Bình an dưới thế cho người quyết tâm

Năm Xích lô (Danlambao) - Tôi như đứa trẻ lạc bầy giữa dòng người tấp nập ngược xuôi, lặng lẽ nhìn sự háo hức đón mừng Giáng Sinh của nhân loại và năm mới trên đất nước tạm dung mà nhớ thương những mảnh đời cơ cực, đầy ưu tư và lo lắng trộn lẫn sợ hãi trong cuộc sống của người dân trên quê hương đau khổ. 

Đất nước tôi sao mãi đọa đày, do ai, bởi ai và tại sao? Có dân tộc nào khốn khổ đau đớn hơn dân tôi để dân tôi từ chức và không bao giờ tái cử. Nỗi đau không chỉ thể hiện trên thân xác mà quan trọng hơn nữa là tinh thần. Mỗi đất nước đều có những việc cấp thiết cần nhà cầm quyền phải giải quyết theo thứ tự ưu tiên, nhưng riêng trên quê hương tôi, nơi dù chỉ là ưu tư chính đáng của công dân về hiện tình đất nước cũng không được phép thì không hiểu nhà cầm quyền đại diện cho dân hay cho giặc? 

Bình an hãy đến cho người quyết tâm!

Mùa Giáng sinh có thực sự an bình không khi đất nước và dân tộc Việt Nam vẫn luôn ngập tràn suối lệ oan khiên, tức tưởi của những con-người-chủ đất nước cho yêu cầu căn bản/tối thiểu của công dân? Nhưng hỡi ơi loài thú nhìn ánh mắt đã phần nào đoán hiểu cảm nghĩ người đối diện, còn kẻ cầm quyền này, không bàn đến lương tâm vì chó chuột cũng quan ngại lương tâm các ngài khi có mắt giả mù, có tai giả điếc, có miệng liếm trôn và cũng không dám so sánh tội nghiệp cho loài thú, còn chút sĩ diện tối thiểu rơi rớt cũng đã bán tháo bán rẻ cho quỉ thì người dân quá tội chúng tôi có được thượng đế ban chút bình an cũng bị chúng ăn chận ăn cắp (ăn tranh thủ - ngủ khẩn trương). Năm xích lô xin mạn phép viết/nói thay cho rất nhiều "còm sĩ" chưa đủ "can đảm" nói/viết những gì chôn kín tâm tư.

Chúng tôi chỉ muốn sống đúng nghĩa những gì nhà nước đã ký kết với thế giới, chẳng lẽ miệng sản thua trôn trẻ? Có gì sai không khi chúng tôi bắt buộc phải nộp thuế nhưng không được phát biểu suy tư về những gì chúng tôi lo lắng ưu tư? Giữa những gì nói và làm của một chế độ hèn hạ nhưng gian ác là một khoảng trời cách biệt và rất nhiều ngược ngạo của kẻ chuyên lừa đã chứng minh cho câu nói bất hủ của cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu. Dẫu yêu cầu của dân nhỏ nhoi đời thường so với những xã hội tự do dân chủ trên thế giới nhưng trở thành "thế lực thù địch" với kẻ đang lạm quyền trên mảnh đất hình chữ S không còn nguyên vẹn nên được đảng biến đòi hỏi chính đáng thành "phản động" và được "xử công khai" trong bộ luật hình/sinh sự để những tiếng nói đó được công nhiên đếm ngày tháng trôi qua trong lặng lẽ và uất nghẹn nơi khám nhỏ hoặc được "tự do" im lặng căm hờn. Tiếng than dậy đất, nỗi đau vượt trời, từng phút từng giây trên quê hương tôi. Thượng đế hỡi có thấu hiểu dân Việt Nam này?. Không phải riêng biệt mà chung cả một đất nước tiến-bằng-đi-bộ hoặc xe trâu bò cải tiến gì đó thay vì phương tiện khác của nhân loại từ khi có đảng CS, có đáng suy tư hoặc thắc mắc trong mùa an bình của nhân loại? Nhân cách và đạo đức là những từ xa lạ không có trong từ điển XHCN.

