dựng…

Thậm chí, nhiều chuyên gia còn cho rằng, hệ thống 27 đập thủy điện được xây dựng trên dòng sông Mekong còn dồn đẩy ĐBSCL đến bờ vực tan biến. ĐBSCL được kiến tạo bởi phù sa sông Mekong và hãy còn rất trẻ. Vì thế, khi bị các các con đập thủy điện ở thượng nguồn giữ lại lượng phù sa bồi đắp, khiến quá trình kiến tạo này bị đảo ngược và ĐBSCL sẽ tan rã…Từ khi hệ thống đập thủy điện lần lượt được xây dựng cho tới nay thì gần như 160 triệu tấn bùn phù sa khó còn đường về hạ nguồn.

Tóm lại, tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh ĐBSCL hiện đã vượt quá mức báo động. Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nói: “Đây là một trong những nguyên nhân khiến ĐBSCL và các khu vực khác trải qua đợt hạn hán và xâm nhập mặn khốc liệt,” ông nói tiếp. “Tôi cùng với Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp - Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ Tài Nguyên - Môi trường về việc thúc đẩy phía Trung Quốc phối hợp xả nước hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong và đã nhận được phản hồi tích cực từ phía nước nầy”. Tuy nhiên chưa biết tới khi nào việc nầy sẽ xảy ra? Có lẽ không bao giờ, đừng có nằm mơ… tụi chệt khựa Bắc Kinh không có thằng nào tử tế đâu.

Cứu sông Mekong - Mỹ & Nhật nhập cuộc

[1] Về phía Mỹ:

Ngày 3/2/2015, Bộ Ngoại Giao Mỹ ra thông cáo khẳng định bảo vệ dòng sông Mekong có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững khu vực này. Cố vấn Tom Shannon và Cố vấn cấp cao, Đại sứ Tom David Thorne của BNG Mỹ dẫn đầu phái đoàn tham dự cuộc họp Đặc biệt của Nhóm hạ nguồn Mekong và Những người bạn (FLM) tại Pakse (Lào). Đây là lần đầu tiên nhóm FLM cùng với các nước hạ nguồn sông Mekong thảo luận về sự liên kết giữa nguồn nước, nhu cầu năng lượng và an ninh lương thực trong khu vực.

Phát biểu tại cuộc họp, phái đoàn Mỹ đã công bố một số sáng kiến Năng lượng Mekong bền vững (SMEI) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID). Qua sáng kiến nầy, Mỹ mong muốn thúc đẩy việc sử dụng các loại năng lượng thay thế và công nghệ ít thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Liên đoàn Kỹ sư Quân đội Mỹ (USACE). Cơ quan phụ trách xây dựng và quản lý các công trình thủy điện & thủy lợi hàng đầu của Mỹ, tuyên bố sẽ hổ trợ kỹ thuật trong công tác quản lý thủy điện. Trong khi đó, Ủy ban sông Mississippi đã ký gia hạn 5 năm thỏa thuận với Ủy hội sông Mekong nhằm trao đổi kinh nghiệm và thông tin giữa 2 bên. Cố vấn Shannon và Đại sứ Thorne thông báo BNG Mỹ sẽ đóng góp 500.000 USD để hổ trợ Ủy hội sông Mekong nghiên cứu các ảnh hưởng của hệ thống đập thủy điện đối với cộng đồng và môi trường sống tại khu vực này.

Tại VN, 16 cuộc tham vấn lấy ý kiến người dân vùng ĐBSCL theo hình thức hội thảo đã được MRC Việt Nam phối hợp với Mạng lưới sông ngòi VN tổ chức. Qua quá trình tham vấn đã cung cấp cho người dân thông tin về những đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong, dự án thủy điện Don Sahong và các tác động có thể xảy ra đối với ĐBSCL.

Trước đó ngày 12/9/2014, Không quân Mỹ đã xin Quốc Hội cấp thêm 16,5 triệu USD để hiện đại hóa siêu bom GBU-57 MOP vốn được phát triển để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố nằm trong lãnh thổ Iran và Bắc Triều Tiên? Nội dung cải tiến siêu bom MOP không được tiết lộ, chỉ biết rằng chúng sẽ được nâng cấp để thực hiện “một nhiệm vụ cụ thể”.

