“Thay thế cây xanh” những hình ảnh biết nói





Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Ai cũng biết, ngay cả một em học học sinh cấp 1: Những tán lá xanh trong đô thị là lá phổ của thành phố phải chắt chiu gìn giữ (nhà nước dạy như thế mà), bởi muốn có một m2 táng lá xanh khoe sắc làm tế bào cho lá phổi ấy không phải một sớm một chiều.







Thì bỗng nhiên mới đây, sáng ra cư dân Hà Nội chứng kiến những hàng cây cổ thụ hơn trăm năm tuổi mà mảng xanh của tán lá hàng trăm m2 mỗi cây bị thủ tiêu mất dạng trên khoảng trời chói chang nắng lữa mà trước đó nó che chắn rợp bóng mát và rồi bức xúc ngỡ ngàng với “kế hoạch thay thế cây xanh” lên tới 6700 cây cổ thụ của giới cầm quyền TP/Hà Nội.









Ngoài khoảng xanh quá lớn tính theo m2 của “lá phổi TP” đột xuất bị cắt bỏ ấy thì những khối gổ Xà Cừ hàng trăm năm tuổi như thế này sẽ đi đâu? về đâu? thì không hề thấy nhắc tới dù một chữ trong công văn thông báo kế hoạch thay thế 6700 cây xanh này, một khối lượng gổ quí nhóm 1 tài sản rất lớn của xã hội của nhân dân?



Người dân Hà Nội cứ tự vấn nếu xét thấy là cần thiết phải thay thế thì sao không từ ngay bây giờ trồng trước 6700 cây hay hơn thế ở mỗi bên phải trái cách 10m của mỗi cây muốn đố hạ thay thế, cố gắng chăm sóc thật tốt.






2 hoặc 3 năm sau tán lá phân cành nó như thế này thay thế cho mảng xanh sẽ mất thì mới tính đến chuyện đốn hạ cây cũ cũng đâu có là muộn? Vì sao đột xuất triệt hạ nhất thời trong một lúc một khối lượng quá lớn cây xanh tạo nên cú sốc cho môi trường và cho lòng người cư dân Hà Nội một cách thiển cận thiếu tri thức như vậy?








Liệu UBND/TP/ Hà Nội và nhất là ông Nguyễn Quốc Hùng - phó chủ tịch UBND TP Hà Nội có can đảm sẽ đứng trong nắng gió như người dân này thay thế cho cây bị đốn hạ để chờ “cây con” lớn lên tạo lại mảng xanh của TP đã bị triệt hạ hôm nay?

















Previous Post
Next Post
Related Posts