Đọc "Khi người bán vé số bị XHCN/CS bóc lột" của Hoàng Thanh Trúc hoặc "Chuẩn bị năm mới với nỗi buồn rất cũ" của Người Đưa Tin để đau đớn cho thân phận người dân dưới chế độ cs và càng căm hận hơn khi "Hà Nội: Anh Trương Văn Dũng bị tạt a-xít" của tác giả Trần Quang Thành... cho thấy dẫu chúng ta muốn an bình nhưng bình an sẽ không bao giờ có nếu đất nước vẫn bị những tên cộng sản đặt Tổ quốc dưới quyền lợi ác hèn của họ. Điệp khúc đau đớn, căm hận đã trở thành kinh nhật tụng của dân Việt nhưng phải công nhận chưa có dân tộc nào giỏi chịu đựng như người Việt chúng ta.

Chẳng lẽ chúng ta mãi "Chung một Giấc Mơ" như Nguyễn Thị Thanh Bình đã viết? Một dân tộc luôn tự hào rất nhiều thứ, sống trên đất nước ngàn-vạn-lần-dân-chủ-tập-trung nhưng vẫn phải cố ráng mơ và cố gắng tranh đấu cho những chuyện/quyền tối thiểu mà công dân đất nước đế quốc "thực dân tàn ác" đã ngang nhiên thừa hưởng từ vài thập niên trước? Có lẽ và mong là sẽ không trở thành "tiền lệ" của lịch sử đất nước/tỉnh Việt Nam, một nơi như hiện nay "ra ngõ gặp anh hùng, một bước đụng tiến sĩ, được thế giới trọng thị" nhưng sẽ mãi mãi là ước mơ và mơ ước?

Tôi lại cố gắng đi khắp miền đất nước để tạm thấu hiểu đời sống người dân, nếu không tôi và bạn sẽ bị ví như người mộng du để DLV (dư luận viên) nói là chẳng biết gì về đất nước khi chính bản thân họ chẳng hiểu gì mình đang nói/viết? Đấu tranh với kẻ độc tài gian ác cs luôn bưng bít sự thật và tuyên truyền dối trá vô liêm sĩ cho chế độ bất nhân cs, tất cả chúng ta và họ đều thấu hiểu qua thân nhân và thông tin hàng ngày nhưng ở hai thế đối đầu. Chúng ta phải dẫn chứng thực tế hiển nhiên ai cũng biết và từ sự thực đó mới đề ra những phương thức đấu tranh phù hợp với loài cs bán nước. Khẩu hiệu của Dân Làm Báo "Mỗi người là một chiến sỹ thông tin" cho chúng ta thấy chế độ bán nước hại dân cs rất sợ sự trung thực. Chúng ta cũng nhớ câu "đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy“". Không thừa đâu, đối sách tùy đối tượng, giữa diện và điểm, hư thực thực hư. Có dịp tâm sự, sinh hoạt va chạm với tất cả giai cấp thì bạn mới có cách nhìn tổng quát về một xã hội. Qua những trải nghiệm đó tôi phải đau đớn nói/viết với những người có lương tri đang hiện hữu trên địa cầu này "nơi tôi sinh ra và lớn lên có tên Việt Nam hiện nay, con người chỉ hơn thú vật bằng tiếng nói nhưng tiếng nói đó cũng đang bị kẻ cầm quyền tìm cách hủy diệt".

Đau đớn thay vì dân Việt chúng ta có bộ não cao hơn loài vật nhưng thà làm loài thú không suy tư hơn là có nhưng thúc thủ và chịu đựng. Chuyện trải dài không chỉ vài ba năm sao mãi khơi vết thương lòng, xin bà con thứ lỗi chỉ vì "tâm tư" quá. Mùa Giáng sinh nên nói/viết chuyện an bình mà tôi sao mãi trằn trọc về chuyện đất nước. Năm xích lô xin mời bà con dạo hàm thụ ĐMHCM từ Nam ra Bắc để có đôi chút khái niệm (chưa trở về xứ Việt) về đất nước sẽ là kỷ niệm nếu chúng ta mãi thờ ơ.