Bom GPU-57 MOP có chiều dài 6 m, trọng lượng 13,6 tấn, bom có thể xuyên sâu 60,9 m bê tông cốt thép trước khi phát nổ. GPU-57 là bom có điều khiển, được dẫn bằng GPS. Hiện nay, chỉ có các máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer, B-52 Stratofortress và B-2 Spirit của Không quân Mỹ là có thể mang loại bom nầy. Việc hiện đại hóa bom MOP đã được hoàn thành vào tháng 1/2013. Bom cải tiến có thêm cánh ổn định được thiết kế mới và ngòi nổ thứ 2 cho phép xuyên bunker tốt hơn. Việc thử nghiệm bom MOP cải tiến diễn ra vào cuối năm 2012 tại White Sands và đã thành công mỹ mãn. Chi phí phát triển GBU-57 MOP đã lên đến khoảng 400 triệu USD. Ngày 8/9/2014, Không quân Mỹ đã gởi văn bản xin thêm 16,5 triệu USD để tiếp tục nâng cấp bom GPU-57 MOP. 

Hiện tại, việc tồn trữ những quả bom GPU-57 MOP ở đâu còn trong vòng bí mật, có thể ở các căn cứ quân sự Guam, Okinawa, Australia? Ngày 10/3/2016, động thái Mỹ điều động máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit tới Châu Á cùng với việc đàm phán đưa B-1B Lancer đến Australia vì lo sợ trước đòn hăm dọa hạt nhân từ Bình Nhưỡng? Hay dùng vào mục tiêu nào khác: Đập thủy điện Tam Hiệp và hệ thệ thống đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong? Trên thế giới, chỉ có Mỹ mới có khả năng đánh sập các đập thủy điện để khai thông dòng sông Mekong, giúp các dân tộc dưới hạ nguồn như Myanmar, Thái lan, Lào Campuchia và Việt Nam được SỐNG SÓT và sinh tồn

Theo tin AP dẫn thông báo của BCH Chiến lược Mỹ cho biết, 3 chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit đã được triển khai tới Châu Á-TBD. Chỉ huy Lực lượng Không quân TBD Mỹ, Tướng Lori J. Robinson cho biết: “Việc triển khai máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit để bảo đảm cho sự gia tăng sức mạnh và sự linh hoạt của nước Mỹ, đồng thời tăng cường các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho đồng minh và đối tác trong khu vực”. Đây là lời cảnh báo nghiêm trọng cho cả Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.

[2] Về phía Nhật Bản:

Theo Takayuki Ogasawara là tác giả bài viết: “Development of the Mekong Region as Part of Japan’s Diplomatic Strategy” (Phát triển Khu vực sông Mekong chiến lược Ngoại giao của Nhật Bản) số ấn hành tháng 1/2015. Ông cho biết: “Sự can dự tích cực của Nhật Bản vào việc phát triển khu vực sông Mekong kể từ năm 1990 cần được hiểu không chỉ từ khía cạnh kinh tế mà còn cả từ khía cạnh ngoại giao. Nhật Bản cần cộng tác với ASEAN trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc “đối thoại chính trị đa phương” ở khu vực ở khu vực Châu Á-TBD và xây dựng một trật tự Đông Á trên “những giá trị chung” chẳng hạn như “dân chủ và nền pháp quyền…”. Tác giả cho rằng: “Đã đến lúc mở rộng quy mô của sự hợp tác và đẩy mạnh chính sách “chủ động đóng góp cho hòa bình” của Nhật Bản nhằm đối phó với môi trường an ninh đang thay đổi”.

Mặc dù báo chí thế giới tập trung vào số tiền mà Nhật Bản cam kết cho các nước “MEKONG 5” tại Hội nghị thượng đỉnh Mekong - Nhật Bản hôm 4/7/2015, tuy nhiên trên thực tế, ý nghĩa thực sự của hội nghị là việc thông qua chiến lược mới, toàn diện cho hợp tác Mekong - Nhật Bản trong vòng 3 năm tới, cũng như tầm quan trọng ngày càng gia tăng của các mối quan hệ khu vực và toàn cầu. 

Chủ đề trên các báo hầu hết là thông tin Nhật Bản cam kết viện trợ 6,1 tỷ USD cho vùng tiểu Mekong trong 3 năm tới, như một phần nỗ lực giành ảnh hưởng trong bối cảnh thành lập Ngân hàng Cơ sở hạ tầng Châu Á AIIB do Tàu Cộng đứng đầu. Nhật Bản đã viện trợ ODA cho các nước tiểu quốc vùng sông Mekong từ rất lâu, thậm chí trước khi Tàu Cộng nghĩ tới việc thành lập AIIB. Thủ tướng Abe sẽ không chỉ chú trọng vào xây dựng đường sắt, đường bộ mà cà hạ tầng công nghiệp tiên tiến và phát triển nguồn nhân lực ở 5 nước hạ nguồn sông Mekong.

