Giàn khoan nhiều tranh cãi của Trung cộng hoàn tất việc khoan giếng dầu gần bờ biển Việt Nam

Adam Rose (Reuters) - CTV Danlambao lược dịch - Vào thứ hai (24/8/2015), Tân Hoa Xã chính thức cho biết giàn khoan dầu của Trung cộng, vốn là trung tâm của cuộc tranh chấp Việt-Trung trong việc thăm dò dầu khí tại Biển Đông, đã hoàn thành việc khoan giếng tại một khu vực không xa bờ biển của Việt Nam.

Tân Hoa Xã không cho tọa độ của khu vực khoan, nhưng trước đó, trang web của Cục An toàn Hàng hải của Trung cộng cho thấy địa điểm chỉ hơn 100 hải lý tính từ bờ biển của Việt Nam và 75 hải lý về phía nam của thành phố nghỉ mát Sanya trên đảo Hải Nam của Tàu.

Trung cộng tuyên bố dành chủ quyền hầu hết Biển Đông, khu vực có tiềm năng giàu có về năng lượng và một nền kinh tế giao thương hàng hải ở mức 5000 tỉ mỗi năm. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên nhau ở khu vực này.

Việc Trung cộng triển khai giàn khoan vào năm ngoái tại vùng biển khoảng 120 hải lý ngoài khơi mà Việt Nam cho là đặc quyền kinh tế của mình đã dẫn đến rạn nứt trầm trọng nhất trong quan hệ ngoại giao kể từ khi một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi vào năm 1979.

Giàn khoan độ sâu trị giá 1 tỷ đô được gọi là Hải Dương 981, do công ty quốc doanh China National Offshore Oil Corp (CNOOC), nhà sản xuất dầu và khí đốt ngoài khơi lớn nhất của Trung cộng.

Tân Hoa Xã, trích dẫn một tuyên bố của công ty, cho biết rằng lần đầu tiên với giàn khoan này, Trung cộng đã hoàn tất việc khoan giếng dầu ở nhiệt độ cao, áp suất cao tại vùng nước sâu.

Tuy nhiên, đã không tìm được tuyên bố trên ở trang web của công ty CNOOC và cũng không liên lạc được với người phát ngôn của công ty.

Vào năm 2000 Việt Nam và Trung cộng đã đồng ý về một phân chia bằng nhau về biên giới biển trong Vịnh Bắc Bộ nhưng vẫn chưa thống nhất về phân định ranh giới vùng biển phía nam, gần khu vực thăm dò.

Người dân Việt Nam vẫn còn cay đắng với lịch sử xâm lược của Tàu và những tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền ở Biển Đông, mặc dù Trung cộng cho biết vào thời điểm đó các giàn khoan đang hoạt động hoàn toàn trong vùng biển của mình.

Trung cộng cũng đã đụng độ với Philippines trong những năm gần đây qua tranh chấp một vùng đảo mà Trung cộng chiếm giữ vào năm 2012.

Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Trung cộng một lần nữa lên án phiên toà trọng tài, khởi kiện bởi Philippines, nói rằng đó là một sự vi phạm các cam kết trước đó để xử lý các tranh chấp song phương và phiên toà trọng tài này là một sự lạm dụng hệ thống pháp luật.

Nhiều năm qua, Trung cộng đã khẳng định rằng các tranh chấp với các bên về chủ quyền Biển Đông phải được xử lý song phương và Bắc Kinh đã từ chối tham gia trong vào phiên toà kiện tụng bởi Philippines.

Nhưng tháng trước, tuyên bố của Trung cộng đã bị đưa vào vòng giám sát pháp lý quốc tế lần đầu tiên khi Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague bắt đầu xét xử cuộc kiện do Philippines khởi nộp vào năm 2013.

Tường trình bởi Adam Rose; bổ sung bởi Michael Martina; Biên tập bởi Nick Macfie



Bản tiếng Việt:




Previous Post
Next Post
Related Posts