Sài Gòn, thành phố nơi tôi sinh ra và lớn lên nên yêu quá là yêu là chuyện bình thường nhưng có tên Sài gòn hay Tp HCM (đừng nghĩ Tp là thủ phạm nhé) tùy theo khái niệm, thói quen hoặc tuyên truyền trên lề đảng nhưng nó sẽ như Leningrad (thuộc Liên xô cũ, nay trở lại tên cũ St. Petersburg) hay Karl Marx Stadt (thuộc Đông Đức, nay trở lại tên Chemnitz), thì Sài gòn mãi ngự trị trong trái tim của tôi và triệu triệu trái tim (tên viết tắt phi trường của Sài gòn trên quốc tế vẫn là SGN) sẽ trở lại chính thức với niềm tự hào một ngày không xa.

Sài Gòn của tôi thân thương từ thơ ấu bỗng chốc thành hoang lạnh già cỗi khi bàn tay cs nắm quyền. Những góc phố, con người đã biến đổi để sinh tồn với chế độ, điều này không đáng trách chỉ thương cho con-người đành chịu đánh đổi lương tâm đạo đức tối thiểu của gia đình và xã hội để hòa nhập chung với gian ác lừa đảo của kẻ cầm quyền. Thương quá, Sài gòn ơi! Bạn vẫn còn đó nhưng họ cố gán cho bạn những thứ bạn không thể hiểu với khối óc con người. Còn đâu những ngày tháng đẹp thơ mộng xưa cũ. Tôi đi từng ngõ hẻm để hồi tưởng kỷ niệm xưa nhưng bỗng thành xa lạ như tình nhân cũ chưa từng quen.

Tôi chưa đến Huế nên không thể nói/viết về cố đô. Hà Nội, thủ đô của Việt Nam nhiều triều đại và XHCNVN tạm nay. Tôi chỉ biết qua sử sách văn thơ giờ đây ra sao? Hà nội nơi hội tụ của sĩ phu Bắc hà, ngàn năm văn vật nên phải tuyệt đối cẩn trọng, dẫu sao vẫn là nơi phát xuất của đất nước, văn hóa người Việt Nam.

Tôi thả bộ quanh Hồ Gươm (Hoàn kiếm/Con rùa), qua hơn ba mươi phố phường rồi ghé qua chùa Một cột để thưởng lãm di tích lịch sử. Thơ văn lai láng, lịch sử hào hùng bỗng dưng bị quăng vào sọt rác của XHCN làm tôi đờ như ông cả đẫn vì nó như một am nhỏ chơi vơi giữa ao làng trên một cột xi măng gần kề cái gì to đùng như cầu xí công cộng Hà nội. Ngó qua bên kia là tòa nhà Cuốc lủi, đi tiếp trên đường Thanh niên để đến Hồ Tây ăn bánh tôm được truyền tụng ngon nhất Hà thành. Chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì,... cũng là Hà phương, Hà xứ thành Hà... lội. Tuy chẳng là thi sĩ, tôi muốn tìm chút gì lưu truyền thanh sử hoặc dân dã nhưng thất vọng vì người tìm không gặp gì cần biết hoặc người biết nhưng không dám viết những gì người tìm. Hà nội đau đớn như Sài gòn, ai biết ai giữa xã hội đảo điên?

Ôi, đất nước mến yêu của tôi chẳng lẽ chỉ còn trong dĩ vãng hồi tưởng nói chi đến đời sau? Khổ nỗi là tôi chưa từng trải nghiệm dĩ vãng hào hùng của tiền nhân nhưng muốn thể hiện sự hào hùng của dân tộc. Chẳng lẽ những gì tôi đọc trong sử liệu là dối trá? Khẳng định là không, nếu tiền nhân không cố gắng, hy sinh xương máu để giữ nước trước kẻ thù phương Bắc và ngoại xâm thì không thể có dải đất hình cong như chữ S như hiện nay nhưng sẽ ra sao sẽ tùy thuộc vào chúng ta!

Nhân dịp Giáng sinh, Năm xích lô thương chúc mọi miền từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau luôn nhớ cội nguồn đất nước, bà con xa gần từ thân quen đến DLV xa lạ tặng búa tạ (nếu còn nghĩ là người Việt Nam) nhớ về đất nước, năm sau xum họp trên đất nước Tự do - Dân chủ!


Previous Post
Next Post
Related Posts