Kết luận

Những diễn biến mới nhất về tình hình Biển Đông được cập nhật ngày 22/1/2016. CSIS: “TC biến Biển Đông thành ao nhà vào năm 2030”. Theo báo cáo của CSIS, Mỹ cần phải duy trì và tăng cường quân sự ở khu vực Thái Bình Dương cũng như nỗ lực thúc đẩy năng lực của các đồng minh và đối tác. Nghiên cứu của CSIS được tiến hành sau khi Quốc hội Mỹ yêu cầu Ngũ Giác Đài đưa một đánh giá độc lập về chiến lược của Mỹ trong khu vục châu Á-TBD.

Báo cáo của CSIS kết luận rằng, chiến lược “tái cân bằng” hoặc “xoay trục sang châu Á-TBD” của TT Obama cần nhận được nhiều sự quan tâm và nguồn lực hơn nữa, đặc biệt khi Bắc Kinh đã đẩy nhanh tốc độ “cưỡng chế” và xây dựng “đảo nhân tạo” ở Biển Đông, cũng như Bắc Triều Tiên tiếp tục phát triển sức mạnh tên lửa hạt nhân. Báo cáo nầy còn cho rằng, đến năm 2030, TC sẽ có nhiều tàu sân bay trong khu vực và cho phép nước nầy uy hiếp các quốc gia khác mà không cần phải công khai đe dọa. Các nhóm tàu sân bay TC cũng sẽ khiến cho hoạt động hải quân Mỹ ở Biển Đông gặp nhiều nguy hiểm, nếu không dùng tàu ngầm. 

Tóm lại, Hoa Kỳ chủ trương ngăn chận TC bằng chiêu “chém gió” theo nhận định gần đây của một vài học giả; ngược lại, chính Bắc Kinh mới thật sự là tay “chém gió” trước hành động quyết liệt “xoay trục về Á Châu” của Washington. Các quan chức Ngũ Giác Đài cho biết, lực lượng hải quân Mỹ vừa điều một tàu sân bay hạt nhân USS John C. Stennis, 2 tàu tuần dương và tàu đô đốc của Hạm đội 7 đến Biển Đông.

Tin đặc biệt, Hoa Kỳ vừa điều động 3 chiếc B-2 Spirit từ căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri đến căn cứ Diego Garcia là một căn cứ Hải quân tại Khu vực Châu Á-TBD. Với khả năng tàng hình, chỉ có oanh tạc cơ tầm xa B-2 Spirit mới có thể mang bom GPU-57 MOP. Với trần bay 15.000 mét, thả một quả bom khủng GPU-57 MOP nặng khoảng 30.000 pounds (14 tấn) nó có thể xuyên phá độ sâu 60.9 mét bê tông cốt thép trước khi phát nổ. Không quân Hoa Kỳ đã chi ½ tỷ USD để chế loại bom siêu khủng GPU-57 MOP (Massive Ordnance Penetration) dùng để phá hủy mục tiêu nào? Tiêu diệt hầm ngầm các cơ sở hạt nhân nằm sâu trong lòng đất của Iran? Bắc Triều Tiên? Hay Đập Tam Hiệp và hệ thống đập thủy điện thủy điện trên dòng sông Mekong? Hiện nay, vẫn còn trong vòng bí mật…

Dã tâm của bọn lãnh đạo Bắc Kinh dùng “vũ khí nước” của dòng sông Mekong tấn công vào “MÔI TRƯỜNG SỐNG” của 5 quốc gia dưới hạ nguồn để gây sức ép chính trị. Hàng loạt đập thủy điện do Bắc Kinh xây dựng trên sông Mekong làm thay đổi nghiêm trọng dòng chảy, có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực thế giới. Khi hãng tin Xinhua của TC loan báo rằng đập Nọa Trát Độ, con đập lớn nhất trên thượng nguồn sông Mekong đã bắt đầu phát điện tổ máy đầu tiên, tin tức này hầu như không được bất cứ tờ báo nào ở Hoa Lục và trên thế giới dẫn lại.

Theo tờ Washington Times: “Nọa Trát Độ là một trong 6 đập thủy điện mà Bắc Kinh đã xây dựng trên đoạn sông Mekong chảy qua lãnh thổ nước này. Chưa hết, Bắc Kinh còn dự kiến xây dựng một chuỗi 7 đập trên đoạn sông nầy và nhiều khả năng sẽ gây những thay đổi nhanh chóng về mực nước, cả các tác động đối với khu vực hạ nguồn, nơi có dân số trên 200 triệu người gồm có Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam sống phụ thuộc vào dòng sông Mekong.” 

Milton Osborne - chuyên gia ĐNA tại Viện Lowy, một Tổ chức Tư vấn chính sách quốc tế ở Sydney (Australia) - nói: “Các con đập thủy điện của Hoa Lục trên sông Mekong được xây dựng ở những vùng xa xôi hẻo lánh và nhận được rất ít sự chú ý của giới truyền thông phương Tây,” ông nhấn mạnh. “Thế nhưng, cũng giống như những dự án đập thủy điện đang được khảo sát ở Lào và Campuchia và những gì đang diễn ra ở TC, rốt cuộc sẽ làm thay đổi khả năng sản xuất ra lúc gạo và các sản phẩm khác của con sông dài nhất và quan trọng nhất ĐNA, con sông trọng yếu đối với sinh kế của 60 triệu người sống dọc theo bờ sông Mekong ở hạ lưu. Mỗi con đập mà Bắc Kinh xây dựng lên đều tạo ra nguy cơ làm cạn kiệt dòng chảy lớn hơn, đặc biệt là khi cả đập Tiểu Loan và Nọa Trác Độ đều có vai trò là những đập trữ nước, hạn chế dòng chảy của sông”.

Hai nước ở hạ lưu sông Mekong là Lào và Campuchia cũng đang lên kế hoạch xây dựng một loạt đập thủy điện trên con sông nầy. Trong tương lai gần, sẽ có 11 đập thủy điện chia cắt dòng sông Mekong thành từng khúc và các chuyên gia dự báo rằng, điều nầy sẽ làm tác động đến biến đổi khí hậu càng thêm tồi tệ, gây ra những nguy cơ chính trị và xung đột lớn cho khu vực nầy và cả thế giới.

Theo các chuyên gia nhận định, có lẽ không nước nào ở tiểu vùng sông Mekong hứng chịu hậu quả nặng nề như Việt Nam, nước sản xuất gạo lớn thứ hai thế giới với vựa lúa ở ĐBSCL phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước từ dòng sông này. Các tỉnh ĐBSCL đang trải qua đợt hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử, khiến nước mặn lấn sâu vào đất liền tới 70 – 90 km làm hàng trăm ngàn mẫu lúa của nông dân bị thiệt hại nặng nề. Khi Bắc Kinh tuyên bố xả nước từ các đập thủy điện để giúp vùng hạ lưu chống hạn, Việt Nam không nên quá lạc quan bởi nước về tới VN sẽ bị chặn lại hầu hết ở Thái Lan, Lào và Campuchia. Với tình trạng hạn hán như hiện nay, sản xuất lúa gạo của các nước tiểu vùng sông Mekong sẽ sụt giảm, gây tác động nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu.

Rõ ràng, Bắc Kinh dùng nguồn nước sông Mekong làm vũ khí chiến lược, phục vụ cho cuộc “chiến tranh môi trường” tấn công các quốc gia dưới hạ nguồn sông Mekong mà ĐBSCL của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt. 

Bài viết này, tiếp theo bài thứ nhứt: “Đề nghị một chiến lược với Washington”. Tôi (tác giả) nhấn mạnh tới đặc điểm của cuộc “CHIẾN TRANH MÔI TRƯỜNG” là một chiến tranh không tốn kém, không đổ máu, không khói súng, không cần điều động binh lực, kết thúc chiến tranh nhanh chóng và vừa giải tỏa áp lực quân sự của Tàu Cộng trên Biển Đông và Hoa Đông. Bằng cách dùng bom GPU-57 MOP đánh sập các đập thủy điện khổng lồ do Bắc Kinh xây dựng trên thượng nguồn sông Mekong. Đó là những “TỬ HUYỆT” vô phương bảo vệ hoặc phòng thủ. Cần phải tấn công vào những tử huyệt của Tàu Cộng để làm băng hoại đời sống xã hội địch về mọi mặt cùng với bộ máy chiến tranh của nó như: văn hóa - kinh tế - y tế - quân sự… Hoa Kỳ vừa được danh lẫn lợi, vì một khi con sông Mekong được Mỹ khai thông, trả con sông nầy về vị trí nguyên thủy của nó vào giữa Thế kỷ XX. 

Tôi tin chắc rằng, tất cả quốc gia dưới hạ nguồn sông Mekong như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam sẽ nhiệt liệt tôn vinh Hoa Kỳ là vị cứu tinh của 200 triệu dân, mà phần lớn sống nghèo khổ bằng nghề nông và đánh bắt thủy sản trên dòng sông Mekong…


Previous Post
Next Post
Related Posts